html .jqueryslidemenu{height: 1%;}

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Tự do tôn giáo và tự do thể hiện tôn giáo- Cư sỹ Tuệ Minh

 

https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/tu-do-ton-giao-va-tu-do-the-hien-ton-giao-209922/

Thứ Hai, 04-08-2014, 14:15
 

Tự do tôn giáo và tự do thể hiện tôn giáo là hai vấn đề có liên quan với nhau nhưng không đồng nhất. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có một số người đã đồng nhất hoặc cố tình hiểu sai hai vấn đề này cũng như mối quan hệ giữa chúng, từ đó xuyên tạc quan điểm, chính sách của Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Bài viết của cư sĩ Tuệ Minh góp phần tiếp cận, phân tích vấn đề này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Từ nhu cầu nội sinh, từ hoàn cảnh khá đặc biệt trong quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa với thế giới mà Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn có đông tín đồ trên thế giới đều có mặt (chỉ không có Do Thái giáo và Sikh giáo). Theo dòng thời gian, nhìn chung các tôn giáo ở Việt Nam khá hòa đồng, hầu như không xung đột. Sở dĩ như vậy có lẽ vì bản thân mỗi tôn giáo chứa đựng tư tưởng khiêm dung, phù hợp với văn hóa, đạo đức của người Việt Nam. Trong các thời kỳ lịch sử trước đây, một số tôn giáo đã có vai trò nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, tham gia vào việc hình thành phong tục tập quán, nhất là tính nhân văn trong quan niệm sống, trong quan hệ giữa người với người,... Ðó là điều rất hiển nhiên, vì một tôn giáo tồn tại trong xã hội thì phải đóng góp cho xã hội đã tạo điều kiện để nó tồn tại. Nhưng giá trị lớn nhất, đáng nói nhất là các tôn giáo ở Việt Nam có mẫu số chung là đồng hành cùng dân tộc. Về phần mình, Nhà nước đã và đang áp dụng chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời với việc tôn trọng, nâng đỡ những giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo.

Việt Nam là quốc gia đã ký kết và tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) của LHQ. Theo Ðiều 18 ICCPR thì quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (trong bài viết này gọi tắt là quyền tự do tôn giáo) được coi là một trong những quyền cơ bản của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ. Ai cũng biết vậy, và người viết cũng thấy không cần nêu chi tiết điều luật hay phân tích nội hàm của quyền này, vì lẽ tất cả mọi người đều có thể tra cứu. Những người hiểu về quyền tự do tôn giáo theo nhận thức chung của nhân loại được LHQ ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR) hoặc trong ICCPR, sẽ dễ dàng thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình, cũng như thực hiện đúng quyền ấy để không vi phạm quyền của người khác và lợi ích của xã hội, vì họ biết phạm vi và giới hạn của quyền ấy. Chính Ðiều 18 ICCPR quy định rõ ràng để nhân loại hiểu và phân định giữa quyền tự do tôn giáo với tự do thể hiện tôn giáo, để trên thực tế mọi người không đánh đồng hay coi chúng là một, hoặc không thấy sự độc lập giữa hai thuật ngữ này. Có người không phân biệt hay cố tình không phân biệt quyền tự do tôn giáo với tự do thể hiện tôn giáo và cho rằng không có giới hạn trong quyền tự do tôn giáo, mọi người hoàn toàn tuyệt đối tự do lựa chọn, tin theo tôn giáo của mình! Nhưng khi thể hiện quyền tự do tôn giáo, tức là thực hiện hành vi tôn giáo trên thực tế với bối cảnh, điều kiện xã hội cụ thể mỗi người đang sống thì có ảnh hưởng, tác động gì đến chung quanh hay không? Mà khi đã ảnh hưởng, tác động đến chung quanh thì không ở đâu, không có xã hội nào lại đồng tình với việc vì đáp ứng nhu cầu rất riêng tư của cá nhân này lại làm ảnh hưởng tới nhu cầu riêng tư của cá nhân khác, ảnh hưởng tới trật tự vốn có của xã hội. Vì thế, Ðiều 18 ICCPR cho phép hạn chế quyền tự do thể hiện tôn giáo trong quy định của hệ thống pháp luật nhất định, khi hệ thống quy phạm pháp luật quy định sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn, trật tự, sức khỏe, hoặc đạo đức của xã hội, hoặc các quyền và tự do cơ bản của những người khác. Thế nên cần hiểu đúng để tránh sự cố chấp. Trên phương diện khác, lại có người hiểu chưa đúng hay nói chính xác là chưa đầy đủ về quyền tự do tôn giáo. Khi sự hiểu không đúng đó tích tụ lâu dần, nhiều dần, sẽ tạo thành xu hướng suy diễn tự do tôn giáo một cách tuyệt đối, tức là cho rằng tôi theo tôn giáo nào thì tôi tự ý làm mọi việc tôi thích, người chung quanh phải chấp nhận; hay mọi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ (gồm cả các hoạt động gần giống, hay có vẻ thế) là bất khả xâm phạm, nếu bị xâm phạm sẽ bị coi là vi phạm quyền tự do tôn giáo... Tuy nhiên, nếu lấy lý do đang thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình mà không lưu ý hoặc cố tình làm ảnh hưởng tới các giá trị và trật tự được pháp luật quy định, bảo vệ thì tất nhiên là trật rồi, chẳng hay ho gì trong tình huống ấy.

Hòa thượng Thích Quảng Ðộ rất nhiều lần bày tỏ mong muốn chính giới một số quốc gia phương Tây can thiệp vào Việt Nam để thay đổi chế độ chính trị, thay đổi vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở đất nước mình,... Chẳng lẽ tự do tôn giáo là kêu gọi sự can thiệp vào chính quốc gia mình hay sao? Ðã từng có những bài học nhãn tiền về sự can thiệp từ bên ngoài vào một quốc gia có chủ quyền chỉ đem lại sự phá hủy về vật chất, băng hoại về văn hóa, nền tảng tinh thần xã hội. Cư sĩ Lê Công Cầu ở Thừa Thiên - Huế gần đây có tần suất xuất hiện nhiều trên các diễn đàn liên quan đến Phật giáo trên Internet để nói xấu quê hương, đất nước hòng kêu gọi trợ giúp từ bên ngoài; từ việc bênh vực cho anh và một số tăng sĩ mà anh đang "phò giúp" lại đi đến mức dại dột hơn là đề nghị các cá nhân, tổ chức nước ngoài can thiệp vào Việt Nam để thay đổi trật tự trên đất nước anh đang sinh sống. Làm thế có khác gì "cõng rắn cắn gà nhà", tất nhiên Lê Công Cầu sức mấy mà làm được điều to tát đó, nhưng tự do tôn giáo dứt khoát không phải như thế! Nghe đâu anh còn làm "tổng thư ký" của một giáo hội gồm một số vị tu sĩ Phật giáo, như tự thấy mình sánh ngang với Hòa thượng Thích Huyền Quang ngày trước! Không biết tại sao tổ chức giáo hội có một số tu sĩ chân tu nhưng lại để anh Lê Công Cầu - một cư sĩ, leo lên tới chức vị vốn chỉ dành cho tu sĩ chuyên nghiệp? Lại thấy các hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Thích Viên Ðịnh tự ý lập ra tổ chức gọi là "Tăng đoàn giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" để "vận động dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo cho Việt Nam" nữa! Các vị ấy "vận động" như thế nào? Quan sát thì thấy họ chỉ chú mục viết bài đưa lên Internet, trong đó viết rằng hãy thay đổi chế độ chính trị ở đất nước mà họ là công dân. "Vận động" này thật ra là nghiêng nhiều về phía thù địch với chính quyền, tỏ rõ thái độ tiêu cực hơn là xây dựng và đóng góp cho xã hội, trong đó Phật giáo cùng các tu sĩ là một bộ phận.

Với một xã hội tiến bộ, đã tham gia ICCPR thì cần tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo được quy định ở Ðiều 18 ICCPR, trong đó việc đầu tiên và tối thiểu phải phân biệt được quyền tự do tôn giáo với việc tự do thể hiện tôn giáo. Phân biệt như thế vừa để hiểu rõ, vừa để nhận diện hai vấn đề khác nhau như thế nào để thực hiện cho đúng đắn. Quyền lựa chọn tôn giáo là tuyệt đối, còn quyền biểu hiện tôn giáo không là tuyệt đối, người Phật tử cần nhớ điều này, người tu sĩ chuyên nghiệp càng phải hiểu kỹ hơn để hoạt động tôn giáo thỏa mãn quyền tự do tôn giáo của mình. Hiểu kỹ để giác ngộ, hướng dẫn Phật tử, tín đồ, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, vừa góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, bảo đảm quyền con người, trong đó quyền tự do tôn giáo là một quyền cơ bản. Cố tình quên, cố tình không phân biệt hai khái niệm này là có lỗi, mà tín đồ tôn giáo không thể không có lỗi khi cố tình dối trá, không trung thực. Một người bình thường tìm hiểu về tự do tôn giáo có thể dễ dàng nhận ra, hà cớ gì một hòa thượng, một cư sĩ lớn tuổi (chắc hẳn cũng am hiểu đạo Phật) lại bỏ quên, hay chẳng dám đối mặt, thật tội lỗi xiết bao! Khi Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo của Hội đồng nhân quyền LHQ tới Việt Nam, tôi tưởng ngài sẽ tiếp xúc, gặp gỡ, tìm hiểu, đối thoại với nhiều tổ chức tôn giáo, tu sĩ, chức sắc tôn giáo để có cái nhìn toàn cảnh về tình hình tôn giáo trên đất nước này, vì chỉ như thế mới thấy được thực chất quyền tự do tôn giáo ở đây. Nhưng như qua tin từ họp báo của ngài tại Hà Nội và trả lời phỏng vấn của ngài trên RFA, tôi thấy ngài còn phiến diện. Ngài nói: "Các thiết chế tôn giáo đa dạng đang có mặt, người ta thấy các kiến trúc tôn giáo, các tín đồ đi cúng lễ. Tuy nhiên, tất cả đó bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tín đồ tôn giáo bị thúc bách trong việc thực hành tín ngưỡng qua một số hình thái nào đó" là không đúng. Tôi và gia đình, bà con nơi tôi sinh sống vẫn thực hành tín ngưỡng bình thường, có ai bị kiểm soát đâu. Mà ngài đến gặp hòa thượng Thích Quảng Ðộ thì làm sao ông ấy nói được điều tốt đẹp về đất nước tôi.

Sau khi Ðại hội đồng LHQ thành lập Hội đồng nhân quyền (HRC) thay thế Ủy ban nhân quyền (CHR) thì cơ chế hợp tác và đối thoại, tăng cường hiểu biết với cách tiếp cận "hiện thực hóa dần dần" trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người của HRC là điểm mới so với tiếp cận "tìm kiếm, nêu sai phạm" của CHR. Anh Lê Công Cầu chớ tưởng rằng cố kể lể Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm quyền tự do tôn giáo của hòa thượng Thích Quảng Ðộ và "giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" là xóa nhòa được sự thật. Về điều này quý vị nên tham khảo ý kiến của hòa thượng Dhammananda bàn về Phật giáo và chính trị (Buddhism and Politics) in trong cuốn Phật tử tin gì (What Buddhists Believe) phát hành năm 1995: "Phật xuất thân từ tầng lớp vương tướng, và do đó, Ngài có nhiều liên hệ với các vị quốc vương, hoàng tử, quan lại trong triều đình. Mặc dù có nhiều liên hệ như thế, Ngài không bao giờ dùng các thế lực chính trị để truyền đạo, Ngài cũng không bao giờ cho phép giáo pháp của Ngài bị lợi dụng phục vụ cho các ý đồ chính trị... Ðời sống của mọi người trong xã hội được điều chỉnh bởi luật pháp và các quy định, bởi các bố trí kinh tế của quốc gia, bởi bộ máy quản trị hành chính, và như thế là chịu ảnh hưởng của các kết cấu chính trị ở quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu cư sĩ Phật tử muốn tham gia chính trị thì người đó không nên lạm dụng tôn giáo để mưu đồ tạo ra các quyền lực chính trị cho mình. Còn các tu sĩ vốn đã xuất gia, xa rời đời sống thế tục để dấn thân vào con đường tôn giáo tinh thần, thì không nên có những liên hệ quá tích cực vào các hoạt động chính trị".

Cư sĩ TUỆ MINH

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Hãy để thời gian trả lời bằng sự thật (Etcetera Nguyễn- Việt Kiều tại Hoa Kỳ)

http://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/hay-de-thoi-gian-tra-loi-bang-su-that-229857/

Thứ Hai, 13-04-2015, 19:43

 LTS - Sinh tại Việt Nam, lớn lên tại Mỹ, mấy năm gần đây trong tư cách Tổng thư ký tuần báo Việt Weekly (Mỹ), Etcetera Nguyễn có dịp trở về Việt Nam để tác nghiệp. Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, Etcetera Nguyễn gửi tới Báo Nhân Dân bài viết nói lên suy nghĩ của mình về thực chất hoạt động "chống cộng" ở hải ngoại, về vai trò của Việt Weekly trong khi đưa tin khách quan, trung thực về tình hình đất nước... Chúng tôi trích giới thiệu với bạn đọc bài viết này (đầu đề là của Tòa soạn).

Trên bề mặt, nếu nhìn vào các sinh hoạt nổi bật ở Little Saigon (California) vào tháng 4 hằng năm, đặc biệt là ngày 30-4, người Mỹ bản địa và những vị khách chưa hiểu biết một cách thấu đáo về vấn đề, vẫn bị thu hút bởi mầu vàng của lá cờ "3 sọc đỏ" được treo khắp các con phố, trục lộ chính, nơi có nhiều cơ sở thương mại của người Mỹ gốc Việt buôn bán, làm ăn. Rồi nhiều cuộc hội họp, lễ lạt mang tính chất "tố cộng" được tổ chức rầm rộ. Các hội đoàn chính trị, các chính khách địa phương tập hợp tại "Tượng đài Việt - Mỹ" ở trung tâm TP Westminster để kể lại trận chiến bị thua, về vết thương còn âm ỉ! Các sinh hoạt chính trị đó được các tờ báo của cộng đồng ghi lại, thổi lên thành "ngọn lửa căm thù chế độ cộng sản, căm thù chính phủ Việt Nam". Việc này lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua, và tất nhiên, có tác động đến những ai bị mất mát của cải, địa vị xã hội, quyền lợi chính trị từng có trước đây. Nhìn bề mặt thì như thế, nhưng theo ghi nhận của tôi, có yếu tố "đằng sau hậu trường" đáng ngạc nhiên. Và tôi có thể khẳng định rằng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở Nam California, không cực đoan như các tờ báo cộng đồng cố tình mô tả.

Kể từ sau năm 1995, sau khi bang giao Mỹ và Việt Nam được thiết lập, đã có những người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở về Việt Nam để tìm lại hình ảnh quê nhà thân thương, để thăm viếng; đã có những doanh gia lặng lẽ về nước tìm cơ hội làm ăn, giao thương buôn bán. Hơn 20 năm qua, các chuyến thăm thân, du lịch, giao dịch không còn là việc làm âm thầm, đơn lẻ nữa. Con đường nhỏ nay đã trở thành đại lộ thênh thang, không hạn chế bất cứ ai. Những năm gần đây, vị thế chính trị, kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế đã trở nên quan trọng, được đánh giá là một nước có nhiều tiềm năng kinh tế, phát triển tại Đông - Nam Á.Các chuyến thăm hữu nghị của các cấp lãnh đạo Việt Nam ra quốc tế và ngược lại diễn ra đều đặn, ngày một nhiều hơn... Tuy nhiên, những thông tin tích cực ở Việt Nam đã không đến được với người dân bản địa. Có chăng thì đều bị bóp méo, xuyên tạc bởi những "nhà chính trị", các "tổ chức chính trị" có quan điểm khác với Chính phủ Việt Nam. Bức tranh thực tế của đất nước đã bị một lớp sương mù bao phủ, làm nhiễu loạn có mục đích. Vậy mục đích, động cơ của các "nhà hoạt đầu chính trị cộng đồng" là gì?Họ muốn điều gì để rồi luôn luôn có thái độ thù nghịch với Chính phủ Việt Nam?

Nếu như trước đây, các cá nhân hám danh lợi, các tổ chức và hội đoàn chính trị từng có tham vọng "lật đổ chế độ cộng sản" bằng bạo lực, để phục hồi quyền lực đã có một thời, thì theo thời gian, họ biết rằng không thể làm được điều đó vì không có khả năng, thực lực. Khi biết không thể làm thay được quyền lãnh đạo đất nước, các "nhà hoạt động chính trị" này lại nỗ lực tự biến mình thành một thứ chính quyền trong cộng đồng nhỏ, họ áp đặt "chủ nghĩa chống cộng cực đoan" lên người có cùng cảnh ngộ. Họ muốn biến "cộng đồng tị nạn" thành một tập thể cực đoan, luôn hô hào chống cộng dưới mọi hình thức để trục lợi cho cá nhân, tổ chức của mình. Quyền lợi chính trị này không đến từ Việt Nam, mà đến từ chính nước sở tại vào mùa tranh cử hai hoặc bốn năm một lần ở các cấp từ tiểu bang tới liên bang. Để có lá phiếu của cử tri gốc Việt, các ứng cử viên người bản xứ tìm đến vận động, xin hay "mua" từ những nhà lãnh đạo cộng đồng qua chiêu bài "chống cộng", hay "dân chủ, tự do, nhân quyền". Vào mùa tranh cử, các tổ chức chống cộng cấu kết với các cơ quan "truyền thông chống cộng" thao túng sinh hoạt cộng đồng. Các khó khăn, vấn nạn xã hội, hiện tượng tiêu cực ở Việt Nam là "nguyên liệu tốt" cho những nhà hoạt đầu chính trị cộng đồng nhào nặn thành "bánh vẽ", tạo nên chiếc khiên đỡ, che đậy các động cơ chính trị tư lợi. Vào dịp đó, cộng đồng Việt ở Nam Cali thường hoạt động rất sôi nổi, đây là dịp cho những tay hoạt đầu chính trị nhảy ra chiếm diễn đàn để chống cộng, để chụp mũ nhau loạn xạ, bất kể đúng sai, nhao nhao muôn vàn hình thức "chống cộng" như biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam, đòi tự do cho "nhà bất đồng chính kiến" v.v... Biểu tình chống phá Việt Nam để tạo tiếng vang, ghi thành tích; biểu tình đe dọa, chụp mũ lẫn nhau là cộng sản để cạnh tranh buôn bán xảy ra thường xuyên (và biết đâu là giành cho được ngân sách tranh cử rơi vào túi của họ?). Chiếc bánh quyền lợi được chia đều cho một thiểu số tổ chức đấu tranh, các tay lãnh đạo cộng đồng; một số tờ báo, cơ quan truyền thông chống cộng cũng được hưởng quyền lợi thông qua việc quảng cáo tranh cử. Vì thế, quyền lợi vật chất, chính trị của một thiểu số sẽ tiếp tục tồn tại, nếu đa số người Mỹ gốc Việt thiếu thông tin khách quan, trung thực về Việt Nam.

Trong sự ngột ngạt đó, từ năm 2006, các phóng viên Việt Weekly quyết định tìm về Việt Nam làm tin tức tại chỗ. Với chủ trương đi tận nơi, tìm hiểu đưa tin khách quan, trung thực để một làn gió mới về thông tin từ Việt Nam được đưa thẳng tới cộng đồng. Đã có hàng loạt phóng sự về đời sống vùng miền, các cuộc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp từ người dân đến các cấp lãnh đạo từ địa phương tới trung ương... Hoạt động này mang lại nhiều điều mới mẻ, khác lạ giúp kiều bào khắp nơi trên thế giới thấy và hiểu hơn về Việt Nam. Đặc biệt là những chuyến đi thăm biển, đảo được Nhà nước Việt Nam, qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các năm gần đây, đã cho thấy thực chất những gì đang diễn ra ở vùng biển chủ quyền đất nước, giúp độc giả ở hải ngoại hiểu hơn tình hình thực địa chủ quyền biển, đảo. Từ năm 2013 tới nay, cá nhân tôi, là phóng viên người Mỹ gốc Việt duy nhất hiện sống và làm việc công khai thường trực tại Việt Nam. Tôi đã có cơ hội đi nhiều nơi, tự mình tìm hiểu đời sống thực tế của người dân. Tới đâu tôi cũng chú ý lắng nghe, ghi nhận tường tận và cụ thể những câu chuyện người thật, việc thật. Hỏi chuyện, đại đa số người dân đều muốn yên ổn làm ăn. Họ cố gắng làm việc với ước mong một cuộc sống ngày càng khá hơn. Ai nấy đều muốn hòa bình để làm kinh tế. Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi khi làm việc ở Việt Nam chính là thế hệ trẻ. Trong những ngày ở Việt Nam, tôi chọn bờ hồ Gươm ở Hà Nội làm "văn phòng lưu động" vừa làm báo, vừa ngồi vẽ tranh cho du khách, tôi có cơ hội thấy nhiều học sinh, sinh viên ra đây gặp khách ngoại quốc để thực tập tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nhật, v.v. Tôi chia sẻ với những ước vọng của họ, những hoạt động xã hội của họ và nghĩ đến đất nước trong tương lai. So với Mỹ hay những nước phương Tây, Việt Nam còn nhiều điều cần đổi mới, cần chấn chỉnh từ luật pháp tới hành pháp, từ kinh tế tới giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Nhưng tựu trung, so với thời trẻ của tôi hồi còn ở trong nước, giới trẻ hiện nay sống vui, có điều kiện hơn nhiều. Những người ngoại quốc đến làm ăn, du lịch ở Hà Nội và các vùng miền mà tôi đã gặp đều nhận xét tích cực, lạc quan về con người, đất nước Việt Nam. Mùa Giáng sinh vừa qua, tôi có dịp về quê nội ở Nam Định. Về thăm quê, tôi kinh ngạc khi thấy vô số nhà thờ lớn nhỏ, cũ mới đan xen nhau theo từng họ đạo. Tôi đã ghi hình các buổi lễ với vài nghìn giáo dân đứng tràn ra ngoài đường phố. Sau Tết Nguyên đán, tôi lại có dịp tham quan, ghi nhận nhiều lễ hội ở miền bắc. Người dân được tự do bày tỏ tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo của mình. Những gì tôi thấy thực tế ở Việt Nam là hoàn toàn khác so với hình ảnh Việt Nam "đàn áp tôn giáo" được nói đến ở hải ngoại...

Ở hải ngoại, phần lớn người Mỹ gốc Việt chọn thái độ im lặng để sống yên ổn. Con cái họ đã thành công trong công việc, nhiều người lớn tuổi đã về hưu hưởng phúc lợi xã hội. Sự thầm lặng của đám đông không đồng nghĩa với cực đoan mà chúng ta thấy. Số đông này vẫn có những mối liên hệ trực tiếp với Việt Nam. Số đông này ngày càng hiểu hơn khi được tiếp cận với các thông tin khác nhau đến từ mạng xã hội, đến từ các cơ quan truyền thông như Việt Weekly. Do đó, việc thông tin trực tiếp, khách quan từ báo chí độc lập như Việt Weekly đã góp phần tích cực, thuyết phục với những người xa xứ. Bản thân tôi có được một chút kinh nghiệm làm báo ở Việt Nam nhờ sống tại chỗ, tham gia nhiều sự kiện diễn ra hằng ngày ở Hà Nội. Các bài viết, phóng sự, video chúng tôi thực hiện trong thời gian qua, được độc giả khắp nơi đón nhận và khen ngợi, động viên. Độc giả đòi hỏi chúng tôi đi nhiều hơn, làm nhiều hơn nữa, để giúp họ được hiểu biết Việt Nam hơn. Đó chính là phần thưởng và động lực, nguồn động viên cho công việc báo chí của Việt Weekly.

40 năm suy nghĩ về sự kiện lịch sử 30-4, là một nhà báo sống ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc, tôi thấy công việc của mình ngày càng thú vị, hữu ích hơn cho độc giả của Việt Weeklyở khắp nơi trên thế giới. Có lẽ, chọn lựa trở về của tôi và anh chị em trong Việt Weeklychẳng khác nào những "con cá dám vượt vũ môn" từ một cộng đồng xa xôi, vẫn còn một nhóm người cực đoan, chống phá Nhà nước Việt Nam. Hãy cứ để thời gian trả lời bằng sự thật. Và chúng tôi, các nhà báo nguyện làm công việc khách quan, trung thực, để cung cấp những thông tin chính xác, nhanh nhạy đến người ở ngoài nước, không may mắn có được cơ hội tiếp cận thực tế.

ETCETERA NGUYỄN - Tổng thư ký tuần báo Việt Weekly (Mỹ)


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Không thể kết luận "tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề"! (Hồ Ngọc Thắng-Việt Kiều CHLB Ðức)



Thứ Hai, 28-10-2013, 19:12


 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và chức sắc Phật giáo thả chim bồ câu tại Lễ Phật đản. (Ảnh: btgcp.gov.vn)

Ðể hiểu biết  thực chất đầy đủ về một sự kiện - vấn đề nào đó ở trong nước, cần tìm hiểu một cách khách quan, toàn diện và cụ thể, đó là thái độ nghiêm túc của mọi người Việt Nam ở nước ngoài khi hướng về Tổ quốc. Ðó cũng là nguyên tắc mà tác giả Hồ Ngọc Thắng hiện sống và làm việc tại CHLB Ðức, đã  thể hiện qua bài Không thể kết luận quyền "tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề". Ðược sự đồng ý của tác giả, Báo Nhân Dân  trích đăng bài viết này để bạn đọc tham khảo.

Rất có thể tôi là người Việt ở hải ngoại, mỗi khi xách cặp đến công sở lại vắt óc với câu hỏi: "Tự do tôn giáo là gì? Ðó có phải là hành động vi phạm nhân quyền?". Người chưa biết tôi sẽ cho đó là một suy đoán phóng đại, nhưng suy đoán này có cơ sở, vì đây là lĩnh vực công tác của tôi từ hơn hai thập niên qua tại một Cơ quan Liên bang thuộc Bộ Nội vụ CHLB Ðức. Là một quan chức chính phủ và là người gốc châu Á duy nhất trong cương vị này tại CHLB Ðức, tôi được giao nhiệm vụ quan trọng như các đồng nghiệp Ðức khác là phỏng vấn, điều tra, xem xét và quyết định cho phép người nước ngoài lưu vong vì lý do chính trị hay tôn giáo tại CHLB Ðức. Một phần công việc của tôi là đại diện cho cơ quan trong các thủ tục tranh cãi trước tòa án hành chính khi người nước ngoài nào đó không đồng ý với quyết định của Cơ quan Liên bang. Vì vậy hằng ngày tôi đọc và nghiên cứu một lượng lớn các bản tin thời sự của các hãng thông tấn, các phóng sự của các tạp chí, các điện tín của các Ðại sứ quán Ðức ở nhiều quốc gia gửi về cho Bộ Ngoại giao, các giám định của các viện nghiên cứu, lời kể trực tiếp của những người xin lưu vong chính trị, v.v. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi trình bày quan điểm của cá nhân tôi với cương vị là một kiều bào ở hải ngoại.

CHLB Ðức là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của các cuộc khủng hoảng chính trị, nhân đạo, xung đột vì lý do tôn giáo hoặc lãnh thổ trên toàn cầu. Mỗi năm một khoản tiền hàng tỷ euro và hàng vạn quan chức từ trung ương đến địa phương đã và đang được huy động để giải quyết hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của các xung đột đó. Và CHLB Ðức cũng thu được nhiều thành tích trong thực thi đường lối đối ngoại và đối nội. Trong khi một số nước cố tình thể hiện mình là bạn và rất trung thành với Hoa Kỳ,  thì CHLB Ðức kiên quyết thực hiện đường lối ôn hòa trên tinh thần độc lập, tự chủ. Nếu theo dõi thái độ bỏ phiếu của CHLB Ðức tại LHQ, vai trò của CHLB Ðức trong cuộc chiến tại Syria, Libya, Iraq, Serbia sẽ nhận thấy điều này. Tại một vài nước láng giềng của Ðức, trong mấy năm qua đã xảy ra các bạo loạn chống cảnh sát, đốt phá xe cộ do một số người nhập cư gây ra. Nhưng điều đó không xảy ra tại CHLB Ðức. Một trong các nguyên nhân đưa tới thành tích đó là sự theo dõi rất sát sao tình hình tại các điểm nóng, phân tích chính xác các nguồn tin để đưa ra biện pháp ứng xử kịp thời.

Tôi có  thời gian và cơ hội để biết rõ, ban lãnh đạo của Cơ quan Liên bang nơi tôi làm việc liên tục hơn hai thập niên qua đã không ân hận vì tuyển chọn tôi, một người tốt nghiệp đại học luật tại một trường đại học tổng hợp lâu đời và nổi tiếng của nước Ðức,  sử dụng thành thạo tiếng Ðức và tiếng Việt. Vì vậy tôi dám quả quyết, bài viết của tôi không phải là một bài viết "ếch ngồi dưới giếng". Ðể trả lời câu hỏi trên, tôi xin kể một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu: Tất cả các phiên dịch viên làm việc trong cơ quan chúng tôi đều làm việc trên cơ sở hợp đồng, họ được gọi khi có nhu cầu, thù lao trả theo giờ. Nếu một phiên dịch lần đầu làm việc với tôi, tôi sẽ hỏi qua lý lịch người đó và tôi đều kể là đã sinh ra tại Việt Nam, nhận bằng tú tài ở miền bắc Việt Nam. Một hôm, anh phiên dịch là công dân một nước châu Á có đạo Hồi là quốc đạo, đến gặp tôi. Anh hỏi tôi theo đạo nào. Tôi trả lời, ba mẹ tôi không theo một đạo nào, và tôi cũng thế. Anh liền hỏi lại: Thế thì về mặt tâm linh ông sống thế nào. Tôi nói: Ông cha tôi từ bao đời nay thờ cúng ông bà tổ tiên. Anh hỏi tiếp: Thế gia đình ông tin ai? Tôi giải thích thế này: Nước Việt Nam DCCH khai sinh qua bản Tuyên ngôn Ðộc lập của Hồ Chí Minh ngày 2-9-1945. Từ ngày đó, cả họ hàng tôi chỉ tin vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam. Anh ta liền nói: Hóa ra ông là một người vô thần. Với nhiều người theo đạo Hồi thì cụm từ "người vô thần" là lời nguyền rủa. Ở một số nước theo đạo Hồi, tình trạng "vô thần" của một cá nhân là một trọng tội, có thể bị trừng phạt tới mức tử hình. Tôi giải thích cho anh ta nghe: Ðại gia đình tôi sống hàng trăm năm nay trong tình trạng vô thần. Chúng tôi không theo một tôn giáo nào, không phải vì chúng tôi bị cấm đoán hay bị cản trở tham gia tôn giáo. Ðó là truyền thống gia đình, cũng là lựa chọn hoàn toàn tự do và tự giác của chúng tôi.

Bảo vệ tự do tôn giáo, trước tiên là phải bảo vệ sự tự do tham gia hay không tham gia một tôn giáo nào. Sự tự do lựa chọn đó phải bảo vệ bằng văn bản pháp luật và sự thực thi quy định đó trong cuộc sống hằng ngày. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 thì 81,69% số dân  Việt Nam không  theo một tôn giáo nào.  Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các nhân quyền quan trọng nhất trong một quốc gia, một cộng đồng dân tộc. Nếu xét về phương diện này thì không thể kết luận quyền "tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề". Có thể vì các động cơ khác nhau hay cách nhìn nhận khác nhau mà có nước, tổ chức và cá nhân trong thời gian gần đây đánh giá như vậy. Trong phần lớn các lập luận để phê bình Nhà nước Việt Nam về tự do tôn giáo, họ đã mập mờ trong việc phân biệt giữa tự do tham gia tôn giáo và tự do cho những người tham gia một tôn giáo. Khi xem xét sự tự do cho những người tham gia một tôn giáo ở Việt Nam, thì những người phê bình cũng rất mập mờ trong việc xem xét.

Các cơ quan nhà nước, các tòa án hành chính Ðức, khi xem xét việc vi phạm tự do tôn giáo nói riêng và vi phạm nhân quyền nói chung, trước hết họ đưa ra câu hỏi: Có thật sự vi phạm không? Câu hỏi tiếp theo phải là: Vi phạm có hệ thống hay vi phạm riêng lẻ? Sau khi đã kết luận không có sự vi phạm một cách hệ thống, họ sẽ đi sâu nghiên cứu vi phạm riêng lẻ. Câu hỏi đầu tiên là: Sự vi phạm là hành động tự quyết của một viên chức, hay là anh ta thi hành mệnh lệnh của một cơ quan, một tổ chức? Trong thời gian vừa qua có người phê phán Việt Nam chủ yếu vì một số vụ án. Bị can, bị cáo trong các vụ án đó lại là thành viên một tổ chức tôn giáo. Theo quan điểm của công an, viện kiểm sát, tòa án thì những người bị truy tố vì vi phạm một điều trong Bộ luật Hình sự, chứ không phải vì họ là thành viên một tổ chức tôn giáo. Song các bị cáo lại đưa ra lời bào chữa là thủ tục xét xử chỉ vì mục đích trừng trị chính trị. Rất tiếc là các quốc gia, tổ chức, cá nhân khi phê bình Việt Nam chủ yếu là dựa vào các lập luận này của bị cáo.

 Bảo vệ tự do tôn giáo, trước tiên là phải bảo vệ sự tự do tham gia hay không tham gia một tôn giáo nào. Sự tự do lựa chọn đó phải bảo vệ bằng văn bản pháp luật và sự thực thi quy định đó trong cuộc sống hằng ngày.  Chúng ta ai cũng biết, trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau. Một trong các tôn giáo lâu đời và có số lượng người tham gia lớn nhất là Thiên chúa giáo. Ở Arập Saudi, việc thực hiện các hành động của Thiên chúa giáo nơi công cộng đều bị cấm đoán. Ở Cộng hòa Hồi giáo Iran, Thiên chúa giáo không bị cấm, nhưng việc truyền đạo lại bị nghiêm cấm và bị trừng phạt.

Ở nhiều nước mà đạo Hồi là quốc đạo, thì khi kết hôn, người không theo đạo Hồi bắt buộc phải theo đạo Hồi. Tại Cộng hòa Iraq, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành không bị nhà nước nghiêm cấm hay cản trở. Nhưng tình hình đất nước hỗn loạn, chính quyền không bảo vệ được nhà thờ và con chiên của hai dòng đạo này. Họ bị một số dòng đạo khác chế áp nghiêm trọng. Từ thực tế đó, cơ quan chuyên trách của CHLB Ðức, hiện nay công nhận và cho phép công dân Iraq được lưu vong vì lý do tôn giáo, nếu người đó chứng minh được rằng, mình có quốc tịch Iraq và theo Thiên chúa giáo hay Tin lành.

Còn tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Sau đây tôi trình bày những điều "mắt thấy tai nghe" của tôi: Trước đây, tôi về Việt Nam cứ hai hoặc ba năm một lần, nhưng từ 10 năm trở lại đây, năm nào cũng có mặt ở quê hương. Một thuận lợi lớn là tôi có bà con ở cả ba miền của đất nước. Nhờ có bà con họ hàng nên tôi dễ dàng tiếp xúc với cuộc sống của người dân địa phương. Tôi đã đi từ bắc vào nam, từ nam ra bắc, từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa hẻo lánh... Các cơ quan nhà nước Ðức không giao cho tôi nhiệm vụ điều tra hay xem xét tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, tình hình nhân quyền của Việt Nam. Là một quan chức chính phủ được giao nhiệm vụ xét và quyết định về đơn xin tị nạn của người nước ngoài vì lý do chính trị hay tôn giáo, nên tôi quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của mình.  Khi tới thăm một thành phố hay một vùng nông thôn, tôi cố gắng đến các nhà thờ hay địa điểm sinh hoạt tôn giáo của người bản địa. Có lần tôi cùng vợ, con chứng kiến cảnh hoạt động tôn giáo của giáo dân ở hai xứ đạo Bùi Chu  (Nam Ðịnh) và Phát Diệm (Ninh Bình). Một hình ảnh luôn đập vào mắt tôi là rất nhiều nhà thờ được tu bổ khang trang. Nhiều nhà thờ được xây mới. Tôi đã đến thăm Chùa Bái Ðính ở Ninh Bình trong hai năm 2010 và 2013. Ðến thăm chùa, liệu ai dám nói là tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề? Tôi thường tìm cách để bắt chuyện với giáo dân Thiên chúa giáo và Phật tử. Qua phong cách và quần áo, mọi người dễ nhận ra tôi là Việt kiều. Ðến hôm nay, tôi không phát hiện một dấu hiệu khả nghi nào về sự vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ðánh giá thống nhất của các cơ quan nhà nước và tòa án của CHLB Ðức  về tự do tôn giáo ở Việt Nam là: Không công dân nào bị Nhà nước hay xã hội gây khó dễ hay đàn áp vì tham gia tôn giáo, hay hoạt động tôn giáo. Ðánh giá này trước hết dựa vào văn bản pháp luật của Việt Nam. Trước tiên, Ðiều 70 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 bảo đảm quyền tự do tham gia và hoạt động tôn giáo của công dân. Ðể cụ thể hóa quyền Hiến pháp, Pháp lệnh 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định thi hành 2005 được ban hành. Trong đời sống hằng ngày, quyền tự do này cũng được bảo đảm. Chỉ có ai vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động chống đối mới gặp khó khăn với pháp luật. Ðể phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các cơ quan và tòa án, Bộ Ngoại giao Ðức đều đặn đưa ra báo cáo về tình hình ở Việt Nam, lần gần đây nhất là năm 2013. Báo cáo này là tài liệu chỉ dùng trong cơ quan chuyên trách nên được xếp vào loại "giữ kín".

Các quan chức được giao nhiệm vụ xét đơn tị nạn của người Việt Nam được cung cấp một loại hồ sơ mà người Việt hay gọi "cẩm nang" phục vụ quyết định. "Cẩm nang" này luôn được bổ sung đúng với tình hình thực tế ở Việt Nam. Trong "cẩm nang", câu hỏi về tự do tôn giáo ở Việt Nam được trình bày khá chi tiết. Các quan chức phụ trách Việt Nam cũng được  bồi dưỡng kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị Việt Nam. Ðể có khả năng nhận biết liệu một người xin tị nạn nói dối hay nói thật, các quan chức thường xuyên được nâng cao chuyên môn về tâm lý học.  Rất có thể là các quan chức được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chu đáo, có trong tay các tài liệu chính xác về tình hình Việt Nam, cho nên các năm gần đây hầu như không có công dân nào của Việt Nam được lưu vong vì lý do tôn giáo. Có người tị nạn khai phải chạy trốn khỏi Việt Nam vì lý do chính trị, hay tôn giáo nhưng quan chức Ðức lật lại các tờ báo mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mua được ra xem. Các bài báo kể tỉ mỉ việc người đó bị vỡ nợ, có người lại bị truy tố tội lừa đảo, nhận hối lộ hoặc môi giới hối lộ, nhưng lại khai là hoạt động chính trị. Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, Bộ Nội vụ CHLB Ðức ra thông báo báo chí thống kê số người nộp đơn xin tị nạn và kết quả quyết định. Nhiều năm trước, Việt Nam luôn ở "top 10" trong danh sách các nước có người xin tị nạn tại Ðức. Nếu xem chi tiết thống kê đã công khai trong các năm gần đây, thì số lượng đơn xin tị nạn của người Việt rất ít, số người Việt Nam được ở lại Ðức chủ yếu không phải vì bị đàn áp về chính trị hay tôn giáo, mà vì lý do nhân đạo. Ðại đa số người được ở lại phần lớn vì bệnh tật hiểm nghèo hay hoàn cảnh gia đình éo le rất đặc biệt. Từ những con số này, có thể nói không ai dám quả quyết "tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề". 

Nhân đây tôi cũng xin nhắc tới chi tiết thú vị: Một số chính trị gia ở phương Tây vẫn khen tấm tắc, một số nước ở Ðông Nam châu Á có "nền dân chủ theo đúng nghĩa của nó"! Sự thay đổi tích cực và liên tục của tình hình nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng ở Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Bằng chứng cụ thể là việc năm 2006, Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Trong bảy năm vừa qua, có một số cá nhân và tổ chức muốn làm đảo lộn thực tế này, nhưng họ đã bất thành vì sự thật không thuộc về họ, và Chính phủ Hoa Kỳ cũng không chiều theo ý họ.

HỒ NGỌC THẮNG

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

GS Trần Chung Ngọc (Tuyển tập tác phẩm)

Vài suy tư về Ngày 30 tháng Tư...

 Thứ Hai, 29-04-2013, 19:05

https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/vai-suy-tu-ve-ngay-30-thang-tu-174717/

Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc lập- Ảnh nhà báo Pháp FANCOISE DEMULDER

Nhân kỷ niệm 30-4 - Ngày thống nhất đất nước, GS Trần Chung Ngọc đã công bố một bài viết trên sachhiem.net trình bày suy nghĩ của ông về cuộc chiến kết thúc cách đây 38 năm, về một số người còn chưa chấp nhận thất bại, về sự đồng tâm của dân tộc trong sự nghiệp mới của đất nước... Báo Nhân Dân xin trích đăng một phần của bài viết để bạn đọc hiểu rõ hơn về suy nghĩ của những người con nước Việt, dù ở xa, vẫn hướng về Tổ quốc.

 

"...Sau khi Mỹ tháo chạy và miền nam sụp đổ, nước nhà thống nhất, nam bắc đã thành một khối, không còn sự phân biệt như trong thời chiến, thì tính cách tạm thời do Mỹ dựng lên đã không còn. Ðây là một sự kiện lịch sử bất khả phủ bác, có chấp nhận hay không thì cũng không thể thay đổi được gì. Nên biết, Hiệp định Geneva cũng như Thỏa hiệp Paris đều coi toàn thể nước Việt Nam là một, không làm gì có nước Nam Việt Nam, hay nước Việt Nam cộng hòa. Câu đầu tiên trong Thỏa hiệp Paris là "Ðiều 1. Mỹ và mọi nước khác tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận bởi Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam. Hiệp định Geneva không hề chia cắt đất nước làm hai miền riêng biệt bắc và nam. Vĩ tuyến 17 chỉ là một phân định tạm thời để hai bên, Pháp và Việt Minh, rút quân và người dân được tự do chọn lựa nơi mình muốn sinh sống, chờ ngày Tổng tuyển cử vào năm 1956 để thống nhất đất nước bằng giải pháp chính trị. Trong bản Tuyên ngôn đơn phương của Mỹ về Hội nghị Genève, Mỹ không bao giờ nói đến nam hay bắc mà chỉ nói đến một nước Việt Nam. Vậy thì từ đâu mà đẻ ra cái gọi là nước nam Việt Nam riêng biệt. Ðó chỉ là đứa con đẻ của Mỹ, và tàn dư của đứa con đẻ này chỉ là những nhóm người muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống cộng ở hải ngoại... Do đó những người thốt ra những từ như "quốc hận" hay "mất nước" là những người không ý thức được thế nào là "quốc", là "nước", "quốc" của họ chỉ có trong những cái đầu với sự hiểu biết rất hạn hẹp về hai cuộc chiến ở Việt Nam. Họ không đủ lý trí để nhận ra là mình đã dùng những cụm từ vô nghĩa, tệ hơn nữa họ còn muốn lấy cái hận, cái mất của một thiểu số để mà áp đặt lên cộng đồng những người Việt mà họ cho rằng tất cả đều phải là tị nạn cộng sản, hay cho cả nước và hy vọng mọi người phải đồng ý với mọi điều họ đưa ra, bất kể những điều đó ngu xuẩn như thế nào. Họ muốn giữ chặt mối hận của họ trong đầu và hung hăng chống đối bất cứ ai mà họ hoang tưởng cho là có mưu đồ xóa bỏ cái hận của họ, trong khi chẳng có ai quan tâm đến và phải mất công để mà xóa bỏ những cụm từ mà tự thân chúng đã vô nghĩa...

Muốn hiểu tại sao miền nam lại có một kết cục như vậy, chúng ta cần nhắc lại vài nét về các chế độ ở miền nam. Ai cũng biết là chế độ Ngô Ðình Diệm cũng như miền nam là do Mỹ dựng lên, không phải là do người dân miền nam bầu chọn hay muốn như vậy... Còn về những chế độ quân phiệt của Ðệ nhị Việt Nam Cộng hòa thì chúng ta hãy đọc vài lời thú nhận của các vị lãnh đạo cao cấp nhất ở miền nam, như Nguyễn Văn Thiệu: Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng. Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Ðộc Lập; Nguyễn Văn Ngân: Miền nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản hoàn toàn bị phụ thuộc Hoa Kỳ, chúng ta không ở vào vị thế có thể đặt điều kiện với họ. Quân đội Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi; Nguyễn Cao Kỳ: "Ông Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê; Cao Văn Viên: Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh (!), trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ. Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi. Với những lời thú nhận như trên, có thể coi miền nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, theo đúng nghĩa của một quốc gia được không?...

Có đi du lịch nhiều nơi trên thế giới mới thấy chiến thắng của Việt Nam đã được ngưỡng mộ như thế nào. David G.Marr, Giáo sư nghiên cứu về Thái Bình Dương ở Ðại học Quốc gia Úc, viết trong Phần dẫn nhập cuốn Vietnamese Tradition On Trial 1920-1945, trang 1: Năm 1938: Ít nhất là 18 triệu người Việt nằm trong vòng kiềm tỏa của chỉ có 27.000 binh lính thuộc địa. Tuy vậy mà chỉ 16 năm sau, lực lượng thuộc địa tới 450.000 quân mà không thể tránh khỏi cuộc thảm bại về chiến thuật ở Ðiện Biên Phủ và bắt buộc phải di tản chiến lược xuống miền nam vĩ tuyến 17. Sau cùng, trong những năm 1965 - 1975, nhiều tổ hợp của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, Nam Hàn, và các lực lượng quân sự đồng minh khác, tổng số lên tới 1,2 triệu người cũng bị thảm bại, cuối cùng cũng bị đánh bại bởi Mặt trận giải phóng miền nam và Quân đội nhân dân Việt Nam...

Ngày 30-4-1975 cũng là ngày hòa bình đã đến đất nước Việt Nam, không còn chiến tranh bom đạn chết chóc phi lý và một thế hệ mới đã có thể bắt tay vào việc xây dựng đất nước. Bất kể những hô hào chống đối của một thế lực đã nổi tiếng là phi dân tộc cũng như của một số người đã sống với những "ảo tưởng" về quá khứ ở miền nam, tình người Việt Nam đã tỏ rõ trong sự kiện hàng năm có nhiều trăm ngàn người Việt về thăm quê hương... Riêng với cá nhân tôi, trước ngày 30-4-1975 mấy ngày là ngày tôi quyết định ly hương. Không được sống trên quê hương đất Tổ, nhưng ngày nay, tôi muốn về thăm quê hương khi nào cũng được. Và tôi đã thực hiện bốn chuyến về thăm quê hương trong các năm 1996, 1998, 2007 và 2010, đi từ bắc vào nam, từ nam ra bắc, và thấy Nước vẫn còn đó, Sài Gòn vẫn còn đó, chẳng có "mất" đi đâu cả... Về chiến tranh Việt Nam, chúng ta đã thua, hay là không thắng theo quan niệm của Mỹ (Mỹ quan niệm không thắng là thua), và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống cộng ở hải ngoại, chống cộng vì những mất mát cá nhân về quyền thế, về tôn giáo, hay tài sản, hay người thân, v.v..., nói chung, với lý do chúng ta là "nạn nhân của cộng sản. Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi: "Thế nạn nhân của Mỹ và của phía quốc gia thì sao?". Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này. Nên nhớ, chính quyền Ngô Ðình Diệm đã giết khoảng 300.000 người vô tội trong chính sách "tố cộng", cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, Bến Tre, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai, v.v... của Mỹ đến Việt Nam với danh nghĩa bảo vệ dân chủ, tự do, nhân quyền cho người Việt. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền bắc gấp mấy lần của miền nam. Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đình họ ở phía bên kia có phải là người không, những người còn sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đã đến với họ không? Hơn nữa những nạn nhân của chiến tranh do ảnh hưởng của chất độc da cam còn kéo dài cho tới ngày nay, vậy họ có quyền thù hận chúng ta không?

Vậy nếu họ cũng kéo dài thù hận như chúng ta, thì sự thù hận này bao giờ mới chấm dứt, oan oan tương báo. Nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy những thái độ thù hận một chiều, đúng ra là ngược chiều, từ phía những người quốc gia vô trí ở hải ngoại. Có vẻ như những người đi buôn thù hận này nghĩ rằng, những người bên phía cộng sản không phải là người, không có cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thuộc, v.v... nên những mất mát tổn thất của họ không đáng kể, chỉ có những tổn thất của phía chúng ta mới đáng để thù hận. Những người chống cộng chỉ đưa ra những luận điệu một chiều để chứng minh chỉ có cộng sản là ác, còn "quốc gia" hay Mỹ thì không. Họ cố tình lờ đi, không bao giờ nhắc đến những hành động đối với dân, với kẻ thù, của người lính quốc gia cũng như của người lính Mỹ mà ngày nay chúng ta không thiếu tài liệu, những tài liệu nghiên cứu của chính người Mỹ và của các bậc khoa bảng. Nhưng cũng may là sự thù hận này phần lớn chỉ có một chiều, tập trung trong một thiểu số ở hải ngoại mà đa số trong đó thuộc thế lực đen, một thế lực đã nổi tiếng trong dân gian, mà lịch sử đã ghi rõ, là "mất gốc" và "hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc", đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại... Quá khứ đã qua lâu rồi, những hiểu biết một chiều của chúng ta về cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam đã tạo nên lòng thù hận kéo dài một cách phi lý, cần phải xóa bỏ trước những sự thật lịch sử. Việt Nam đang nhìn về và tiến tới tương lai. Tương lai quốc gia ra sao, theo thể chế nào, là do người trong nước quyết định, làm lịch sử cho đất nước của họ. Người ở ngoài nước, nếu có lòng với quốc gia, chỉ có thể góp ý xây dựng một cách chân thành, bất vụ lợi, với mục đích mong cho quốc gia tiến bộ về mọi mặt, song song với thế giới. Chúng ta chắc hẳn ai cũng muốn cho nước nhà phát triển, tiến bộ và tự do dân chủ như những nước tân tiến. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu thế nào là dân chủ, là tự do, là nhân quyền. Những quyền này không thể tách rời khỏi trách nhiệm xã hội của người dân. Người dân phải được giáo dục kỹ về trách nhiệm xã hội trong những vấn đề như tự do, dân chủ, nhân quyền, trước khi họ có thể sử dụng những quyền này. Chưa ý thức được thế nào là trách nhiệm xã hội, thì sử dụng các quyền trên một cách vô trách nhiệm chỉ làm loạn xã hội...".

(Nguồn: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5613)

 

TRẦN CHUNG NGỌC

Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc

 Thứ Năm, 19-09-2013, 18:58

https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/ton-giao-chan-chinh-dong-hanh-cung-dan-toc-184733

 Gần đây, các hãng truyền thông nước ngoài, như BBC, VOA, RFA, RFI thường sử dụng quan điểm tiêu cực để đánh giá các sự kiện xảy ra ở Việt Nam hoặc liên quan tới Việt Nam, từ đó xuyên tạc, cổ vũ cho luận điệu sai trái, nhân danh "thảo luận" tạo diễn đàn để một số cá nhân bình luận thiếu thiện chí. Bài Ni cô "thay nâu sồng mặc quân phục" trên BBC ngày 14-8 là thí dụ điển hình của xu hướng không lành mạnh này. Tác giả Trần Chung Ngọc, một người Mỹ gốc Việt, có bài viết vạch rõ "sự bất lương của BBC tiếng Việt", Báo Nhân Dân xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.

Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào đọc lướt qua VOA, BBC, RFA, RFI tiếng Việt. Không phải để học hỏi những gì họ viết trong đó mà chỉ để biết những luận điệu của họ như thế nào để chống phá Việt Nam, phục vụ cho đường lối chỉ đạo của các quốc gia liên hệ, chứ tôi đã biết từ lâu những tổ chức này không phải là những cơ quan thông tin vô tư. Thí dụ về RFA. Trần Ðình Hoàng có viết trên chuyenluan.net ngày 12-6-2007 bài Ðài RFA tuyên truyền chống Việt Nam. Ðây là bài nghiên cứu đầy đủ với nhiều chi tiết về thực chất, mục đích của RFA, và đây là phần kết: "Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng: RFA là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội "thừa nước đục thả câu". Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng RFA chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam". Nhận định này cũng đúng với BBC, VOA, RFI tiếng Việt. Gần đây tôi ghé vào BBC thấy có một bài ngồ ngộ với đầu đề Ni cô "thay nâu sồng mặc quân phục" (đăng thứ tư, ngày 14-8-2013).

Chỉ với cái đầu đề chúng ta có thể thấy sự bất lương của BBC tiếng Việt. Vì đây chỉ là một màn trình diễn văn nghệ, chứ không phải là ni cô vĩnh viễn "thay nâu sồng mặc quân phục". Nếu lương thiện thì đầu đề của bài viết phải là "ni cô mặc quân phục trình diễn văn nghệ".

Từ xưa tới nay Phật giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu, bảo vệ những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương "thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa". Cho nên, nếu ni cô có "cởi áo nâu sồng mặc quân phục" như các tu sĩ "cởi áo cà sa khoác chiến bào" cũng đâu có phải là chuyện lạ. Lịch sử Việt Nam viết rõ, trong những cuộc chiến chống ngoại xâm, các chùa thường là nơi che giấu quân kháng chiến, và nhiều tăng, ni đã: "Nghe theo tiếng gọi của núi sông - Cà sa gửi lại chốn thư phòng...".

Lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên hạ Lý - Trần sống như là các tu sĩ Phật giáo) nhưng thời đại Lý - Trần cũng là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, ba lần đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật giáo "cởi áo cà sa khoác chiến bào", tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ Trung Thượng sĩ, anh của Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình thì tu ở chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Ðức Trần Hưng Ðạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về chùa sống ung dung tự tại; vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi chiến thắng Nguyên Mông, bỏ ngôi báu xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà.

Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, nhiều tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy thì màn trình diễn văn nghệ của các ni cô chẳng qua cũng chỉ là diễn lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật giáo trong thời chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc. Chúng ta hãy đọc một đoạn trên http://e207.net.vn: "Năm 1999, nhân kỷ niệm 52 năm Ngày truyền thống "Nghĩa sĩ phật tử" (27-2-1947), một nhóm ni sư từng phát nguyện "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" đã cho lập một bia đá ngay trong khuôn viên chùa để ghi nhớ sự kiện đó. Nhà chùa cũng đã cho xây dựng Ðài tưởng niệm các Nghĩa sĩ Phật tử hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Thể theo tâm nguyện cá nhân, xương cốt của năm vị đã được quy tập, an táng trong vườn tháp của chùa. Ðây cũng là nơi mà bất cứ phật tử, du khách nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp để nghiêng mình tưởng nhớ tới những vị sư "Nhập thế ra trận" năm xưa".

Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ thân trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là thể hiện nét văn hóa của dân tộc: quân phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam trước nghịch cảnh của thời thế, tiếp nối tinh thần Bà Trưng, Bà Triệu, còn áo tứ thân nói lên nét duyên dáng của phái nữ Việt Nam. Phật giáo nên hãnh diện về những đóng góp này, thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài chỉ có tính cách tượng trưng trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ kia của những kẻ thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc và về tinh thần "tùy duyên bất biến" của Phật giáo. Nếu những người thiếu hiểu biết về Phật giáo còn thắc mắc về chuyện các ni cô mặc quân phục thì tôi khuyên họ hãy xem video clip Cởi áo cà sa khoác chiến bào đăng trên youtube.com. "Phật Pháp bất ly thế gian pháp", cho nên người Phật tử phải tùy duyên tùy thời thế mà hành xử. Tác giả Ðồng Ngọc Hoa viết: "Tu mà không xa rời trần tục, tu mà khi quốc gia có biến cố thì thiền sư, cư sĩ, tín đồ... đều quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghĩ đến sự hưng vong của chùa cảnh, xóm làng, đất nước. Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc". Chúng ta có thể đọc vài bài thơ nói lên tinh thần yêu nước của Phật giáo trước nghịch cảnh ngoại xâm: Cởi áo cà sa khoác chiến bào - Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao - Ra đi quyết rửa thù cứu nước - Vì nghĩa quên thân hiến máu đào - Cởi áo cà sa khoác chiến bào, - Giã từ thiền viện lướt binh đao - Câu kinh tiếng kệ chờ khi khác; - Cứu nước thương dân dễ đợi nào - Nghe theo tiếng gọi của núi sông - Cà sa gửi lại chốn thư phòng - Xông ra trận tuyến trừ hung bạo - Thực hiện từ bi lực phải hùng. Nhận thức được truyền thống Phật giáo yêu nước như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, trong khối Phật giáo gồm hơn 80% số dân, nếu có những cá nhân, tăng cũng như tục, tham gia mặt trận Việt Minh, hay Ðảng Cộng sản, hay Mặt trận giải phóng miền Nam, hay phản chiến, trong bối cảnh lịch sử chống xâm lăng, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, thì đó cũng vì là vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, là có chính nghĩa, là một điều vinh dự đáng khen. Ðiều rõ ràng là trong cuộc chiến chống Pháp, khi toàn dân kháng chiến thì phần lớn trong số đó theo Phật giáo và chắc chắn là cũng có không ít tín đồ Ca-tô giáo, vì Ca-tô giáo ở Việt Nam cũng chiếm từ 5% đến 7% dân chúng.

Tôi thấy chuyện các ni cô mặc quân phục hay áo tứ thân để trình diễn văn nghệ chẳng có gì đến nỗi làm cho dư luận ồn ào như BBC đưa tin, hay "phản cảm" và "báng bổ Phật giáo" như có người vì thiếu hiểu biết về Phật giáo, cho nên phê phán như vậy. Tất cả những nhận định tiêu cực về chuyện này mà BBC tiếng Việt đưa lên đều phản ánh những tình cảm vô trí của một số người thiếu hiểu biết. Họ hiểu biết rất hời hợt về Phật giáo, chỉ nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa đằng sau những màn trình diễn văn nghệ, không ý thức được triết lý Nhị đế của Phật giáo, họ cho rằng Phật giáo phải như thế này, thế nọ, theo quan điểm hẹp hòi của họ. Ðạo đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ quần áo. Tây phương cũng có câu "Tấm áo không làm nên thầy tu". Cho nên, đừng có vội vàng đánh giá dựa trên bề ngoài.

Không nên thắc mắc và cảm thấy khó chịu trước những lời chỉ trích vô trí về cuộc trình diễn văn nghệ của các ni cô, và các ni cô nên cảm thấy mình đã có vinh dự được đóng góp nghệ thuật trong những màn trình diễn có nhiều ý nghĩa về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mong rằng Thượng tọa Thích Huệ Minh, Phó Ban Trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, hãy dũng cảm làm theo lời nhận định của mình về những màn trình diễn văn nghệ: "mô hình thật hay... cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau". Và cũng mong rằng, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc - Viện chủ chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục "vô cùng hoan hỷ" về "Ngày hội nữ tu" này, cũng như về những "Ngày hội nữ tu" trong tương lai, và bỏ đi sự phiền lòng trước những dư luận thiếu thiện chí.

 

TRẦN CHUNG NGỌC

 

"Hiến pháp Việt Nam rất tiến bộ và phù hợp với truyền thống, văn hóa Việt Nam"

Thứ Hai, 16-12-2013, 15:03

https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/hien-phap-viet-nam-rat-tien-bo-va-phu-hop-voi-truyen-thong-van-hoa-viet-nam-190996/

Ngày 11-12, tác giả Trần Chung Ngọc - một người Mỹ gốc Việt, đăng tải trên sachhiem.com một bài viết với nhiều nội dung, trong đó dành phần lớn phân tích "luận điệu chống Cộng ấu trĩ, mê sảng, rẻ tiền", "hành động côn đồ, vô cương vô pháp rất đáng xấu hổ" của một số kẻ chống cộng từ nước Mỹ "nhìn mọi thứ trong nước rất tiêu cực, luôn luôn tìm cách dẫn giải những điều tích cực trong nước thành tiêu cực". Phần lược trích dưới đây, tác giả Trần Chung Ngọc bàn về dân chủ, nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

"Tháng 12-1948, LHQ công bố bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, một tài liệu không có tính cách bắt buộc pháp lý. Có hai điều rất căn bản chúng ta cần biết là: Thứ nhất, khi Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ra đời thì Mỹ và đồng minh vừa đánh bại Ðức Quốc xã, Nhật Bản và ảnh hưởng của Nga Xô đang bành trướng trên nửa hoàn cầu. Khi đó Mỹ ở thế mạnh nhất về chính trị, kinh tế và quân sự. Anh và Pháp đang lo củng cố hoặc tái lập quyền cai trị ở các thuộc địa. Sáu nước trong khối Nga Xô, Saudi Arabia và Nam Phi vắng mặt, không ký Tuyên ngôn; Thứ nhì, bản Tuyên ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (legally non-binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền, chỉ đưa ra một số điều khoản mà LHQ, dưới sự chi phối của vài cường quốc, cho đó là nhân quyền, do đó, theo nguyên tắc, không nước nào, cơ quan nào có thể dựa vào Tuyên ngôn để ép buộc bất cứ quốc gia nào phải thi hành những điều khoản trong Tuyên ngôn. Bởi vậy khi đó Pháp đang công khai mở cuộc tái xâm lược Ðông Dương với 80% chi phí quân sự do Mỹ đài thọ, hòng tái lập thuộc địa ở Việt, Miên, Lào, một hành động vi phạm trắng trợn mọi nhân quyền của người dân Việt Nam, những quyền ghi trong Tuyên ngôn, mà không có sự phản đối của LHQ. Và việc Mỹ đơn phương tạo nên cuộc chiến ở Việt Nam, đơn phương xóa bỏ hiệp định Geneva, nuốt lời tuyên bố của chính phủ Mỹ (tuy không ký vào Hiệp định Geneva nhưng sẽ không can thiệp vào quyền tự quyết (self-determination) của các dân tộc), đổ quân và vũ khí vào miền nam, ném bom tàn phá ruộng nương, nhà thờ, trường học, nhà thương, chùa chiền, v.v. trên toàn đất nước Việt Nam, trải thuốc khai quang Agent Orange, v.v. để lại nhiều di hại cho người dân Việt Nam cho tới tận ngày nay, không đếm xỉa gì tới nhân quyền và lòng khao khát hòa bình của người dân Việt muốn sống tự do và bình đẳng theo lý trí, lương tri của mình trong cộng đồng quốc tế, cũng không có sự phản đối nào của LHQ...

Chúng ta cũng nên biết, hai tháng trước Hội nghị quốc tế nhân quyền họp ở Vienna năm 1993, những quốc gia Á châu đã họp ở Bangkok và chấp thuận một bản tuyên ngôn nhấn mạnh rằng nhân quyền phải được xét đến "trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và các nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau", "theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia", "viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền là đối ngược với quyền phát triển".

Gần đây nhất, tháng 11-2012, các nước Ðông - Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã thông qua Tuyên ngôn nhân quyền của các nước Ðông - Nam Á (ASEAN Human Rights Declaration)...

Ðông và Tây có các quan niệm về nhân quyền khác hẳn nhau. Căn bản quan niệm về nhân quyền của Tây phương xuất phát từ truyền thống tôn giáo Tây phương: quyền của con người là do đấng sáng tạo phú cho (rights are endowed by a Creator). Vì thế trong các xã hội Tây phương, những quyền cá nhân (đều do con người định ra và cho rằng đó là quyền của đấng sáng tạo ban cho) phải được tôn trọng và không được vi phạm, bất kể bối cảnh xã hội mà cá nhân đang sống trong đó là như thế nào. Nhưng đây cũng chỉ là lý thuyết. Các cường quốc Âu Mỹ có thể phần nào, phần nào thôi, tôn trọng nhân quyền trong các nước của họ và theo quan niệm về nhân quyền của họ, nhưng có bao giờ tôn trọng nhân quyền trong các nước nhỏ yếu, đang phát triển. Lịch sử thế giới đã chứng tỏ như vậy. Quan niệm nhân quyền của Á Ðông đặt căn bản trên sự kiện là con người không phải là một thực thể riêng biệt, mà có liên hệ tới toàn thể cộng đồng. Do đó, Á Ðông đặt quyền lợi của cộng đồng trên quyền của cá nhân. Các xã hội Tây phương đặt nặng chủ nghĩa cá nhân và quyền tự do cá nhân, trong khi các nền văn hóa Á Ðông đặt giá trị của sự tự kiểm và trật tự xã hội cao hơn quyền của cá nhân. Người Tây phương có thể coi tự do ngôn luận là một quyền công dân căn bản, trong khi người Á Ðông có thể xét đến ảnh hưởng của sự tự do này, trong một số trường hợp đặc biệt trong bối cảnh xã hội, và coi đó là gây sự hỗn loạn trong xã hội, do đó có phương hại đến sự ổn định xã hội, ngăn cản sự phát triển kinh tế, v.v

Vậy tại sao Á Ðông lại không chấp nhận quan niệm về nhân quyền của Tây phương? Ngoài những bất đồng về văn hóa, xã hội, nhân sinh,... giữa những nền văn minh khác nhau, Á Ðông còn coi sách lược lưỡng chuẩn (double standard - hay còn gọi là "tiêu chuẩn kép") về nhân quyền của Tây phương như là một sự áp đặt để đạt các mục đích kinh tế, tôn giáo. Tây phương, với bản chất đế quốc, chưa bao giờ tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới. Noam Chomsky, một học giả lừng danh của Mỹ, đã viết: "Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan gì đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương"... Dân chủ và nhân quyền theo quan niệm của Mỹ là mục tiêu tranh đấu nghe rất hấp dẫn của một số người Việt lưu vong chống Cộng, và một số người chống Cộng ngu ngơ trong nước, dù rằng họ không mấy hiểu về dân chủ và nhân quyền,... Kể từ ngày nước nhà thống nhất, một bộ phận người Việt chống Cộng ở hải ngoại đã tốn không biết bao nhiêu là công sức nhưng đã hơn 38 năm qua rồi, họ đã đạt được những gì? Những thay đổi chính trị và xã hội mở rộng nhân quyền ở trong nước, phần lớn là do xu thế thời đại chứ không do áp lực bên ngoài. Việc lợi dụng dân chủ và nhân quyền lại phản tác dụng, đưa đến sự thất bại. Tại sao vậy? Có thể nói ngay rằng, những người chống phá Việt Nam về nhân quyền chưa bao giờ để tâm nghiên cứu thế nào là nhân quyền, và nhất là những người ở nước ngoài chưa bao giờ về Việt Nam, quan sát xã hội, thu thập những dữ kiện chính xác. Ngoài ra, đạo đức cá nhân và trình độ hiểu biết của những người thường lớn tiếng tranh đấu cho nhân quyền cũng là một trở ngại lớn, khoan kể đến bản chất làm tay sai, có thể là do vô minh hoặc vô tình, cho một thế lực thế tục hay tôn giáo ngoại bang của một số người tranh đấu.

... Ðọc Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN chúng ta thấy rõ có nhiều điều khác biệt về quan niệm về nhân quyền so với Tây phương, phản ánh quan niệm nhân quyền trong các nền văn hóa Á Ðông. Thí dụ, Ðiều 6 viết: "Sự hưởng những nhân quyền và tự do căn bản phải được cân nhắc với sự thi hành những bổn phận tương ứng vì ai nấy đều có trách nhiệm đối với mọi người khác, đối với cộng đồng và xã hội mà họ sống trong đó. Sau cùng thì trách nhiệm chính của mọi quốc gia thành viên của ASEAN là xúc tiến và bảo vệ mọi quyền của con người và quyền tự do căn bản", Ðiều 7: "Mọi quyền của con người thì phổ quát, không thể chia xẻ, tùy thuộc lẫn nhau và liên hệ với nhau. Mọi quyền và tự do căn bản của con người phải được đối xử công bằng và bình đẳng, đặt trên cùng một căn bản và tầm quan trọng. Cùng lúc, ý thức về nhân quyền phải được cân nhắc trong tình huống của địa phương và quốc gia, xét đến những bối cảnh khác nhau về chính trị, kinh tế, luật pháp, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo", Ðiều 8: "Nhân quyền và những quyền tự do của mỗi người sẽ phải được sử dụng với sự quan tâm thích đáng tới nhân quyền và những quyền tự do căn bản của những người khác. Việc sử dụng những quyền và quyền tự do căn bản của con người chỉ bị những hạn chế quy định bởi luật pháp với mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận thích đáng về những quyền và quyền tự do căn bản của những người khác, và để đáp ứng những đòi hỏi của an ninh quốc gia, trật tự xã hội, lành mạnh công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cùng hạnh phúc của con người trong một xã hội dân chủ"...

Những điều khoản trên rất phù hợp với Ðiều 19 trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, và các Ðiều 18, 19, 20 và 21 trong Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị, Công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Ðọc văn bản Hiến pháp (sửa đổi) mà Quốc hội Việt Nam mới thông qua, nhất là Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tôi thấy Hiến pháp Việt Nam rất tiến bộ và phù hợp với truyền thống, văn hóa Việt Nam, quyền con người có liên hệ tới quyền của mọi người khác trong xã hội, cộng đồng, và phải nằm trong quy định của pháp luật.

Thực tế là nhân quyền, hiểu một cách hạn hẹp, nhiều khi bị lạm dụng, trong khi bổn phận của con người trong xã hội hoặc thi hành hoặc trốn tránh chứ không thể lạm dụng. Ở Việt Nam gần đây có những người lạm dụng về nhân quyền, vì không ý thức được thế nào là bổn phận và trách nhiệm công dân. Tất cả các vụ án như với Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Phương Uyên, v.v. và các vụ ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Mỹ Yên đều là lạm dụng nhân quyền. Bảo đảm nhân quyền không có nghĩa là công dân muốn làm gì thì làm, bất kể luật pháp... Giáo dục là vũ khí quan trọng nhất để giữ nước và xây dựng nước. Cho nên Nhà nước nên đặt ưu tiên trong quốc sách giáo dục quần chúng, nhất là giáo dục về luật pháp, đề cao trách nhiệm xã hội, kể cả trách nhiệm trong vấn đề tự do tín ngưỡng".

TRẦN CHUNG NGỌC tiểu sử: 

( Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Chung_Ng%E1%BB%8Dc  )  xem ngày 1/9/2020.



Trần Chung Ngọc (1931– 29 tháng 1 năm 2014) [1] là một học giả người Mỹ gốc Việt. Tốt nghiệp bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin - MadisonHoa Kỳ, Trần Chung Ngọc từng tham gia giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Sài Gòn và các cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đồng thời có thời gian nhập ngũ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa[2]. Sau năm 1975, Trần Chung Ngọc sang định cư tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục nghiên cứu vật lý. Sau khi về hưu, ông Ngọc viết về các chủ đề lịch sử và tôn giáo liên quan tới Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Chung Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, Trần Chung Ngọc tham gia quân ngũ từ năm 1952 đến năm 1956 rồi quy y cửa Phật tại Chùa Văn Thánh, Sài Gòn với pháp danh Phúc Lâm. Đến năm 1962 thì theo học tại trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Sau thời gian tái ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1962 – 1965, Trần Chung Ngọc quay về giảng dạy tại Đại học Khoa học Sài Gòn rồi được cử đi Hoa Kỳ học tiến sĩ vật lý tại Đại học Wisconsin - Madison. Tốt nghiệp năm 1972, ông trở lại Việt Nam giảng dạy đến năm 1975 thì di cư sang Hoa Kỳ làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong vòng 2 năm cho Đại học Wisconsin-Madison, rồi làm ở phòng nghiên cứu vật lý của trường này cho đến khi về hưu năm 1996.[2][3]

Trần Chung Ngọc nghỉ hưu từ năm 1996 và bắt đầu nghiên cứu, viết bài về các chủ đề lịch sử, chính trị và tôn giáo. Các bài viết của ông được đăng trên trang Giao điểm và Sách hiếm.

Trần Chung Ngọc mất lúc 11 giờ ngày 29 tháng 1 năm 2014 tại IllinoisHoa Kỳ do một cơn đau tim.

Các nhận định nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo Công An Nhân dân, Trần Chung Ngọc là một trí thức hải ngoại từng ở phía Việt Nam Cộng hòa nhưng ủng hộ vai trò giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, ủng hộ giải phóng Miền Nam, đánh giá tích cực "đợt di dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam".

Giáo sư Trần Chung Ngọc cho rằng: "Mỹ không có bất cứ lý do chính đáng nào để can thiệp vào Việt Nam, một nước nhỏ, nghèo, chưa phát triển và không có bất cứ khả năng nào có thể gây hại cho nước Mỹ. Do đó, việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam là bất chấp dư luận, bất chấp cả công pháp quốc tế, nghĩa là: "dùng cường quyền thắng công lý" của một cường quốc tự cho mình có quyền can thiệp vào bất cứ đâu mà Mỹ muốn"[4]

Trần Chung Ngọc cho rằng không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ không có độc lập dân tộc: "không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì chế độ nô lệ thực dân Pháp có cáo chung không""chiến thắng quân ngoại xâm Pháp rồi Mỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam"[5]. Ông cho rằng: ""Giải phóng miền Nam" là khẩu hiệu của những người Cộng sản để thực hiện thống nhất đất nước."[5] Ông là một người gốc Việt ở nước ngoài phê phán cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức.[6] Ông cũng là người có các bài viết bảo vệ Hồ Chí Minh trước các phê phán của một số người Việt hải ngoại về Hồ Chí Minh.[7][8][9]. Ông cũng phê phán mục tiếng Việt của các hãng thông tấn VOA, BBC, RFA, RFI là để "chống phá Việt Nam, phục vụ cho đường lối chỉ đạo của các quốc gia liên hệ".[10]

Tác phẩm [11][sửa | sửa mã nguồn]

Đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Công giáo Chính Sử (1998; Tái bản lần 2: 2000)
  • Đức Tin Công giáo (2000)
  • Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? (2002)
  • Công giáo Hắc Sử (1998; Tái bản lần 2: 2000)

Tác phẩm viết chung với nhiều tác giả khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bản Chất Các Phản Ứng Về Bài Giảng Của HT Nhất Hạnh (2001)
  • Dialogue With Pope John Paul II (1997)
  • Đối Thoại Với Giáo hoàng Gioan Phao Lô II (1995; Tái bản lần 3: 2000)
  • Ki Tô Giáo Và Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu (2005)
  • LM Trần Lục, Thực Chất Con người Và Sự nghiệp (1999)
  • Nguyễn Trường Tộ, Thực Chất Con người Và Di Thảo (1998)
  • Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước ?? (2002)
  • Người Việt Nam & Đạo Giêsu (2007)
  • Phật giáo Trong Thế Kỷ Mới; Tuyển Tập I (1996)
  • Phật giáo Trong Thế Kỷ Mới; Tuyển Tập II (1997)
  • Phê Bình Những Bài Phê Bình Cuốn Đối Thoại…[Tập 1, Phê Bình Ông Dương Ngọc Dũng; Tập 2, Phê Bình Ông Đỗ Mạnh Tri] (1997)
  • Tôn Giáo Và Tổ Quốc (2003)
  • Tuyển Tập: 1963 – 2003: Bốn Mươi Năm Nhìn Lại (2003)
  • Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật giáo (2000)
  • Vatican: Thú Tội Và Xin Lỗi (2000)
  • Võ Văn Ái: Con Nội Trùng Của Phật giáo Việt Nam (2005)

Các bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hơn 200 bài viết về các vấn đề tôn giáo, lịch sử, khoa học, thời sự,... đăng trên các báo Nguồn Sống [Tu viện Kim Sơn], Phật giáo Hải Ngoại [Phật Học viện Quốc tế], Sen Trắng [Chùa Giác Lâm], và trên các trang nhà,...

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Trụ trì Chùa Giác Ngộ đánh giá:

“GS.TS. Trần Chung Ngọc là nhà tri thức lớn của Phật giáo Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Với 5 quyển sách chuyên khảo, 16 quyển sách viết chung và hơn 200 bài nghiên cứu mang tính học thuật của giáo sư Ngọc về tôn giáo và lịch sử Việt Nam là những đóng góp to lớn về mặt tri thức và phương pháp, nhằm giúp cho độc giả rộng mở tầm nhìn về tôn giáo, Phật giáo và khoa học.”[12]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ban Biên Tập trang sachhiem.net vô cùng thương tiếc và hết sức đau buồn về tin: Giáo sư Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc pháp danh "Phúc Lâm" từ trần lúc 11:00 AM ngày Thứ Tư 29 tháng 01 năm 2014 tại Illinois (Mỹ). Hưởng thọ 83 tuổi.
  2. a ă Tác giả Trần Chung Ngọc, Sách Hiếm.
  3. ^ 30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh, Tuoitre.vn
  4. ^ “Không thể xuyên tạc Chiến thắng 30”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  5. a ă Cù Huy Hà Vũ dưới góc nhìn một giáo sư hải ngoại, VTC.
  6. ^ Tôi Đọc "Bên Thắng Cuộc" Của Huy Đức, Sách hiếm 
    Phản biện bài viết của GS Trần Chung Ngọc về Bên thắng cuộc, Giao Luu
  7. ^ Uncle Ho Idol on the other side of feeling , CPV.
  8. ^ Hồ Chí Minh trong mắt một người từng "ở phía bên kia", Ban Quản lý Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
  9. ^ Nhận định DVD về "Sự thật Hồ Chí Minh" của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ & Trần Quốc Bảo, Trần Chung Ngọc.
  10. ^ Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc, Nhân dân.
  11. ^ “Tác giả Trần Chung Ngọc, Sachhiem”.
  12. ^ “Lễ tưởng niệm GS. TS. Trần Chung Ngọc tại chùa Giác Ngộ nhân tuần thất thứ nhất”. 1962-1965: Trưởng Khoa Khoa Học (Vật Lý và Hóa Học), Văn Hóa Vụ, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đồng thời dạy thực tập Vật Lý ở Đại Học Đà Lạt, và dạy Vật Lý lớp 12 ở Collège d’Adran, Đà Lạt.





             

 

C ÁC T ÁC PH ẨM C ỦA GI ÁO S Ư TR ẦN CHUNG NG ỌC

 T ài li ệu s ưu t ập c ủa   http:// tranhuunghiafamer.blogspot.com/

___________________

 

 

Đôi hàng về tác giả

Sinh năm 1931 tại Hà-Nội.

1952: Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với cấp bậc Thiếu Úy.

1956: Xin giải ngũ.

  1. 1965: Được giải ngũ

    1965-1967: Giảng Nghiệm Viên, Ban Vật Lý, Khoa Học Đại Học Saigon.

    1967: Được học bổng đi Mỹ học về ngành Vật Lý ở Đại Học Wisconsin - Madison.

    1972: Tốt nghiệp Ph.D., Vật Lý, Đại Học Wisconsin - Madison.

    1972-1975: Giảng sư, Ban Vật Lý, Khoa Học Đại Học Saigon.  Giáo sư thỉnh giàng: Đại Học Vạn Hạnh, Trường Kỷ Thuật Thủ Đức (1), Trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Đồng thời, cùng với các Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Ích (M.I.T), Vũ Thượng Quát (Cal.Tech), Huỳnh Văn Quảng (S.I.U), được tuyển làm ChuyênViên Đại Học, trực thuộc Thứ Trưởng Giáo Dục, trước là Đỗ Bá Khê, sau là Bùi Xuân Bào, đặc trách xét văn bằng ngoại quốc tương đương với các văn bằng Việt Nam, cùng nghiên cứu cải tổ chương trình giáo dục đại học.

    1975-1977: Post Doctorate Fellow, Physics Department, University of Wisconsin- Madison.

    1977-1996: Manager, Surface Analysis Laboratory, Materials CenterUniversity of Wisconsin – Madison. Direct and conduct research in the field of Surface Analysis using new techniques such as AES (Auger Electron Spectroscopy); ESCA (Electron Spectroscopy for Chemical Analysis); SEM (Scanning Electron Microscopy); SIMS (Secondary Ion MassSpectroscopy) etc…

    1989: Tháng 11: Được mời sang Singapore làm Cố Vấn Kỹ Thuật ở SISIR (Singapore Institute of Standards and Industrial Research)

    1996 - To date: Về hưu. Nghiên cứu Đạo Phật, Thiên Chúa Giáo, Lịch sử v..v..

     

    (1) niên khóa 1973-1974, chỉ có vài giờ ở đây, không nhớ chính xác tên trường là Kiểu Mẫu Thủ Đức hay Đại Học Kỷ Thuật Thủ Đức.

     

    Tác phẩm đã xuất bản:

     

    Tác Phẩm Viết Chung Với Một Hay Nhiều Tác Giả Khác:

    • Bản Chất Các Phản Ứng Về Bài Giảng Của HT Nhất Hạnh (2001)
    • Dialogue With Pope John Paul II (1997)
    • Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (1995; Tái bản lần 3: 2000)
    • Ki Tô Giáo Và Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu (2005)
    • LM Trần Lục, Thực Chất Con Người Và Sự Nghiệp (1999)
    • Nguyễn Trường Tộ, Thực Chất Con Người Và Di Thảo (1998)
    • Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước ?? (2002)
    • Người Việt Nam & Đạo Giêsu (2007)
    • Phật Giáo Trong Thế Kỷ Mới; Tuyển Tập I (1996)
    • Phật Giáo Trong Thế Kỷ Mới; Tuyển Tập II (1997)
    • Phê Bình Những Bài Phê Bình Cuốn Đối Thoại…[Tập 1, Phê Bình Ông Dương Ngọc Dũng; Tập 2, Phê Bình Ông Đỗ Mạnh Tri] (1997)
    • Tôn Giáo Và Tổ Quốc (2003)
    • Tuyển Tập: 1963-2003: Bốn Mươi Năm Nhìn Lại (2003)
    • Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo (2000)
    • Vatican: Thú Tội Và Xin Lỗi (2000)
    • Võ Văn Ái: Con Nội Trùng Của Phật Giáo Việt Nam (2005)

     

    Các Bài Viết:

    • Hơn 100 bài viết về tôn giáo, lịch sử, khoa học, thời sự v..v.. đăng trên các báo Nguồn Sống [Tu viện Kim Sơn], Phật Giáo Hải Ngoại [Phật Học Viện Quốc Tế], Sen Trắng [Chùa Giác Lâm], Giao Điểm, và trên các trang nhà Giao Điểm, Sách Hiếm v..v..

    Các bài đã đăng xếp theo mẫu tự:

     

    Đối thoại:


    "Sản Phẩm Trí Tuệ" của Nguyễn Anh Tuấn (Trần Chung Ngọc)
    Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ (Trần Chung Ngọc) 
    Chu Tất Tiến: Here We Go Again (Trần Chung Ngọc) 
    Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - "Cha Chung" là ai? (Trần Chung Ngọc) 
    Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết (Trần Chung Ngọc) 
    Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin (Trần Chung Ngọc) 
    Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận (Trần Chung Ngọc) 
    Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? (Trần Chung Ngọc) 
    Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope (Trần Chung Ngọc) 
    Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar 
    Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! (Trần Chung Ngọc) 
    Giáo Dân Nguyễn Phúc Liên đả đảo Vatican!(Phúc Lâm) 
    Khổ Thân Củ Khoai Tôi (Trần Chung Ngọc) 
    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục
    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc) 
    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (1) 
    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (2) 
    Lại Chuyện Ruồi Bu của Trần Trung Đạo (Trần Chung Ngọc) 
    Một Trí Thức Không Biết Ngượng (1) - Trần Chung Ngọc
    Một Trí Thức Không Biết Ngượng (2)- Trần Chung Ngọc
    Nhân Đọc Bài "Nhà Chúa hay Nhà Chùa" của LM Thiện Cẩm (Trần Chung Ngọc) 
    Nhân Đọc Bài "Niềm Tin ..." Của Trần Thị Hồng Sương - 2 (Trần Chung Ngọc) 
    Nhân Đọc Bài "Niềm Tin ..." Của Trần Thị Hồng Sương -1 (Trần Chung Ngọc) 
    Phải Chăng GS Quang Quá Lo Xa ? (Trần Chung Ngọc) 
    Thiền Sư Nhất Hạnh
    Thư Gửi Bạn: Những Người Tin Có Thiên Chúa (Trần Chung Ngọc)
    Thầy Nhất Hạnh
    Thử Phân Tích Một Đoạn Văn của André Masson (Trần Chung Ngọc) 
    Trả Lời Ông Lưu Á Ni (Trần Chung Ngọc) 
    Tôi Đọc BS Ngyễn Thị Thanh Trả Lời Câu Hỏi Don Lê... (Trần Chung Ngọc) 
    Tôi Đọc Bài "Nhận Thức..." của ông Nguyễn Văn Thắng (Trần Chung Ngọc) 
    Tôi Đọc: “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm” Của Nguyễn Văn Lục: (Trần Chung Ngọc) 
    Tại Sao Không Thể Lương Thiện Đi Một Chút ! (Trần Chung Ngọc) 
    Tản Mạn Về "Thói Đời Đối Kháng"(Trần Chung Ngọc) 
    Viết Mà Chơi Về Đối Thoại (Trần Chung Ngọc)
    Vài Nhận Xét về bài...của Nguyễn Tường Tâm (Trần Chung Ngọc)
    Vài Ý Kiến Về Bài "Giáo Hội Công Giáo Roma" của ông Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)
    Về Bức Thư Ngỏ của ông Chu Tất Tiến (Trần Chung Ngọc)
    Về một bài báo...
    Vụ Án Nguyễn Văn Lý
    Đáp Thư của Bác Gửi Cháu TTVN (Trần Chung Ngọc) 
    Đọc bài ... của Nguyễn Văn Trung
    “Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về "Giáo Hội Tiên Khởi..." (Trần Chung Ngọc) 
    “Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ (Trần Chung Ngọc)

     

    Khoa học:


    Charles Darwin và Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)
    Con Người và Vũ Trụ - Dẫn Nhập
    Con Người và Vũ Trụ - Phần I (Mục 1)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần I (Mục 2)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần I (Mục 3)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (kết)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 1)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 2)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 3)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 4)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 5)
    Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 6)
    Nguồn Gốc Con Người - Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)
    Nguồn Gốc Vũ Trụ - Thuyết Big Bang (Trần Chung Ngọc)
    Thiết Kế Thông Minh hay Ngu Đần (Trần Chung Ngọc)
    VietCatholic & Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)
    Vấn Đề Đạo Đức Trong Khoa Học (Trần Chung Ngọc)

     

    Lịch sử:


    Ai Là Ác Nhân Nhất Thế Kỷ 20 ? (Trần Chung Ngọc sưu tầm)
    Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc) 
    Nguyễn Trường Tộ - Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất (Trần Chung Ngọc)
    Thư mục để tham khảo (Trần Chung Ngọc)
    Vài Nét Về Cụ Diệm (Trần Chung Ngọc)
    Vài Nét Về Cụ Hồ -1 (Trần Chung Ngọc)
    Vài Nét Về Cụ Hồ -2 (Trần Chung Ngọc)
    Xét Lại Huyền Thoại Nguyễn Trường Tộ - Nhân Đọc... (Trần Chung Ngọc)
    ĐIỆN BIÊN PHỦ, hay Đâu Là “Sự Thật Lịch Sử” Của Lữ Giang (Trần Chung Ngọc)

     

    Tôn giáo:


    "Ngày Tận Thế" của Ki Tô Giáo  (Trần Chung Ngọc) 
    AMEN ! - Dẫn nhập (Trần Chung Ngọc) 
    AMEN ! Các cơ sở "bác ái" của Công Giáo (Trần Chung Ngọc) 
    AMEN ! Nội dung và phản ứng của Giáo hội CG (Trần Chung Ngọc) 
    Amen! (Là Như Thế Đó!) (Trần Chung Ngọc)
    Anh ngữ: What is Buddhism? (Trần Chung Ngọc)
    Bộ Mặt Thật Của Benedict XVI (Trần Chung Ngọc) 
    Chương Trình "Cứu Rỗi" của Chúa Giêsu (Trần Chung Ngọc) 
    Con Đường Chuyển Hóa (Trần Chung Ngọc)
    Cuộc Đối Thoại giữa Phật và Chúa (Trần Chung Ngọc)
    Các danh nhân Âu Mỹ nghĩ gì về GOD (Trần Chung Ngọc)
    Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo (Trần Chung Ngọc)
    Có “Christian God” Hay Không? (Trần Chung Ngọc) 
    Công Giáo & Tin Lành (2)- Đức tin và quyền lực
    Công Giáo & Tin Lành (3) - Sự suy thoái
    Công Giáo & Tin Lành -Sự khác biệt (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - 5 núi tội ác (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Abraham tổ phụ các đạo Chúa(Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Dẫn Nhập (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Học Thuật Gia Tô (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Nhận Định Tổng Quát(Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Sách Lược Bành Trướng (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Thay Lời Kết(Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Thánh Kinh (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Tài Liệu Tham Khảo(Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử - Vào Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Chính Sử­ - Maria (Trần Chung Ngọc)
    Công Giáo Hắc Sử - Dẫn Nhập
    Darwin Hay Thượng Đế? Tiến Hóa Hay Sáng Tạo? (Trần Chung Ngọc) 
    Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc) 
    GH BENEDICT XVI nói  "cực kỳ xấu hổ" 
    Giáo Hoàng CG và Giáo Chủ HG (Trần Chung Ngọc)
    Giê Su Là Ai ? - Chương 2
    Giê Su Là Ai ? - Giêsu và quốc gia
    Giê Su Là Ai ? - kết chương 1
    Giê Su Là Ai ? - lời nói đầu (Trần Chung Ngọc)
    Giê Su Là Ai ? - tiếp chương 2
    Giê Su Là Ai ? - Vài Lời "Giảng Dạy"
    Giê Su Là Ai ? -Bài Giảng Trên Núi
    Giê Su Là Ai ?- Ba bằng chứng ngụy tạo
    Giê Su Là Ai ?- Chương 1
    Giê Su Là Ai ?- dẫn nhập
    Giê Su Là Ai ?- kết luận
    Giê Su Là Ai ?- Phụ lục
    Hiểm họa Ki-tô là có thực (Trần Chung Ngọc) 
    HIỆN TƯỢNG H.Y. PHẠM MINH MẪN (Trần Chung Ngọc) 
    Huyền Thoại Cứu Rỗi  (Trần Chung Ngọc dịch) 
    Huyền Thoại Lộ Đức (Trần Chung Ngọc) 
    Hãy Tạ Ơn Chúa ! (Trần Chung Ngọc) 
    Linh mục là ai (2) 
    Linh mục là ai (Trần Chung Ngọc)
    Lịch Sử các Giáo Hoàng (Trần Chung Ngọc)
    Lời Truyền Phép Thánh Thể (Trần Chung Ngọc)
    Mười Điều Chính Để Nhận Biết Ai .. (Trần Chung Ngọc) 
    Một Bản Án Chống Công Giáo (Trần Chung Ngọc) 
    Một Hình Ảnh Cần Dẹp Bỏ (Trần Chung Ngọc dịch) 
    Người Việt Nam & Đạo Giêsu: Giê-su Sinh Ra Đời Để Làm Gì? (TCN&NMQ)
    Người Việt Nam & Đạo Giêsu: Lời Kết (TCN&NMQ)
    Người Việt Nam & Đạo Giêsu: Lời Tòa Soạn (TCN & NMQ)
    Người Việt Nam & Đạo Giêsu: Người Việt Nam theo Đạo Giêsu Là Vì Cái Gì? (TCN&NMQ)
    Người Việt Nam & Đạo Giêsu: Nhiệm Vụ Truyền Giáo Của Đạo Giê-su Trên Thế giới (TCN&NMQ)
    Người Việt Nam & Đạo Giêsu: Thánh Kinh Ki Tô Giáo Viết Những Gì? (TCN&NMQ)
    Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Trần Chung Ngọc)
    Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 (Trần Chung Ngọc)
    Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 (Trần Chung Ngọc)
    Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 (Trần Chung Ngọc)
    Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 (Trần Chung Ngọc)
    Nhân đọc bức thư của GH .. (Trần Chung Ngọc)
    Nhìn Lại Ca-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc) 
    Nhìn lại cuộc tranh đấu Phật Giáo (Trần Chung Ngọc)
    Những Sự Thật Xung Quanh Vụ Đức Mẹ Hiện Ra ở Fatima (Trần Chung Ngọc) 
    Phản Ứng của Phật Giáo ... (Trần Chung Ngọc) 
    Phật Giáo Thiền Chứ Không Ngủ  (Trần Chung Ngọc) 
    Phật Giáo Việt Nam trong thời đại mới (Trần Chung Ngọc)
    Phật Giáo VN trong thế giới đa văn hóa (1)
    Phật Giáo VN trong thế giới đa văn hóa (2)
    Quanh Chuyện Chúa Chết (Trần Chung Ngọc) 
    Quanh vấn đề JOSEPH RATZINGER được bầu làm GH (Trần Chung Ngọc) 
    SÁCH: "LỘT MẶT NẠ CA-TÔ GIÁO" (dịch phẩm)
    Sự Suy Thoái Của Ki-tô Giáo 
    Thiên Chúa của những khoảng trống (Trần Chung Ngọc)
    Thư Ngỏ gửi Cám Ơn TGM (Trần Chung Ngọc) 
    Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 1. Về Ca-tô giáo (Trần Chung Ngọc) 
    Tin Tức Hình Ảnh Đại Lễ VESAK Việt Nam (Trần Chung Ngọc) 
    Trai đàn chẩn tế (Trần Chung Ngọc)
    Tôi đọc Đường Xưa Mây Trắng
    Tương Lai Giáo Hội Ca-Tô Rô Ma ở VIỆT NAM (Trần Chung Ngọc) 
    Tại Sao Tín Đồ Ki Tô Giáo Âu Châu Mở Chiến Dịch “Sửa Bỏ Rửa Tội”? (Trần Chung Ngọc)
    Tản mạn về "NGÀY LỄ TẠ ƠN"  (Trần Chung Ngọc)
    Tản Mạn Về Mùa Giáng Sinh (Trần Chung Ngọc)
    Tản Mạn Về Ngày "Giêsu Sinh Ra Đời" (Trần Chung Ngọc) 
    Tổng Giám mục Stanislaw 
    Việt Nam, Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 (Trần Chung Ngọc) 
    Vài Nét Về Phật Giáo và Khoa Học (Trần Chung Ngọc) 
    Vô Thần - Hữu Thần (Trần Chung Ngọc)
    Về Cuốn "Sống Theo Mục Đích" của Mục Sư RICK WARREN -1 (Trần Chung Ngọc) 
    Về Cuốn "Sống Theo Mục Đích" của Mục Sư RICK WARREN -2(Trần Chung Ngọc) 
    Về Cuốn "Sống Theo Mục Đích" của Mục Sư RICK WARREN -3(Trần Chung Ngọc) 
    Về Một Cuốn Sách ()Trần Chung Ngọc
    Xmas (Trần Chung Ngọc)
    Ông Già Noel Dưới Mắt Kỷ Sư (Trần Chung Ngọc) 
    Đâu Là Sự Thực! (Trần Chung Ngọc)
    Đâu Là Sự Thực? - Những "Danh Ca" của Công Giáo (Trần Chung Ngọc)
    Đâu Là Sự Thực? - Thánh Mẹ Teresa (Trần Chung Ngọc) 
    Đâu Là Sự Thực? -"Khuôn Mặt Siêu Việt" của GH John Paul II ra sao? (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Cha - Nhập Đề (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Cha Của Những Người Theo Đạo Thiên Chúa! (Trần Chung Ngọc)
    Đây, Chúa Con Giêsu Của Những Người Theo Đạo Giêsu! (Trần Chung Ngọc)
    Đây, Chúa Giêsu - Lời Kết (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Giêsu - Mục Đích Giáng Trần (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Giêsu - Trí Tuệ (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Giêsu - Vào Đề (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Giêsu - Vấn Đề Đạo Đức (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Chúa Ma - Ngôi Ba Trong "Bộ Ba Thiên Chúa (Trần Chung Ngọc)
    Đây, Thiên Chúa - Đặc Tính Chúa Cha (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Thánh Ma - Ngôi Ba Thiên Chúa (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Thánh Ma - Ngôi Ba Trong “Bộ Ba Thiên Chúa” (Trần Chung Ngọc) 
    Đây, Thánh Ma - Thủ tục và ý nghĩa của lễ rửa tội (Trần Chung Ngọc) 
    Đối Chiếu Phật Giáo & Kitô Giáo - Lời Nói Đầu (Trần Chung Ngọc) 
    Đối Chiếu Phật Giáo & Kitô Giáo - Phần I (Trần Chung Ngọc) 
    Đối Chiếu Phật Giáo & Kitô Giáo - Phần II (Trần Chung Ngọc) 
    Đức Tin Công Giáo- Bí Tích (Trần Chung Ngọc)
    Đức Tin Công Giáo-Chú Thích, Tài Liệu (Trần Chung Ngọc)
    Đức Tin Công Giáo-Dẫn Nhập (Trần Chung Ngọc)
    Đức Tin Công Giáo-Kết (Trần Chung Ngọc)
    Đức Tin Công Giáo-Nguồn Gốc Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)

     

    Thời sự:


    30 tháng 4: Nhìn Lại Cuộc Chiến Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
    Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
    Chống Cộng Theo Gương David (Trần Chung Ngọc) 
    Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng (Trần Chung Ngọc)
    Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar 
    Dư Luận Quần Chúng 
    Linh tinh Thời sự, Viết mà chơi 
    Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng - Nhưng Thất Bại (Trần Chung Ngọc) 
    MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 2 
    MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 3 
    MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM -1
    Một trong ba thứ (Trần Chung Ngọc)
    NED và Lê Quốc Quân 
    Nguyễn Cao Kỳ và Việt Weekly 
    NGÀY 30/4/1975 (Trần Chung Ngọc) 
    Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ 
    Nhân Quyền của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096 (Trần Chung Ngọc)
    Những Người Máy Chống Cộng (Trần Chung Ngọc) 
    Noam Chomsky & Robert McNamara (Trần Chung Ngọc)
    Phiếm Luận Về "Cộng Sản" Hải Ngoại (Trần Chung Ngọc) 
    Phải Chăng Chiếc Khăn Quàng Là Giải Pháp Cho Tòa Khâm Sứ? (Trần Chung Ngọc)
    Phật Giáo Việt Nam Giữa Hai Ý Hệ Công và Cộng (Trần Chung Ngọc)
    Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Chiến Tranh Việt Nam (Trần Chung Ngọc) 
    Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Lá Cờ Vàng (Trần Chung Ngọc) 
    Thử Phân Tích Vài Đoạn Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Trần Chung Ngọc)
    Tản Mạn về Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
    Tản Mạn Xung Quanh Cuộc Chiến Ở Việt Nam (Trần Chung Ngọc) 
    VAALA - Nghệ Thuật Lên Tiếng [Nhưng Bị Bóp Nghẹt] (Trần Chung Ngọc)
    Vài Nhận Định Khi Đọc Lời Phát Biểu Của Ông Ngô Quang Kiệt (Trần Chung Ngọc)
    Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican (Trần Chung Ngọc)
    ĐÒI ĐẤT ! ĐẤT NÀO ? ĐẤT CỦA AI ? (Trần Chung Ngọc) 
    Đôi Hàng Về Chuyện Cờ Vàng Cờ Đỏ (Trần Chung Ngọc) 
    Đôi Điều Chung Quanh Cuốn Le Livre Noir (Trần Chung Ngọc) 
    ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc) 
    “Religulous” Điểm Phim Cuối Tuần (Trần Chung Ngọc)
    “Sư Chính Trị” của MARK MOYAR





CÔNG  GIÁO VÀ CHÍNH SỬ______________________________Trần Chung Ngọc

 

 

CHƯƠNG DẪN NHẬP

 

 

Cuốn sách này là kết quả sưu khảo về thực chất đạo Ca Tô Rô Ma, phiên âm từ Roman Catholic, mà gần đây người Việt thường biết dưới cưỡng từ Công giáo, và tác dụng của đạo này trên thế giới trong gần 2000 năm, và đặc biệt trên dân tộc Việt Nam trong mấy thế kỷ vừa qua.

Cuốn sách này thành hình sau một thời gian dài suy nghĩ, đắn đo. Đắn đo suy nghĩ vì hai lý do. Thứ nhất, viết về những sự thực của một tôn giáo đầy quyền lực thế tục và giàu có về tiền bạc, của cải vật chất, như đạo Ca Tô Rô Ma, những sự thực mà giáo hội không bao giờ muốn cho các tín đồ biết tới, quả thật không dễ. Với kinh nghiệm của gần 2000 năm, Giáo hội Ca Tô Rô Ma, qua bộ máy tuyên truyền tinh vi với đầy đủ phương tiện truyền thông và qua những cán bộ truyền giáo (linh mục, giám mục, tổng giám mục v..v..), một hình ảnh khác hẳn thực chất của đạo Ca Tô Rô Ma đã được truyền bá trên toàn thế giới, đặc biệt là trong đám tín đồ kém hiểu biết, ít học, hay vô học. Do đó, khi đưa ra một hình ảnh không hợp với những điều "Giáo hội dạy rằng", người viết khó tránh được phản ứng của những tín đồ vẫn còn đức tin của thời Trung Cổ, còn sót lại trong một số địa phương, phần lớn ở trong những quốc gia nghèo khổ nhất trên thế giới. Những lời xuyên tạc vu khống như: kẻ thù của giáo hội, chống phá tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, bôi nhọ tôn giáo v...v..., luôn luôn sẵn sàng để chụp lên đầu những ai viết ra những sự thực trái ngược với những hình ảnh mà Giáo hội đã cấy vào trong đầu óc của số tín đồ này. Thứ nhì, viết về những sự thực của Ca Tô La Mã Giáo thì có lợi ích gì? có thay đổi được gì? có tạo được sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc như lòng mong ước, hay lại gây thêm chia rẽ?

Nhưng trước những sự xuyên tạc lịch sử của một số tín đồ Ca Tô Việt Nam, nào là "công ơn" của Alexandre de Rhodes, nào là những sự đóng góp cho quốc gia của Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ v...v...; trước mưu đồ gây chia rẽ trong đại khối dân tộc Việt Nam qua vụ phong 117 Thánh trong đó có một số có tội với dân tộc Việt Nam; trước những bài viết có tính cách mạ lỵ những anh hùng dân tộc như Vua Quang Trung, lãnh tụ Văn Thân Phan Đình Phùng v...v...; trước những cuốn sách phóng đại sự việc, đổ lên đầu các vua triều Nguyễn trách nhiệm cấm đạo và tàn sát giáo dân; trước những lời kinh nhật tụng có tính cách xúc phạm đến ông bà, tổ tiên và mọi tôn giáo khác ở Việt Nam v...v..., tôi nghĩ không có gì phải đắn đo suy nghĩ nữa, đã đến lúc phải đi đến quyết định đưa ra ánh sáng thực chất của Ca Tô Giáo Rô Ma: thứ nhất, để đánh đổ những mưu toan xuyên tạc lịch sử, lấy lại công bằng lịch sử, và thứ nhì, với hi vọng những sự thật này sẽ giải phóng một số người có đầu óc tiến bộ, cởi mở, và tôn trọng sự thật. Nhưng làm sao có thể nói hết được sự thật trong phạm vi một cuốn sách nhỏ? Cho nên, tôi chỉ có thể nói lên một phần nhỏ những điều tôi biết và hi vọng các bậc học giả chuyên ngành sẽ bổ túc thêm những thiếu sót không thể tránh được.

Cuốn sách này cũng còn có một mục đích rõ rệt: giúp cho những tín đồ Ca Tô Việt Nam hiểu rõ tại sao Giáo Hoàng John Paul II lại răn dạy các tín đồ Ca Tô phải ăn năn thống hối, xưng tội với lịch sử và dân tộc, trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, dù những lời dạy này thực chất chỉ là những lời nói đãi bôi, đầu môi chót lưỡi, vì trái ngược với những hành động của giáo hoàng và tòa thánh Vatican, và nhất là vì Giáo hội Ca Tô không đưa ra một sự đền bù nào cho những tác hại mà Giáo hội đã gây ra cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hi vọng những tài liệu lịch sử trong cuốn sách này sẽ giúp họ nhận rõ thực chất của Ca Tô Giáo Rô Ma.

Có một số người cho rằng: "Chúng ta không bao giờ nên phê phán, chỉ trích tôn giáo của người khác," dù nhiều khi những cái gọi là "phê phán" hay "chỉ trích" chỉ là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ nhận. Tôi tôn trọng quan niệm "không nên dính vào chuyện của người ta" của họ. Nhưng sống trong một xã hội mà mọi sự đều liên hệ tới nhau, và tôn giáo thường có ảnh hưởng tới mọi vấn đề xã hội, thái độ này có hại nhiều hơn là có lợi. Thật vậy, trong cuốn Nền Tự Do của Mỹ và Quyền Lực Ca Tô, trg. 4 (American Freedom and Catholic Power), Paul Blanshard viết như sau:

"Anh không bao giờ nên chỉ trích tôn giáo của người khác," cái giáo lý nghe có vẻ vô hại đó, phát xuất từ những tình cảm cao quý, nhưng thật là nguy hại cho lối sống dân chủ. Nó không biết đến bổn phận phải bênh vực sự thực trong mọi ngành tư duy của mọi công dân tốt. Nó không xét đến sự kiện là phần lớn cái mà con người gọi là tôn giáo cũng là chính trị, lành mạnh xã hội và kinh tế. Giữ yên lặng về "tôn giáo của người khác" có thể đưa đến nền y tế hạng hai, nền giáo dục thấp kém, và chính quyền phản dân chủ.

Tôi tin rằng mọi công dân Mỹ - CaTô và phi-CaTô - đều có bổn phận phải nói lên vấn nạn Ca Tô, vì những vấn đề liên hệ tới CaTô đi vào trọng tâm của nền văn hóa và quốc tịch của chúng ta. Nói thẳng về vấn nạn này có thể bị nhiều nguy hiểm cay đắng, hiểu lầm và ngay cả sự cuồng tín, nhưng những nguy hiểm của sự yên lặng lại còn lớn hơn. Bất cứ người nào phê phán về những chính sách của hệ thống quyền lực CaTô đều phải gồng mình lên đội cái mũ "chống CaTô", vì đó là một phần trong sách lược chống đỡ của hệ thống CaTô: chụp cái nhãn hiệu này lên những người đối lập; và họ cũng phải cam chịu mang danh hiệu là kẻ thù của dân CaTô, vì hệ thống CaTô luôn luôn đồng hóa những tham vọng của giới giáo sĩ với những cái mà họ cho là ước muốn của tín đồ."

(You should never criticize another man's religion", that innocent-sounding doctrine, born of the noblest sentiments, is full of danger t o the democratic way of life. It ignores the duty of every good citizen to stand for the truth in every field of thought. It fails to take account of the fact that a large part of what men call religion is also politics, social hygiene and economics. Silence about "another man's religion" may mean acquiescence in second-rate medicine, inferior education and anti democratic government.

I believe that every American - Catholic and non-Catholic - has a duty to speak on the Catholic question, because the issues involved go to the heart of our culture and our citizenship. Plain speaking on this question involves many risks of bitterness, misunderstanding and even fanaticism, but the risks of silence are even greater. Any critic of the policies of the Catholic hierarchy must steel himself to be called "anti-Catholic," because it is part of the hierarchy's strategy of defense to place that brand upon all its opponents; and any critic must also reconcile himself to being called an enemy of the Catholic people, because the hierarchy constantly identifies its clerical ambitions with the supposed wishes of its people.)

Ý thức được những điều trên và chấp nhận những nhãn hiệu có thể chụp lên đầu và cả những lời trách cứ của những người không muốn dính vào "tôn giáo của người khác", sau đây tôi sẽ cố gắng đưa ra một số sự thực về đạo Ca Tô Rô Ma, dựa theo những tài liệu khả tín hiện hữu. Làm công việc bạc bẽo này với mục đích gì? Chẳng qua chỉ theo lời dạy của Đức Khổng Tử: "Thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối, tốt hơn là thắp lên một ngọn đèn nhỏ". Sự thắp lên một ngọn đèn nhỏ này tuyệt đối không có mục đích truy cầu bất cứ cái gì cho bản thân, cũng như tuyệt đối không bắt nguồn từ quan niệm cách biệt tôn giáo, mà phát xuất từ lòng mong muốn khai sáng một vấn đề quan trọng của lịch sử, ngõ hầu đưa tới một sự hiểu biết đúng đắn về vấn đề tôn giáo và do đó hi vọng có thể tránh được sự vấp lại những sai lầm lịch sử mà hậu quả là sự chia rẽ trong đại khối dân tộc.

Tôi quan niệm rằng, nếu những tài liệu mà tôi dẫn chứng trong cuốn sách này hiện có đầy trong các thư viện của các trường đại học, trong các thư viện công cộng, trong các tiệm sách, trong Internet v...v.. mà không tạo thành "vấn đề" ở Âu Mỹ, ở trong những quốc gia mà đa số theo KiTô Giáo, thì không có lý do gì chúng lại trở thành "vấn đề" đối với người dân Việt Nam trong đó chỉ có khoảng 6-7 % theo CaTô Giáo RôMa. Do đó, mọi mưu toan chối bỏ hoặc xuyên tạc các tài liệu trên là chống Ca Tô, gây bất hòa giữa các tôn giáo, chia rẽ tôn giáo v..v.., hay những mưu toan ngăn chặn phổ biến các tài liệu này là những hành động lạc hậu, phản trí thức của thời Trung Cổ ở Âu Châu, đi ngược lại trào lưu mở mang dân trí của người dân, giữ dân tộc Việt Nam trong vòng ngu muội, đặt quyền lợi tôn giáo, phe phái lên trên quyền lợi của dân tộc. Người Việt Nam, cũng như người dân trong mọi quốc gia tân tiến khác, có quyền biết về những sự thực lịch sử, dù những sự thực lịch sử này liên hệ đến vấn đề tế nhị tôn giáo và tín ngưỡng, vì tôn giáo không thể đứng ngoài dân tộc. Chỉ có như vậy, dân trí mới mở mang, không vấp lại những sai lầm hại dân hại nước, và sự hòa đồng dân tộc mới có hi vọng thực hiện, sự hòa đồng mà chúng ta đã thấy trong các nước văn minh tiến bộ nhất.

Lẽ dĩ nhiên, trong cái việc làm tế nhị, dễ bị đụng chạm và dễ bị xuyên tạc này, những trở ngại như đã nêu ở trên là điều không thể tránh. Nhưng nếu chỉ vì những trở ngại ngoài mặt này mà chúng ta, những con người trí thức, cứ tiếp tục bịt mắt bịt tai người dân, thì chúng ta quả là mang tội với dân tộc vì như vậy là chúng ta đã chặn bước tiến của dân tộc. Các nước tân tiến trên thế giới sở dĩ văn minh tiến bộ là vì nơi đây các chính phủ đều tôn trọng quyền tự do trình bày tư tưởng và phát biểu ý kiến, đặc biệt là những tác phẩm có tính cách nghiên cứu. Lịch sử tôn giáo cho thấy giáo hội CaTô RôMa đã tìm mọi cách để ngăn chặn quyền tự do này nhưng đã thất bại và ngày nay giáo hội chỉ có thể thực thi sự ngăn chặn này, được chừng nào hay chừng ấy, trong nội bộ mà thôi. Cho nên, đã đến lúc không nên để cho người dân tiếp tục bị lừa dối bởi những mưu toan xuyên tạc lịch sử, người dân phải biết những sự thực lịch sử để có thể nhận rõ đâu là con đường dân tộc, và đâu là con đường phi dân tộc, phản dân tộc, và do đó, định cho mình một thái độ.

Thật ra, ý định thực hiện cuốn sách này là một ý định đã có từ hơn mười năm về trước, khi tôi đọc câu dưới đây của Linh mục Lương Kim Định, nguyên giáo sư đại học Văn Khoa Saigon, trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt, trg. 57:

"..sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam gặp quá nhiều xui xẻo bất hạnh gây nên những vụ bắt bớ đổ máu rất đau thương, và đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe lương giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được."

Câu viết trên của một người thuộc thành phần trí thức lãnh đạo Thiên Chúa Giáo Việt Nam đã cho chúng ta biết một sự thật: đó là, đại khối dân tộc Việt Nam đang thống nhất trong tinh thần "Tam Giáo đồng nguyên" từ cả hơn ngàn năm nay, đã trở thành chia rẽ vì sự du nhập của Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam. Vậy, làm sao xóa bỏ được sự chia rẽ trên, lấy lại được tinh thần hòa hợp cố hữu của dân tộc, nếu chúng ta không đủ can đảm đối diện với sự thực? Ngoài ra, có một vấn đề cần được sáng tỏ: có thật Thiên Chúa Giáo đã gặp quá nhiều xui xẻo bất hạnh khi truyền vào Việt Nam, hay là Thiên Chúa Giáo đã mang đến cho Việt Nam bao sự xui xẻo bất hạnh?

Muốn trả lời những câu hỏi này, thiết tưởng không có cách nào khác là tìm hiểu lịch sử một cách cặn kẽ để tìm ra sự thực... Bưng bít, che dấu sự thực thì vấn đề vẫn còn nguyên, vậy chúng ta phải trực diện đối đầu với vấn đề để tìm cách giải quyết. Cuốn sách này hi vọng có thể đưa ra phần nào những sự thực lịch sử tôn giáo trong thời cận đại ở Việt Nam, hay nói cho đúng hơn, trả lại công bằng cho lịch sử, một lịch sử đã bị xuyên tạc, diễn giải theo chiều hướng của chế độ thực dân cùng tay sai bản địa, hoặc của một lực lượng tôn giáo đã nổi tiếng trong dân gian là phi dân tộc, trong những giai đoạn đen tối của dân tộc.

Hơn 100 năm qua, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua một giai đoạn lịch sử rất đau thương. Trước hết là gần 100 năm bị Pháp đô hộ. Tiếp theo là 8 năm kháng chiến chống Pháp khi Pháp muốn lập lại nền đô hộ ở Việt Nam. Rồi tới 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do ngoại bang chỉ đạo và nắm quyền thao túng. Trong cuộc chiến gọi là quốc cộng này thì hai bên còn dồn hết nỗ lực vào một cuộc chiến thắng quân sự. Ngoài Bắc thì chính quyền tập trung mọi nỗ lực vào mục đích thống nhất quốc gia, cần sự đoàn kết của mọi thành phần dân tộc. Trong Nam thì Mỹ đã tạo dựng một chính quyền Ngô Đình Diệm mà sử sách đã gọi là một chính quyền Ca-Tô-Giáo độc tôn, độc đảng, gia đình trị, với mưu đồ Ca Tô hóa miền Nam bằng cường quyền và bạo lực; và tiếp theo là một chế độ Diệm không Diệm, kéo dài cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hiển nhiên trong khoảng thời gian đầy đau thương này, không mấy ai nghĩ đến chuyện tìm hiểu vấn đề Ca-Tô-Giáo ở Việt Nam vì đây là một đề tài rất tế nhị, có thể đưa tới những phản ứng xáo trộn trong xã hội vì đụng chạm đến tín ngưỡng của những người cuồng tín, thiếu hiểu biết về ngay chính tôn giáo của mình, khoan kể đến chính sách đàn áp những người ngoại đạo của những chính quyền Ca Tô ở miền Nam. Hơn nữa, trong một bối cảnh lịch sử như trên, một cuộc nghiên cứu nghiêm túc về toàn bộ vấn đề Ca Tô Giáo ở Việt nam quả là khó thực hiện.

Trong thời Pháp thuộc, ngoài những sách viết bởi người Pháp, chúng ta có hai cuốn sử được coi là có giá trị: cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và cuốn Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của Đào Duy Anh. Vì viết trong thời kỳ Pháp đô hộ nên những sự việc liên quan đến vai trò của các giáo sĩ thừa sai và người Việt Nam theo Ca Tô Giáo trong cuộc xâm lăng của Pháp không có nhiều. Đặc biệt, các sự kiện về đàn áp đạo Ca Tô đều dựa vào sách của Pháp và theo luận điệu của các giáo sĩ thừa sai đương thời, cho nên không phản ánh trung thực vấn đề. Thường thì người Pháp và các giáo sĩ thừa sai chỉ đưa ra một mặt của vấn đề, nghĩa là có sự đàn áp Ca Tô Giáo nhưng không đưa ra nguyên nhân, hoặc đưa ra những nguyên nhân sai lạc với những mưu đồ đen tối. Với những tài liệu mới được phanh phui ra sau khi chế độ thực dân ở Đông Dương cáo chung, càng ngày người ta càng tìm ra những luận cứ trái ngược với những nhà viết sử thực dân hay những nhà viết sử dựa hoàn toàn vào tài liệu của họ.

Thí dụ, thư loại tham khảo kê trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim gồm cuốn Cours d'Histoire Annamite của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một đại Việt gian theo Ca Tô Giáo Rô Ma đặc biệt trung thành với Pháp, đã viết thư yêu cầu Pháp đánh chiếm Việt Nam (xin đọc cuốn Pétrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập của Lê Trọng Văn và cuốn Pétrus Trương Vĩnh Ký Nhìn Từ Những Khía Cạnh Và Nhận Thức Khác Nhau của 8 tác giả), và 9 cuốn khác của các tác giả Pháp, và tất cả chỉ có vậy. Một thí dụ khác là, theo sự phê bình của Giáo sư sử học Mark W. McLeod trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 thì cuốn Việt Nam Giáo Sử của Linh Mục Phan Phát Huồn hoàn toàn dựa theo những nhà viết sử thực dân và những giáo sĩ thừa sai chuyên xuyên tạc, phóng đại và bi thảm hóa vấn đề cấm đạo dưới Triều Nguyễn cho nên chứa nhiều chi tiết sai hẳn sự thực. Lẽ dĩ nhiên, cuốn sử của Trần Trọng Kim chỉ có một giá trị tương đối thời đại, và cuốn sử của Phan Phát Huồn thì không thể kể là có giá trị nào đáng kể, vì những sự kiện và quan niệm cá nhân viết trong đó chỉ có giá trị khi chúng không thể bị phản bác bởi những công cuộc khảo cứu hiện đại của nhiều người khác về cùng những vấn đề.

Rất may là sau khi thực dân Pháp mất quyền đô hộ ở Việt Nam, và trong thời gian Mỹ tham chiến ở Việt Nam mà khía cạnh tôn giáo không thể phủ nhận, điển hình là Hồng Y Spellman đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đưa Ngô Đình Diệm về nắm chính quyền miền Nam cũng như đã nhiều lần tới Việt Nam để ủy lạo binh sĩ Mỹ và khẳng định với binh sĩ Mỹ là họ đang chiến đấu để bảo vệ nền văn minh Ki Tô Giáo trong một nước mà hơn 90 phần trăm dân chúng đã từ chối nền "văn minh" này, và nhất là 9 năm cầm quyền của Ngô Đình Diệm với chính sách độc tôn thiên vị Ca Tô Giáo, chủ trương tiêu diệt các tôn giáo khác (sau khi Diệm tiêu diệt các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, những người gia nhập đảng Cần Lao Công Giáo, đảng phái duy nhất được phép thành lập dưới sự bảo trợ của chính quyền miền Nam, phải tuyên thệ là phải diệt trừ "Phật Giáo ma quỷ") thì có nhiều học giả quan tâm đến Việt Nam và muốn tìm hiểu nguyên nhân xa của các cuộc chiến này, cho nên đã khởi công nghiên cứu lịch sử Việt Nam một cách khá tường tận, nhất là về vai trò của các giáo sĩ thừa sai Ca Tô ở Việt Nam, dựa trên những văn kiện lưu trữ trong các văn khố ngoại quốc, kể cả bộ thuộc địa Pháp và thư viện của hội truyền giáo Pháp, mà tính cách xác thực của những tài liệu này không ai có thể nghi ngờ hay phủ nhận. Trong những thiên khảo cứu này, tài liệu tham khảo vô cùng phong phú và minh bạch, vì với phương pháp khảo cứu và kiểm chứng ngày nay, tác giả khó có thể ngụy tạo văn kiện hoặc viết vu vơ, vì nó có thể phạm tới uy tín của người viết, phần lớn là học giả, giáo sư đại học, hoặc những người viết luận án Tiến Sĩ Quốc Gia.

Luận án Tiến Sĩ Les Missionnaires et la Politique Coloniale Francaise au Việt Nam của Cao Huy Thuần (bản tiếng Việt: Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam); luận án Tiến Sĩ L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine (Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp và Trung Hoa) của Yoshiharu Tsuboi; cuốn The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874 (Phản Ứng của Việt Nam Trước Sự Can Thiệp của Pháp: 1862-1874) của Mark W. McLeod, giáo sư đại học Gonzaga, tiểu bang Washington; cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914: A Documentary Survey (Những Thừa Sai Ca Tô Pháp và Chính Trị Chủ Thuyết Đế Quốc ở Việt Nam, 1857-1914: Một Cuộc Nghiên Cứu Qua các Tài Liệu) của Patrick J. N. Tuck, giáo sư đại học Liverpool, Anh Quốc; cuốn Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Vietnam (Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Sự Thâm Nhập của Pháp vào Việt Nam) của Nicole Dominique Le, thuộc Viện Nghiên Cứu và Khảo Cứu các Nhân Chủng và Văn Hóa khác nhau tại Paris, Pháp; bộ La Geste Francaise en Indochine (Thái Độ của Pháp ở Đông Dương) của Georges Taboulet, Paris; cuốn Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam: 1858 - 1897 (bản tiếng Việt: Bước Mở Đầu của sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897)) của Nguyễn Xuân Thọ; cuốn Catholicisme et Sociétés Asiatiques (Chủ Thuyết Ca Tô và Những Xã Hội Á Đông) của Alain Forest và Yoshiharu Tsuboi; những cuốn Catholic Imperialism and World Freedom (Chủ Thuyết Đế Quốc Ca Tô và Nền Tự Do của Thế Giới) và cuốn Vietnam: Why Did We Go (Việt Nam: Tại Sao Chúng Ta Phải Tới Đó) của Avro Manhattan v..v.. là những công trình khảo cứu rất có giá trị với rất nhiều tài liệu dẫn chứng, trong đó có những tài liệu mới được mở ra cho công chúng tham khảo, những tài liệu mà tính chất chính xác của chúng không ai còn có thể nghi ngờ, bàn cãi. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến hàng trăm cuốn sách viết về cuộc chiến tại Việt Nam, trong đó có những phần viết về vai trò của đạo Ca Tô RôMa tại Việt Nam. Tuy cơ quan truyền giáo của Pháp còn giữ kín nhiều tài liệu mật, không cho phép các chuyên gia khảo cứu tham khảo (theo Nicole Dominique Le), nhưng xuyên qua những tài liệu đã được phanh phui, chúng ta cũng có thể nhìn ra những sự kiện lịch sử liên hệ tới toàn bộ vấn đề CaTô Giáo RôMa (Công giáo) ở Việt nam.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nào viết về Giáo hội CaTô RôMa ở Việt Nam một cách chính xác nếu chúng ta không hiểu gì về bản chất của CaTô Giáo RôMa toàn cầu mà cơ quan đầu não là Tòa Thánh Vatican, về Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, nền tảng của giáo lý CaTô, về sách lược truyền đạo của CaTô Giáo trên thế giới, nhất là ở Á Châu, và về những gì mà Ca Tô Giáo RôMa đã mang tới cho nhân loại trong gần 2000 năm qua. Cho nên, để trình bày vấn đề cho đầy đủ, cuốn sách này sẽ gồm có những chương sau đây:

- Nhận Định Tổng Quát về Ca Tô Giáo RôMa

- Lịch Sử Thành Lập Ca Tô Giáo RôMa: Từ Huyền Thoại đến Thực Chất.

- Lịch Sử Phát Triển của Ca Tô Giáo RôMa ở Âu Châu

- Sách Lược Bành Trướng Của Ca Tô Giáo RôMa Trên Thế Giới

- Thánh Kinh Ki Tô Giáo.

- Học Thuật Ca Tô (Catholic Scholarship)

- Những Phép Lạ Trong Ca Tô Giáo RôMa

- Sự Du Nhập Của Ca Tô Giáo RôMa vào Việt Nam

Cuốn sách này thực ra chỉ là một tập hợp những tài liệu khả tín hiện hữu, phần lớn do các giới chức trong Ca Tô Giáo RôMa như linh mục, giám mục v..v.. và các học giả Ca Tô, giáo sư đại học chuyên về tôn giáo viết. Những tác phẩm nghiên cứu của những vị trên được viết ra để cho những tín đồ có đầu óc khai phóng, nhận rõ thực chất của tôn giáo mình để đi đến những cải cách tốt đẹp hơn. Trong cuốn sách này, tôi không làm gì khác hơn là xếp đặt những tài liệu thành hệ thống theo các chủ đề, với mục đích trình bày cùng quý độc giả nào quan tâm đến vấn đề mở mang dân trí với lòng mong muốn đưa nước nhà lên mức văn minh tiến bộ của thế giới, và nhất là quan tâm đến vấn đề hòa hợp trong đại khối dân tộc trong đó sự hòa hợp tôn giáo là một yếu tố vô cùng quan trọng để cho mọi người dân ý thức được nhiệm vụ của mình, đặt lòng yêu nước, yêu dân tộc lên trên hết, theo truyền thống độc lập, không lệ thuộc ngoại bang, về tư tưởng cũng như về vật chất, của người Việt Nam trong bao thế kỷ qua. Do đó, cuốn sách này có mục đích trình bày một số sự thực về Ca Tô Giáo RôMa để cho mọi người chúng ta cùng rút kinh nghiệm, tránh tái vấp phải những sai lầm lịch sử, và từ đó hi vọng sẽ tạo thêm được hòa khí giữa những người khác tín ngưỡng trong đại khối dân tộc Việt Nam. George Santayana đã chẳng nói: "Những kẻ nào không biết đến lịch sử thì thường hay vấp lại những sai lầm của lịch sử" hay sao? Tôi tuyệt đối tôn trọng tín ngưỡng của bất cứ ai nếu tín ngưỡng này chỉ là thuần túy tín ngưỡng. Tuy nhiên, tôi không thể không chống những hành động gây tác hại cho nhân loại nói chung, cho dân tộc Việt Nam nói riêng, dù những hành động tác hại này bắt nguồn từ một tín ngưỡng, bất kể đó là tín ngưỡng nào. Những hành động tác hại này thực sự đã đi ra ngoài phạm vi tín ngưỡng, ảnh hưởng đến trật tự và sự an sinh của các xã hội. Trong thế giới văn minh tiến bộ đa tôn giáo này, không một tôn giáo nào có quyền cho rằng tôn giáo của mình là chân thật duy nhất, nắm trong tay chân lý duy nhất, và do đó có những mưu toan bành trướng bằng những sách lược tàn bạo, vô đạo đức, để thu nhặt tín đồ cũng như để tiêu diệt các tôn giáo khác.

Vì xử dụng khá nhiều tài liệu trong cuốn sách này cho nên khi trích dẫn, để tôn trọng quyền tác giả, tôi bắt buộc phải dịch nguyên văn những đoạn trích dẫn. Do đó, nếu trong những đoạn dịch quý độc giả có thấy những danh từ nghe có vẻ khó nghe, không được nhẹ nhàng và có tính cách xúc phạm thì xin quý độc giả thông cảm, và nếu có trách thì xin quy trách cho những tác giả của những sử liệu đã được dẫn chứng. Tôi cố gắng dịch cho sát nghĩa nhưng vì không phải là một chuyên gia về ngoại ngữ nên rất có thể có những danh từ tôi dịch không được chỉnh hoặc không được rõ ràng. Vì vậy, tôi luôn luôn kèm theo văn bản gốc để quý độc giả so sánh và nắm được ý của tác giả.

Hi vọng cuốn sách này đóng góp được một phần nhỏ trong những công trình nghiên cứu về Ca-tô Giáo Rô-ma ở Việt nam, sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Tôi xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình đứng đắn và trí thức, nếu có.

CHƯƠNG I.

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ

CA-TÔ GIÁO RÔ-MA (CÔNG GIÁO)

 

Trước hết, khi nghiên cứu về lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Công giáo) chúng ta cần biết rõ một sự kiện: lịch sử Ki-tô Giáo (gồm có Do Thái, Chính Thống, Tin Lành, và Ca-tô Giáo Rô-ma), cho tới Thế Kỷ 16, cũng là lịch sử Ca-tô Giáo Rô-ma (Roman Catholicism), như Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition, trg. 52):

"Khi ôn lại lịch sử của KiTô Giáo chúng ta cần phải nhớ rằng, trước công cuộc cải cách (Thế Kỷ 16; TCN), KiTô Giáo như là một tổ chức đồng nghĩa với Giáo hội Ca-tô và Giáo Hoàng là người cai quản giáo hội đó, cho nên mọi việc xấu ác của KiTô giáo từ lúc đầu cho tới công cuộc cải cách là trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, của chế độ Giáo Hoàng."

(As we review the history of Christianity, bear in mind that prior to the Reformation, Christianity as an institution was synonymous with the Catholic Church, and the pope was in charge of that church. Therefore, all the evils of Christianity from its inception to the Reformation were directly or indirectly the responsibility of the Papacy.)

Thứ đến, chúng ta cũng cần biêt rõ một sự kiện lịch sử khác: từ thế kỷ 16, Giáo hội Ca-tô Rô-ma đã liên kết với các đế quốc thực dân Âu châu như Pháp, Anh, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha: hoặc làm đoàn quân tiền phong, hoặc đồng hành, hoặc theo gót những đoàn quân thực dân đi xâm lăng các nước kém mở mang ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Tân Thế Giới, và Á Châu, để truyền bá đạo Dê-su bằng "thập giá và lưỡi gươm", với chính sách cường quyền và bạo lực thắng công lý, tạo dựng nên một đạo quân thứ 5 bản địa, gây xáo trộn trong các quốc gia kém mở mang, và phá hủy các nền văn hóa địa phương, đền đài, chùa, miếu của các tôn giáo khác v..v..

Chính sách truyền bá đạo bằng bạo lực, dối trá, và sách lược tiêu diệt các nền văn hóa khác là những sự kiện lịch sử mà chính giáo hội Ca-tô cũng không thể phủ nhận. Và để xoa dịu dư luận thế giới, Giáo Hoàng đương nhiệm John Paul II đã thực hiện nhiều chuyến công du tới các nước trong Thế Giới Thứ Ba để xin lỗi những nước này về những chính sách truyền đạo của giáo hội Ca-tô bằng bạo lực và cưỡng ép dân bản xứ theo đạo, bằng sự phá hủy các nền văn hóa địa phương, phá hủy đền đài, chùa miếu, tượng thờ của các tôn giáo khác v...v... đồng thời kêu gọi giáo dân phải sám hối về những tội ác và bất hạnh mà giáo hội Ca-tô đã gây ra cho nhân loại.

Giáo Hoàng phải làm như vậy để vớt vát phần nào uy tín ngày càng suy sụp của giáo hội trước sự nghiên cứu về những sự kiện lịch sử của giáo hội được trình bày rõ trong những tác phẩm nghiên cứu của ngay chính một số chức sắc trong Ca-tô giáo cùng của nhiều học giả và giáo sư đại học chuyên về tôn giáo. Tòa Thánh Vatican đã hoàn toàn yên lặng trước những phanh phui lịch sử này, dù thế lực về chính trị cũng như về tiền bạc của Tòa Thánh trên hoàn cầu rất lớn. Điều này chứng tỏ ngày nay Giáo hội Ca-tô đã không còn quyền lực để bóp nghẹt sự thật như Giáo hội đã làm trong quá khứ. Những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Gia Tô La Mã Giáo kể trên nay được phổ biến rộng rãi trong các thư viện đại học và thư viện công cộng, trong các tiệm sách, và trên cả diễn đàn điện tử Internet. Lẽ dĩ nhiên đa số giáo dân không hề biết đến những công cuộc nghiên cứu này, và giáo hội đã dùng đủ mọi cách để ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu khảo cứu này đến quần chúng tín đồ. Đây là sách lược cố hữu của giáo hội: sợ tín đồ mất đi đức tin nên cố giữ họ trong vòng u mê, không biết đến gì khác ngoài những lời rao giảng sai sự thật và có tính cách vừa đe dọa vừa nhồi sọ của giáo hội.

Với những hành động nhận tội với nhân loại như trên, Giáo Hoàng hi vọng thế giới sẽ quên đi những trang sử đen tối của GiaTô La Mã Giáo với cái chiêu bài (motto) như sau:

"Xin lỗi nhé! Nhân danh Chúa của chúng tôi, chúng tôi đã nô lệ hóa các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã giết các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã chia rẽ, xâu xé, tàn phá quốc gia của các người. Bây giờ các người có thể tin tưởng ở chúng tôi được rồi."

(Sorry! In the name of our God, we enslaved you. Sorry! We killed you. Sorry! We screwed up your country. You can trust us now. (A freethinker on Vietnet)).

Nhưng thế giới nói chung có lẽ không bao giờ có thể quên được những bất hạnh mà GiaTô La-Mã Giáo đã mang tới cho nhân loại, vì càng ngày ta càng thấy nhiều sách báo viết về cái lịch sử tàn bạo này, và Việt Nam nói riêng, có lẽ không bao giờ có thể quên được cái giai đoạn lịch sử cay đắng gần 100 năm nô lệ và 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn của dân tộc mà GiaTô La-Mã Giáo đã dự phần không nhỏ gây nên với sự phụ giúp của một số lớn tín đồ bản xứ. Niềm tin vào Gia Tô La Mã Giáo càng ngày càng suy giảm trong các nước văn minh tiến bộ, linh mục và giáo dân bỏ đạo hàng loạt, các bí tích trở thành mất ý nghĩa, do đó giáo dân không chịu đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Báo Chicaogo Tribune ngày thứ Tư, 8 tháng 7, 1998 loan tin từ Vatican City: "tình trạng suy thoái về niềm tin trầm trọng đến nỗi Giáo hoàng John Paul II phải ra một thông tri dài 100 trang kêu gọi tín đồ phải giữ vững niềm tin, đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, nếu không thì tầm nhìn bị giới hạn, không thể thấy được "Thiên đường." Ở Mỹ, những cuộc thăm dò cho thấy, chưa đến một phần ba tín đồ Gia Tô đi lễ ngày chủ nhật" (Pope John Paul II issued a 100-page apostolic letter Tuesday to boost the dwindling number of Sunday mass-goers...He said "when Sunday loses its fundamental meaning and becomes merely part of a week-end, it can happen that people stay locked within a horizon so limited that they can no longer see "the heavens". His plea was a response to "strikingly low" church attendance...In the US, surveys estimate that less than a third of Catholics attend mass on Sunday.)

Điều đáng buồn là, trước những sự kiện lịch sử hiển nhiên về thực chất của Gia Tô La-Mã Giáo như trên mà đa số tín đồ kém hiểu biết hoặc thất học như ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Phi Luật Tân, và một vài vùng ở Việt Nam (số con chiên kém hiểu biết này chiếm hơn 70% tổng số tín đồ Gia Tô trên thế giới) vẫn còn tin vào những lời tuyên truyền nhồi sọ xuyên tạc sự thật của giáo hội như: Giáo hội Gia Tô toàn cầu là một giáo hội thánh thiện, đạo đức, truyền bá "Tin Mừng" của Phúc Âm, tranh đấu cho hòa bình, hoặc "ý niệm về công bằng, bác ái, nhân quyền đều phát xuất từ Ki Tô giáo " (Đỗ Mạnh Tri trong Ngón Tay và Mặt Trăng), "ý niệm tiến bộ của văn minh toàn thế giới đã thoát thai từ Thiên Chúa Giáo" (Lý Chánh Trung trong Tôn Giáo và Dân Tộc) v...v... trong khi những sự kiện lịch sử trên thế giới về sự phát triển của Ki Tô Giáo và những công cuộc khảo cứu của một số giới chức ngay trong "hội Thánh", của một số chuyên gia , nhà thần học, giáo sư đại học chuyên về tôn giáo đã chứng minh ngược lại, nghĩa là, Ki Tô Giáo là tổ chức vi phạm công bằng, bác ái và nhân quyền vào bậc nhất, và nền văn minh hiện đại không thoát thai từ Thiên Chúa Giáo mà từ sự dũng cảm của những người có đầu óc khai phóng, bất chấp quyền lực của Giáo hội Gia Tô, và từ những phát minh khoa học bất chấp sự ngăn chặn của Giáo hội, như sẽ được trình bày trong những chương sau.

Thật ra, đám người này không đáng trách, vì họ đã bị tẩy não, nhồi sọ như trên từ khi họ còn nhỏ bởi các cán bộ truyền đạo Gia Tô (linh mục), theo sách lược bưng bít và tuyên truyền lừa dối của giáo hội trên khắp hoàn cầu với những phương tiện đầy đủ nhất, những thủ đoạn xuyên tạc sự thật tinh vi nhất, và nhất là họ không đủ kiến thức và sách vở để kiểm chứng những lời rao giảng của giới linh mục mà họ được nhồi vào óc từ khi còn thơ ấu là: "Cha cũng như Chúa", và nhất cử nhất động đều phải tuân theo lời Cha, nếu không là phản Chúa và sẽ bị đày địa ngục. Một số lớn những cán bộ truyền giáo này cũng không còn tin ở những giáo lý hay tín lý huyền hoặc nữa, nhưng vì quyền lợi cá nhân, vì địa vị ăn trên ngồi chốc, vì sự trọng vọng của đám tín đồ thấp kém, nên vẫn tự dối lòng rao giảng những điều mà chính mình không còn tin.

Nhưng trong thế giới văn minh Âu, Mỹ thì tình hình lại khác hẳn. Đa số tín đồ Gia Tô không còn mù quáng tuân phục mọi luật lệ của tòa Thánh Vatican, công khai căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống giáo hoàng, coi thường và trực diện chống đối những tín điều phi lý không hợp thời của giáo hoàng, làm kiến nghị phản đối những quyết định độc tài của tòa Thánh, đưa các linh mục làm bậy ra tòa, công khai chống lại những quyết định phi lý, phi dân chủ, phi tự do của các giám mục, tổng giám mục trong các giáo xứ v...v... Ngoài ra, hàng trăm ngàn linh mục, hàng triệu tín đồ, đã bỏ đạo vì đã tỉnh ngộ, không thể nép mình tiếp tục sống trong những sự huyền hoặc phi lý, không hợp với đầu óc tiến bộ của con người hiện đại. Cũng vì vậy mà John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, trg. 3:

"Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết."

(Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead)

Trải qua bao thế kỷ, nhiều sự thực về Gia Tô La Mã Giáo (công giáo) đã được phơi bày trên thế giới, nhưng với chính sách "bịt mắt, bịt tai giáo dân" của tòa Thánh như cấm tín đồ đọc sách báo viết về thực chất của Gia Tô giáo hay bất cứ tài liệu nào không hợp với những lời tuyên truyền của giáo hội, đe dọa đày địa ngục hay dứt phép thông công, không cho hưởng các "bí tích" v...v..., đa số giáo dân, kể cả một số được gọi là trí thức, vẫn mơ mơ màng màng về một cái "bánh vẽ trên một thiên đường giả tưởng", (từ của Linh mục Ernie Bringas: A Pie-in-the-Sky) không cần biết, không cần hiểu về bản chất thực sự của tôn giáo mình. Đó là lý do Gia Tô La Mã Giáo vẫn còn một số tín đồ đông đảo ở trong những quốc gia chậm tiến, kém mở mang. Cũng như bao sự xấu ác vẫn tiếp tục hiện hữu và tồn tại trong nhân loại, sự tồn tại của Gia Tô La Mã Giáo qua thời gian không phải là một yếu tố để quyết định tôn giáo đó tốt đẹp hay do Thánh linh phù hộ. Sự tồn tại này tùy thuộc rất nhiều yếu tố, những yếu tố rất là thế tục. Tôi sẽ bàn sơ về các yếu tố này trong một phần sau.

Vậy, ngoài những hứa hẹn không thể kiểm chứng về một chỗ trên Thiên đường cho đám tín đồ nhẹ dạ, cả tin, trong gần 2000 năm nay, Gia Tô La Mã Giáo đã mang lại cho nhân loại những gì? Trước khi đi vào chi tiết ở một chương sau, chúng ta hãy duyệt qua những nhận định tổng quát về Ki Tô Giáo (trong bài này nên hiểu là Gia Tô La Mã Giáo hay Công giáo) của một số danh nhân, học giả trên thế giới. Sau đây tôi chỉ đưa ra nhận định về Ki Tô Giáo của 81 nhân vật trong số hàng trăm nhân vật thuộc đủ mọi giới trí thức trong xã hội và xuyên suốt qua nhiều thế kỷ.

QUA CÁC THỜI ĐẠI

DANH NHÂN TRÍ THỨC ÂU MỸ

NGHĨ GÌ VỀ THIÊN CHÚA, VỀ KI-TÔ GIÁO?

Trong những phần trích dẫn sau đây, danh từ “tôn giáo” chỉ những tôn giáo độc thần như Ki Tô Giáo, và danh từ “thần” (God) chỉ vị thần của tôn giáo đó mà các tín đồ thờ phụng. Những từ này không áp dụng cho Phật Giáo, Lão Giáo hay Khổng Giáo.

1. Simonides (556-468 TTL = Trước Thường Lịch), Thi sĩ Hi Lạp: * Càng suy nghĩ về chủ đề Thiên Chúa tôi càng thấy nó trở nên tối tăm. (The more I consider the subject of God, the more obscure it becomes.)

2. Empedocles (495-435 TTL), Triết gia Hi Lạp: * Không có Thiên Chúa nào làm ra thế giới, cũng chẳng có người nào làm ra; thế giới từ xưa vẫn luôn luôn như vậy. (None of the gods has formed the world, nor has any man; it has always been.)

3. Aristotle (384-322 TTL), Triết Gia Hi Lạp: * Con người tạo ra Thiên Chúa theo hình ảnh của chính con người, không chỉ theo hình dạng của con người mà còn theo lối sống của con người. (Men creates gods after their own image, not only with regard to their form but with regard to their mode of life.)

4. Demosthenes (384-322 TTL), Nhà hùng biện thành Athenes: * Chúng ta tin bất cứ cái gì chúng ta muốn tin. (We believe whatever we want to believe.)

5. Epicurus (341-270 TTL), Triết Gia Hi Lạp: * Hoặc Thiên Chúa muốn hủy bỏ sự ác, và không thể; Hoặc Thiên Chúa có thể hủy bỏ nhưng không muốn.. Nếu Thiên Chúa muốn, nhưng không thể làm được, Thiên Chúa bất lực. Nếu Thiên Chúa có thể, nhưng không muốn, Thiên Chúa thật là xấu xa.. Nếu Thiên Chúa không thể và cũng không muốn, Thiên Chúa vừa bất lực vừa xấu xa. Nhưng nếu (như họ thường nói) Thiên Chúa có thể hủy bỏ sự ác Và Thiên Chúa thật sự muốn như vậy, Tại sao trên cõi đời này lại có sự ác? (Either god wants to abolish evil, and cannot; Or he can, but does not want to; If he wants to, but cannot, he is impotent. If he can, but does not want to, he is wicked.. If he neither can, nor wants to, He is both powerless and wicked. But if (as they say) god can abolish evil, And god really wants to do it, Why is there evil in the world?)

6. Lucretius (99-55 TTL), Triết Gia La Mã: * Mọi tôn giáo đều tuyệt vời đối với người dốt nát, có ích đối với chính trị gia, và lố bịch đối với triết gia. (All religions are equally sublime to the ignorant, useful to the politician, and ridiculous to the philosopher.)

7. Statius (~45-96 TL = Thường Lịch), Thi sĩ La Mã: * Chính là sự sợ hãi trong thế giới đã tạo ra các Thiên Chúa. (It was fear in the world that created the gods.)

8. Tacitus (55-120 TL), Sử gia La Mã: * Ki Tô Giáo là một sự mê tín có tính truyền nhiễm.(Như bệnh dịch hạch. TCN) (Christianity is a pestolent superstition.)

9. Michel de Montaigne (1533-1592), Văn sĩ Pháp: * Không có gì được tin chắc bằng những điều mà chúng ta biết ít nhất. (Nothing is so firmly believed as what we least know); * Những người có trình độ hiểu biết đơn giản, ít đầu óc tìm tòi và ít học vấn là những tín đồ Ki Tô tốt (Men with simple understanding, little inquisitive and little instructed make good Christians.)

10. Sir Francis Bacon (1561-1626), Khoa học gia và triết gia Anh: * Người tin thuyết Chúa Ba Ngôi tin rằng một trinh nữ chính là mẹ của một đứa con đã tạo ra bà ta. (The trinitarian believes a virgin to be the mother of a son who is her maker.)

11. Ferdinand Magellan (1480-1521), Nhà hàng hải Bồ Đào Nha: * Giáo hội bảo rằng trái đất thì phẳng dẹt, nhưng tôi biết rằng nó hình cầu, vì tôi đã nhìn thấy bóng nó trên mặt trăng, và tôi tin vào một cái bóng hơn là tin vào giáo hội. (The church says the earth is flat, but I know that it is round, for I have seen the shadow on the moon, and I have more faith in a shadow than in the church)

12. Thomas Hobbes (1588-1679), Tư tưởng Gia Anh: * Thần học là vương quốc của sự tối tăm (Theology is the kingdom of darkness); * Tôn giáo giống như những viên thuốc mà người ta phải nuốt chửng cả viên. (Religions are like pills, which must be swallowed whole without chewing).

13. Baron de Montesquieu (1689-1755), thành viên Hàn Lâm Viện Pháp: * Không có vương quốc nào phải chịu đựng nhiều nội chiến như là vương quốc của Chúa Ki-Tô (No kingdom has ever suffered as many civil wars as the kingdom of Christ); * Nếu các hình tam giác mà tạo ra một Thiên chúa thì chúng sẽ làm cho ông ta có ba cạnh (If triangles made a god, they would give him three sides); * Lịch sử có đầy những cuộc chiến tranh tôn giáo; nhưng, chúng ta phải nhận xét cẩn thận, không phải vì có nhiều tôn giáo mà có nhiều chiến tranh, mà vì tinh thần không khoan nhượng trong một tôn giáo (Ca-Tô giáo) nghĩ rằng mình có quyền thống trị (History is full of religious wars; but, we must take care to observe, it was not the multiplicity of religions that produce these wars, it was the intolerating spirit which animated that one which thought she had the power of governing).

14. Voltaire (1694-1778), Văn hào, Triết gia .. Pháp: * Ki-Tô giáo là tôn giáo lố bịch nhất, vô lý nhất và đẫm máu nhất làm nhiễm độc thế giới. (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world); * Trong 1700 năm, Ki Tô giáo không làm gì khác ngoài việc gây hại cho nhân loại (For 1700 years, the Christian sect has done nothing but harm; * Những tín đồ Ki-Tô là những người bất khoan dung nhất (Christians have been the most intolerant of all men); * Hãy nghiền nát cái đồ ô nhục (Ecrasez l’infâme! [crush the infamous thing - Christianity]; * Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people); * Thần Ki-Tô luôn luôn ở phía những tiểu đoàn mạnh nhất (God is always on the side of the heaviest battalions); * Tai họa giáng vào thế giới qua tội lỗi của Adam. Nếu cái tên ngu đần ấy không phạm tội, chúng ta đã có thể không bị làm khổ bởi bệnh đậu mùa, bệnh ghẻ, hoặc môn thần học, hoặc đức tin duy nhất có thể cứu rỗi chúng ta (Evil came into the world through the sin of Adam. If that idiot had not sinned, we should not have been afflicted with the smallpox, nor the itch, nor theology, nor the faith which alone can save us.); * Lời của Thiên Chúa là lời của các linh mục; sự vinh quang của Thiên Chúa là sự hãnh diện của các linh mục; ý của Thiên chúa là ý của các linh mục; xúc phạm Thiên chúa là xúc phạm các linh mục; tin vào Thiên chúa là tin vào mọi điều linh mục nói (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.)

15. David Hume (1711-1776), Triết gia Tô Cách Lan: * Những tín đồ Ca-Tô là một hệ phái trí thức? Trong mọi tôn giáo, tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà trong đó những người hiến thân cho Chúa ăn thịt Chúa mình sau khi đã tạo ra ông ấy (The Roman Catholics are a very learned sect?..Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries (người hiến thân cho Chúa) eat, after having created, their deity).

16. Denis Diderot (1713-1784), Khoa học Gia Pháp: * Ki-Tô giáo dạy chúng ta phỏng theo một vị Thiên chúa độc ác, ngấm ngầm, ghen tuông, và không thể nguôi trong những cơn phẫn nộ của ông ta (The Christian religion teaches us to imitate a God that is cruel, insidious, jealous, and implacable in his wrath); * Sự cuồng tín chỉ cách sự man rợ có một bước (Fanaticism is just one step away from barbarism); * Hãy xét cái hình ảnh mà người ta vẽ cho chúng ta về Đấng Tối Cao, người có đầu óc ngay thẳng nhất phải ước rằng hắn ta đừng có hiện hữu (Considering the picture that is drawn for us of the Supreme Being, the most righteous soul must be tempted to wish that he did not exist).

17. Edward Gibbon (1737-1794), Sử gia Anh: * Đối với cái nhìn triết lý, những thói xấu của giới giáo sĩ thì ít nguy hại hơn những đức tính của họ rất nhiều (To a philosophic eye, the vices of the clergy are far less dangerous than their virtues.); * Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ, Người đại diện của Chúa Ki Tô (Giáo hoàng John XXIII, 1414) chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân (The most serious charges were suppressed; the Vicar of Christ (Pope John XXIII, 1414) was accused only of piracy, murder, rape, sodomy, and incest.)

18. Pierre Bayle (1647-1706), Triết gia Pháp: * Về những vấn đề tôn giáo, rất dễ lừa dối một người, nhưng rất khó mà giải hoặc hắn (In matters of religion, it is very easy to deceive a man, and very hard to undeceive him); * Không có quốc gia nào hiếu chiến như là những quốc gia theo Ki Tô Giáo (No nations are more warlike than those which profess Christianity)

19. Samuel Butler (1612-1680), Thi sĩ Anh: * Chúa Ki-Tô chỉ bị đóng đinh trên thập giá một lần, và trong vài tiếng đồng hồ. Hãy nghĩ tới hàng ngàn người bị hắn đóng đinh trên thập giá một cách thầm lặng từ khi đó (Christ was only crucified once, and for a few hours. Think of thousands he has been crucifying in a quiet way ever since).

20. Daniel Defoe (1660-1731), Tiểu thuyết gia Anh: * Trong tất cả những tai họa mà nhân loại phải chịu đựng, sự độc đoán của giới giáo sĩ là tệ hại nhất (Of all the plagues with which mankind are cursed, Ecclesiastic tyranny’s the worst.)

21. Frederik the Great (1712-1786), Vua nước Phổ: * Mọi nhà thần học đều giống nhau.. Mục đích của họ luôn luôn là đặt bạo quyền trên tâm thức con người. Do đó họ khủng bố mọi người chúng ta dám táo bạo phanh phui sự thật (Theologians are all alike .. Their aim is always to wield despotic authority over men’s consciences. They therefore persecute all of us who have the temerity to unveil the truth.)

22. Hugo Grotius (1583-1645), Học giả Hòa Lan: * Người nào đọc lịch sử giới giáo sĩ không đọc gì khác ngoài sự gian giảo và điên rồ của các giám mục và linh mục. (He who reads eccleciastical history reads nothing but the roguery and folly of bishops and churhmen.)

23. Claude Adrien Helvétius (1715-1771), Triết gia Pháp: * Chúng ta không bảo người mà tin rằng ăn thịt Chúa mình là điên; chúng ta bảo rằng điên, một người nói rằng hắn là Giê-su Ki Tô. (A man who believes that he eats his God we do not call mad; a man who says he is Jesus Christ, we call mad.)

24. Baron d’Holbach (1723-1789), Triết gia Pháp: * Nếu sự không hiểu thiên nhiên đã sinh ra những thiên chúa, thì sự hiểu biết về thiên nhiên sẽ đi đến chỗ dẹp bỏ những thần này. (If the ignorance of nature gave birth to the gods, knowledge of nature is destined to destroy them.)

25. Benjamin Franklin (1706-1790), Khoa học gia Mỹ: * Cách nhìn mọi sự việc bằng đức tin là nhắm con mắt của lý trí. (The way to see by faith is to shut the eye of reason).

26. Immanuel Kant (1724-1804), Triết gia Đức: * Cái chết của tín lý là sự sinh ra của đạo đức; Lý trí không bao giờ có thể chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa (The death of dogma is the birth of morality; Reason can never prove the existence of God.)

27. John Milton (1608-1674), Thi sĩ Anh: * Đạo Ca-Tô Rô-Ma có ít tính chất tôn giáo hơn là sự chuyên chế của giới linh mục, những người trang bị với những bổng lộc của quyền lực dân sự, với chiêu bài tôn giáo, đã chiếm lấy quyền của Chúa (Romanism is less a religion than a priestly tyranny armed with the spoils of civil power which, on the pretext of religion, it hath seized against the command of Chist himself.)

28. Lady Mary Wortley Montagu (1689-1762), Văn sĩ Anh: * Trên khắp thế giới, các linh mục có thể nói láo, và các tín đồ tin, (Priests can lie, and the mob believe, all over the world).

29. Thomas Paine (1737-1809), triết gia Anh, tác giả cuốn sách nổi tiếng Thời Đại Của Lý Trí: * Cuốn Tân Ước dạy chúng ta những gí? Tin rằng Đấng Toàn Năng phạm tội lăng nhăng với một người đàn bà đã có chồng; và tin vào cái chuyện lăng nhăng này gọi là đức tin. (What is the New Testament teaches us? To believe that the Almighty committed debauchery with a woman engaged to be maried; and the belief of this debaucery is called faith; * Nguồn gốc của sự xấu xa nhất, của những sự độc ác khủng khiếp nhất, và những sự khổ sở to lớn nhất giáng lên đầu nhân loại là ở trong cái gọi là mạc khải, hay tôn giáo mạc khải (The most detestable wickedness, the most horrid cruelties, and the greatest miseries that have afflicted the human race have had their origin in this thing called revelation, or revealed religion); * Tin vào một vị Thiên Chúa độc ác làm cho con người thành độc ác (Belief in a cruel god makes a cruel man.); * Một thầy giáo giỏi có ích hơn là 100 linh mục (One good school master is of more use than a hundred priests.)

The Age of Reason, trg. 141: "Trong tất cả những hệ thống tôn giáo hiện hữu, không có tôn giáo nào xúc phạm đến Thượng Đế, hạ thấp đạo đức con người, ghê tởm đối với lý trí, và tự mâu thuẫn hơn là cái gọi là Ki Tô Giáo này. Quá vô lý trong niềm tin, quá phi lý trong sự thuyết phục, và quá bất phù hợp trong sự thực hành, nó khiến cho tâm con người mê muội hay chỉ tạo ra hoặc kẻ vô thần hoặc kẻ cuồng tín. Như là một cái đầu máy quyền lực, nó phục vụ cho sự chuyên chế, và như là một phương cách vơ vét của cải, nó phục vụ cho sự tham lam của giới linh mục, nhưng đối với những phúc lợi của con người, nó không mang lại được gì, trong đời này cũng như trong đời sau."

(Of all the systems of religion that ever were invented, there is none more derogatory to the Almighty, more unedifying to man, more repugnant to reason, and more contradictory in itself than this thing called Christianity. Too absurd for belief, too impossible to convince, and too inconsistent for practice, it renders the heart torpid or produces only atheists or fanatics. As an engine of power, it serves the purpose of depotism, and as a means of wealth, the avarice of priests, but so far as respects the good of man in general it leads to nothing here or hereafter.)

30. Ethan Allen (1738-1789), Nhà cách mạng Mỹ: * Giáo lý Chúa Ba Ngôi là vô căn cứ, và có khuynh hướng đưa đến mê tín và thờ hình tượng (The doctrine of the Trinity is destitute of foundation, and tend manifestly to superstition and idolatry.)

31. Thomas Jefferson (1743-1826), Tổng Thống Mỹ: * Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đều đã thù nghịch đối với tự do.(In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty). * Thiên Chúa là một nhân vật có những tính cực kỳ độc ác, bất khoan dung, đồng bóng , và bất công. (The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust); * Đã tới 5, 60 năm từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của 1 kẻ cuồng điên (It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac).

32. James Madison (1751-1836), Tổng Thống Mỹ: * Trong gần 15 thế kỷ, cơ sở hợp pháp của Ki Tô giáo đã được phán xét. Hoa trái của Ki Tô giáo là gì? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hãnh diện của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, cố chấp và bạo hành trong cả hai giới (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial. What has been its fruits? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity; in both, superstition, bigotry, and persecution.)

33. Napoleon Bonaparte (1769-1821), Hoàng đế Pháp: * Hiệp hội Giêsu là hội nguy hiểm nhất, và đã gây nên nhiều tổn hại hơn tất cả những hội tôn giáo khác (The Society of Jesus is the most dangerous of orders, and has done more mischief than all the others); * Kiến thức và lịch sử là những kẻ thù của tôn giáo (Knowledge and history are the enemies of religion); * Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm (Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood)

34. Arthur Schopenhauer (1788-1860), Triết gia Đức: * Bạn có thể ghi nhận là đức tin và kiến thức thì liên hệ với nhau như là hai cán cân; khi cán cân bên này lên thì cán cân kia xuống (You may observe that faith and knowledge are related as the scales of a balance; when the one goes up, the other goes down); * Những hoa trái của Ki Tô giáo là chiến tranh tôn giáo, những cuộc tàn sát, những cuộc chiến tranh thập giá, những tòa án xử dị giáo, sự tiêu diệt các thổ dân Mỹ, và đưa những nô lệ Phi Châu vào thay thế (The fruits of Christianity were religious wars, butcheries, crusades, inquisitions, extermination of the natives in America, and the introduction of African slaves in their place); * Ca-Tô giáo là tôn giáo lên thiên đường bằng cách cầu xin, vì nó quá phiền toái để tự mình đạt được. Linh mục là những kẻ buôn bán thiên đường (The Catholic religion is an order to obtain heaven by begging, because it would be too troublesome to earn it. The priest are the brokers for it); * Mọi tín lý, bất kể là vô lý tới đâu, khi cấy vào con người từ nhỏ, chắc chắn là ở trong đó suốt đời (Any dogma, no matter how extravagantly absurd, inculcated in childhood, is sure to retain its hold for life.)

35. Percy Bysshe Shelley (1792-1822), Thi sĩ Anh: * Ki Tô giáo thật sự cũng phạm phải nhiều điều độc ác như Do Thái giáo, và còn hơn Do Thái giáo về mức tan hoang mà nó gây nên. 11 triệu người, đàn ông, đàn bà, và trẻ con bị giết trong những chiến tranh, bị sát hại trong khi đang ngủ, thiêu sống trong những ngày hội hè công cộng, đầu độc, tra tấn, ám sát, và cướp bóc trong tinh thần của Tôn Giáo hòa bình, và cho sự vinh quang của vị Thần nhân từ nhất. Cái tên của Thần Ki Tô đã làm hàng rào Thánh bao quanh mọi tội ác (Christianity indeed has equaled Judaism in atrocities, and exceeded it in the extent of its desolation. 11 million of men, women, and children have been killed in battle, butchered in their sleep, burned to death at public festivals of sacrifice, poisoned, tortured, assassinated, and pillaged in the spirit of the Religion of Peace, and for the glory of the most merciful God.; The name of God has fenced about all crime with holiness.) * Ki Tô giáo chất đầy trái đất với quỷ, hỏa ngục với con người, và thiên đường với những nô lệ (Christianity peoples earth with demons, hell with men, and heaven with slaves.)

36. John Stuart Mill (1806-1873), Triết gia Anh: * Giáo hội bất khoan dung nhất trong mọi giáo hội: giáo hội Ca-Tô Rô-ma (The most intolerant of churches, the Roman Catholic Church.)

37. Abraham Lincoln (1809-1865), Tổng Thống Mỹ: * Cả hai (Ca Tô và Tin Lành) đều đọc cùng một cuốn thánh kinh, cầu nguyện cùng một Thần, và người này viện đến sự giúp đỡ của Thiên chúa để chống người kia (Both read the same Bible, and pray to the same God; and each invokes His aid against the other.)

38. Charles Darwin (1809-1882), Khoa học gia Anh, nhà lập thuyết Tiến Hóa: * Khoa học và chúa KiTô chẳng có liên hệ gì với nhau. Tôi không tin đã có một sự mạc khải nào (Science and Christ have nothing to do with each other. I do not believe that any revelation has ever been made).

39. Charles Dickens (1812-1870), Văn hào Anh: * Tôi tin rằng sự phổ biến đạo Ca-Tô là phương cách khủng khiếp nhất của sự thoái hóa chính trị và xã hội còn sót lại trên thế giới. Những nhà truyền giáo là những kẻ quấy rầy hạng nhất, và làm cho mọi nơi mà họ tới trở thành tệ hơn (I believe the dissemination of Catholicity to be the most horrible means of political and social degradation left in the world. Missionaries are perfect nuisances, and leave every place worse than they found it.)

40. Thomas Henry Huxley (1825-1895), Khoa học gia Anh: * Tín điều về sự không thể sai lầm của Thánh kinh cũng chẳng hiển nhiên hơn tín điều về không sự sai lầm của các giáo hoàng (The dogma of infallibility of the Bible is no more self-evident than is that of the infallibility of the popes.) * Từ một nô lệ của chế đô giáo hoàng, người trí thức đã trở thành thân trâu ngựa của Thánh kinh (có nghĩa là bỏ Ca-Tô sang Tin lành. TCN) From being a slave of the papacy, the intellect was to become the serf of the Bible.) * Hệ thống giáo sĩ là kẻ thù sống chết của khoa học. Thuyết tiến hóa loại bỏ thuyết sáng tạo và mọi sự can thiệp của Thiên chúa (The ecclesiastical system is the deadly enemy of science. Evolution excludes creation and all other kinds of supernatural interventions.) * Hoài nghi là bổn phận cao nhất và đức tin mù quáng là tội không thể tha thứ được (Skepticism is the highest duty and blind faith the one unpardonable sin.)

41. Leo Tolstoy (1828-1910) văn hào Nga: * Tôi tin chắc rằng giáo lý của giáo hội (Ca-Tô) là một sự nói láo xảo quyệt và xấu xa theo lý thuyết, và là sự pha trộn của sự mê tín thô thiển nhất và trò ma thuật về phương diện thực hành (I am convinced that the teaching of the church is in theory a crafty and evil lie, and in practice a concoction of gross superstition and witchcraft.) * Đúng vậy, tội không chấp nhận một thuyết không hiểu được là thuyết Ba Ngôi, và huyền thoại về sự sa ngã của con người, vì chúng vô lý trong thời đại của chúng ta. (It is true, I deny an incomprehensible Trinity, and the fable regarding the fall of man, which is absurd in our day.) * Đúng vậy, tôi không chấp nhận cái chuyện có tính cách xúc phạm về một Thiên Chúa sinh ra từ một trinh nữ đề chuộc tội cho nhân loại (It is true, I deny the sacrilegious story of a God born of a virgin to redeem the race.)

42. Robert G. Ingersoll (1833-1899), Đại Tá, Luật Sư, Nhà tư tưởng tự do vĩ đại nhất của Mỹ: * Tôi muốn gì cho ngày giáng sinh? Tôi bắt giáo hoàng phải vứt đi cái mũ ba tầng của ông ta, cởi bỏ bộ quần áo thiêng liêng của ông ta, và thừa nhận rằng ông ta không hành động cho Thiên Chúa - không phải là không thể sai lầm - mà chỉ là một người Ý thông thường. Tôi bắt tất cả những hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục thừa nhận rằng họ chẳng biết gì về thần học, về thiên đường hay hỏa ngục, về số phận tương lai của nhân loại, về quỷ hay hồn ma, về các thiên chúa hay thiên thần. Tôi muốn toàn thể thế giới không còn bất công, không còn mê tín (What I want for Christmas? I would have the pope throw away his tiara, take off his sacred vestments, and admit that he is not acting for god - is not infallible - but is just an ordinary Italian. I would have all the cardinals, archbishops, bishops, priests admit that they know nothing about theology, nothing about hell or heaven, nothing about the destiny of the human race, nothing about devils and ghosts, gods or angels. I would like to see the whole world free - free from injustice - free from superstition). * Một thầy giáo giỏi có giá trị hơn 1000 linh mục (One good schoolmaster is worth a thousand priests.) * Trong nhiều thế kỷ, cây thập giá và lưỡi gươm là đồng minh của nhau. Cùng với nhau, chúng tấn công nhân quyền. Chúng chống đỡ cho nhau (For many centuries, the sword and the cross were allies. Together they attacked the rights of man. They defended each other.) * Nếu Ki Tô giáo chỉ ngu đần và phản khoa học, nếu Thiên chúa của Ki Tô giáo chỉ dốt nát và có lòng tốt, nếu Ki Tô giáo hứa hẹn cho các tín đồ một sự hỉ lạc vĩnh hằng, và nếu các tín đồ thực hành hạnh tha thứ mà Ki Tô Giáo răn dạy, thì tôi là người chẳng đụng gì đến tín ngưỡng của họ. Nhưng Ki Tô giáo còn có một mặt khác. Tôn giáo này không chỉ ngu đần mà còn lắt léo, không chỉ phản khoa học mà còn vô nhân tính. Thần của tôn giáo này không chỉ dốt nát mà còn ác độc. Tôn giáo này không chỉ hứa hẹn cho tín đồ một phần thưởng vĩnh hằng mà còn khẳng định rằng hầu hết mọi người (tín đồ hay không. TCN) đều bị giam cầm trong những tòa hình ngục của Thiên chúa và sẽ bị vĩnh viễn đau đớn. Đó là sự man rợ của Ki Tô Giáo. (If Christianity were only stupid and unscientific, if its god were ignorant and kind, if it promised eternal joy to believers, and if the believers practiced the forgiveness they teach, for one I should let the faith alone. But there is another side to Christianity. It is not only stupid, but malicious. It is not only unscientific, but it is heartless. Its god is not only ignorant, but infinitely cruel. It not only promises the faithful an eternal reward, but declares that nearly all of the children of men, imprisoned in the dungeons of god will suffer eternal pain. This is the savagery of Christianity.)

43. Mark Twain (1835-1910), Văn hào Mỹ: * Đức tin là tin vào cái mà chúng ta biết nó không như vậy (Faith is believing what you know ain’t so). * Không phải là những phần trong thánh kinh mà tôi không hiểu làm tôi bực mình, mà là những phần mà tôi hiểu (It ain’t those parts of the Bible that I can’t understand that bother me, it is the parts that I do understand.)

44. John Burroughs (1837-1921), Văn hào Mỹ: * Khoa học đã đóng góp cho sự phát triển của nền văn minh Tây phương trong 100 năm nhiều hơn là sự đóng góp của Ki Tô Giáo trong 1800 năm. (Science has done more for the development of Western civilization in 100 years than Christianity in 1800 years.) * Nền văn minh của chúng ta không được xây dựng trên Ki Tô Giáo mà là trên lý trí và khoa học (Our civilization is not founded upon Christianity; it is founded upon reason and science.) * Những người hoài nghi và những người không tin (Ki Tô giáo) không bao giờ có thể giết nhau như những tín đồ Ki Tô đã giết nhau (Skeptics and disbelievers could never slaughter each other as the Christians have.)

45. Friedrich Nietzche (1844-1900), Triết gia Đức: * Thượng đế đã chết (Có đâu để mà chết? TCN) God is dead. * Chúng ta không nên đi đến nhà thờ nếu chúng ta muốn hít thở không khí trong lành (One should not go to church if one wants to breathe pure air.)

46. Pierre Laplace (1749-1827), Khoa học gia Pháp: * Kính thiên văn đã quét hết vòm trời mà không thấy Thiên Chúa ở đâu. (The telescope sweeps the skies without finding god.)

47. Sir James Paget (1814-1899), Y sĩ Anh: * Nơi công cộng cũng như trong tư gia, tôi không biết một cuốn sách nào mà lại là nguồn gốc của cách xử sự hung ác và tàn bạo như là cuốn thánh kinh (I know of no book which has been a source of brutality and sadistic conduct, both public and private, that can compare with the Bible.)

48. Thomas Carlyle (1795-1881), Văn hào Anh: * Thiên chúa chẳng làm gì cả. Một người có giáo dục, lương thiện, không thể nào còn tin vào Ki-Tô giáo của lịch sử. (God does nothing. It is not possible that educated, honest men can even profess much longer to belief in historical Christianity.)

49. Alexandre Dumas (1802-1870), Văn hào Pháp: * Tín đồ Ca-Tô và Tin Lành, trong khi thiêu sống và giết lẫn nhau, có thể cộng tác để nô lệ hóa những ngưới anh em da đen của họ (Catholics and Protestants, while engaging in burning and murdering each other, could cooperate in enslaving their black brethen.)

50. Oliver Wendell Holmes, Sr. (1809-1894), Học giả Mỹ: * Người mà luôn luôn lo lắng rằng linh hồn mình sẽ bị đầy đọa thường là có một linh hồn không đáng để đầy đọa (The man who is always worrying about whether or not his souls would be damned generally has a soul that isn’t worth a damn.) * Sự thật là cả cái hệ thống tín ngưỡng với chuyện sa ngã của con người đã rơi ra khỏi sự thông minh của con người sáng suốt (The truth is that the whole system of beliefs which comes in with the story of the fall of man is gently falling out of enlightened human intelligence.)

51. Victor Hugo (1802-1885), Văn hào Pháp: * Khi anh bảo tôi rằng Thiên chúa của anh đã tạo ra anh theo hình ảnh của ông ấy, tôi trả lời rằng hắn ta phải thật là xấu trai (When you tell me that your deity made you in his own image, I reply that he must have been very ugly.) * Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng: người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó: ông linh mục xứ (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson.) .

52. Émile Zola (1840-1902), Văn hào Pháp: * Nền văn minh sẽ không đi đến tột đỉnh cho đến khi phiến đá cuối cùng từ cái nhà thờ cuối cùng rơi đè lên ông linh mục cuối cùng (Civilization will not attain to its perfection until the last stone from the last church falls on the last priest.) * Phải chăng khoa học đã thoái lui? Không phải! Chính Ca-Tô giáo đã luôn luôn phải thoái lui trước khoa học, và sẽ còn bị bắt buộc phải thoái lui (Has science ever retreated? No! It is Catholicism which has always retreated before her, and will always be forced to retreat.)

53. Mikhail A. Bakunin (1814-1876), Văn hào Nga: * Ki Tô giáo là sự từ bỏ hoàn toàn lẽ thường và lý trí (Christianity is the complete negation of common sense and sound reason.) * Thần học là khoa học về sự nói láo của thần thánh (Theology is the science of the divine lie.)

54. Ludwig Feuerbach (1804-1872), Triết gia Đức: * Bất cứ khi nào mà đạo đức được đặt căn bản trên thần học, quyền của con người tuỳ thuộc vào thần quyền, thì những sự vô đạo đức, bất công, ô nhục nhất có thể được biện minh và thiết lập (Whenever morality is based on theology, whenever right is made dependent on divine authority, the most immoral, unjust, infamous things can be justified and established.)

55. William E. H. Lecky (1838-1903), Sử gia Ai Nhĩ Lan: * Hầu hết Âu châu, trong nhiều thế kỷ, đã bị ngập máu, máu đổ do sự chủ mưu trực tiếp hoặc với sự hoàn toàn chấp thuận của những người có quyền trong giới giáo sĩ (Almost all Europe, for many centuries, was inundated with blood, which was shed at the direct instigation or with the full approval of the ecclesiastical authorities). * Bất cứ khi nào mà giới giáo sĩ, Ca-Tô hay Tin Lành, đứng cạnh thế quyền dân sự, thì kết quả là sự bạo hành (Whenever the clergy were at the elbow of the civil arm, no matter whether they were Catholic or Protestant, persecution is the result.)

56. August Bebel (1840-1913), Nhà xã hội Đức: * Ki Tô giáo là kẻ thù của tự do và văn minh. Nó buộc nhân loại trong xiềng xích. (Christianity is the enemy of liberty and of civilization. It has kept mankind in chains.)

57. Giuseppe Garibaldi (1807-1882), Nhà lãnh đạo Ý (Người đã tiến quân và thu hẹp lãnh thổ của Ca-Tô, chỉ còn lại Vatican ngày nay): * Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý. (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.) * Linh mục là hiện thân của sự sai lầm (The priest is the personification of falsehood.) * Giáo hội Ca-Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.)

58. Elbert Hubbard (1856-1915), Văn hào Mỹ: * Thiên đường: Ốc đảo Coney (không có thật) trong sự tưởng tượng của người Ki Tô (Heaven: The Coney Island of the Christian imagination.) * Thiên chúa: John Doe (1 tên đặt cho một nhân vật mà không ai biết là ai) của triết lý và tôn giáo (God: The John Doe of philisophy and religion.) * Thần học là một sự toan tính giải thích một chủ đề bởi những người không hiểu chủ đề đó (Theology is an attempt to explain a subject by men who do not understand it).

59. Sigmund Freud (1856-1939), Nhà Phân tâm Áo: * Tôn giáo giống như là chứng bệnh suy nhược thần kinh của trẻ con (Religion is comparable to a childhood neurosis.) * Giáo hội Ca-Tô là đối thủ của mọi tự do tư tưởng (The Catholic Church so far has been the implacable enemy of all freedom of thought.)

60. George Bernard Shaw (1856-1950), Nhà viết kịch Anh: * Không phải là không tin thì nguy hiểm cho xã hội của chúng ta, mà chính là sự tin (It is not disbelief that is dangerous to our society, it is belief.) * Đối với tín đồ Ca-Tô, chỉ có hai quốc gia, thiên đường và hỏa ngục; chỉ có hai trạng thái của con người, cứu rỗi hay bị đày đọa (For the Catholic, there are but two countries, heaven and hell; but two conditions of men, salvation and damnation.)

61. George Santayana (1863-1952), Triết gia Mỹ: * Đối với Shakespeare, về vấn đề tôn giáo, sự chọn lựa nằm ở hoặc Ki Tô giáo hoặc không tin gì. Ông ta đã chọn không tin gì (For Shakespeare, in the matter of religion, the choice lay between Christianity and nothing. He chose nothing.) * Ki Tô giáo đàn áp tôn giáo, tra tấn và thiêu sống con người. Như một con chó săn, tôn giáo này đánh hơi và truy lùng kẻ lạc đạo. Tôn giáo này gây nên những cuộc chiến tranh, và nuôi dưỡng thù hận và tham vọng. Tôn giáo này thánh hóa sự tận diệt và sự chuyên chế (Christianity persecuted, tortured, and burned. Like a hound it tracked the very scent of heresy. It kindles wars, and nursed furious hatred and ambitions. It sanctified extermination and tyranny..)

62. Bertrand Russell (1872-1970), Triết gia, Nhà Toán học Anh, tác giả cuốn Why I Am Not A Christian: * Quan điểm của tôi về tôn giáo giống như quan điểm của Lucretius. Tôi coi nó như là một bệnh chứng xuất phát từ sự sợ hãi và là nguồn gốc của sự khổ sở không thể kể được của loài người (My own view on religion is that of Lucretius. I regard it as a disease born of fear and as a source of untold misery to the human race.) * Nếu tôi nhớ không lầm, không có một lời nào trong các Phúc Âm ca tụng sự thông minh (So far as I can remember, there is not one word in the gospels in praise of intelligence.) * Đàn áp tôn giáo được sử dụng trong thần học chứ không ở trong số học (Persecution is used in theology, not in arithmetic.)

63. Albert Einstein (1879-1955), Khoa học Gia Do Thái, Thuyết Tương Đối: * Tôi không thể quan niệm một Thiên Chúa thưởng phạt tạo vật của chính mình (I cannot conceive of a God who rewards and punishes his creatures)

64. H. L. Mencken (1880-1956), Văn hào Mỹ: * Nói một cách đại cương, tôi tin rằng tôn giáo là một sự nguyền rủa đối với nhân loại (I believe that religion, generally speaking, has been a curse to mankind.) * Đức tin có thể định nghĩa ngắn gọn như là một niềm tin phi lý vào những gì không chắc chắn xảy ra (Faith may be defined briefly as an illogical belief in the occurrence of the improbable.) * Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng những lời không đáng để biết (Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.) * Tổng giám mục: một chức sắc Ki Tô cao chức hơn chức của Chúa Ki Tô (Archbishop: A Christian ecclesiastic of a rank superior to that attained by Christ.)

65. Alfred North Whitehead (1861-1947), Toán gia và Triết gia Mỹ: * Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại (I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race)..

66. Theodore Dreiser (1871-1945), Văn hào Mỹ: * Mọi hình thức của tôn giáo tín điều phải dẹp bỏ. Thế giới đã tồn tại mà không cần đến nó trong quá khứ và có thể cũng như vậy trong tương lai (All forms of dogmatic religion should go. The world did without them in the past and can do so again.)

67. Arthur Koestler (1905-1983), Triết gia Anh: * Tại Jerusalem, cái bộ mặt giận dữ của thần Gia-vê ấp ủ những phiến đá nóng, những phiến đá đã chứng kiến những cuộc thánh sát, cưỡng hiếp, và cướp bóc nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Dân cư ở đây bị đầu độc bởi tôn giáo (In Jerusalem..the angry face of Yahweh is brooding over the hot rocks which have seen more holy murder, rape and plunder than any other place on earth. Its inhabitants are poisoned by religion.)

68. Edgar Lee Masters (1869-1950), Thi sĩ Mỹ: * Nhiều cuốn sách đã được viết ra để chứng tỏ Ki Tô giáo đã làm suy yếu thế giới, rằng tôn giáo này đã gạt ra ngoài sự khai sáng và trí tuệ của Hellas để nhường chỗ cho một giáo lý mê tín và ngu xuẩn (Many books have been written to show that Christianity has emasculated the world, that it shoved aside the enlightenment and wisdom of Hellas for a doctrine of superstition and ignorance.)

69. George Moore (1852-1933), Tiểu thuyết gia Ai Nhĩ Lan: * Thiên đường có thể để cho giáo dân, nhưng thế giới này chắc chắn là để cho các linh mục (Heaven may be for the laity, but this world is certainly for the clergy.)

70. H. G. Wells (1866-1946), Tiểu thuyết gia Anh: * Cái đồ xấu ác nhất trong thế giới ngày nay là Giáo hội Ca-Tô Rô-ma (The most evil thing in the world today is the Roman Catholic Church.)

71. Culbert Olson, Thống đốc bang California, 1938-1943: * Tôi không hiểu làm sao mà người nào đọc thánh kinh mà lại có thể tin rằng đó là lời của Thiên chúa, hoặc tin đó không phải là chuyện man rợ của một dân tộc man rợ (I don’t see how anybody can read the Bible and believe it’s the word of God, or believe that it is anything but a barbarous story of a barbaric people.)

72. Preserved Smith (1880-1941), Sử gia Mỹ: * Không còn nghi ngờ gì nữa, cuốn thánh kinh là khối cản trở trên con đường tiến bộ, khoa học, xã hội và ngay cả đạo đức. Nó được viện dẫn để chống Copernicus (Thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời. TCN) cũng như là chống Darwin (Thuyết Tiến Hóa. TCN) (There can be no doubt that the Bible became a stumbling -block in the path of progress, scientific, social and even moral. It was quoted against Copernicus as it was against Darwin.)

73. Isaac Asimov (1920-1992), Khoa học gia Mỹ: * Đối với tôi, có vẻ như là Thiên chúa đã được con người phát minh ra một cách thuận tiện; Chắc chắn là tôi không tin những huyền thoại của xã hội chúng ta, thiên đường và hỏa ngục, Thiên chúa và thiên thần, Sa-Tăng và quỷ (It seems to me that God is a convenient invention of the human mind; I certainly don’t believe in the mythologies of our society, in heaven and hell, in God and angels, in Satan and demons..)

74. Steve Allen (1921 - ), Mỹ, tác giả 43 cuốn sách đủ loại: * Rất hiếm có một trang sách nào trong cuốn thánh kinh mà trong đó một người có đầu óc cởi mở không nhận thấy một sự mâu thuẫn, một chuyện lịch sử bất khả hữu, một sai lầm hiển nhiên, một sự kiện lịch sử không thể nào xảy ra (There is scarcely a page of the Bible on which an open mind does not perceive a contradiction, an unlikely history, an obvious error, an historical impossibility..); * Một người vô thần không ghét Thiên chúa, hắn chỉ không thể tin được là một Thiên chúa có thể hiện hữu. (An atheist does not hate God; he simply is one who is unable to believce that a God exist); * Cuốn thánh kinh đã được dùng để khuyến khích niềm tin vào sự mê tín thô thiển nhất và làm ngăn cản sự dạy những chân lý khoa học (The Bible has been used to encourage belief in the grossest superstition and to discourage the free teaching of scientific truths); * Chỉ sau khi tôi đọc cuốn thánh kinh từ đầu đến cuối tôi mới nhận ra rằng Thiên chúa trong đó thật sự là một bạo chúa thích trả thù, ác như quỷ, còn ác hơn sự khát máu điên rồ, sự dã man, sự tàn phá của những con người như Hitler, Stalin, Pol Pot, hoặc bất cứ kẻ sát nhân tập thể nào trong lịch sử cổ xưa hoặc hiện đại (It was only when I finally undertook to read the Bible through from beginning to end that I perceived that its depiction of the Lord God was actually that of a monstrous, vengeful tyrant, far exceeding in bloodthirstiness and insane savagery the depredations of Hitler, Stalin, Pol Pot, or any mass murderer of ancient or modern history.)

75. Carl Sagan, Khoa học gia rất nổi tiếng ở Mỹ: * Nếu các bạn muốn cứu con mình khỏi bị bệnh bại liệt, bạn có thể cầu Chúa hoặc mang nó đi chích ngừa.. Hãy chọn khoa học (If you want to save your child from polio, you can pray or you can inoculate.. Choose science)

76. Học giả LLoyd M. Graham, Deceptions and Myths of the Bible, trg. 455:

"Và ngày nay (Thời đại Trung Cổ. TCN) Ki Tô Giáo đã thiết lập vững chắc, chúng ta thấy gì? Thiên đường hạ giới? Trái lại, một sự suy thoái đạo đức và trí thức chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Theo Lecky thì "Hai thế kỷ sau thời Constantine là những thời kỳ mà các Cha Cố tượng trưng cho các thói xấu mang tai tiếng toàn diện." Và hai thế kỷ tiếp theo cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Giám mục Gregory ở thành Tours viết một bài tường thuật về những Cha Cố này và đó là một hình ảnh đen tối nhất của suốt dòng lịch sử. Về thế kỷ thứ 5, một linh mục sử gia, Salvianus, viết như sau: "Trừ một số rất nhỏ, còn toàn bộ Ki Tô giáo có gì khác hơn là một vũng lầy tội lỗi? Có bao nhiêu người trong giáo hội không phải là những kẻ say sưa hay loạn dâm, hay gian dâm, hay cờ bạc, hay ăn cướp, hay sát nhân - hay cùng lúc là tất cả?" Và chúng ta được bảo rằng Ki Tô Giáo nâng cao giống người, diệt trừ tội lỗi của người theo đa thần giáo và mở đườìng cho nền văn minh thực sự. Đây cũng là học thuật của Ca Tô Giáo."

(And now that Christianity is firmly established, what do we find? "The kingdom of heaven on earth?" On the contrary, a moral and intellectual degradation unparalleled in human history. According to Lecky, "The two centuries after Constantine are uniformly represented by the Fathers as periods of general and scandalous vice." And the following two were no better. Bishop Gregory of Tours wrote an account of them and it is one of the darkest pictures in all history. As for the fifth century, Salvianus, a priestly historian, had this to say: " Besides a very few who avoid evil, what is almost the whole body of Christians but a sink of iniquity? How many in the church will you find that are not drunkards or adulterers, or fornicators, or gamblers, or robbers, or murderers - or all together?" And we are told Christianity uplifted the race, rid the world of pagan sin and paved the way for true civilization. This too is Catholic scholarship)

77. Học Giả Ki-tô Jack Bays, The Gospel of Love, trg. 7:

"Đúng vậy, đó là những gì (thánh chiến, tòa án xử dị giáo, các cuộc tra tấn dã man v..v... TCN) mà giáo hội đã mang tới cho thế giới thay vì hòa bình và tình huynh đệ trong phúc âm của tình thương. Nó đã làm cho Ki Tô Giáo thành tôn giáo đẫm máu nhất đã làm đen tối mặt trái đất. Trong trăm năm qua, 90% các cuộc chiến tranh là những cuộc chiến tranh Ki Tô trong đó người Ki Tô giết người Ki Tô hay giết những người khác Ki Tô. Tất cả những vũ khí chiến tranh khủng khiếp, bom nguyên tử, hơi độc, phi cơ chiến đấu v...v... đều là những phát minh của người Ki Tô, được chế tạo và dùng bởi những quốc gia Ki Tô. Trong cuộc chiến tranh nào cũng có những thầy giảng đạo, linh mục và mục sư ở mỗi phe cầu nguyện và khuyến khích sự giết chóc cũng như là tên gìà độc ác Jehovah (Chúa Cha) đã làm đối với dân Do Thái, khi chúng tàn sát dân của vùng đất hứa, cướp bóc nhà cửa, của cải và cả con gái của họ."

(Yes, this is what the church brought upon the world instead of the peace and brotherhood of the gospel of love. It has made Christianity the bloodiest religion that ever darkened the face of the earth. In the last century 90% of all the wars have been Christian wars with Christians slaughtering Christians or someone else. All the the hellish war machines; atomic bombs, poison gas, war planes, etc.., have been Christian inventions, made and used by Christian nations. In every war there have been preachers, priests and rabbis on each side praying and urging on the slaughter just as old brutal Jehovah did for the Israleites, while they massacreing the people of the promised land, to take their homes, their stock and their daughters.)

78. Chuyên Gia về Ca-tô Giáo Rô-ma Avro Manhattan, Catholic Imperialism and World Freedom, trg. 341-365:

" Ki Tô Giáo không bao giờ cùng nghĩa hay áp dụng những điều tôn giáo này rao truyền, nhất là khi đối với những sắc dân không theo Ki Tô Giáo. Những công vụ truyền đạo của Ki Tô Giáo không bao giờ chỉ là thuần túy truyền giáo. Những công vụ truyền giáo này luôn luôn hoặc theo sau, hoặc đồng hành, hoặc làm đạo quân tiền phong cho những kho hàng Tây phương, ngoại giao Tây phương, và những binh đội Tây phương. Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau: những dân tộc Á châu mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng cái mũ Tây phương xuất hiện. Sự chấp nhận, do tự nguyện hay do cưỡng bức, hai thứ trên được tuyên dương là chiến thắng của nền văn minh Ki Tô, và văn minh Ki Tô có nghĩa là bất cứ cái gì có tính cách thống trị - hay nói khác đi, bất cứ cái gì của Tây phương - sự thành công thường thường tùy thuộc ở sự hiện diện của những hạm đội ở ngoài khơi.

Những dân tộc chậm tiến nhưng có nền văn minh cao mất đi nền độc lập của họ, văn hóa của họ bị chế nhạo, màu da của họ bị coi như là dấu vết của nhục nhã, quá khứ, hiện tại và ngay cả những khả năng thành đạt trong tương lai của họ bị khinh miệt và coi thường... Trong lúc đó thì tôn giáo Tây phương thuyết giáo về "tứ hải giai huynh đệ", nền dân chủ Tây phương, nhân quyền của mọi người, và lý tưởng Tây phương về sự bình đẳng của mọi sắc dân."

"Christianity never meant or practised what it preached, particularly when dealing with non-Christian races. Christian missions were never solely Christian missions. They were invariably preceded, accompanied, or followed by Western warehouses, Western diplomacy, and Western armies. Whichever the sequence, the result was eternally the same: the partial or total loss of the regional, national, and racial liberty of the Asiatics, wherever and whenever the Cross and the Western Hat had made their appearance. The voluntary or forced acceptance of both was proclaimed to be the victory of Christian civilization, and Christian civilization came to mean whatever tended to be dominant - in other words, whatever was Western - success very often depending on the appearance of naval squadrons off the coasts... Backward and highly civilized peoples lost their independence; their cultures were ridiculed, the color of their skin became a mark of opprobium; their past, present, and even potential future achievements were scorned and despised... This while, at the same time, Western religion preached universal brotherhood, Western democracy, the rights of all men, and Western idealism the equality of all races...)

79. Học giả Ca-tô Joseph D. Daleiden, The Final Superstition, trg. 169:

"Nói tóm lại, những bằng chứng tràn ngập cho thấy sự truyền bá Ki Tô Giáo xưa và nay phần lớn dựa vào sự cưỡng bách, bạo hành và đàn áp. Xuyên suốt lịch sử, từ những cuộc diệt trừ những người lạc đạo ngay từ thuở đầu, cho tới những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, sự trấn áp những nền văn hóa khác trên khắp thế giới, Ki Tô Giáo đã chứng tỏ những tiêu chuẩn có tính cách hủy diệt và chống loài người của tôn giáo này."

(In summary, the evidence is overwhelming that the propagation of Christianity in both the Old World and the New was due in large measure to coercion, persecution and suppression. Throughout its history, from the earliest purges of heretics, through the crusades, the Inquisition, and repression of other cultures throughout the world, Christianity has demonstrated its destructive antihuman values.)

80. Tiến sĩ Madalyn O'hair, All The Questions You Ever Wanted To Ask American Atheists, Back cover :

"Cái tiền đề căn bản của Ki Tô Giáo là sự bất khoan nhượng. Tín đồ Ki Tô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác theo tín ngưỡng của họ. Giê Su Ki Tô đòi hỏi rằng các tín đồ Ki Tô phải đi cải đạo người khác (nghĩa là muốn cho mọi người đều phải tin vào Giê-su) và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác. Những vị Thần của tôn giáo đa thần sống hòa bình với nhau. Nhưng khi Ki Tô Giáo xuất hiện với tính chất riêng biệt độc nhất của nó, dựa trên điều răn thứ nhất của 10 điều răn, "Ngươi không được thờ Thần nào khác", thì sự giết chóc bắt đầu'

(The basic premise of Christianity is intolerance. The Christian cannot just have his belief and permit everyone else to have theirs. Jesus Christ demanded that the Christian convert and this has caused more grief to mankind than any other religion. The old pagan gods lived side by side. But when Christianity came with its exclusivism, based on the first of the Ten Commandments, "Thou shalt have no other God before me," the killing began)

81. Mục sư Ernie Bringas, Going By The Book: Past And Present Tragedies of Biblical Authority, trg. 18:

"Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những hiện tượng tàn ác, lố bịch trong sử sách là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra dưới cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự hướng dẫn của Thượng đế."

(Christianity has left an appalling trail of misery and death as recorded in the bloodstained pages of history. And the cruel, grotesque events they record are prime examples of misguided faith, perpetrated under the delusion (sometimes pretext) of divine guidance.)

Trên đây chỉ là nhận định về Ki Tô Giáo và Thiên Chúa của một một số nhỏ trong số hàng trăm danh nhân trên thế giới mà vì một lý do hiển nhiên, tôi không thể liệt kê hết ra đây. Chúng ta nên để ý rằng tất cả những nhân vật mà tôi dẫn chứng ở trên đều sinh ra và trưởng thành trong những xã hội Ki Tô nói chung, Ca Tô nói riêng, chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Ki Tô, và chính họ là những người biết rõ thực chất của Ki Tô Giáo hơn ai hết. Họ là những hạng người nào, địa vị và uy tín của họ ra sao, họ đã có những đóng góp gì cho nhân loại v..v..? Tên tuổi của họ và những đóng góp văn hóa của họ, được biết rộng rãi trong giới hiểu biết trên khắp thế giới, tưởng cũng là một bảo đảm cho giá trị nhận định của họ mà ít người dám lên tiếng phản bác.

Những nhận định về Ki Tô Giáo của những nhân vật nổi danh thế giới như trên hiển nhiên làm cho chúng ta thắc mắc. Vì lẽ gì mà họ đều có những nhận định không mấy tốt đẹp về Ki Tô Giáo? Phải chăng họ là những người ngoại đạo? Không phải. Phải chăng họ là những người lạc đạo? Không phải. Phải chăng họ là những người đầu óc kém cỏi, không nhận ra được những cái hay cái đẹp của Ki Tô Giáo theo như những lời tự nhận của các giáo hội Ki Tô? Cũng không phải. Đó là những người có đầu óc khai phóng nhất, thông thái nhất, và lương thiện nhất trong những tư tưởng của họ, và đã góp phần khai sáng nhân loại không ít.

Một thắc mắc lớn là, tại sao một tôn giáo thường tự nhận là ánh sáng của nhân loại, là tình thương của Thượng Đế, là dân chủ, là đạo đức, bác ái v..v.. mà lại có thể có một lịch sử đen tối như vậy, theo những nhận định như trên? Ngày nay, phần lớn những nhà khảo cứu về tôn giáo đã đồng ý rằng: những lời tự nhận như trên của Ki-tô Giáo, đặc biệt là Ca-tô Giáo Rô-ma, thường được giới trí thức biết dưới danh từ "học thuật Ca Tô" (Catholic scholarship), không dựa trên sự thực và chỉ là những lời hoa mỹ với mục đích lạc dẫn đám tín đồ kém hiểu biết, của hàng Giáo Phẩm: Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh Mục, để duy trì quyền lợi thế tục và giữ tín đồ, và rằng, cái lịch sử đen tối của giáo hội không phải là do vài cá nhân làm sai ý Chúa mà chính là đường lối của Giáo hội, bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối một cách mù quáng vào Thánh Kinh. Một vấn đề được đặt ra là: những nhận định về Ki Tô Giáo như trên đúng hay sai, có bao nhiêu phần xác thực trong đó? Tính cách xác thực của những nhận định về Ki Tô Giáo như trên sẽ được chứng minh trong các chương sau, qua sự khảo sát lịch sử Ki Tô Giáo trong 2000 năm qua, qua sự phân tích Thánh Kinh, và qua những gì mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho nhân loại nói chung, cho dân tộc Việt Nam nói riêng.

CHƯƠNG II

LỊCH SỬ THÀNH LẬP CA TÔ GIÁO RÔ MA:

TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN THỰC CHẤT

 

2.1. Đại Cương về Ca Tô Giáo Rô Ma (Công giáo).

...TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI "ĐẠO GiÊ-SU"

(GIÁM MỤC JAMES A. PIKE: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE CATEGORIZED AS "JESUSISM")

 

Đạo Giê-su là đạo của những người tin theo những lời tự nhận như sau của Giê-su: là "Con Thiên Chúa", là "Đấng Cứu Thế", là "Đấng Cứu Rỗi Linh Hồn những ai tin Giê-su", là "Đấng sẽ đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn những người nào không tin Giê-su", và tin rằng "đến ngày tận thế, Giê-su sẽ làm cho xác chết của tất cả mọi người từ trước tới nay sống lại, tập họp họ lại để cho Cha của ông phán xét, người nào tin Giê-su thì sẽ có được cuộc sống đời đời bên Giê-su, người nào không tin thì sẽ bị đày xuống hỏa ngục, bị ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt". Đạo Giê-su nguyên thủy có tên là đạo Kitô (Christianity), có nguồn gốc xuất sinh từ đạo Do Thái. Giê-su là một người Do Thái. Vì không ai biết cha thực của Giê-su là ai, trừ bà mẹ là Mary, nhưng bà lại không nói ra, nên những người tin theo những lời tự nhận của Giê-su, sau khi ông ta bị đóng đinh trên thập giá cùng một lượt với 2 tên ăn trộm, và chết đã được vài chục năm, đã thần thánh hóa Giê-su trong cái gọi là Tân Ước và cho rằng ông ta là con của Thánh Ma (Holy Ghost), một thực thể phi vật chất. Về sau, Giáo hội Ca-tô dạy rằng, Giê-su thuộc dòng dõi vua David của Do Thái khi xưa, bố là Joseph, mẹ là Mary, nhưng Joseph lại không phải là cha của Giê-su, mà cha của Giê-su lại là Thánh Ma. Các tín đồ Ca-tô Việt Nam, từ trên xuống dưới, đều tin những lời "giáo hội dạy rằng" như trên đều đúng cả (Xin đọc trong cuốn Chứng Nhân Hi Vọng của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, hoặc trong bài của Đức Ông Trần Văn Khả trong cuốn Trần Lục).

Trong mấy thế kỷ đầu, đạo Ki-tô gồm nhiều nhóm nhỏ và có nhiều niềm tin khác nhau. Một vài nhóm tin rằng nhóm mình thực sự là "tông truyền" từ Chúa Ki-tô. Cho tới thế kỷ 4, giáo hội Rô-ma cũng chỉ là một trong những nhóm nhỏ như trên, và chỉ trở thành một hệ phái Ki Tô lớn sau khi Vua Constantine tôn đạo này làm quốc giáo và dùng tiền của mua chuộc và cưỡng bách mọi người phải theo cái đạo của nhà vua này. Sử sách viết rằng, dưới thời Constantine, người nào theo đạo thì được thưởng vàng bạc, nô lệ theo đạo thì được thả tự do. Không lạ gì, đạo này càng ngày càng có thêm nhiều tín đồ. Sau này, ở Việt Nam, từ thế kỷ 17 cho tới ngày nay, hiện tượng "theo đạo có gạo mà ăn" cũng rất thịnh hành. Vì Constantine là một Vua La-Mã (Rô-ma) nên sau đó đạo Ki-tô thống nhất dưới tên Đạo Ca-Tô Rô-ma (Roman Catholicism), với một chủ chăn là một giáo hoàng lo việc chăn dắt đàn cừu (chiên) non ở dưới.

Năm 1054, một sự phân hóa đầu tiên đã xảy ra trong giáo hội Ca-tô Rô-ma. Một phần trong giáo hội này bất đồng ý kiến với chế độ giáo hoàng miền Tây (Western papacy) và tách riêng ra thành "giáo hội miền Đông" (Eastern Church), còn được biết dưới danh từ "giáo hội chính thống" (Orthodox Church). Giáo hội chính thống miền Đông này gồm các giáo hội ở Albania, Bulgaria, Georgia, Greece, Romania, Russia, Serbia, và Sinai. Ngày nay, giáo hội miền Đông là tôn giáo chính ở Nga, Đông Âu, Tây Á, và Bắc Phi, với tổng số tín đồ trên 200 triệu. Phần còn lại vẫn mang tên Giáo hội Ca-Tô Rô-ma.

Năm 1517, một sự phân hóa khác đã xảy ra trong giáo hội Ca-tô Rô-ma. Một linh mục người Đức, Martin Luther, bất mãn trước chế độ giáo hoàng toàn trị và sự đồi bại của giáo hội Ca-tô Rô-ma trong việc lợi dụng sự mê tín của đám tín đồ thấp kém, bán phép giải tội để làm giàu, nên đã tạo lên một phong trào chống đối được gọi là phong trào Cải Cách Chống Đối (Protestant Reformation), không công nhận quyền lực của giáo hoàng cũng như không chấp nhận phải trung thành với giáo hoàng, phản đối việc bán phép giải tội, phản đối việc giáo hội Ca-Tô Rô-ma cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, và đi tiên phong trong việc dịch Thánh Kinh ra tiếng địa phương. Protestants có nghĩa là "những người phản đối" (those who protest) nhưng Ca-Tô Rô-ma giáo đã mạ lỵ đạo của những người phản đối (Protestantism) là "Phản thệ giáo". Dân Việt Nam ta dịch Protestantism là đạo Tin Lành tuy rằng bản chất của Protestantism cũng chẳng khác gì Catholicism, và những thứ mà họ rao truyền chẳng có gì có thể gọi là "tin lành" cả.

Tuy nhiên, Martin Luther cũng có công lớn đối với nhân loại. Ông là người đầu tiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Đức, và từ đó Thánh Kinh được dịch ra các tiếng địa phương. Và cũng từ đó những điều sai trái trong Thánh Kinh bị phơi bầy, đại chúng biết đến những chuyện hoang đường và phi lý trí, phản khoa học trong Thánh Kinh, và những luận điệu thần học ngụy tạo, lừa dối của các giáo hội Ki-Tô. Đạo Giê-su bắt đầu suy thoái, mất đi mọi quyền lực thần thánh cũng như thế tục. Và ngày nay, những người tin Thánh Kinh là những người chỉ nghe nói đến vài điều vụn vặt trong Thánh Kinh chứ thực sự chính mình chưa bao giờ đọc Thánh Kinh.

Ca Tô Giáo Rô Ma đặt nền tảng trên một số huyền thoại trong Thánh Kinh gồm có Cựu Ước và Tân Ước. Tuy Tân Ước không thể tách rời khỏi Cựu Ước, vì nếu tách rời thì vai trò cứu rỗi của Chúa Giê Su trở thành vô nghĩa, nhưng vì trong Cựu Ước có nhiều điều vô lý, mâu thuẫn, tàn bạo, phản khoa học v...v.. nên gần đây giáo hội Ca Tô đặt nhẹ vai trò của Cựu Ước và dạy các tín đồ Ca Tô rằng: Cựu Ước là lịch sử của dân Do Thái, Tân Ước mới chính là nền tảng giáo lý của Ca Tô Giáo RôMa. Dạy sao thì tín đồ nghe vậy, tín đồ chỉ cần sự hứa hẹn của giáo hội là được Chúa Giê Su cứu rỗi nếu tuyệt đối tuân phục giáo hội và tin theo những tín lý mà giáo hội đặt ra chứ đâu có cần để ý đến sự mâu thuẫn trong điều giảng dạy này. Tuy đặt nhẹ vai trò của Cựu Ước, cho đó là lịch sử của dân Do Thái, giáo hội Ca Tô vẫn dùng những huyền thoại trong lịch sử Do Thái, cho đó là những chân lý mà tín đồ bắt buộc phải tin, không tin thì không được lên Thiên đường. Những huyền thoại trong Cựu Ước như Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ và mọi sự vật trong đó cách đây khoảng 6 - 7000 năm; Thượng đế lấy đất sét tạo ra Adam, lấy xương sườn của Adam tạo ra Eve, do đó Adam và Eve trở thành tổ tiên của dân Do Thái và của cả loài người luôn; Adam cưỡng lời Thượng đế ăn quả trên "trái cây hiểu biết," do đó tạo thành tội tổ tông, và kết quả là mọi người trên thế gian đều mắc tội, chịu lời nguyền rủa của Thượng đế và phải gánh chịu tất cả những khổ đau ở trên đời, nguyên nhân chỉ vì Adam ăn một trái táo v...v... đã trở thành những tín lý mà các tín đồ Ca Tô phải tin, nếu muốn được lên Thiên đường cùng Chúa, lẽ dĩ nhiên phải qua ngả Vatican, vì Vatican giữ trong tay cái chìa khóa mở cửa Thiên đường. Tuy rằng ngày nay tuyệt đại đa số những học giả và chuyên gia khảo cứu Thánh Kinh cùng các khoa học gia, trước những khám phá mới nhất về lịch sử nhân loại và khoa học, đều đồng ý rằng Thánh Kinh không phải là những lời mặc khải của Thượng đế vì trong đó có quá nhiều sai lầm, vẫn còn nhiều triệu người trên thế giới tin vào những huyền thoại trong Thánh kinh và cho đó là những chân lý không thể sai lầm. Đây là quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, cũng như chúng ta có quyền tin vào một Thần cây đa hay tin rằng có chú Cuội ngồi trên cung Hằng. Vì Thượng đế, hay thần cây đa, hay chú Cuội chỉ có trong niềm tin của những người tin và không ai có thể chứng minh được sự hiện hữu của Thượng đế v...v..., nên căn bản thì những đối tượng của các niềm tin đều giống nhau.

Ngoài những tín lý bắt nguồn từ những huyền thoại trong Cựu Ước như trên, các tín đồ Ca Tô còn phải tin vào một số tín lý khác mà giáo hội dạy rằng bắt nguồn từ Tân Ước nhưng thực ra thì những tín lý này thường không có trong Thánh kinh, hoặc trái ngược với Thánh kinh, hoặc được thêm thắt vào sau, nếu xét theo bối cảnh lịch sử mà Thánh kinh được viết ra. Về những tín lý này chúng ta có thể kể:

1. Chúa Giê-su là con của Thánh Linh (Holy spirit).

2. Chúa Giê-su là hiện thân của Thượng đế (Incarnation)

3. Thuyết Chúa ba ngôi (Thượng đế, Giê-su, Thánh linh chỉ là một)

4. Đức mẹ vô nhiễm.

5. Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại.

6. Chúa Giê-su sống lại vào ngày thứ ba sau khi bị đóng đinh.

7. Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại.

8. Tin ở Chúa Giê-su thì sẽ được Chúa cứu rỗi, sau khi chết sẽ được lên Thiên đường ở cùng Chúa.

9. Trong ngày phán xét cuối cùng (tận thê) Chúa sẽ trở lại trần thế, làm cho kẻ chết sống lại, rồi mang

tất cả, nghĩa là không biết bao nhiêu tỷ người đã chết được cứu sống lại, xếp hàng một trước

mặt Chúa Cha để cho Chúa Cha phán xét, người nào tin Chúa thì được lên Thiên đường, người

nào không tin thì bị luận phạt và vĩnh viễn bị đày hỏa ngục.

Giáo Hoàng là "đại diện của Chúa" trên trần, nắm trong tay những chìa khóa mở cửa Thiên

đường.

Các tín đồ Ca Tô giáo bắt buộc phải tin những tín lý như trên, không tin thì không phải là tín đồ Ca Tô, và lẽ dĩ nhiên không được Chúa cứu rỗi, cho lên Thiên đường ở cùng Chúa. Và Thánh Kinh được coi như là chứa những chân lý mặc khải, không thể sai lầm. Những tín lý như trên và chân lý Thánh Kinh là những điều thế giới Ki Tô tin và tuyệt đối chấp nhận, không bàn cãi...cho đến thế kỷ 17. Rồi những đầu óc khai phóng của Voltaire, Diderot, Thomas Paine, Baron d'Holbach, Johann Salamo Semler, Samuel Reiramus, J. G. Eichhorn, G.L. Bauer v...v... bắt đầu đặt nghi vấn về tính chất xác thực lịch sử của Thánh Kinh. Sự phê phán Thánh Kinh tiếp tục trong thế kỷ 18 và kéo dài cho tới ngày nay. Ba tác phẩm cận đại được thế giới biết đến nhiều nhất là: Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) của Thomas Paine, Tại Sao Tôi Không Phải Là Một Tín Đồ Ki Tô (Why I Am Not A Christian) của Bertrand Russell, và cuốn Người Chống Chúa Ki-Tô (The Anti-Christ) của Frederik Nietzche. Hiện nay, càng ngày càng có nhiều công cuộc nghiên cứu, phân tích và phê bình Thánh Kinh.

Đặc biệt là cuốn Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu: Cuốn Tân Ước (The Bad News Bible: The New Testament (1995)) của David Voas trong đó tác giả phân tích từng câu trong Tân Ước, và cuốn Năm Phúc Âm: Giê-su Đã Nói Những Gì? (The Five Gospels: What Did Jesus Say? (1996)) của Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh (The Jesus Seminar) gồm khoảng 200 học giả, chuyên gia thuộc mọi hệ phái Ki Tô , trong đó các tác giả đồng ý là hơn 80% những điều viết trong Tân Ước không phải là Giê-su nói và Giê-su không hề làm bất cứ một phép lạ nào như Tân Ước đã mô tả.

Kết quả những cuộc nghiên cứu về Thánh Kinh xuyên suốt qua nhiều thế kỷ đã được tóm tắt như sau bởi Linh mục Ernie Bringas (Ibid., trg. 91):

"Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.

Trong những năm 1835-1836, cuốn Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo điều giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:

1. Đức Mẹ đồng trinh

2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê-su.)

3. Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa

4. Sự sống lại của Chúa.

5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)

6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)

Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Cha phán xét luận tội mọi người trong ngày Giê su trở lại trần

thế

(With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.

In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:

1. The virgin birth

2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)

3. The work of Atonement (plan for salvation)

4. The resurrection

5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)

6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)

7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)

Trên đây là những tín điều tạo thành nền tảng tín ngưỡng của Ca Tô Giáo Rô Ma. Bản chất tín ngưỡng này có thể vô hại vì tùy theo căn trí mỗi người, mỗi căn trí thích hợp với một loại tín ngưỡng, ai muốn tin gì thì tin. Nhưng bất hạnh thay, như Tiến Sĩ Madalyn O'Hair đã nhận định ở trên:

"Tín đồ Ki Tô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác theo tín ngưỡng của họ. Giê Su Ki Tô đòi hỏi rằng các tín đồ Ki Tô phải đi cải đạo người khác (nghĩa là ép buộc mọi người đều phải tin vào Giê-su) và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác."

Do đó, với tâm cảnh cuồng tín, mà theo định nghĩa của giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, 1954-1963, thì cuồng tín là sự tổng hợp của Ngu đần, Dốt, và Hợm Hĩnh (Huênh hoang, khoác lác), Giáo hội Ca Tô Rô Ma, với những phương pháp "cải đạo" đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới, đã mang đến cho nhân loại những thảm họa vô tiền khoáng hậu với kết quả là hàng triệu sinh linh bị đàn áp, tra tấn, treo cổ, cắt cổ, thiêu sống v..v.. như sẽ được chứng minh trong những phần sau đây. Trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc, trg. 74-75, ông Lý Chánh Trung, một nhà trí thức Gia Tô cũng công nhận giáo hội có những hành động bạo tàn để mở mang nước Chúa, nhưng ông khéo léo biện hộ cho những hành động đó bằng câu:

" Những hành động nói trên không phải bắt nguồn từ một khuynh hướng đế quốc mà từ cái ý thức rất chân thành và nghiêm chỉnh của giáo hội về sứ mạng cao cả của mình: mang sự thật đến cho nhân loại."

Chỉ có điều, ông Lý Chánh Trung không cho độc giả biết cái sự thật ông viết ở trên là sự thật nào, như thế nào? Sự thật theo quan niệm của riêng Ca Tô Giáo dựa vào những huyền thoại trong Thánh Kinh như Linh mục Bringas đã viết ở trên, hay là một sự thật phổ quát như một thuyết lý khoa học có thể áp dụng ở mọi nơi, mọi thời điểm trên địa cầu. Nếu ông muốn nói sự thật trên là sự thật trong Phúc Âm thì ông giải thích làm sao những sai lầm và mâu thuẫn nằm trong Phúc Âm. Vả chăng, trong Phúc Âm làm gì có sự thật. Thật vậy, Regina Schwartz, giáo sư dạy Thánh Kinh trong 20 năm qua tại hai đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ là đại học Northwestern, Illinois, và đại học Duke, North Carolina, sau nhiều năm suy tư và nghiên cứu, đã xuất bản cuốn Lời Nguyền của Cain: Di sản bạo tàn của Tôn Giáo Độc Thần (The Curse of Cain: The Violent Legacy of Monotheism), và dạy sinh viên bài học: "không làm gì có chân lý Phúc Âm" (Northwestern University professor's lesson: There are no Gospel truths). Cuốn sách này đang được đề nghị trao giải thưởng Pulitzer về loại tác phẩm nghiên cứu. Giáo sư Schwartz cũng nhận ra rằng sinh viên ngày nay tin rằng Thượng Đế là do con người tạo ra theo hình ảnh con người thay vì ngược lại, với những thuộc tính của con người như tham lam, hẹp hòi, ghen tuông, và sợ hãi được gán cho Thượng Đế. (...students come to believe that God is more often created in the image of man than the other way around. That is, mankind's greed, pettiness, jealousies and fears are often projected onto God).

Ngoài ra, chưa kể đến chuyện, gần 2000 năm nay, con đường thi hành "sứ mạng cao cả" của giáo hội là một con đường chồng chất xương máu của hằng triệu người vô tội trong đó có cả những ông già, bà cả, phụ nữ và con nít, với mục đích ép buộc con người tin vào "sự thật" của Ca Tô Giáo. Dù vậy mà ngày nay, hơn 80% dân chúng trên thế giới, nghĩa là vào khoảng trên 4 tỷ người, vẫn từ chối sự thật của Ca Tô Giáo hoặc càng ngày càng có nhiều người từ bỏ sự thật này khi biết hồn xác mình đã bị nhốt trong những sự huyền hoặc. Mặt khác, bản chất đế quốc của Ca Tô Giáo Rô Ma là một sự kiện không ai có thể phủ nhận, kể cả Giáo hoàng và tòa Thánh Vatican. Cũng chẳng nên trách ông Lý Chánh Trung vì ông chỉ nhắc lại những điều "giáo hội dạy rằng" mà không tìm hiểu về bản chất của giáo hội. Vả chăng, vào thời điểm ông viết cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc, chưa có vụ Giáo hoàng thú nhận trước thế giới bản chất đế quốc của giáo hội và ra lệnh cho tín đồ Gia Tô phải ăn năn thống hối trước thiên niên kỷ mới.

Qua những sự kiện lịch sử trên, khảo sát về lịch sử CaTô Giáo Rô Ma, đa số học giả đã đồng ý ở một điểm: đó là một lịch sử đẫm máu của gần 2000 năm đầy tội ác, phi luân lý, phi đạo đức; một lịch sử đã mang quá nhiều bất hạnh to lớn tới nhân loại so với những việc từ thiện bác ái , thường là thực hiện với chủ đích dùng bả vật chất để thu nhặt tín đồ, mà Giáo hội CaTô thường vẫn thổi phồng để cho thế giới quên đi, không nghĩ đến cái lịch sử đen tối của Giáo hội. Tôi sẽ trở lại thực chất của những hoạt động từ thiện của Ca Tô giáo trong một đoạn sau. Ở đây, tôi chỉ xin trích dẫn một nhận định tổng quát của B. S. Rajneesh trong cuốn Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul), trg. 25):

"Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào KiTô giáo, đặc biệt là Ca Tô giáo. Những trường học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Gia Tô."

(If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics.)

Hiện nay số tài liệu khảo cứu về CaTô Giáo Rô Ma rất phong phú. Đã có những công cuộc nghiên cứu và viết thành sách với đầy đủ tài liệu xác tín về mọi khía cạnh của tôn giáo này. Hiển nhiên là trong phạm vi cuốn sách nhỏ này tôi không thể đi vào chi tiết của tất cả những đề mục đã được khảo cứu về Ca Tô Giáo Rô Ma, mà chỉ có thể khảo xát một số chủ đề chính liên hệ tới lịch sử bành trướng của đạo Ca Tô trên thế giới và những hành động của tôn giáo này đối với nhân loại.

Còn những chủ đề phụ, phần lớn thuộc nội bộ giáo hội Ca Tô Rô Ma, thí dụ như: Linh Mục bỏ đạo, Linh Mục cưỡng hiếp các “sơ”, cưỡng bách tình dục các em trợ tế và nữ tín đồ, Linh mục đồng giới tình dục, Linh mục nghiện rượu, những triều đại dâm loạn của một số giáo hoàng v...v..., nếu cần, tôi chỉ duyệt phớt qua chứ không đi vào chi tiết của những chủ đề này.

2.2. Lịch Sử Thành Lập Ca Tô Giáo Rô Ma.

Ai là người sáng lập ra Ki Tô Giáo? Các tín đồ Ca Tô đều tin, theo lời "giáo hội dạy rằng", Chúa Giê-su chính là giáo chủ, ủy quyền cho Thánh Phê-Rô (Peter) thành lập giáo hội, dựa trên vài câu trong Thánh Kinh, diễn giải ngoài toàn bộ vấn đề (out of context). Theo Mã-Thi-Ơ (Matthew) 16: 18-19 (chương 16, đoạn 18-19) thì Giê-su nói với Phêrô như sau: "Ta cho ngươi biết, ngươi là Phêrô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta...và ta sẽ cho ngươi những chìa khóa của thiên đường” (And I also say to you that you are Peter, and on this rock I will build my church...and I will give you the keys of the kingdom of heaven). Do đó, theo sự diễn giảng của Giáo hội, Phêrô là vị giáo hoàng đầu tiên của giáo hội do Chúa thành lập, và chế độ giáo hoàng được thành lập với giáo điều: các giáo hoàng đều được coi là kế vị Phêrô, đại diện của Chúa (Vicars of Christ) trên cõi trần, và nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường. Đó là lý do tại sao các tín đồ Ca-Tô không thể hiệp thông thẳng với Chúa mà phải qua ngả giáo hoàng hay ngả Vatican, và giáo hoàng có quyền tuyệt thông tín đồ, nghĩa là không cho tín đồ hiệp thông với Chúa, và không mở cửa thiên đường cho tín đồ nào không trăm phần trăm tuân phục giáo hoàng. Giáo hội biết rõ tâm lý của những tín đồ kém hiểu biết và do đó khai thác triệt để lòng mê tín của đám tín đồ này.

Nghiên cứu Thánh kinh, các học giả đã tìm ra nhiều điều kỳ thú trong giáo điều như trên của giáo hội Ca Tô mà mục đích chỉ là để tự tạo quyền lực thế tục, ngụy trang dưới lốt thần thánh, nắm giữ đầu óc mê mẩn của các tín đồ.

Thứ nhất, Giê-su không bao giờ có ý định thành lập một giáo hội vì một lẽ rất đơn giản: vào thời của Giê-su danh từ giáo hội (church) chưa hề có và không ai biết ý nghĩa của giáo hội ra sao. Khi đó, danh từ thông dụng trong các hoạt động tôn giáo trong xã hội là "synagogue" nghĩa là giáo đường, một nơi tập họp để giảng đạo. Danh từ nguyên thủy Hi Lạp là ecclesie, có nghĩa là một cuộc hội họp - không có giáo hoàng, linh mục, hệ thống giáo quyền (Jesus was not speaking of that institution we call the Church, Catholic or otherwise, in fact, there was no such word or institution in his time. The original was the Greek ecclesie, and it meant only a gathering, an assembly - no pope, no priest, no hierarchie: Graham, Ibid., p. 441).

Thứ nhì, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phêrô (Matthew 16: 19), chỉ bốn câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phêrô là Satan: "Chúa quay lại và nói với Phê rô: "Hãy ra đằng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta"(But He turned and said to Peter, "Get behind Me, Satan! You are an offence to Me.."). Nếu chúng ta có thể tin được những điều các tín đồ CaTô tin thì Chúa Giêsu được coi là toàn trí, nghĩa là biết hết quá khứ vị lai, vậy khi Chúa gọi Phêrô là quỉ Satan tất phải có lý do. Lý do đó là Chúa đã biết trước là Phêrô sẽ phản bội Chúa, ba lần chối là biết Chúa khi Chúa bị bắt mang đi đóng đinh trên thập giá. Hơn nữa, Phê-rô là một người đánh cá, trí tuệ kém cỏi, theo Chúa chỉ vì Chúa trổ tài đánh cá cho Phê rô coi. Thế mà Chúa lại trao chìa khóa thiên đường cho Phêrô và ủy thác cho Phêrô thành lập giáo hội Ca Tô Rô Ma. Hay là Chúa đã biết trước là sau này, sự truyền đạo của Giáo hội Ca Tô chỉ thành công trong những làng đánh cá hoặc những nơi mà dân chúng có mức trí tuệ như Phê rô, như lịch sử phát triển của Ca Tô Giáo Rô Ma đã chứng minh. Về sự mâu thuẫn và phi lý trong câu chuyện trên, Lloyd Graham bình luận như sau:

"Như vậy là Giáo hội CaTô được thành lập bởi Phêrô, người mà, chỉ bốn câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan. Vậy, nếu Giáo hội CaTô được thành lập bởi Phêrô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan - một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu (Xét đến lịch sử đầy tội ác của Giáo hội CaTô Rô Mã thì nhận xét trên của Graham không phải là vô lý. TCN).

Câu chuyện về Phêrô thậm vô nghĩa - một người chết như mọi người mà lại có quyền lực trên khắp nhân loại trong muôn đời muôn kiếp. Trong những vấn đề tôn giáo, những tín đồ CaTô thật là nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ có thể nhẹ dạ đến mức tin rằng, trước khi có Ki Tô giáo, những bậc thông thái như Pythagoras, Plato, Socrates... cần đến cái tên đánh cá Do Thái ngu đần này (Phêrô) để đầy đọa hay cứu vớt linh hồn họ hay không? Nhất định là không, và chúng ta cũng vậy."

(Thus the Catholic Church is founded on Peter whom, four verses later, Jesus openly calls Satan. Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan - a fact we have long suspected.

Peter's story is the veriest nonsense - one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity. In things religious, Catholics are indeed credulous but can they be so credulous as to believe that pre-Christian sages like Pythagoras, Plato, Socrates..require this ignorant Jewish fisherman to bind and loose their souls? No, and neither are we.)

Thứ ba, theo Thánh Kinh thì Giê-su tin rằng chính mình là đấng cứu thế của dân Do Thái, ngày tận thế sắp tới (Matthew 10:23, 16:28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:30; Rom 13:11)và Giê-su sẽ trở lại thế gian (second coming) với khí thế: "Tóc trắng như lông chiên, như tuyết, mắt sáng như ngọn lửa, chân như đồng sáng loáng trong lò, tiếng nói vang ầm như thác đổ. Tay phải Ngài cầm bảy ngôi sao, miệng cắn thanh gươm hai lưỡi sắc bén" (Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước, Nguồn Sống, 1994: Cuốn Khải Huyền, Chương 1, đoạn 14-16 (Rev.: 1: 14-16).

Cứ tưởng tượng ra hình ảnh rùng rợn của một hung thần như trên là đêm ngủ đã không tránh khỏi ác mộng rồi, huống hồ sống vĩnh viễn bên cạnh Chúa trên thiên đường thì cái nghiệp của những người được Chúa cứu rỗi chắc phải là nặng lắm. Nhưng có điều an ủi là, ngày nay, qua các công cuộc nghiên cứu Thánh kinh, đa số học giả đã cho rằng nhiều chuyện trong Thánh Kinh là những chuyện hoang đường, và đối với một số học giả thì những điều Chúa Giê-su tự nhận như: con duy nhất của Thượng đế, có khả năng rửa sạch tội lỗi của nhân loại, là đấng cứu thế, trở lại trần để cứu tất cả những người chết sống lại v...v... đều là những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh-chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi của nhân loại v...v...Đó là kết luận của những nhà phân tâm học, điển hình là Bác sĩ George de Loosten, Bác sĩ William Hirsch, Bác sĩ Binet-Sanglé, sau khi nghiên cứu từng lời, từng hành động của Giê-su trong Thánh Kinh. Tôi xin miễn đi vào chi tiết của những công cuộc khảo cứu phân tâm học này vì nó dài và phải viện dẫn nhiều trong Thánh Kinh.

Trở lại vấn đề Chúa Giê-su tin rằng ngày tận thế sắp tới ngay trong thế hệ của người, chúng ta có thể trích dẫn 2 đoạn trong Thánh Kinh:

Matthew 16:17-18: "Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta bảo đảm với các người, vài người đang đứng đây sẽ vẫn còn sống cho đến khi thấy ta đi vào trong vương quốc của ta." (For the Son of Man will come in the glory of his Father with his angels, and then he will reward each according to his work. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom)

Mark 9:1: Và Chúa nói với các môn đệ: "Ta bảo đảm với các người là vài người đang đứng nơi đây sẽ vẫn còn sống cho tới khi thấy vương quốc của Thượng đế đầy uy quyền" (And He said to them, "Assuredly, I say to you that there are some standing here will not taste death till they see the kingdom of God present with power)

Hai đoạn trên trong Thánh Kinh cho chúng ta thấy rõ hai điều:

Thứ nhất, Chúa đã thất hứa vì sau khi bảo đảm với các môn đệ như trên, Chúa đã biến đi đâu mất, cho tới ngày nay vẫn chưa trở lại. Vậy, trong gần 2000 năm nay, Chúa ở đâu? Có người phân tích Thánh Kinh cho rằng Chúa đang ở dưới địa ngục (Matthew 5:22 & Matthew 23: 17,19), nhiều người thì lại tin rằng Chúa đang ở trên Thiên đường. Nhưng dù ở đâu thì suốt 2000 năm nay cũng không ai thấy bóng dáng Chúa đâu, để cho các tín đồ dài cổ ra ngóng đợi ngày Chúa trở lại trong "vinh quang của Cha ta" và lập nên "vương quốc Thiên đường". Chúng ta cũng nên biết rằng, đã nhiều lần, một số chức sắc trong Ki Tô Giáo đã tiên đoán ngày Chúa trở lại và dạy con chiên dọn mình đón Chúa, nhưng tất cả đều là những lời lừa bịp, có nơi vị "lãnh đạo" tôn giáo này phải trốn chạy trước sự phẫn nộ vì bị lừa của đám tín đồ. Tuy vậy mà cũng còn có nhiều người tin Chúa sẽ trở lại năm 2000, theo lời "tiên đoán" của một số nhà truyền giáo. Và họ đã thất vọng vì chuyện này không hề xảy ra.

Thứ nhì, Chúa đã đoan quyết rằng ngày tận thế đã gần kề như đã viết trong Thánh Kinh, vậy Chúa còn bảo phiến đá Phê rô xây dựng giáo hội để làm gì? Ngày phán xét đã sắp tới, nhân loại thiểu số lên Thiên đường, còn tuyệt đại đa số thì xuống địa ngục (theo niềm tin Ca Tô), vì khi đó chỉ có một số ít người tin theo Giê su, còn cả nửa thế giới mà Giê su không biết tới, thí dụ như Tân Thế Giới (Mỹ châu) và phần lớn Á Đông (Cựu ước cho rằng trái đất phẳng, không biết đến cả sự kiện là trái đất có hình cầu), chưa kể là trước khi có đạo Giê su, hằng hà sa số con người đã sinh ra và chết đi mà không hề biết tới Chúa, trong đó có cả tổ tiên Giê su, tất cả đều phải xuống địa ngục, vậy Thánh Phê rô xây dựng giáo hội theo như lời "Giáo hội dạy rằng" để làm gì? Phải chăng để cho các Giáo hoàng có chỗ để tự nhận là kế thừa Phê rô, nắm trong tay những chìa khóa của Thiên đường, cái vũ khí đe dọa giáo dân đừng có hòng lên Thiên đường nếu không tuyệt đối tuân phục Giáo hoàng?

Từ ba điểm phân tích ở trên, chúng ta khó có thể chấp nhận thuyết Phê-rô được Chúa ủy thác cho việc xây dựng giáo hội Ca Tô và các Giáo hoàng là những đại diện của Chúa, kế thừa Phê rô, như Giáo hội đã dạy các tín đồ. Joseph L. Daleiden, một học giả Ca Tô, cho rằng "câu chuyện ủy quyền cho Phê rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm" (On the face of it, I would take it as a joke.. Ibid., trg. 83) và Albert Camus cho rằng "Giê-su đã riễu cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê rô khi bảo Phê rô là vững như phiến đá" (Camus pointed out, Jesus must have been making fun of poor, cowardly Peter by referring to him as a rock of steadfastness.). Daleiden kết luận (Ibid. trg.83):

"Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào về sau."

(It is not surprising, therefore, to learn that many biblical scholars believe the evidence indicates that this reference to Peter, like many other New Testament passages, was inserted at a later date.)

Ai thêm thắt những chuyện thậm kỳ vô nghĩa như trên vào Thánh Kinh về sau, và với mục đích gì? Chẳng cần phải là người thông minh cho lắm cũng thấy rằng đó là thủ đoạn của giới giáo sĩ lập ra hệ thống quyền lực Ca Tô, và mục đích không ngoài sự tự ban cho mình những quyền lực thần thánh trước đám tín đồ kém hiểu biết.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên để ý rằng, hội nghiên cứu Thánh Kinh (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả thuộc mọi hệ phái Ki Tô, sau nhiều năm nghiên cứu Thánh Kinh, cũng đưa ra cùng một kết luận như trên, nghĩa là, Giê-su không hề ủy quyền cho Phê Rô thành lập Giáo hội.

Vậy, nếu không phải là Thánh Phê rô xây dựng giáo hội, mà Chúa Giê-su thì chắc chắn không nghĩ đến việc xây dựng giáo hội vì đã khẳng định là mình sẽ trở lại trần thế trong một tương lai rất gần, ai là người xây dựng giáo hội Ki Tô? Ngày nay, các học giả đều đồng ý rằng, Thánh Phao Lồ (Paul) mới chính là người đã sáng chế ra Ki Tô Giáo. Chính Phao-Lồ đã lấy những giáo điều trong Do Thái Giáo, trong phái Tự Ngộ, và những huyền thoại thờ cúng trong dân gian, xào xáo lại với nhau để tạo thành một huyền thoại xoay quanh chuyện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá. (Christianity was the invention of St. Paul, who used elements of Judaism, Gnosticism, and pagan mystery cults as his materials, fusing them around the story of Jesus' crucifixion. (The Mythmaker: Paul and the Invention of Christianity, front cover)). Chính Phao Lồ đã sáng chế ra những tín lý Ca Tô như: tư cách thần thánh của Giê-su, sự sống lại và thăng thiên của Giê-su, đức tin (mù quáng) sẽ đưa đến sự cứu rỗi (salvation by (blind) faith) v...v... Điểm đặc biệt là, chính Phao-lồ chưa bao giờ gặp Chúa mà chỉ nghe đồn về Chúa (hearsay), và chỉ nghe thấy tiếng Chúa trong một ảo tưởng trên đường đi tới Damascus, cho nên tất cả những điều viết về Chúa chỉ là những điều tưởng tượng, thường là hoang tưởng, của Phao Lồ, nhưng lại thích hợp với đầu óc và hi vọng của những người ở miền Trung Đông trong thời Paul rao giảng, vào khoảng 40 năm sau khi Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác. Nhưng qua thời gian, với sự tiến bộ trí thức của nhân loại, với sự hiểu biết của con người ngày nay về khoa học, những điều Phao Lồ rao giảng làm căn bản tín ngưỡng của Ca Tô Giáo như “Giê-su chịu hi sinh bị đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại”, “Giê-su đã sống lại”, “vai trò cứu rỗi và luận phạt của Giê-su” v..v.. đều đã trở thành hoang đường, không còn có thể chấp nhận, ít ra là đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô Giáo. Điều này thể hiện rõ trong chính những lời công nhận thuyết Tiến Hóa của Giáo hoàng John Paul II cùng những lời thú nhận của Ngài về sự kiện không làm gì có thiên đường hay địa ngục như giáo hội vẫn từng rao giảng để khuyến dụ cũng như đe dọa đám tín đồ đầu óc thấp kém.

Thực ra, tôi, cũng như đa số độc giả, không mấy quan tâm đến chuyện ai là người sáng lập ra Ki Tô Giáo. Điều mà chúng ta quan tâm là Ki Tô Giáo đã phát triển ra sao và đã mang lại những gì cho nhân loại. Nhưng, điều quan trọng mà chúng ta có thể rút tỉa từ sự phân tích tài liệu ở trên là: luận cứ của Giáo hội Ca Tô về Thánh Phê Rô là người được Chúa Giê-su ủy thác xây dựng Giáo hội, và Giáo Hoàng là người kế thừa Phê Rô, giữ trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường v..v.., rõ ràng là những thủ đoạn không chính đáng, ngụy tạo văn kiện, thêm thắt vào Thánh Kinh v...v.., để tạo cho Giáo hoàng và Giáo hội những quyền lực thần thánh để dễ ngự trị trên đầu óc của đám tín đồ nhẹ dạ, cả tin.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào lịch sử phát triển của Ca Tô Giáo Rô Ma.

Vài Cảnh Tra Tấn và Hành Hình những người Dị Giáo

của Giáo Hội Công Giáo "Thánh Thiện Tông Truyền"

 

 

CHƯƠNG III :

LỊCH SỬ 5 NÚI TỘI ÁC CỦA CA TÔ GIÁO RÔ MA

[CÔNG GIÁO LA MÃ] ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI

 

DẪN NHẬP :

1988: Peter de Rosa, một linh mục dòng Tên (a Jesuit), giáo sư về Siêu Hình Học và Đạo Đức tại trường Dòng Westminster, khoa trưởng khoa Thần học tại đại học Corpus Christi ở Luân Đôn (Professor of Metaphysics and Ethics at Westminster Seminary and Dean of Theology at Corpus Christi College in London) xuất bản cuốn Những Đại Diện của Chúa Ki-Tô: Cái Mặt Đen Tối Của Những Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy) trong đó tác giả vạch trần cái mặt đen tối đã ngự trị trong nhiều triều chính giáo hoàng như đồi bại, ngụy tạo tài liệu, loạn dâm, giết người, theo đuổi chính sách diệt chủng v..v.. (corruption, document-forgery, sex scandal, murder, genocide). Tác giả đã mở toang những cánh cửa kính màu (thường là mẫu mực trong các nhà thờ ở Tây phương, nhất là Thánh đường Phê-rô ở Vatican. TCN) và để lộ ra những giáo điều của Giáo hội thường là "...hình thành bởi những ham muốn đồi bại, độc tài và cuồng tín của những giáo hoàng” (de Rosa opens the stained glass window and reveals that the Church's teachings were too often "..shaped by the whims of corrupt, despotic and fanatical popes"). Cuốn sách đã được nhiều tín đồ Ca-tô đánh giá cao vì tính chất lương thiện và nghiêm túc của nó (The book was appreciated for its honesty and seriousness by many Catholics).

1994: Trong một mật thư gửi cho các hồng y, về sau bị lộ ra cho báo chí Ý, giáo hoàng John Paul II đặt câu hỏi: "Làm sao mà chúng ta có thể tiếp tục yên lặng trước nhiều hình thức bạo tàn mà giáo hội đã phạm phải nhân danh đức tin - chiến tranh tôn giáo, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và những hình thức vi phạm nhân quyền khác?" (Chicago Tribune, June 5, 1995: In a 1994 confidential letter to cardinals which was later leaked to the Italian Press, Pope John Paul II asked: "How can one remain silent about the many forms of violence perpetrated in the name of faith - wars of religion, tribunals of the Inquisition and other forms of violations of the rights of persons?")

1995: Giáo hoàng John Paul II thúc giục Giáo Hội Ca Tô Rô Ma hãy nắm lấy cơ hội "đặc biệt thuận lợi" của một thiên niên kỷ mới để ghi nhận "cái mặt đen tối của lịch sử giáo hội (Ca-tô)" (Ibid.,: Pope John Paul II had urged the Roman Catholic Church to seize the "particularly propitious" occasion of the new millennium to recognize "the dark side of its history").

1995: Helen Ellerbe cho ra đời cuốn "Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo" (The Dark Side of Christian History). Chúng ta có thể đọc những lời tóm tắt sau đây nơi trang bìa sau: "Trong khoảng thời gian gần 2000 năm, giáo hội Ki-Tô đã đàn áp và bạo hành nhiều triệu người trong toan tính kiểm soát và ngăn chận vấn đề tâm linh của con người. Cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo phanh phui với chi tiết tỉ mỉ những thảm họa, đau khổ và bất công mà giáo hội đã giáng lên nhân loại. Tác phẩm vạch trần sự thật này là một đòi hỏi hấp dẫn và nồng nhiệt cho nhân phẩm và sự tự do trong vấn đề tâm linh" (Over a period of almost two millennia, the Christian Church has oppressed and brutalized millions of individuals in an attempt to control and contain spirituality. The Dark Side of Christian History reveals in painstaking detail the tragedies, sorrows and injustices inflicted upon humanity by the Church. This exposé is a compelling and passionate cry for human dignity and spiritual freedom).

1999: Douglas Lockhart xuất bản tác phẩm Cái Mặt Đen Tối Của Thượng Đế (The Dark Side of God) với lời giới thiệu như sau:

"Giáo hội Ki-tô (Ca-tô) tự nhận là thừa hưởng trực tiếp từ Giê-su quyền năng tinh thần như được viết trong Phúc Âm. Nhưng thực ra có phải là một sự chuyển giao quyền lực một cách êm ả từ Giê-su cho Phê-rô và từ Phê-rô cho Giáo hội hay không? Hay đó chỉ là một chiến dịch tuyên truyền, ngụy tạo, và lừa dối lâu dài đã che đậy bản chất thực sự của các biến cố. Cuốn sách mới, có tác dụng làm cho chúng ta suy nghĩ, về nguồn gốc Ki Tô Giáo, đưa ra một họa đồ về sự theo đuổi quyền lực không ngừng của Giáo hội , từ lúc đầu cho đến ngày nay. Trong sự phân tích hấp dẫn và thường gây ngỡ ngàng về niềm tin trong Ki Tô Giáo, cuốn sách này khảo sát từ đâu mà Giê-su, người xứ Nazareth, đã được thổi phồng lên quá mức hoàn toàn xa với thực tế thường ngày."

(The Christian Church claims to inherit its spiritual authority directly from Jesus through the teaching of the gospels. But was there really a smooth transfer of power from Jesus to Peter and thence to the Church? Or has a long-term campaign of propaganda, forgery and deception concealed the true nature of events? This thought-provoking new book on the origins of Christianity charts the Church's relentless pursuit of power, from its beginnings to the present day. In a compelling and often disturbing analysis of Christian belief, it examines how Jesus the Nazarene was inflated into a figure of cosmic proportions far-removed from everyday reality...)

Từ nội dung những tác phẩm trên, không còn nghi ngờ gì nữa, các triều chính giáo hoàng cũng như giáo hội Ca-tô quả thật có một lịch sử đen tối, và ngay cả Thượng đế của họ cũng có cái mặt đen tối của mình.

Giáo hoàng John Paul II đã chính thức thú nhận lịch sử giáo hội Ca-tô Rô-ma có một mặt đen tối, và lịch sử đó đã chứa không ít bạo tàn đối với nhân loại dưới nhiều hình thức. Lẽ dĩ nhiên, tuyệt đại đa số tín đồ Ca-Tô giáo Rô-ma không hề biết đến cái mặt đen tối này, nhất là những tín đồ Việt Nam thì lại càng ít biết hơn nữa. Bởi vậy, có những tín đồ Ca-Tô Việt Nam vẫn tiếp tục ca tụng trên báo chí, đài phát thanh ở hải ngoại rằng "hội thánh công giáo vẫn luôn luôn thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Với kinh nghiệm 2000 năm lừa dối thế giới, với khả năng tài chánh vô tận, với những phương tiện truyền thông rồi rào, và với một đoàn cán bộ trung kiên (hồng y, tổng giám mục, đức ông, giám mục và linh mục), những người chuyên vận dụng khả năng trí thức của mình để lôi kéo quần chúng thấp kém vào vòng nô lệ tâm linh, giáo hội Ca-Tô Rô-ma đã thành công cấy vào đầu tín đồ những niềm tin như "giáo hội là một "hội thánh" thánh thiện, công giáo và tông truyền", "giáo hội tiền phong trong việc tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, tự do", "giáo hội là hiện thân của nền văn minh tốt đẹp Tây phương", "giáo hội mang hòa bình và sự hiểu biết đến cho mọi dân tộc". Tất cả những điều tự nhận như trên của giáo hội Ca-Tô Rô-ma đều chỉ là những sản phẩm tuyên truyền lừa dối đám tín đồ thấp kém, vì lịch sử giáo hội đã chứng tỏ chúng hoàn toàn trái ngược với sự thực.

Sự thực là như thế nào? Giáo Hội tuyệt đối không phải là một "hội thánh" vì không có một hội thánh nào lại có thể gây ra nhiều tội ác như “hội thánh Ca-Tô”. Giáo hội cũng chẳng có gì có thể gọi là "công giáo" hay "tông truyền" vì tất cả đều trái ngược với những điều viết trong Thánh kinh. Giáo hội là một định chế tôn giáo độc tài sánh ngang với Hồi giáo, Do Thái giáo, do đó tuyệt đối không có một ý niệm gì về dân chủ và tự do. Giáo hội là một tổ chức không có một đóng góp nào đáng kể cho nền văn minh Tây phương, trái lại trong suốt 2000 năm đã dùng mọi nỗ lực và thủ đoạn để ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đưa Tây phương vào một thời đại man rợ và đen tối trí thức (the age of barbarism and intellectual darkness) kéo dài hơn 1000 năm. Và sau cùng, Giáo hội chưa hề mang hòa bình và sự hiểu biết đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Bất cứ giáo hội truyền đạo đến đâu là ở đó xảy ra chiến tranh, hận thù, và chia rẽ, và các tín đồ bị lùa vào cảnh nô lệ tâm linh, ngu dân dễ trị. Tất cả những sự thực này sẽ được chứng minh trong những chương tới.

Lời thú nhận của giáo hoàng John Paul II ở trên là bằng chứng hùng hồn nhất để phủ bác những điều tự nhận của giáo hội. Chỉ tội nghiệp cho đám con chiên thấp kém ở dưới đã bị mê hoặc bởi bộ mặt giả dối của giáo hội và những hứa hẹn hoang đường giáo hội đưa ra, đám người xấu số vì thiếu hiểu biết cho nên cam tâm tình nguyện làm cái đáy của một kim-tự-tháp, để cho một số người vô hạnh ngồi trên chóp đỉnh, ngự trị trên đầu trên cổ.

Đến đây, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từ "thấp kém" hay "ngu đần" (ignorant) mà các học giả Tây phương thường dùng. Thấp kém và ngu đần ở đây không hẳn chỉ có nghĩa là ít học hay vô học, mà còn có nghĩa không dứt bỏ được những tín lý đã không còn giá trị, không biết đến những diễn biến ngay chính trong nội bộ giáo hội, và không theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại về vấn đề tôn giáo, bất kể là bằng cấp ngoài đời cao như thế nào, thuộc ngành nào. Phật giáo cũng có một từ tương đương, "Ngu si vô tri'", không chỉ có nghĩa là ít học hay vô học, mà còn là không nhìn được vạn pháp như chúng là như vậy (to see things as they really are) cho nên nhận giả làm chân.

Vì không biết đến sự thực lịch sử của giáo hội, không biết đến thực chất đạo đức của giới chăn dắt con chiên, từ giáo hoàng trở xuống tới các linh mục, và vì đã bị cấy vào đầu óc từ nhỏ những điều "giáo hội dạy rằng", và nhất là đã được nhào nặn và đóng khuôn trong giáo điều phải "quên mình trong vâng phục" cho nên những tín đồ Ca-Tô Việt Nam luôn luôn có quan niệm rằng mọi điều trái ngược với những lời "giáo hội dạy rằng" đều thuộc loại "chống Ca-Tô", bắt nguồn từ sự "thù ghét Ca-Tô" v..v.. mà không bao giờ nghĩ ra rằng, chính cái lịch sử ô nhục của Ca-Tô giáo Rô-ma đã "chống Ca-tô" hơn ai hết. Họ cũng không tự đặt cho mình một câu hỏi: "Nếu giáo hội Ca-Tô thực sự thánh thiện, tông truyền" thì tại sao người ta lại phải thù ghét hay chống giáo hội. Ở trên cõi đời này, có ai lại đi chống những cái gì thánh thiện, tốt lành bao giờ. Người ta chỉ chống những cái xấu cái ác không phù hợp với những tiêu chuẩn luân lý đạo đức xã hội, thí dụ như những tổ chức như Mafia hay những tổ chức băng đảng tôn giáo đồng loại. Họ cũng không hề biết rằng, tuyệt đại đa số những tác phẩm mà họ cho là thuộc loại "chống Ca-Tô" lại do chính những tác giả ở trong giáo hội gồm từ các hồng y trở xuống, và do những tín đồ Ki-Tô Giáo ở trong môi trường đại học Âu Mỹ như giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo v..v.. viết, những bậc trí thức lương thiện, không thể bán rẻ lương tâm để rao truyền những điều mê tín, phi lý trí, phản khoa học, ngược thời đại v..v.. Họ đưa ra những sự thực lịch sử của giáo hội không có nghĩa là họ chống tôn giáo của họ, mà chỉ có mục đích khai sáng tâm trí người dân để cho họ biết rõ đâu là sự thực, nhất là khi những sự thực này đã được chính giáo hoàng và giáo hội thú nhận. Cho nên, thật ra các tín đồ Ca-Tô cần phải cám ơn những người đã giúp họ tìm hiểu sự thực, kéo họ ra khỏi vòng u mê tăm tối, vòng nô lệ tâm linh, và những giáo điều đã hạ thấp họ xuống hàng súc vật (con chiên), bảo đâu nghe đó, của một số người tự ban cho mình những thần quyền hoang đường để hưởng những quyền lợi thế tục trên đám tín đồ thấp kém.

Chương này được viết ra không ngoài mục đích trình bày cùng độc giả cái bộ mặt đen tối của lịch sử giáo hội Ca-tô, một bộ mặt mà các giới chức cao cấp nhất trong Ca-tô giáo Rô-ma như giáo hoàng, hồng y.. đều đã biết rõ, và đã thú nhận, nhưng tuyệt đại đa số tín đồ thấp kém ở dưới vẫn không hề biết đến, vì giáo hội luôn luôn dùng đủ mọi cách để bưng bít, dấu kín những sự thực lịch sử của giáo hội, đồng thời dùng bộ máy tuyên truyền đưa ra cái bộ mặt "thánh thiện" không hề có của giáo hội. Sự hiểu biết đầy đủ về mọi khía cạnh lịch sử của giáo hội là một điều cần thiết trong thời đại này. Tuy nhiên, tôi cần phải nói trước rằng, không ai có thể viết ra đầy đủ chi tiết cái lịch sử đen tối của Ki-tô giáo trải dài suốt 2000 năm nay trong một cuốn sách. Cho nên, cuốn sách này chỉ thâu tóm những nét chính của bộ mặt đen tối của lịch sử Ki-tô giáo, đặc biệt là lịch sử Ca-tô giáo Rô-ma, hệ phái Ki-tô giáo ở vị thế độc tôn từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 16, thời điểm có cuộc cải cách của hệ phái Ki Tô phản đối định chế Ca-tô giáo (Protestant reformation).

Ki Tô Giáo luôn luôn thổi phồng lên quá mức và quảng cáo cho cái bộ mặt "thánh thiện" của mình, thường là không đúng sự thật. Tôi nghĩ, trong thời đại này, mọi Ki-tô hữu (Christians) cũng như mọi người ngoại đạo cần phải biết thêm đến cái mặt chính, cái mặt đen tối của lịch sử Ki-Tô giáo, để có thể quyết định cho chính mình một con đường tâm linh sáng suốt và hữu ích cho bản thân và cho nhân loại.

Như đã viết ở trên, Học giả Ca Tô Joseph L. Daleiden đã tóm tắt lịch sử truyền bá đạo Ca Tô Rô Ma qua nhận định như sau trong cuốn The Final Superstition:

"Nói tóm lại, những bằng chứng tràn ngập cho thấy sự truyền bá Ki Tô Giáo trong thế giới xưa và nay phần lớn dựa vào sự cưỡng bách, bạo hành và đàn áp. Xuyên suốt lịch sử, từ những cuộc diệt trừ những người lạc đạo ngay từ thuở ban đầu của Giáo hội, cho tới những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, sự trấn áp những nền văn hóa khác trên khắp thế giới, Ki Tô Giáo đã chứng tỏ những tiêu chuẩn có tính cách hủy diệt và chống loài người của tôn giáo này."

(In summary, the evidence is overwhelming that the propagation of Christianity in both the Old World and the New was due in large measure to coercion, persecution and suppression. Throughout its history, from the earliest purges of heretics, through the crusades, the Inquisition, and repression of other cultures throughout the world, Christianity has demonstrated its destructive antihuman values.)

Nhận định trên đúng hay sai? Phải chăng đó chỉ là những lời vô căn cứ của một người "chống đạo Ca Tô", một "kẻ thù của giáo hội" v...v... như giáo hội thường lên án những người viết ra những sự thật về Ca Tô Giáo RôMa? Hi vọng những chi tiết sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

Đại cương thì, đọc lịch sử GiaTô LaMã Giáo, chúng ta thấy rằng trong suốt gần 2000 năm nay, tôn giáo này chưa bao giờ hòa hợp với bất cứ một tôn giáo nào khác, kể cả những tôn giáo cùng thờ một Chúa KiTô. Khi ở vị thế có thể nắm quyền thế gian thì tôn giáo này đã làm đủ mọi cách, dùng mọi quyền lực và thủ đoạn, thường là bất nhân tàn ác, để bành trướng bằng sắt máu, tiêu diệt các tôn giáo khác. Đi tới địa phương nào, tôn giáo này cũng tự cho mình là chân thật duy nhất, cao quý nhất, trong khi thực chất chỉ là một tôn giáo đầy mê tín dị đoan, thấp kém về vấn đề đạo đức, luôn luôn áp dụng sách lược phỉ báng các tôn giáo và truyền thống dân tộc địa phương cũng như tìm cách tiêu diệt các nền văn hóa địa phương để thay vào đó bằng một nền văn hóa hẹp hòi, tàn độc của CaTô giáo Tây phương. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy, giáo sĩ Alexandre de Rhodes, khi tới Việt Nam truyền đạo, đã xuyên tạc, mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo, gọi đức Phật, Khổng Tử bằng những danh từ thiếu văn hóa. (Xin đọc "Phép Giảng 8 Ngày..." của Alexandre de Rhodes). Lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma cho chúng ta thấy giáo hội Ca Tô Rô Ma đã phạm nhiều tội ác trong quá trình bành trướng và truyền bá đạo. Những tội ác này, theo sự phân tích của đa số học giả ngày nay, là những vết nhơ không thể gột sạch được trong lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma, dù gần đây Giáo hội đã cố gắng đánh lạc hướng dư luận thế giới bằng những chiêu bài hữu danh vô thực như tranh đấu cho tự do, bình đẳng, nhân quyền, và xưng thú 7 núi tội lỗi cùng nhân loại v..v.. để thế giới quên đi không nghĩ tới cái lịch sử đen tối của Ca Tô Giáo. Sau đây tôi sẽ lược duyệt năm tội ác chính của Ca Tô Giáo đối với nhân loại.

3.1. NÚI TỘI ÁC THỨ NHẤT CỦA CÔNG GIÁO:

NGĂN CHẬN SỰ TIẾN BỘ TRÍ THỨC CỦA NHÂN LOẠI.

 

“Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội. Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ. Âu Châu đi vào những Thời Đại Hắc Ám. Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.”

(Helen Ellerbe, The Dark Side of Christian History, p. 50: The [Catholic] Church had devastating impact upon society. As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed. Europe entered the Dark Ages. Although the Church amassed immense wealth during these centuries, most of what defines civilization disappeared.)

Nhận định của Helen Ellerbe không sai nếu chúng ta biết đến chủ trương của Giáo hội Công Giáo qua những hành động ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại như:

- Giữ độc quyền giáo dục với chính sách làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm.

- Đốt sách vở ghi chép những kiến thức cổ xưa của nhân loại.

- Ngụy tạo và viết lại lịch sử với mục đích chứng thực đức tin của Công Giáo.

- Hủy diệt các nền văn hóa phi Ki-Tô.

Trước khi đi vào chi tiết những điểm trên, tưởng chúng ta cũng nên biết chút ít về xuất xứ của Công Giáo. Khởi đầu, Công Giáo chỉ là một hệ phái trong nhiều hệ phái theo nhân vật Do Thái mà họ gọi là Giê-su Ki Tô. Trong mấy thế kỷ đầu, Công Giáo càng ngày càng có nhiều tín đồ, không phải vì những giáo lý dạy về luân lý đạo đức, mà vì sự khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một đời sau của tuyệt đại đa số người dân cơ cực thời bấy giờ. Vào thời điểm hạ bán thế kỷ I, hầu hết dân chúng sống trong vùng thống trị của đế quốc La Mã là những người nghèo khổ, nô lệ, ít học hay vô học. Họ sống trong tuyệt vọng, không còn có thể trông ngóng được gì trong cuộc sống trên cõi đời của họ. Có nhiều tôn giáo phát triển trong quần chúng nhưng họ chỉ muốn một tôn giáo mang đến cho họ sự an ủi và hi vọng. Công Giáo khai thác sự khao khát này và hứa hẹn cùng họ một cuộc sống tốt đẹp hơn trên Thiên Đường sau khi chết, nếu họ tin vào Chúa Giê su, theo giáo thuyết của Thánh Phao Lồ. Đây là một niềm hi vọng và an ủi lớn đối với họ cũng như của đa số tín đồ Công Giáo ngày nay đang sống ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân và một vài vùng ở Việt Nam v...v..., nhất là trong những ốc đảo nghèo khổ (Hobley, p. 17: Most people in the empire were poor, enslaved and unhappy. Many religions had spread among them but the people wanted one which gave them comfort and hope. Christianity provided this for it promised its believers a happy life in heaven after death. So Christianity grew.)

Các hệ phái khác cùng theo Chúa Giê su , nhưng thường không có đồng quan điểm với những tín điều, những sự kiện lịch sử, vai trò và khả năng của Chúa Giê su, thần quyền của Giáo Hoàng và hàng Giáo phẩm Công Giáo v..v... mà Giáo hội Công Giáo La Mã đưa ra. Điển hình là phái Tự Ngộ Ki Tô (Gnostic Christianity) theo chủ thuyết tự chứng, đạt giải thoát qua kiến thức và sự hiểu biết sâu xa về thực tại, cùng kinh nghiệm tu chứng bản thân. Tên phái này lấy từ gốc Hi Lạp, Gnosis, có nghĩa là kiến thức (knowledge) thâu thập được do nội quán. Từ thập niên 1980 tới nay đã có nhiều công cuộc khảo cứu về hệ phái Tự Ngộ Ki Tô.

Hệ phái Tự Ngộ đã chê trách "những người (trong Công Giáo ) tự xưng là Giám Mục và Trợ Tế, làm như họ đã được Thượng đế ban quyền cho..." và gọi những người tự xưng một cách trơ tráo này là "những con kênh không có nước." (The Christian sect known as the Gnostics chided those who "call themselves bishops and also deacons, as if they had received their authority from God..." and called those who made such audacious claims "waterless canals." , (Joseph L. Daleiden, Ibid., trg. 52)).

Nhưng hiển nhiên là chủ thuyết Tự Ngộ theo con đường vận dụng sự hiểu biết không thích ứng đối với lớp dân chúng thấp kém, ít học, hay vô học, cho nên hệ phái này không phát triển được sâu rộng trong quần chúng. Hệ phái Tự Ngộ này bị giáo hội tự phong là chính thống Ki Tô (nghĩa là Công Giáo La mã cho tới thế kỷ 16), kết án là lạc đạo hay dị giáo (heretic), vì không chịu mù lòa tin bướng tin càn như những người Công Giáo. Và khi giáo hội Công Giáo liên kết với, hoặc nắm được, quyền lực thế gian, thì tìm cách tiêu diệt hệ phái này và tất cả những tín ngưỡng không thuận theo chủ trương làm cho dân chúng ngu đần, tối tăm của Công Giáo.

Chủ thuyết của hệ phái Tự Ngộ Ki Tô đối nghịch với những giáo lý ngụy tạo của Công Giáo và phủ nhận quyền lực của giới giáo sĩ cho nên thật là dễ hiểu khi ta thấy Công Giáo La Mã Giáo đã phải tìm đủ mọi cách để tiêu diệt hệ phái Ki Tô này. Có 3 lý do chính để Giáo hội Công Giáo thù ghét hệ phái Tự Ngộ.

Thứ nhất, hệ phái Tự Ngộ chủ trương sự tự chứng là cứu cánh chung cùng của con người. Biết rõ bản thân có nghĩa là biết rõ Thượng đế vì "cái ngã và Thượng đế là một" . Vì con đường đi tới tự chứng căn bản là qua phương pháp nội quán cho nên hệ phái Tự Ngộ không chấp nhận một niềm tin mù quáng, điều kiện cần để được giải thoát, theo thuyết rao giảng bởi Thánh Phao Lồ. Hệ phái Tự Ngộ cho rằng "tin vào các bí tích là lối suy nghĩ ngây thơ và ma thuật" (Faith in the sacraments shows naive and magical thinking) và cũng cho rằng "ý tưởng về Chúa trở lại cõi trần là vô nghĩa" (They thought the idea of the Second Coming of Christ was nonsense..). Những niềm tin này của phái Tự Ngộ là một sự đe dọa đối với hàng Giáo phẩm Công giáo vì chúng trái ngược với những giáo lý mà hàng Giáo Phẩm Công giáo đưa ra, và hoàn toàn phủ bác vai trò độc nhất nắm trong tay chân lý, và giữ độc quyền ban phát ân sủng cho tín đồ, của hàng Giáo phẩm Công giáo.

Thứ nhì, theo Phúc Âm của Philip (The Gospel of Philip) thì Chúa Giê-su chỉ là một người như mọi người thường. Trong Phúc Âm này có đoạn mô tả tính người của Chúa như sau:

"Người luôn luôn đi bên Chúa là Mary Magdalene. Chúa yêu thương nàng hơn tất cả các đệ tử khác và thường hôn môi nàng. Các đệ tử khác lấy làm phật ý về việc này..."

(The companion of the Savior is Mary Magdalene. But Christ loved her more than all the disciples and used to kiss her often on her mouth. The rest of the disciples were offended...)

Một khi đã phủ nhận tư cách thần thánh của Giê su, hệ phái Tự Ngộ phủ nhận luôn cả chuyện Đức Mẹ Đồng Trinh và chuyện Chúa sống lại và bay lên trời, nghĩa là những tín lý căn bản của Công Giáo.

Thứ ba, hệ phái Tự Ngộ chủ trương con người thì bình đẳng và thường mời giới phụ nữ giảng đạo với tư cách của một linh mục. Trái lại, trong Công Giáo, theo những bức thư tông đồ của Thánh Phao Lồ thì phụ nữ bị liệt xuống hạng thấp kém so với nam giới, và Giáo hội Công Giáo vẫn duy trì sự kỳ thị này cho tới ngày nay. Giáo Hoàng John Paul II ra sắc lệnh khẳng định việc cấm tấn phong phụ nữ làm linh mục, và Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, vẫn duy trì sắc lệnh này. Trong kinh Trí Tuệ của Đức Tin (Faith Wisdom) của phái Tự Ngộ có ghi Mary Magdalene, người yêu của Chúa Giê-su, phàn nàn như sau: "Phê-rô làm tôi ngần ngại, tôi sợ hắn, vì hắn ghét phái nữ" (The author of the Gnostic text Faith Wisdom has Mary Magdalene complain, "Peter makes me hesitate, I am afraid of him, because he hates the female race.")

Nói tóm lại, vì phủ nhận những chuyện hoang đường trong Thánh Kinh như Đức Mẹ Đồng Trinh, vai trò thần thánh của Giê su, vai trò cứu rỗi của Giê su, chuyện Giê su sống lại và bay lên trời, và nhất là phủ nhận quyền lực thần thánh tự phong của hàng Giáo phẩm Công Giáo, bác bỏ một đức tin mù quáng, và chủ trương con người bình đẳng, mà hệ phái Tự Ngộ bị Giáo hội Công Giáo tiêu diệt.

Đúng như Helen Ellerbe đã nhận định ở trên, khi đại đế Constantine trong thế kỷ 4 theo Ki Tô Giáo và lập Ki Tô Giáo làm quốc giáo thì tôn giáo này nắm được địa vị và quyền hành tuyệt đối trên thế gian. Và từ đó Công Giáo đã phát triển, và với một định chế độc tài về tư tưởng và tín ngưỡng, giáo hội Công Giáo đã đưa Âu Châu vào trong những thời đại “hắc ám” (The Dark Ages), kéo dài suốt 1000 năm, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15. Thời gian mười thế kỷ này đã được các học giả, kể cả một số học giả Công Giáo, công nhận là "thời đại Hắc Ám" (Dark Ages), đó chính là "thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức" (The ages of barbarism and intellectual darkness; (Grolier Electronic Publishing 1997)). Sở dĩ thời đại này có tên như vậy vì dựa vào quyền lực thế gian, giáo hội Công giáo đã giữ độc quyền giáo dục quần chúng, áp đặt sự ngu xuẩn, đen tối trí thức và bạo hành của giáo hội trên quần chúng ở Âu Châu, như chúng ta sẽ thấy trong phần sau đây.

I. Về Văn Hóa:

Chủ trương tiêu diệt tất cả những tín ngưỡng khác của Công Giáo giáo bắt đầu bằng một chính sách man rợ và phản tiến hóa nhất của nhân loại: cấm mọi thảo luận triết lý trong dân gian; đốt tất cả mọi sách vở, sử liệu, chứng tích lịch sử liên hệ đến các tín ngưỡng khác và liên hệ đến những sự thật về KiTô giáo và nhân vật Giê-Su; và thay thế vào đó cái ý hệ độc tôn "man rợ và đen tối trí thức" của Công Giáo Giáo bằng những tư liệu ngụy tạo, những giáo điều dựa trên quyền lực v...v...

Về sự kiện này, trong cuốn "Những dối trá và huyền thoại của Thánh Kinh" ("Deceptions and Myths of the Bible", trg. 444) LLoyd M. Graham đã viết như sau:

"Sự hủy diệt mọi chứng tích về phái Tự Ngộ và những nguồn tài liệu về đa thần là "việc làm đầu tiên" của KiTô giáo. Chính các nhà truyền giáo đã khởi sự, ở Antioch, như được nói đến trong sách "Công Vụ các Sứ đồ" (Acts).. Do lệnh của giáo hội Công Giáo La Mã, tất cả kinh sách của những người ủng hộ phái Tự Ngộ đều bị đốt, cũng như 36 cuốn của Porphyry (Porphyry là một triết gia (232-305) chủ trương triết lý là phương tiện giải thoát và nhấn mạnh đến lối tu khổ hạnh để tinh khiết hóa con người; TCN). Giáo hoàng Gregory VII đốt thư viện Apollo chứa đầy kiến thức cổ xưa. Hoàng đế Theodosius đốt sạch 270000 tài liệu về học phái huyền bí vì những tài liệu này chứa những căn bản giáo lý của ngũ Kinh.

Sự hủy diệt văn hóa này vẫn tiếp tục sau khi những nhà lập giáo đã qua đời; những tín đồ cuồng tín mà họ đào tạo ra tiếp tục công việc này: đoàn Thập tự quân đốt tất cả sách vở mà họ có thể kiếm ra được, kể cả những cuộn nguyên bản Thánh thư Do Thái. Năm 1233 những tác phẩm của Maimonides (một triết gia Do Thái xuất sắc, 1135-1204; TCN) bị đốt đi cùng với 12000 cuốn của Kinh Talmud (Thánh kinh của Do Thái Giáo. TCN). Năm 1244, 18000 cuốn sách đủ mọi loại bị hủy. Theo Draper, Hồng Y Ximenes đã đốt 80000 bản văn của Ả Rập ở công trường Granada. Ở Tân Thế Giới, toàn bộ kiến thức cổ xưa bị những người KiTô Tây Ba Nha phá hủy cùng với đền đài chứa đựng những kiến thức này.

Sau khi đã phá hủy mọi chứng tích, những nhà lập giáo KiTô đầu tiên đã có thể thay thế những kiến thức cổ xưa này bằng những điều vô nghĩa của họ. Và để chứng minh những điều vô nghĩa này, họ đã thay đổi lời lẽ và gài vào đó những câu không có trong những nguyên bản... Về cùng một chủ đề này, Massey viết như sau: "Trong bốn thế kỷ đầu, họ đã hủy bỏ những tài liệu quan trọng nhất về mọi sự hiểu biết trung thực về nguồn gốc thực của sự mê tín trong KiTô giáo. Những huyền thoại được viết và in ra như là lịch sử nhân loại, mọi tư tưởng khác đều bị dẹp bỏ hay cưỡng bách phải chấp nhận sự gian dối"...

Theo giáo lý của họ thì "máu của Chúa KiTô đã rửa sạch tội lỗi của thế giới," nhưng tội lỗi vẫn còn với chúng ta ngày nay. Cái mà thực sự bị rửa sạch chính là sự lành mạnh của thế giới. Với thời gian, giáo lý của họ đã làm tâm thức Tây phương mê mẩn đến nỗi Agibard ở Lyons phải viết như sau: "Cái thế giới bất hạnh này nằm dưới sự chuyên chế điên rồ, những điều mà người KiTô tin, thực ra là những điều vô nghĩa đến độ từ xưa tới nay không ai có thể làm cho người ngoại đạo tin được". Nếu độc giả không tin và muốn có một thí dụ thì chúng tôi xin cống hiến một chuyện trong KiTô giáo về Thánh John trong phúc âm. Theo lịch sử các Thánh thì John, khi đã rất già, làm cho hoàng đế Domitian giận. Để trừng phạt John, Domitian sai người ném John vào một cái vạc chứa dầu và nhựa thông. Và khi người ta châm lửa, dầu bắt đầu sôi thì đám đông ở ngoài nghe một tiếng hát trong ngọn lửa. Khi vạc dầu sôi cạn hết thì John vẫn còn sống và không hề hấn gì. Jerome, Eusebius, Tertullan, tất cả đều kể lại cái phép lạ này và những điều hoang đường trong đó. Và nay, nếu những tín đồ KiTô xuất sắc có thể tin được sự vô lý này thì họ có thể tin bất cứ cái gì, ngay cả Thánh Kinh." 1

Trong cuốn “Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo” (The Dark Side of Christian History), Helen Ellerbe cũng viết, trang 46, 48:

Khi Giáo hội [Công Giáo] nắm thêm quyền lực, người Ki-Tô [Công Giáo] đã đóng cửa các trung tâm giáo dục và đốt sách vở cũng như toàn thể các thư viện. Giáo hội đốt một số rất lớn những tài liệu văn học. Năm 391, người Công Giáo thiêu rụi một trong những thư viện lớn nhất hoàn cầu ở Alexandria. được biết là chứa 700000 tác phẩm. Tất cả những sách của hệ phái Tự Ngộ, 36 cuốn của Porphyry, những tác phẩm của 27 học phái huyền bí, và 270000 tài liệu cổ xưa thu thập bởi Ptolemy Philadelphus đều bị đốt sạch. Giáo dục cho người ở ngoài Giáo hội bị cấm. Những trung tâm giáo dục cổ xưa đều bị đóng cửa.

Giáo hội chống học văn phạm và tiếng La-Tinh. Giáo hoàng Gregory I chống học văn phạm, ông ta còn lên án giáo dục nào không phải là giáo dục cho giới giáo sĩ là điên rồ và xấu xa. Ông ta cấm tín đồ không được đọc Kinh Thánh, ra lệnh đốt thư viện Palatine Apollo để những văn học thế tục không làm lãng trí tín đồ trong việc chiêm ngưỡng thiên đường.

Sau nhiều năm các tín đồ Công giáo đi phá hủy sách vở và thư viện, Thánh John Chrysostom, Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo hội, hãnh diện tuyên bố, “Mọi dấu vết về văn học và triết lý cổ của thời trước đã biến mất khỏi mặt trái đất.” 2

Sau đây là một tài liệu khác về một số những hành động của giáo hội Công Giáo khi giáo hội nắm được quyền lực thế gian (Joseph D. Daleiden, The Final Superstition, trg. 60):

"Không có một trích dẫn thống kê đơn thuần nào có thể nói lên vô lượng những sự ác ôn mà giáo hội Công Giáo LaMã đã làm nhân danh Thượng đế. Từ khi mà các triều đại giáo hoàng cấu kết quyền lực với chính quyền trong thế kỷ 5 cho tới công cuộc Phục Hưng, cái áo vô minh và mê tín đã phủ lên Âu Châu. Ánh sáng tự do đã tắt ngấm, Dân La Mã cổ xưa (không phải là dân La Mã dưới quyền thống trị của Giáo hội Công Giáo. TCN) đã có những thư viện chứa 500000 cuốn sách, thời kỳ từ năm 500 tới năm 1000 ở Âu Châu dưới quyền lực KiTô không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách. Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.

Thật là mỉa mai, chính những cuộc Thánh chiến chống dân Hồi giáo đã rọi một tia sáng trí thức qua cái mờ tối của vô minh và mê tín. Không như những dân KiTô tìm cách tiêu diệt mọi kiến thức không hợp với thần thuyết của họ, những người theo Hồi giáo đã gìn giữ trí tuệ của dân Hi Lạp cổ xưa. Hơn nữa, họ đã có nhiều tiến bộ đáng kể về toán học, triết học, và khoa học. Khi những thập tự quân của Giáo hội Công Giáo La Mã trở về từ miền Đông họ đã mang về cùng với những chiến lợi phẩm những hạt giống kiến thức mà sau này đưa đến công cuộc Phục Hưng. Song song với hàng đống những đồ cướp đoạt được và những thánh tích giả mạo, những thập tự quân cũng mang về theo nghệ thuật và văn học của cổ Hi Lạp. Những tác phẩm của các triết gia Hi Lạp mà giáo hội Công Giáo La Mã đã dẹp đi từ nhiều thế kỷ trước, nay lại xuất hiện. Một vài triết gia như Plato và Aristotle được đưa vào trong giáo thuyết của giáo hội. Thật vậy, những tác phẩm của Thomas Aquinas, đặc biệt là những chứng minh về sự hiện hữu của Thượng đế, căn bản là của Aristotle được sửa lại thành mới. Nhưng quan trọng hơn là, về sau này, triết lý nhân bản của Hi Lạp đã nảy nở trong đầu óc của những người đau lòng mà nhận ra sự vô ích của những suy đoán thần học cùng sự xấu ác của những tín điều mà giáo hoàng đưa ra. Kết quả là, chính cái nền tảng trí thức và độc tài về đạo đức của Giáo hội bắt đầu lung lay." 3

Và Robert G. Ingersoll đã nhận định như sau (Ingersoll: The Magnificent, Lewis, trg. 125):

"Khi Ki Tô Giáo có được quyền lực thì tôn giáo này phá hủy mọi tượng thần mà nó có thể đặt những bàn tay vô minh của nó lên trên. Nó hủy hoại và xóa bỏ mọi họa phẩm, phá hủy mọi công sự đẹp đẽ, đốt sạch những tác phẩm Hi Lạp và La Tinh, triệt tiêu mọi lịch sử, thơ phú, triết lý và thiêu rụi mọi thư viện mà nó có thể đốt được. Kết quả là, màn đêm Trung Cổ đã phủ lên nhân loại. Nhưng vì tình cờ, vì may mắn

, vì bỏ sót, một vài tác phẩm đã thoát được sự ác liệt của cuồng nhiệt tôn giáo, và những tác phẩm này trở thành cái nhân mà quả của nó là nền văn minh của chúng ta ngày nay." 4

Những tài liệu ở trên chứng tỏ Giáo hội Công Giáo, ngay từ đầu, đã theo đuổi chính sách làm cho người dân ngu muội, tối tăm, để dễ bề kiểm soát đầu óc của đám tín đồ thấp kém. Và chính sách này được kéo dài cho đến ngày nay. Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, nguyên là Hồng Y Thiết Giáp Ratzinger, đứng đầu Bộ Tín Lý và Đức Tin của Công Giáo, đã cấm đoán hoặc cất chức những nhà thần học nổi tiếng trên thế giới như Teilhart de Chardin, Edward Schillebeeckx, Hans Kung, Charles E. Curran, Raymond Hunthausen, Uta Ranke-Heinemann v..v..., và nhất là những nhà thần học trong phong trào Thần Học Giải Phóng, chủ trương phục vụ con người thay vì phục vụ Thiên Chúa [thực ra là phục vụ Giáo hoàng], điển hình như Leonardo Boff, Gustavo Gutíerez, Juan Luis Segundo v..v.. , cấm họ không được viết sách hay dạy học trong những trường học Công Giáo, vì những người trên đã có những ý kiến không phù hợp với những điều ngu dốt cũa “giáo hội dạy rằng…”, và riêng trong cộng động giáo dân Việt Nam thì các Cha đều cấm đoán tín đồ đọc những sách vở viết lên những sự thật lịch sử về giáo hội Công Giáo, đặc biệt là những sách do Giao Điểm xuất bản, bằng những lời đe dọa thuộc thời bán khai đã mất thời gian tính như dọa Chúa sẽ đọa đầy xuống hỏa ngục hay bị Giáo hội tuyệt thông, không cho hiệp thông với Chúa để hưởng một cái bánh vẽ trên trời sau khi chết. Ratzinger cấm thì cứ cấm, những nhà thần học nổi danh như Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, Leonardo Boff v..v.. thản nhiên không coi sự cấm đoán của Ratzinger vào đâu, vẫn tiếp tục dạy học và viết sách, vì trong thời đại này, giáo hội không còn khả năng để đưa họ lên dàn hỏa nữa.

Đó là những gì Công Giáo đã làm với mục đích tiêu diệt văn hóa của các tôn giáo, tín ngưỡng nào không phù hợp với những giáo điều và niềm tin của Công Giáo. Nhưng, cũng như Tần Thủy Hoàng ở bên Trung Quốc, không thể nào đốt hết được sách vở của thiên hạ, Giáo hội Công Giáo, dù đã dùng mọi nỗ lực để hủy diệt những chứng tích lịch sử của các hệ phái Kitô khác cũng không có cách nào thành công hoàn toàn. Do đó, vẫn có những tài liệu còn sót lại, và ngày nay người ta đã tìm thấy nhiều tài liệu cổ xưa về sự thực của KiTô giáo và con người thực của Giê-Su. Những tài liệu mới tìm thấy của phái Tự Ngộ về Giê-su cho ta một cái nhìn khác hẳn về con người của Giê-su, một người thường như mọi người khác, không có những đức tính thần thánh hay khả năng làm phép lạ như những nhà lập giáo Công Giáo đã quảng bá.

Năm 1945, một người dân thường ở Ai Cập đã tình cờ đào thấy ở Nag Hammadi, miền thượng Ai Cập, một cái chĩnh trong có chứa 52 bản kinh văn của hệ phái Tự Ngộ. Nội dung các bản kinh văn này làm các nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo nói chung hoảng hốt và tìm cách ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu này. Cho tới hơn 30 năm sau các học giả mới có cơ hội tìm hiểu các bản kinh văn này. Sở dĩ như vậy là vì, theo Elaine Pagels, giáo sư sử tại đại học Columbia, Hoa Kỳ, tác giả tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng Phúc Âm của phái Tự Ngộ (The Gnostic Gospels,) những bản kinh văn này chứa nhiều thông tin về Ki Tô Giáo và con người của Giê su đối ngược với những thuyết lý thần học của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng:

Những bản kinh văn này của hệ phái Tự Ngộ mô tả nhiều nhân vật và biến cố trong Tân Ước, nhưng trên một quan điểm khác hẳn. Chúng chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, giáo hội Ki Tô, ngay từ đầu đã bị phân hóa sâu rộng chứ không thống nhất như chúng ta thường tin; rằng nhiều tín đồ của Chúa Ki Tô không đồng thuận về những sự kiện trong đời sống của Giê su, về ý nghĩa những lời giảng dạy của Giê su, hoặc về hình thức của giáo hội. Trong những bản kinh văn như Phúc Âm của Philip và Phúc Âm của Thomas, Thomas được mô tả là em song sinh của Giê su, chúng ta biết rằng một số tín đồ của hệ phái Tự Ngộ phủ nhận chuyện Giê su sống lại và bổ nhiệm Phê-rô làm người kế vị; và nhiều tín đồ chất vấn về quyền hành của các linh mục, tin rằng tư cách thần thánh là ở trong con người, con đường giải thoát là con đường Tự Ngộ, và rằng, những bản kinh văn trên bắt buộc chúng ta phải xét lại tận gốc quan điểm truyền thống về nguồn gốc và ý nghĩa của Ki Tô Giáo 5

Sau đây chúng ta sẽ đi vào thêm một số chi tiết về sự ngu xuẩn của Giáo hội Công Giáo đã tác hại trên nhân loại như thế nào.

 

II. Về Y Học:

 

Năm 540, bệnh dịch phát khởi ở Âu Châu làm chết khoảng 10000 người mỗi ngày. Dân chúng hoảng sợ, kéo vào nhà thờ, tin tưởng sẽ được Chúa cứu cho khỏi chết. Giáo hội giảng cho con chiên rằng: “Bệnh dịch là một thiên tai do Thượng đế [của Công Giáo] gây ra (an act of God) và là sự trừng phạt của Thượng đế về tội quần chúng không theo luật của Thượng đế” [thật ra chỉ là luật của những bộ óc giáo sĩ thuộc thời bán khai đặt ra]. Trước sự bất lực của nền y học phôi thai thời bấy giờ để đối phó với bệnh dịch, Giáo hội tuyên bố là y học của Hi Lạp và La Mã là của bọn dị giáo (heretics) và quyết định Giáo hội phải nắm giữ và áp dụng nền y học của Giáo hội trên quần chúng. Phương pháp chữa mọi bệnh của Giáo hội vào những thế kỷ 5 và 6 là “lể máu” (bleeding) trên một số điểm trong số 22 điểm trên cơ thể con người. Giáo hội dạy rằng lể để làm cho chảy máu có thể ngăn chận sự làm độc mất quân bình (toxic imbalance) trong cơ thể, ngăn chận sự ham muốn tình dục, và hồi phục lòng yêu đời. Cho đến thế kỷ 16, phương pháp chữa bệnh này của Giáo hội đã làm chết nhiều chục ngàn người mỗi năm. Khi bệnh nhân chết vì chảy máu, Giáo hội giải thích là vì không chịu lể máu sớm hơn hoặc làm máu chảy chưa đủ. Giáo hội còn dạy tín đồ phải coi rẻ mọi khía cạnh về thể xác con người, do đó không khuyến khích tín đồ về vấn đề giữ vệ sinh cá nhân hay tắm rửa. Kết quả là bệnh tật lan tràn khắp nơi. Trong nhiều trăm năm, thành thị và làng mạc đều bị tàn phá bởi các bệnh truyền nhiễm, kết quả sự ngu dốt của Giáo hội về y học, và áp đặt sự ngu dốt đó trên quần chúng.

 

III.  Về Khoa Học:

Chính sách đốt sách vở, văn học cổ, và đàn áp sự theo đuổi trí thức của nhân loại, đúng như Joseph D. Daleiden đã nhận định ở trên là “Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.”

Thật vậy, ngay từ thế kỷ 6 Trước Tây Lịch (TTL) hay trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E. =Before Common Era), Pythagore đã có ý tưởng là Trái đất quay xung quanh mặt trời. Đến thế kỷ 3 Trước Tây Lịch, Aristarchus đã đưa ra thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ (heliocentric theory) và Eratosthene đã đo được chu vi của trái đất. Đến thế kỷ 2 Trước Tây Lịch, Hipparchus đã biết đến Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến của Trái Đất và tính được độ xiên của quỷ đạo hình ellip của Trái đất. Nhưng khi Giáo hội Công Giáo nắm được quyền thế trên thế gian, và như chúng ta đã biết, đưa Âu Châu vào Thời Đại Tối Tăm 1000 năm, thì nhân loại phải chờ đến thế kỷ 16 mới có được Copernicus lập lại thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời. Khi Galileo, trong thế kỷ 17, chứng thực thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời thì ông ta bị Tòa Án Đạo xử dị giáo bắt ông ta phải rút lại lập luận và giam ông ta tại nhà cho đến khi chết. 359 năm sau, Tòa Thánh dưới triều John Paul II mới công khai thú nhận là Giáo hội đã sai lầm trong vụ xử Galileo. Trí tuệ các bậc Thánh trong giáo hội có thể biểu hiện điển hình trong lời phán của Thánh Augustine, tác giả nền thần học căn bản của Công Giáo:

Không thể có người ở phía bên kia của trái đất, vì trong những hậu duệ của Adam, không có sắc dân nào được ghi trong Thánh Kinh (It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam.)

Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam là một sắc dân ở phía bên kia của trái đất, không liên hệ gì tới Adam ở trong Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, cho nên dù Adam có sa ngã theo thuyết hoang đường của Ki Tô Giáo, thì người Việt Nam cũng chẳng liên quan gì đến cái tội tổ tông của người Do Thái, và do đó chẳng cần gì đến sự cứu rỗi của một người Do Thái có tên là Giê-su. Những tín đồ Công Giáo Việt Nam đã bị kéo vào một niềm tin lừa bịp của nền thần học Ki Tô Giáo. Họ cũng nên biết rằng Giê-su đã coi nhưng người không phải là Do Thái là đồ chó, chỉ xứng đáng ăn những mảnh bánh vụn rơi vãi trên mặt đất. Tôi khuyên họ hãy đọc kỹ đoạn Matthew 15: 21-28 trong Tân ước.

Trên đây là tóm tắt núi tội ác thứ nhất của Công Giáo đối với nhân loại. Sách lược tiêu diệt nền văn hóa của các tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác đã được các Giáo hội Ki Tô, đặc biệt là Công Giáo La Mã, tiếp tục thi hành một cách tàn bạo khi Ki Tô Giáo liên kết với những lực lượng thực dân đi xâm chiếm các nước ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Á Đông và ngay cả ở Mỹ châu. Ki Tô Giáo đã thành công trong sách lược này ở khắp nơi nhưng hoàn toàn thất bại ở Á Đông, trừ nước Phi Luật Tân. Tại sao, vì khi văn hóa Ki-Tô đụng phải những nền văn hóa cao hơn ở Á Đông như Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo thì Ki Tô Giáo không thể thành công, dù có liên kết với chế độ thực dân như ở Việt Nam. Chủ đề này sẽ được khảo luận trong một bài khác.

 

 

______________________________________________

1. The destruction of all evidence of Christianity's gnostic and pagan source was "the first work." It was the evangelists themselves who started it, in Antioch, as stated in Acts... By order of the Church the books of the Gnostic Basilides were burned, likewise Porphyry's thirty-six volumes. Pope Gregory VII burned the Apollo library filled with ancient lore. Emperor Theodosius had 27,000 schools of the Mysteries paprus rolls burned because they, contained the doctrinal basis of the Gospels.

Nor did the destruction end with the Founders; the fanatics they made carried on the work: the Crusaders burned all the books they could find, including original Hebrew scrolls. ln 1233 the works of Maimonides were burned along with twelve thousand volumes of the Talmud. In 1244 eighteen thousand books of various kind were destroyed. According to Draper, Cardinal Ximenes "delivered to the flames in the square of Granada eighty thousand Arabic manuscripts." On finding similar lore in the New World, the Spanish Christians destroyed it and the temples that contained it.

All evidence of source destroyed, the Christian Fathers coulld now substitute their own absurdities. And to substantiate them they altered words and inserted verses that did not exist in the original texts... On this same subject Massey wrote thus: "..They had almost reduced the first four centuries to silence on all matters of the most vital importance for any proper understanding of the true origins of the Christian superstition. The mythos having been at last published as a human history, everything else was suppressed or forced to support the fraud."

According to their teaching "the blood of Christ washed away the sins of the world," still with us. What it actually washed away was the sanity of the world. In due time its doctrines so bedeviled the Western mind that Agobard of Lyons wrote thus "The wretched world lies now under the tyranny of foolishness; things are believed by Christians of such absurdity as no on ever could aforetime induce the heathen to believe." Should the skeptical reader wish a sample, we offer another tale of Christian martyrdom, this time about the precursor of the curse, lohn of the Gospels. According to the saints, John, when very old, incurred the anger of the Emperor Domitian. To punish him, the latter had this holy man thrown into a caldron of oil and resin. A fire was lit, and when the liquid began to boil the jeering crowd heard a voice singing in the flames - the Christian Shadrach, etc. When the caldron boiled dry, there was John still alive and quite unharmed. Jerome, Eusebius, Tertullian all relate this miracle and practically all hagiographies contain it. And now if these eminent Christians could believe this absurdity, they could believe anything even the Gospels.

2. As the Church grew more powerful, Christians closed academies and burned books as well as whole libraries. The Church burned enormous amounts of literature. In 391 Christians burned down one of the world’s greatest libraries in Alexandria, daid to have housed 700000 rolls. All the books of the Gnostic Basilides, Porphyry’s 36 volumes, papyrus rolls of 27 schools of the Mysteries, and 270000 ancient documents gathered by Ptolemy Philadelphus were burned. Ancient academies of learning were closed. Education for anyone outside the Church came to an end.

The Church opposed the study of grammar and Latin. Pope Gregory I objected to grammatical study. He also condemned education for all but the clergy as folly and wickedness. He forbade laymen to read even the Bible. He had the library of the Palatine Apollo burned “lest its secular literature distract the faithful from the contemplation of heaven.

After Christians had spent years destroying books and libraries, St. John Chrysostom, the preeminent Greek Father of the Church, proudly declared, “Every trace of the old philosophy and literature of the ancient world had vanished from the face of the earth.

3. No mere recitation of statistics can convey the immeasurable evil that the Roman Catholic Church dispensed in God's name. From the time that the papacy cemented its power with the state in the fifth century until the Renaissance, the cloak of ignorance and superstition was draped over Europe. The light of freedom was extinguished. It is no longer fashionable to call them the Dark Ages, but indeed they were. The ancient Romans had libraries of 500,000 volumes, there was not a library of over 600 volumes in Christian Europe the period 500 to 1000. Scientific advance, especially in medicine, came to a screeching halt. Human culture regressed to a more brutal level.

Ironically, it was the initiation of the Crusades against the Muslims that shed a ray of intellectual light through the gloom of ignorance and primitive superstitions. Unlike the Christians who sought to destroy all knowledge that contradicted their theology, the Muslims had preserved the wisdom of the ancient Greeks. Moreover, they had made significant advances in Mathematics, philosophy, and science. When the Crusaders returned from the East they brought with their spoils of war the seeds of knowledge which, eventually, gave birth to the Renaissance. Along with the pile of plundered Eastern artifacts and phony relics, the Crusaders also brought back the art and literature of ancient Greece. The writings of the Greek philosophers, which the Church had suppressed centuries before, reappeared. Some of the philosophers such as Plato and Aristotle were accornmodated in Church doctrine. Indeed, the writings of Thomas Aquinas, especially his demonstrations for the existence of God, were basically a rehash of Aristotle. But more importantly in the long run, Greek humanistic philosophy found fertile ground in the minds of those who were painfully aware of the futility of theological speculation and the evil of papal dogmatism. As a result, the very foundation of the Church's intellectual and moral despotism would begin to shake.

4. When Christianity came in power it destroyed every statue it could lay its ignorant hands upon. It defaced and obliterated every painting; it destroyed every beautiful building; it burned the manuscripts, both Greek and Latin; it destroyed all the history, all the poetry, all the philosophy it could find, and reduced to ashes every library that it could reach with its torch. And the result was, that the night of the Middle Ages fell upon the human race. But by accident, by chance, by oversight, a few of the manuscripts escaped the fury of religious zeal; and these manuscripts became the seed, the fruit of which is our civilization today.

5. These gnostic writings describe many of the people and events found in the New Testament, but from a strikingly different perspective. They show us that the early church, far from the unified body we have assumed it to be, was deeply split from the beginning; that many followers of Christ were not in agreement on the facts of his life, the meanings of his teachings, or the form the church should take. From such texts as the Gospel of Philip and the Gospel of Thomas, in which the apostle appears as Jesus' twin, we learn that some gnostic Christians denied that Christ returned in the flesh and appointed Peter his successor; that many gnostics challenged priestly authority and believe instead in the presence of the divine within the human; that the way to salvation was through self-knowledge...how these extraordinary texts compel us to reconsider profoundly the traditional view of the origins and meanings of Christianity.

 

3.2. NÚI TỘI ÁC THỨ HAI CỦA CÔNG GIÁO:

NHỮNG CUỘC THẬP ÁC CHINH MANG TÊN “THÁNH CHIẾN”

 

Theo đúng những lời dạy trong Kinh Thánh, Cuốn Từ Điển Bách Khoa của Công Giáo (The Catholic Encyclopedia) định nghĩa các cuộc Thập Ác Chinh là những cuộc chiến tranh để theo đuổi một lời nguyện, và nhắm vào những kẻ không tin, nghĩa là, những người Hồi Giáo, người ngoại giáo, dị giáo, và những kẻ bị tuyệt thông (lạc đạo hay rối đạo) [Crusades: wars undertaken in pursuance of a vow, and directed against infidels, i.e. against Mohammedans, pagans, heretics, or those under the ban of excommunication.]

Thật vậy, tất cả nguồn gốc và những sắc thái của những cuộc Thập Ác Chinh (Crusades) mà người Công giáo gọi là “thánh chiến” (Holy wars) do Công giáo phát động, kéo dài nhiều thế kỷ, máu đổ thành sông, xương chất thành núi, với hàng triệu sinh mạng già trẻ lớn bé vô tội, có thể thấy rõ qua vài câu trích dẫn sau đây từ cuốn “Thánh Kinh” của Ki Tô Giáo:

PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN HÀNH CÁC ĐIỀU RĂN, LUẬT LỆ CỦA THƯỢNG ĐẾ... KHI ĐỨC CHÚA TRỜI DẪN CÁC NGƯƠI VÀO VÙNG ĐẤT MÀ CÁC NGƯƠI SẼ CHIẾM HỮU..CÁC NGƯƠI PHẢI TẬN DIỆT HỌ, KHÔNG ĐƯỢC LẬP GIAO ƯỚC, KHÔNG ĐƯỢC THƯƠNG XÓT... KHÔNG ĐƯỢC GẢ CON GÁI MÌNH CHO CON TRAI HỌ, HOẶC CƯỚI CON GÁI HỌ CHO CON TRAI MÌNH VÌ HỌ SẼ DỤ CON CÁI CÁC NGƯƠI THỜ CÚNG CÁC THẦN CỦA HỌ MÀ BỎ CHÚA HẰNG HỮU.. CÁC NGƯƠI PHẢI ĐỐI XỬ VỚI HỌ NHƯ SAU: PHẢI PHÁ HỦY NHỮNG BÀN THỜ CỦA HỌ, PHẢI ĐẬP PHÁ NHỮNG CỘT TRỤ THIÊNG LIÊNG CỦA HỌ, ĐẬP NÁT NHỮNG HÌNH TƯỢNG BẰNG GỖ, ĐỐT SẠCH CÁC TƯỢNG CHẠM CỦA HỌ..

THƯỢNG ĐẾ (PHỤC TRUYỀN 6:17; 7:1-5)

LÚC KÉO QUÂN ĐẾN TẤN CÔNG MỘT THÀNH NÀO, NẾU THIÊN CHÚA CHO CÁC NGƯƠI HẠ ĐƯỢC THÀNH ĐÓ, PHẢI GIẾT HẾT ĐÀN ÔNG TRONG THÀNH, NHƯNG BẮT GIỮ ĐÀN BÀ, TRẺ CON, SÚC VẬT, VÀ CHIẾM GIỮ CÁC CHIẾN LỢI PHẨM...BÊN TRONG LÃNH THỔ CHÚA BAN CHO, PHẢI DIỆT HẾT MỌI SINH VẬT. PHẢI TẬN DIỆT DÂN HÊ-TÍT, A-MO, CA-NA-AN, PHÊ-RẾT, HÊ-VÍT VÀ GIÊ-BU NHƯ CHÚA ĐÃ TRUYỀN DẠY. NHƯ VẬY HỌ KHÔNG CÒN SỐNG ĐỂ DỤ DỖ ĐỒNG BÀO HỌ LÀM TỘI ÁC, THỜ CÚNG THẦN CỦA HỌ MÀ MANG TỘI VỚI CHÚA.

THƯỢNG ĐẾ (PHỤC TRUYỀN 20: 12-18)

HÃY MANG NHỮNG KẺ THÙ CỦA TA RA ĐÂY, NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN TA NGỰ TRỊ HỌ, VÀ GIẾT CHÚNG NGAY TRƯỚC MẶT TA.

GIÊ-SU (LƯU–CA: 19:27)

ĐỪNG TƯỞNG RẰNG TA XUỐNG TRẦN ĐỂ MANG LẠI HÒA BÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT. TA KHÔNG XUỐNG ĐÂY ĐỂ MANG LẠI HÒA BÌNH MÀ LÀ GƯƠM GIÁO. VÌ TA XUỐNG ĐÂY ĐỂ LÀM CHO CON CHỐNG LẠI CHA, CON GÁI CHỐNG LẠI MẸ, CON DÂU CHỐNG LẠI MẸ CHỒNG, VÀ KẺ THÙ CỦA CON NGƯỜI Ở NGAY TRONG NHÀ HẮN.

GIÊ-SU (MÃ-THI-Ơ: 10: 34-36)

Những câu trích dẫn ở trên, và nhiều câu khác cũng như nhiều chuyện trong Thánh Kinh, đã là căn bản, không những chỉ cho sách lược truyền đạo của Công giáo, điển hình là ở Việt Nam, cho những cuộc Thập Ác Chinh, mà còn cho cả 7 núi tội ác của giáo hội Công giáo mà giáo hoàng John Paul II cùng một số phụ tá cao cấp trong tòa Thánh, trong đó có Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, về sau được phong Hồng Y, đã công khai xưng thú với nhân loại ngày 12 tháng 3, 2000 tại thánh đường Phê-rô.

Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden đã tóm tắt lịch sử truyền bá đạo Công giáo qua nhận định như sau trong cuốn The Final Superstition:

"Nói tóm lại, những bằng chứng tràn ngập cho thấy sự truyền bá Ki Tô Giáo trong thế giới xưa và nay phần lớn dựa vào sự cưỡng bách, bạo hành và đàn áp. Xuyên suốt lịch sử, từ những cuộc diệt trừ những người dị giáo (hay lạc đạo) ngay từ thuở ban đầu của Giáo hội, cho tới những cuộc Thập Ác Chinh, những tòa án đạo xử dị giáo, sự trấn áp những nền văn hóa khác trên khắp thế giới, Ki Tô Giáo [Công giáo] đã chứng tỏ những tiêu chuẩn có tính cách hủy diệt và chống loài người của tôn giáo này." 1

Riêng về những cuộc Thập Ác Chinh, trước hết tưởng chúng ta cũng nên biết vài nhận định tổng quát về những cuộc chiến tranh tôn giáo (religious wars) đã được giáo hội khoác cho nhãn hiệu “thánh chiến” (holy wars).

Trong cuốn Những Sự Khủng Khiếp Mang Nhãn Hiệu Thánh: Một Lịch Sử Minh Họa Về Sự Chém Giết Và Điên Rồ Tôn Giáo (Holy Horrors: An Illustrated History Of Religious Murder And Madness), tác giả James A. Haught, Chủ Biên tờ Charleston Gazette, đã viết như sau, trang 14, 19:

“Khi tôn giáo (Công giáo) nắm toàn quyền ở Âu Châu, nó đã tạo nên một thiên sử thi tắm máu của những cuộc Thập Ác Chinh, những phòng tra tấn của Tòa Án Đạo xử dị giáo, tận diệt hàng loạt những người “lạc đạo” hay “dị giáo”, hàng trăm cuộc tàn sát người Do Thái, và 300 năm thiêu sống phù thủy.

“Thời Đại Của Đức Tin” là một thời đại chém giết mang nhãn hiệu thánh. Khi tôn giáo (Công Giáo) dần dần không còn kiểm soát được đời sống hàng ngày của người dân nữa, quan niệm về nhân quyền và tự do cá nhân đã mọc rễ.

...Trong thực tế, những cuộc Thập Ác Chinh là một cơn ác mộng thật ghê tởm với những cuộc tàn sát, hiếp dâm, cướp bóc, hỗn loạn – trộn lẫn với niềm tin vào ảo thuật.” 2

Trong cuốn Các Cuộc Thập Ác Chinh (The Crusades), sử gia Henry Treece viết trong phần mở đầu:

"Nhưng khi chúng ta đọc nhiều hơn về các cuộc Thập Ác Chinh thì cái hình ảnh (mà Giáo hội Công giáo đưa ra và ngày nay các tác giả Công giáo Việt Nam nhắc lại như những con vẹt) trở thành nhơ nhuốc; sự nghiên cứu (về các cuộc Thập Ác Chinh) khó mà có thể đưa ra sự thực mà chúng ta đã từng hi vọng. Chúng ta thấy các cuộc Thập Ác Chinh và các Thập ác quân khác với những điều chúng ta thường tưởng tượng (theo như lời Giáo hội tuyên truyền), và rút cuộc chúng ta phải đồng ý với đoạn tổng kết của bậc thầy chúng ta, Ngài Steven Runcinan , trong cuốn Vương Quốc Nghĩa Trang: "Đức Tin không có trí tuệ thì thật là nguy hiểm.. Trong tương quan ảnh hưởng và hòa đồng giữa Đông và Tây liên tục và lâu dài, từ đó nền văn minh của chúng ta đã phát triển, những cuộc Thập Ác Chinh là một thời kỳ bi thảm và hủy diệt.. Đã có quá nhiều sự dũng cảm nhưng lại quá ít vinh dự, đã có quá nhiều lòng sùng tín nhưng lại quá ít hiểu biết. Những lý tưởng cao đẹp đã bị nhơ bẩn bởi sự độc ác và tham lam, hành động táo bạo và sự chịu đựng bắt nguồn từ lòng tin mù quáng và hẹp hòi tự cho mình là đúng; và chính cuộc Thập Ác Chinh cũng không gì khác hơn là một hành động kéo dài của sự bất khoan nhượng nhân danh Chúa” 3

Và trong cuốn Những Vị Thần Cuối Cùng Của Huyền Thoại: Gia-Vê và Giê-su (Mythology’s Last Gods: Yahweh and Jesus) Tiến sĩ William Harwood đã viết, trang 156:

“Triết lý của Phục Truyền Luật Lệ Ký, giết những người tin vào các huyền thoại khác trừ huyền thoại của chính mình để bảo vệ các tín đồ trước những đạo khác là một hành động của Thiên Chúa và đáng tán thưởng, trong thời đại Trung Cổ đã được thực thi theo một kết luận hợp lý bởi những tín đồ Ki Tô (Công Giáo), những người trong vài thế kỷ, đã thẳng tay tàn sát từ 30 đến 50 triệu kẻ thù của Thiên Chúa trong những biến cố như Thập Ác Chinh, tòa án đạo xử dị giáo, cuộc chiến 30 năm, và những trường hợp tàn bạo khác.” 4

Vậy, rõ ràng là những tội ác của Công giáo La Mã bắt nguồn từ Thánh Kinh. Nhưng những luật lệ độc ác của Chúa Cha (Thần Gia-vê) cũng như Chúa Con (Giê-su) trong Thánh Kinh không không đủ, vì giáo dân chẳng có mấy người đọc thánh kinh, nhất là tuyệt đại đa số giáo dân trong thời Trung Cổ thuộc loại thấp kém, vô học, mà còn phải cộng thêm với chính sách nhồi sọ mê hoặc của giáo hội về chủ trương độc thần, về những huyền thoại như tội tổ tông, vai trò cứu thế của Giê-su, giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần, huyền thoại về miền đất Thánh v..v.. đưa đến sự cuồng tín, tin nhảm tin nhí của đám tín đồ thấp kém, Công Giáo mới có thể phát động được những cuộc Thập Ác Chinh trong thời Trung Cổ, cũng như phạm những núi tội ác khác trong suốt dòng lịch sử gần 2000 năm. Chứng minh?

Trước hết, tại sao các Thập Ác quân (crusaders) lại bỏ nhà bỏ cửa, bỏ vợ con, bỏ ruộng đất, vườn tược để đi thiêu thân trong các cuộc thánh chiến, đối diện với những cuộc hành trình gian khổ, bệnh tật, đói khát v..v..? Chúng ta có thể đọc vài giải thích sau đây.

Trong cuốn Sử Lược (The Outline of History, Vol. 2, Garden City Books, New York, 1956), sử gia H. G. Wells viết như sau, trang 540:

“Trong thời đại ngu si đã có một sự sẵn sàng kỳ lạ tin rằng giới linh mục Công Giáo là thông thái và thánh thiện. Tương đối giới linh mục khá hơn và khôn ngoan hơn trong thời đó [đối với quần chúng, nhưng ngày nay thì khác, giới linh mục là giới kém hiểu biết nhất trong những giới trí thức].

Khởi đầu của các cuộc Thập Ác Chinh cho ta hình ảnh của toàn thể Âu Châu bị bão hòa bởi một Ki Tô Giáo [ý nói tập thể giáo dân Công giáo] ngây thơ, sẵn sàng tin cậy và đơn giản tuân theo sự chỉ đạo của giáo hoàng.” 5

Trong cuốn Năm Thế Kỷ Của Các Cuộc Thánh Chiến: Những Cuộc Thập Ác Chinh (Five Centuries of Holy Wars: The Crusades, Malcolm Billings, Sterling Publishing Co., Inc., New York, 1996), Jonathan Riley-Smith viết trong Lời Mở Đầu, trang 12:

“Tại sao họ (thập ác quân) ra đi? Họ sống trong một xã hội rất khác với xã hội của chúng ta. Đó là một xã hội của những tín đồ mà đức tin của họ đã được củng cố bởi một quan điểm về thiên nhiên và vũ trụ mà ngày nay chúng ta biết là sai nhưng ít nhất cũng phù hợp với kinh nghiệm của họ.

Những hành động độc ác tồi tệ của họ – sự bạo hành những người Do Thái không tự vệ trong cuộc “tàn sát tập thể đầu tiên” [Trong cuộc Thập Ác Chinh đầu tiên (1096-1099), như chúng ta sẽ thấy, sự tàn sát tập thể những cộng đồng Do Thái trên đường tiến quân của những đoàn Thập Ác quân Công Giáo, ngày nay được coi như là “the First Holocaust”. TCN] – đã phạm bởi những người mà đầu óc của họ đã bị điều kiện hóa bởi ý niệm trả thù. Họ được giáo hội (Công Giáo) dạy là chiến đấu chống những người không tin đạo là biểu thị lòng yêu Thiên Chúa một cách quá sai lầm đến độ cuộc Thập Ác Chinh đối với họ là một hành động trả thù chống những người mà họ lên án là làm “ô danh Chúa Ki Tô”. 6

Trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng: Một Phê Bình Đánh Giá Di Sản Do Thái – Ki Tô (The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994), Joseph L. Daleiden, một học giả Công Giáo, viết, trang 54:

“Cuộc Thập Ác Chinh thứ nhất được phát động bởi Giáo hoàng Urban II. Ông ta quạt những ngọn lửa thù hận chính đáng [vào đám tín đồ] bằng cách ban phép toàn xá – hoàn toàn tha thứ mọi hình phạt của Chúa vì những tội trong quá khứ – cho bất cứ người nào đi giết người cho danh dự và vinh quang lớn hơn của Thiên chúa. Nói cách khác, nếu Thập Ác quân bị giết, anh ta được bảo đảm là sẽ lên thiên đường ngay lập tức.” 7

Và sử gia Will Durant cũng viết trong bộ sử đồ sộ Câu Chuyện Về Nền Văn Minh (The Story of Civilization, quyển IV) về Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), trang 588, về những thành phần tham gia cuộc thánh chiến:

“Một “ơn toàn xá” xóa bỏ mọi hình phạt vì tội lỗi đã được ban cho những Thập Ác quân chết trận. Các nông nô được phép rời bỏ ruộng đất mà họ bắt buộc phải lao động trong đó; các công dân được miễn thuế; những kẻ nợ nần được hoãn trả tiền lời; các tù nhân được phóng thích, và các tử tội được đổi thành khổ sai ở Palestine, do quyền lực của giáo hoàng đã được suy diễn một cách trắng trợn. Nhiều ngàn kẻ du thử du thực tham gia cuộc trường chinh thiêng liêng.” 8

Sống trong thời đại mê tín, hấp dẫn bởi những hứa hẹn hoang đường, không đủ đầu óc để biết đâu là sự thật, những đạo binh Thập Ác, như chúng ta đã biết, không phải là những giáo dân đi “hành hương thánh địa” (sic), hoặc là những “giáo dân Âu Châu sốt sắng, đạo đức sau những năm tháng thấm nhuần tin mừng” (sic) như vài tác giả Công giáo Việt Nam đã viết láo [xin đọc bài của Ngô triệu Lịch], mà hầu hết là những đoàn quân ô hợp gồm những nông dân ngây thơ cuồng tín, những nông nô (serfs) được giải phóng để đi giết người cho Chúa, cùng với những kẻ thành tích bất hảo như các tội phạm (criminals), ăn trộm ăn cắp (thieves), du thử du thực ăn bám xã hội (vagrants) v..v... Vì vậy các đạo binh Thập Ác mới phạm phải những tội ác vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Lẽ dĩ nhiên, những đạo binh thập ác này bao giờ cũng có những cấp chỉ huy là Giám mục (bishops), Linh mục (priests), Hiệp Sĩ thời đại (knights), và những nhà quý phái (noble men), hầu hết không có kinh nghiệm quân sự.

Thật vậy, chúng ta hãy đọc vài đoạn tóm tắt các cuộc Thập Ác Chinh trong cuốn Những Sự Khủng Khiếp Mang Nhãn Hiệu Thánh: Một Lịch Sử Minh Họa Về Sự Chém Giết Và Điên Rồ Tôn Giáo (Holy Horrors: An Illustrated History of Religious Murder and Madness của James A. Haught), trang 19-27:

Giáo Hoàng Urban II phát động cuộc Thập Ác Chinh thứ nhất vào năm 1096 để cướp lại Thánh Địa từ những kẻ không tin đạo (Hồi giáo). “Thiên Chúa muốn thế” (Deus Vult = God will it) là tiếng kêu gọi để tập hợp đoàn Thập Ác quân (crusaders) [Chúng ta thấy sự bịp bợm trắng trợn của Giáo hoàng Urban II đối với đám tín đồ thấp kém vôhọc ở dưới. Theo Công giáo, một trong những thuộc tính của Thiên Chúa là không ai có thể hiểu được (uncomprehensible) nhưng những tham vọng thế tục của giới giáo sĩ Công Giáo, từ Giáo hoàng trở xuống cho đến các linh mục, luôn luôn được diễn giải đó là “Ý Chúa” và các tín đồ ngu dốt cứ nhắm mắt mà tin và phạm đủ mọi tội ác. Người Công Giáo gọi crusaders là những “thánh giá binh” vì họ được dạy rằng, cái giá hình chữ thập mà người La Mã dùng để đóng đinh những tội phạm như ăn trộm, ăn cướp v..v..., một hình phạt thuộc loại man rợ nhất của người La Mã cổ xưa, đã trở thành cái “thánh giá” vì Giê-su của họ bị đóng đinh trên đó (cùng lúc với 2 tên ăn trộm). Charlie Nguyễn, một người Công giáo tỉnh ngộ đã phê bình: Nếu Giê-su bị treo cổ thì cái thòng lọng treo cổ Giê-su sẽ trở thành cái “thánh thòng lọng”. Qua những hành động của các “thánh giá binh” trong các cuộc Thập Ác Chinh mà chúng ta đọc sau đây, danh từ chính xác phải là “Thập Ác quân”. TCN]. Khắp Âu Châu, những đám người cuồng tín lúc nhúc trong những đoàn quân hỗn tạp ô hợp dẫn đầu bởi các linh mục có uy tín lôi cuốn quần chúng. Nhiều chục ngàn người theo một linh mục dơ dáy, Peter the Hermit, người đã trưng ra một lá thư mà ông ta nói là Thiên Chúa đã viết cho ông ta và được Giê-su trao tận tay cho ông ta [Thiên Chúa là một sản phẩm tưởng tượng của con người, còn Jesus thì đã chết từ ngàn năm trước, thế mà sự bịp bợm của Peter the Hermit vẫn có người tin và đi theo ông ta để giết người] chứng nhận vai trò lãnh đạo của ông ta. Nhiều ngàn người khác theo linh mục Walter the Penniless.

Trong thung lũng sông Rhine ở Đức, một cánh Thập Ác quân đi theo một con ngỗng mà họ tin rằng chính là hiện thân của Thánh Linh để hướng dẫn họ. Cánh quân này hợp với cánh quân của Emich ở Leisingen, một lãnh tụ tuyên bố rằng một dấu Thập Ác đã hiện ra trên ngực ông ta như là một thánh dấu (holy sign) của một phép lạ. Emich quyết định là, trước khi đi trên 3200 cây số để giết những kẻ thù của Thiên Chúa ở vùng đất thánh, bổn phận tôn giáo của Thập Ác quân là phải giết “những kẻ không tin đạo trong giữa chúng ta”: những người Do Thái ở Mainz, Worms, và ở các thị trấn Đức khác. Đoàn Thập Ác quân tràn qua những cộng đồng Do Thái, chém giết và thiêu sống nhiều ngàn đàn ông, đàn bà, trẻ con không thể tự vệ. Nhiều người Do Thái, trong những khu đã dựng lên chướng ngại vật để ngăn chận đoàn Thập Ác quân, đã phải nuốt nước mắt giết con cái của mình rồi tự tử trước khi đoàn Thập Ác quân ô hợp tràn vào.

Những đoàn quân khác dẫn đầu bởi các linh mục Volkmar và Gottschalk cũng tàn sát tương tự những người Do Thái ở PragueRegensburgBavaria. Thỉnh thoảng, trong giờ phút cuối cùng, dưới ngọn gươm, các nạn nhân được cho một cơ hội sống sót bằng cách cải đạo vào Ki Tô Giáo.

Nhiều đoàn Thập Ác quân khác đi qua những xứ Ki Tô như Hung Gia Lợi (Hungary), Nam(Yugoslavia) Bulgaria. Họ cướp bóc lương thực trong các vùng quê, gây nên những cuộc đánh nhau với dân và quân lính địa phương. Trong một cuộc đụng chạm, đoàn quân của Peter the Hermit đã giết 4000 dân Ki Tô ở Zemun, Yugoslavia, và thiêu rụi Belgrade gần đó. Nhiều ngàn Thập Ác quân đã chết trong những trận đánh hỗn loạn ở Bulgaria. Sau cùng, chỉ còn có một phần của những đoàn quân ô hợp là tới được đất Thổ (Turkey) của Hồi giáo, ở đó sau bị những đoàn quân Hồi giáo tàn sát gần hết.

Sau đó, những đoàn hiệp sĩ Ki Tô chuyên nghiệp đã được tổ chức để tham gia cuộc Thập Ác Chinh. Các giám mục đi theo đoàn hiệp sĩ để ban phúc lành cho những hành động ác ôn của họ. Những đoàn quân chuyên nghiệp này chặt đầu người Hồi giáo và đeo những đầu lâu như là chiến lợi phẩm. Sau một trận thắng ờ bờ bể Syria gần Antioch, Thập Ác quân mang về trại 500 đầu lâu. 300 đầu lâu được bêu trên các cọc để khủng bố tinh thần quân Hồi đang giữ thành Antioch. Những linh mục ghi sử ghi rằng một “Thập Ác quân giám mục” gọi những đầu lâu khủng khiếp đó là một cảnh ngoạn mục hoan hỉ cho dân Chúa. Trong thành Antioch, quân Hồi, để trả đũa, cũng chặt đầu các tín đồ Ki Tô rồi bêu hướng ra ngoài thành. Sau cùng Thập Ác quân đã tiến vào Antioch ngày 3 tháng 6, 1098, và giết mọi dân chúng trong đó.

Rồi một đoàn quân Hồi giáo tiến đến vây lại thành Antioch. Thập Ác quân trong thành thiếu lương thực, gần chết đói, và linh mục Peter Bartholomew tuyên bố rằng một thánh đã hiện ra trước ông ta trong một viễn tượng và tiết lộ cho ông ta biết là cây giáo đâm lên cạnh sườn Giê-su khi Giê-su bị đóng đinh được chôn ở dưới một nhà thờ trong Antioch. Cây Thánh Giáo (Holy Lance) được đào lên và là một thánh tích khích động sự cuồng nhiệt của Thập Ác quân. Họ xông ra ngoài thành trong một cuộc chém giết cuồng tín khiến cho quân Hồi phải bỏ trại mà chạy, để lại vợ đàng sau. Nhà ghi sử Fulcher ở Chartres hãnh diện ghi rằng: “Khi thấy những người đàn bà ở trong trại Hồi, Thập Ác quân Pháp không làm điều gì ác ngoài việc dùng giáo mác đâm xuyên vào bụng họ”.

Tiến vào Jerusalem, Thập Ác quân thanh tẩy cái thành thánh này bằng cách giết hầu như mọi người dân trong đó. Người Do Thái trốn trong giáo đường bị thiêu sống cùng với giáo đường. Thây người chất thành đống ngoài đường phố. Nhà ghi sử Raymond ở Aguilers ghi rằng:

“Thật là những cảnh kỳ diệu. Rất nhiều người Hồi bị chặt đầu... Nhiều người khác bị dùng làm bia bắn tên hay bị ép phải nhảy từ những chòi cao xuống; nhiều người khác bị tra tấn trong nhiều ngày, rồi thiêu sống. Ngoài đường phố có hàng đống những đầu lâu, tay và chân. Trong đền Solomon (đền thờ Thiên Chúa do Solomon dựng lên) ngựa lội trong máu ngập đến khuỷu chân, không phải, đến giây buộc yên ngựa. Thật đúng là một sự phán xét công bằng và tuyệt vời của Thiên Chúa, rằng chỗ này phải ngập đầy máu của những kẻ không tin Thiên Chúa. Trong hai thế kỷ sau đó, Hồi giáo chiếm lại nhiều phần trong Thánh Địa, đưa đến 7 cuộc Thập Ác Chinh khác của Ca Tô Giáo. Hầu hết những cuộc chinh chiến của Ca Tô Giáo này bắt đầu bằng sự tàn sát những người Do Thái ở Âu Châu.

Trong cuộc Thập Ác Chinh thứ ba, sau khi Richard the Lion-Hearted chiếm thành Acre (ở phía Tây Bắc Jerusalem. TCN) năm 1191, ông ta ra lệnh mang 3000 người dân trong thành, trong đó có nhiều đàn bà và trẻ em, ra giết ở ngoài thành. Các thây người được mổ banh bụng để tìm kiếm những châu báu có thể đã được nuốt đi. Các giám mục ngâm nga các bài kinh cầu nguyện tạ ơn Chúa. Nhà ghi sử Ambroise viết: “Mọi người đều bị giết. Vì đây là ân huệ của đấng sáng tạo”. Thánh Bernard ở Clairvaux đã chẳng nói khi phát động cuộc Thập Ác Chinh thứ hai: “Người Ki Tô thích thú trong cái chết của người ngoại đạo, vì như vậy Chúa Ki Tô đã được vinh danh”.

Trong cuộc Thập Ác Chinh thứ tư, các đoàn Thập Ác quân đã cướp sạch các thị trấn Ki Tô Constantinople và Zara. Cuộc Thập Ác Chinh của trẻ con năm 1212 là một thảm cảnh căn cứ trên niềm tin là Thiên Chúa sẽ ban sức mạnh cho những đứa trẻ ngây thơ để chiến thắng quân Hồi. Hầu hết bọn trẻ bỏ mình mà không tới được Thánh Địa.

Sau cùng, mọi sự chấm dứt năm 1291 khi Hồi giáo chiếm lại những căn cứ cuối cùng của Ki Tô Giáo, Acre, và giết sạch những người Ki Tô trong đó để trả thù vụ Richard tàn sát người Hồi trước đó một thế kỷ. Thánh Địa lại nằm trong tay của Hồi Giáo. Hai thế kỷ giết chóc và tàn phá vô ích, chẳng được cái gì. 9

Về những thánh tích (holy relics) trong Công Giáo, như cây giáo đâm vào cạnh sườn Giê-su, tác giả James A. Haught có bình luận như sau, trang 24-25, chứng tỏ Công Giáo là tôn giáo mê tín bậc nhất trong thiên hạ, và các vị lãnh đạo Công giáo đã khai thác sự mê tín của đám tín đồ tới mức nào. Xin nhắc là, đi kiếm “thánh tích” ở vùng Thánh Địa là một động cơ khích động tín đồ tham gia vào các sự chém giết trong các cuộc Thập Ác Chinh:

Cái cây Thánh Giáo (Holy Lance) có đúng là thật hay không hay chỉ là ngụy tạo không được các linh mục ghi sử quan tâm. Giáo hội Ki Tô bị ám ảnh bởi việc kiếm ra và thờ phụng các “thánh tích”. Những mảnh của cây thập giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó, những mảnh thân thể các thánh (pieces of saints’ bodies), những giọt nước mắt còn ướt của Giê-su (still-wet tears shed by Jesus), những mảnh từ cái mũ gai Giê-su đội, những quần áo lót của Mary (Mary’s undergarments) – đó là những vật được gìn giữ trong các hộp châu báu trong mọi nhà thờ lớn. Một ông vua Saxony hãnh diện có được 17000 thánh tích, kể cả một cành trong bụi cây cháy của Moses và một cái lông cánh của thiên thần Gabriel. Nhà thờ Canterbury trưng bày một miếng đất sét còn lại sau khi Thiên Chúa dùng nó để nặn ra Adam (Canterbury Cathedral displayed part of the clay left over after God fashioned Adam.) Sử gia Charles Mackay nói rằng các nhà thờ Tây Ban Nha có 6 hay 7 cái xương đùi của Mary đồng trinh (six or seven thighbones of the Virgin Mary), và các nhà thờ khác có những móng chân của thánh Peter có thể chứa đầy một cái bị. Voltaire ghi rằng có 6 miếng da qui đầu cắt ra khi Giê-su làm lễ cắt bì; về sau các nhà nghiên cứu đếm được 15 (Voltaire noted that 6 sacred foreskins were snipped from Jesus at his circumcision; later researchers counted fifteen) 10

Trên đây chỉ là sự mô tả sơ lược những cuộc Thập Ác Chinh của Công giáo La Mã. Qua sự mô tả này, chúng ta hẳn đã thấy tất cả những sự tàn bạo và những điều cực kỳ mê tín trong tôn giáo đó. Vậy mà các tác giả Công giáo Việt Nam đã mô tả những cuộc Thập Ác Chinh như là những cuộc “hành hương thánh địa” (sic) của những “giáo dân Âu Châu sốt sắng, đạo đức sau những năm tháng thấm nhuần tin mừng” (sic). Hiển nhiên là đầu óc của họ thuộc loại hết thuốc chữa. Vấn đề là, trong thời buổi này, tại sao họ vẫn còn hi vọng lừa dối độc giả bằng những luận điệu bẻ cong sự thật. Có lẽ mục đích của họ không phải để cho đại chúng đọc mà chỉ để giữ tín đồ trong vòng ngu dốt, mê tín và cuồng tín. Đây chính là sách sách lược của giáo hội Công giáo toàn cầu từ xưa tới nay.

Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn trong bài NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐÃ NÓI GÌ VỀ NHỮNG CUỘC THÁNH CHIẾN của tác giả Ngô Triệu Lịch, nói về những luận điệu bẻ queo sự thật của Giáo hội Công giáo dạy đám tín đồ mà một số con vẹt trí thức Công Giáo Việt Nam nhắc lại về các cuộc gọi là “Thánh chiến”:

Bài viết này không phải là một “khảo cứu lịch sử” về các cuộc thánh chiến, do Giáo hội Rôma phát động. Nhưng thông qua “lịch sử thánh chiến”, người viết muốn đưa ra những nhận định của mình, về quan điểm của một số tác giả Công giáo người Việt, khi họ đề cập đến “thánh chiến” mà người viết đã có dịp đọc qua trên các sách, báo, tạp chí, hoặc các website Công giáo…

Đại để, các tác giả Công giáo khi đề cập đến “thánh chiến”, họ đều có chung những nhận định mang tính hộ giáo, dù họ thừa nhận có những sai lầm nhất định trong các đợt phát động thánh chiến của giáo hội, nhưng tất cả đều vận dụng những quan điểm thần học cũ kỹ, lạc hậu, như: “ý chúa”, “sự quan phòng”, “chúa thánh thần dẫn dắt”… để biện minh cho những sai lầm ấy. Tâm lý tự ti, mặc cảm, là điều dễ thấy trong các lập luận. Ngụy biện, gượng ép, đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch sử, cho sự hiếu chiến của Hồi giáo, cho những tham vọng chính trị của vua chúa các nước châu Âu, ngụy biện những cuộc thánh chiến do “mẹ giáo hội” phát động chỉ là sự tự vệ… Từ đó, hướng độc giả vào một cái nhìn “cảm thông”, vẽ ra chân dung của một Urban II “thánh thiện, dũng cảm và khôn ngoan”, một đoàn người hành hương “sốt sắng, đạo đức, thấm nhuần Tin Mừng”… Tội ác tày trời của đế quốc Vatican dưới ngòi bút của họ biến thành con số không…Và đặc biệt, họ say sưa ca ngợi “chúa quan phòng”, bắt “chúa” của họ phải “quan phòng” đến cả những tội ác mà giáo hội Công giáo La Mã đã gây ra cho nhân loại…

Để biện hộ cho sự hiếu chiến của “mẹ giáo hội” của họ, các tác giả Công giáo người Việt đã lập luận bát nháo, bất chấp sự tròng tréo, mâu thuẫn trong cùng một sự kiện. Ví dụ: Linh mục Phạm Đức Trị viết : “Có thể nói Ðức Urban II chỉ có ý mời gọi những binh lính đã từng cầm võ khí, và đã có kinh nghiệm gia nhập Ðạo Binh Thánh giá mà thôi, vì ngài có ý thiết lập một đội binh tinh nhuệ cho một cuộc thánh chiến. Nhưng không ngờ tiếng nói của ngài đã làm ảnh hưởng tới một Âu châu sốt sắng, đạo đức sau những tháng năm được thấm nhuần Tin Mừng.” (Lm. F.X. Phạm Ðức Trị, OMI. Giáo Hội Thời Ðạo Binh Thánh Giá, CD-rom vietcatholic 2001). Trong khi đó, lập luận của tác giả Đình Vượng hoàn toàn ngược lại: “Lời kêu gọi của Giáo hoàng Urbani II không nhằm vào các vua chúa phương tây, mà nhằm vào lòng quảng đại của người tín hữu. Sau lời kêu gọi của Giáo hoàng, tu sĩ Pierre L’Ermite và hiệp sĩ Adémar de Monteil chẳng biết gì về quân sự lại đứng ra tập hợp quần chúng thành những đoàn quân, kéo về Constantinople. Người Bazance hốt hoảng và Giáo hoàng Urbain đã không trù liệu một đoàn thập tự chinh ô hợp đã bị người Hồi tàn sát gấn hết ở Tiểu Á ” (Đình Vượng, Quan hệ Vatican và Giáo hội Công giáo, tr 269).

So sách hai trích dẫn của hai tác giả nêu trên, ta thấy, theo Lm Phạm Đức Trị, Giáo hoàng Urban II chỉ triệu tập những binh lính tinh nhuệ gia nhập đạo binh thánh giá, chứ không hề kêu gọi quần chúng tham gia. Những ông già, bà cả, trẻ con, tự nguyện tham gia thánh chiến, chẳng qua vì họ quá “sốt sắng, đạo đức sau những tháng năm được thấm nhuần Tin Mừng…”, chứ Giáo hoàng không hề kêu gọi họ. Ngược lại, tác giả Đình Vượng khẳng định: “Lời kêu gọi của Giáo hoàng Urbani II không nhằm vào các vua chúa phương tây, mà nhằm vào lòng quảng đại của người tín hữu”. Vì thế, Pierre L’Ermite và Adémar de Monteil là những người vốn mù tịt về quân sự, được giao trọng trách mang đoàn quân thập tự ô hợp đến Tiểu Á để cho quân Hồi giáo “nướng” sạch!... Cùng một sự kiện lịch sử, nhưng cả hai tác giả Công giáo này có hai lập luận mâu thuẫn, đối nghịch nhau. Tuy vậy, cả hai đều gặp nhau ở cùng một điểm: chạy tội cho “mẹ giáo hội” vốn đang rất sốt ruột vì quân Hồi chiếm giữ đất thánh Jêrusalem! Và cũng vì tín đồ rất “đạo đức, sốt sắng, thấm nhuần Tin Mừng !?” đang khao khát hành hương đất thánh…

Sự kiện Giáo hoàng Urban II triệu tập công đồng Clermont kêu gọi "tái chiếm Jêrusalem, cứu đất thánh” là một vết nhơ khó tẩy của đế quốc Vatican. Dù muốn biện hộ thế nào thì cuộc chiến do Urban II phát động vẫn là một tội ác. Urban II đã lợi dụng lòng tin mù quáng của đám tín đồ cuồng tín, hứa "ban ơn toàn xá" để bảo đảm “phần rỗi linh hồn” cho họ, đẩy họ vào cuộc chiến không cân sức với đội quân tinh nhuệ Hồi giáo. Ðiều trớ trêu là những người tham gia thánh chiến vì ham mê "ơn toàn xá" của Giáo hoàng mà gia nhập chứ họ chưa hề qua một lớp huấn luyện quân sự nào. Kết quả là nhiều người trong đoàn quân ô hợp, vô kỷ luật và cuồng tín "lên thiên đàng thẳng cẳng" nhờ ơn toàn xá của Giáo hoàng!.. Phịa chuyện “tìm thấy chiếc mác đồng đâm cạnh sườn Chúa Giêsu dưới bàn thờ đền thánh Phêrô” để kích động sự cuồng tín của tín đồ, đẩy họ vào chỗ chết, dẫu có biện hộ thế nào, vẫn cứ là một tội ác.

Chúng ta thấy, trong 2000 năm nay, Giáo hội Công Giáo đã áp dụng triệt để chủ thuyết hắc ám, nghĩa là chủ truơng làm cho tín đồ trở thành ngu muội, tối tăm, với tâm cảnh nô lệ, hoàn toàn tuân phục giáo hội và bắt buộc phải tin rồi lập lại bất cứ luận điệu nào của giáo hội giải thích về bất cứ một vấn đề nào đó, bất kể là luận điệu đó hoàn toàn sai với sự thực.

Những cuộc Thập Ác Chinh của Công giáo kéo dài trong bao nhiêu năm? Tất cả các học giả đều đồng ý là cuộc Thập Ác Chinh đầu tiên khởi sự năm 1096. Nhưng những cuộc Thập Ác Chinh chấm dứt năm nào thì có nhiều công cuộc nghiên cứu đưa ra những năm khác nhau. Trước đây người ta thường cho rằng các cuộc Thập Ác Chinh chấm dứt vào năm 1396 hoặc chậm nhất là năm 1444. Các đây 50 năm, sử gia Steven Runciman viết Thập Ác Chinh chấm dứt năm 1464. Và rồi có những cuộc nghiên cứu khác đưa ra những niên kỷ như 1560 và 1571. Cuối cùng là năm 1798. Sinh viên ngày nay phải đối diện với 700 năm Thập Ác Chinh song song với lịch sử của toàn thể Âu Châu, từ Greenland đến Hi Lạp, từ Tây Ban Nha đến Nga, cùng với Tây Á, Bắc Phi và Châu Mỹ La Tinh, tùy theo các học giả định nghĩa Thập Ác Chinh như thế nào.

Tuy nhiên, thường thì trong lịch sử Công giáo, người ta chỉ kể có 8 (hoặc 9, tùy theo quan niệm) cuộc Thập Ác Chinh chính (nhà trí thức Công giáo Võ Đức Hạnh đã gọi cuộc xâm lược Việt Nam của các giáo sĩ thừa sai Công giáo, sát cánh với thực dân Pháp, là "cuộc Thập Ác Chinh thứ 9"). Có học giả còn cho rằng Công giáo vẫn tiếp tục tung ra những cuộc Thập Ác Chinh, và một vài luận điệu thần học của nhóm Ki Tô hiếu chiến trong thế kỷ 20 đã dập theo khuôn của giáo hoàng Urban II và thánh Bernard (Much of the world of the crusaders is still in evidence. Some of the theology of the 20th century “militant” Christianity, now prevalent in Africa, Asia and South America, might well have come from the lips of Pope Urban II or St. Bernard of Clairvaux), dưới một hình thức khác với các cuộc Thập Ác Chinh trong thời Trung Cổ.

Gần đây, có nhiều dư luận cho rằng cuộc xâm chiếm Iraq của Mỹ có hình thức một cuộc Thập Ác Chinh của Ki Tô Giáo chống Hồi giáo. Tổng thống Bush đã dùng danh từ “Thập Ác Chinh ” (crusade) sau vụ 11 tháng 9, 2000. Và tổng thống Bush cũng quyết định gạt Âu Châu ra ngoài, chỉ trao khế ước xây dựng lại Iraq cho những tổ chức Mỹ, coi đó như là phần thưởng cho những người ủng hộ chiến tranh (Chicago Tribune, Dec.12, 2003: President Bush says war’s backers should be rewarded).

Đại cương thì các cuộc Thập Ác Chinh trong thời Trung Cổ là do các giáo hoàng phát động hoặc cổ võ, khuyến khích và chấp thuận, và kết quả là những cuộc tàn sát tập thể người Do Thái, Hồi Giáo, và cả những người Ki Tô Giáo không cùng đức tin với Công Giáo, không đồng thuận và không chấp nhận quyền lực của giáo hoàng, vừa để tiêu diệt những người khác đạo, vừa để giành lại vùng Thánh Địa Jerusalem mà người Công giáo tin là thuộc về họ theo lời hứa của Chúa, và nhất là để cướp bóc vơ vét của cải thế gian.

Ở đây, hiển nhiên tôi không thể viết đầy đủ về các cuộc Thập Ác Chinh của Công giáo, mà chỉ có thể đưa ra những nét chính của vài cuộc thánh chiến quan trọng nhất. Có ba cuộc Thập Ác Chinh phản ánh trung thực nhất sự tàn bạo của Công giáo La Mã và ảnh hưởng mê hoặc của Công giáo lên đầu óc con người, từ già tới trẻ: đó là cuộc Thập Ác Chinh đầu tiên (The First Crusade) với chủ đích chính là giành lại thánh địa Jerusalem và ngôi mộ Giê-su; cuộc Thập Ác Chinh Albigense (The Albigensian Crusade) để tận diệt những người Ki Tô không có cùng niềm tin với người công giáo; và cuộc Thập Ác Chinh của những đứa trẻ (The children’s Crusade) mà nguyên nhân là sự ngu dốt và cả tin của những đầu óc ngây thơ vào những điều hoang đường trong thánh kinh mà chúng được nghe giảng dạy.. Chúng ta đã biết sơ lược về cuộc Thập Ác Chinh thứ nhất và vài cuộc Thập Ác Chinh sau đó qua sự mô tả ở trên của James A. Haught. Sau đây tôi sẽ trình bày sơ lược về cuộc Thập Ác Chinh Albigense và cuộc Thập Ác Chinh của những đứa trẻ để chúng ta thấy rõ sự tàn bạo và mê tín của Công Giáo lên đến mức nào. Những phần viết sau đây được lấy từ những nguồn tài liệu khác nhau.

 

Cuộc Thập Ác Chinh Albigense.-

Công giáo giết người theo Hồi Giáo trong các cuộc Thập Ác Chinh. Công giáo cũng giết những người Do Thái trong những cuộc tàn sát vô tiền khoáng hậu. Nhưng không phải tất cả chỉ có thế. Công giáo cũng còn xuống tay giết những người Ki Tô Giáo mà họ cho là lạc đạo hay dị giáo (heretics), nghĩa là những người không chịu tin theo những tín lý nhảm nhí của Công Giáo. Cuộc tàn sát những người “lạc đạo” dã man, tàn nhẫn và ghê tởm nhất của giáo hội Công giáo là cuộc Thập Ác Chinh Albigense, phát động bởi giáo hoàng Innocent III năm 1208.

Giáo phái Ki Tô Albigense tương tự như đạo Cao Đài của Việt Nam. Giáo phái này tin vào giáo thuyết của một nhà cải cách Ba Tư, Mani, người bị đóng đinh trên thập giá năm 277. Đầu óc cởi mở của Mani chấp nhận tất cả những nhà lập giáo lớn – Moses, Zoroaster, Đức Phật và Giê-su. Ngoài ra, Giáo phái này còn lên án sự giàu sang và phi luân của giới giáo sĩ Công giáo (denounced the riches and immorality of the clergy), cho nên giáo hoàng Innocent III đã phát động một cuộc “Thập Ác Chinh” chống giáo phái này, cho phép các thập ác quân được cướp bóc, hãm hiếp và giết bọn người xấu số này (The Pope preached a “crusade” against them, so giving complete licence to any wandering scoundrel to rob, rape and kill these unfortunates).

Sau đây là sơ lược diễn tiến của cuộc Thập Ác Chinh Albigense, được kể trong cuốn Máu Thánh, Chén Thánh ("Holy Blood, Holy Grail", Michael Baigent, Richard Leigh, and Henry Lincoln, trg. 49-50):

"Năm 1209, một đoàn quân khoảng 30 ngàn người, gồm các kỵ sĩ và bộ binh, như 1 cơn gió lốc từ miền Bắc Âu Châu tràn xuống Languedoc - vùng chân núi phía Đông Bắc của dãy núi Pyrenees, ngày nay là miền Nam nước Pháp. Trong cuộc chiến tranh này, toàn vùng bị tàn phá, mùa màng phá hoại, các thành phố và thị trấn thành bình địa, cả 1 dân tộc bị chém giết. Cuộc tiêu diệt này rộng lớn và khủng khiếp đến độ ta có thể coi đó như là trường hợp đầu tiên của chính sách "diệt chủng" trong lịch sử Âu Châu hiện đại. Thí dụ, chỉ nguyên trong thành phố Béziers, ít nhất là có 15 ngàn người: đàn ông, đàn bà, trẻ con bị tàn sát, nhiều người bị giết ngay chính trong cung Thánh của nhà thờ. Khi một sĩ quan hỏi vị đại diện của Giáo Hoàng: 'làm sao phân biệt được ai là tín đồ và ai là tà đạo?' thì câu trả lời là: "Giết hết đi. Thiên Chúa sẽ nhận biết ai là tín đồ của Người." Sau đó, chính vị đại diện trên hãnh diện báo cáo với giáo hoàng Innocent III ở La Mã là: "Không một ai, bất kể thân phận, tuổi tác, hay trai gái, được sống sót."

Sau Béziers, đoàn quân xâm lăng tràn qua toàn vùng Languedoc. Các vùng như Perpignan, Narbonne, Carcassonne, Toulouse lần lượt rơi vào tay đoàn quân này. Và bất cứ nơi nào đoàn quân đi qua cũng để lại dấu vết của cảnh tàn sát, máu đổ, chết chóc. Cuộc chiến này, kéo dài trong 40 năm, ngày nay được biết dưới tên "Cuộc Thập Ác Chinh Albigense." Đây là cuộc Thập Ác Chinh theo đúng nghĩa của nó. Chính giáo hoàng đã huy động cuộc Thập Ác Chinh này. Đoàn Thập ác quân, mang dấu thập ác trên quân phục, như những Thập ác quân ở Palestine trước đó. Phần thưởng cho họ cũng giống như phần thưởng cho những Thập ác quân trong vùng đất Thánh: được tha mọi tội lỗi, được giải tội, được bảo đảm một chỗ trên Thiên Đàng, và được làm chủ tất cả những tài vật có thể chiếm đoạt được." 11

Với lịch sử tàn bạo giết người Ki Tô không cùng niềm tin với người Công giáo của Giáo hội Công giáo ngay từ đầu, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy Công giáo đã ra tay tàn sát những người Tin Lành trong thế kỷ 17, 18 và còn kéo dài cho đến ngày nay tại một vài vùng địa dư, điển hình là ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Tuy nhiên, ngày nay giáo hội Công giáo đã mất đi quyền lực thế tục nên ít còn khả năng giết người “lạc đạo” cũng như người “ngoại đạo”. Nhưng lịch sử rất có thể tái diễn bất cứ ở nơi nào mà Công giáo nắm được quyền lực thế gian. Những cuộc giết người khác đạo của Công giáo trong thời cận đại, điển hình là Palevich ở Croatia đã giết 700000 người Chính Thống (Orthodox) và Hippies ở Croatia, Ngô Đình Diệm giết hoặc cưỡng bách nhiều ngàn Phật tử và người ngoài đạo cải đạo ở Nam Việt Nam là những kinh nghiệm để cho chúng ta luôn luôn phải đề phòng khi người Công giáo nắm được địa vị thế quyền. Avro Manhattan, tác giả cuốn Vatican’s Holocaust, cũng đã báo động trong cuốn sách nổi tiếng trên của ông:

“Những đoan quyết (về đức tin) căn bản của Công Giáo chưa bao giờ thay đổi chút nào. Cho đến nay, cũng như tự bao giờ, sự chấp chặt của giáo hội Công giáo vào tính cách duy nhất của mình vẫn còn chắc như đá hoa cương. Cũng chính vì sự chấp chặt này mà đã xảy ra những tòa án xử dị giáo, Croatia và chế độ độc tài Công giáo ở (Nam) Việt Nam.

Nếu quá khứ là một dấu hiệu về sự thành hình những việc có thể xảy ra trong tương lai, thì khi nắm được cơ hội và trong một bối cảnh chính trị thích hợp, những tòa án xử dị giáo mới, những Cratia mới và Việt Nam mới sẽ lại được tạo ra hoài hoài. Khi nào, ở đâu, và như thế nào, chỉ có tương lai mới trả lời được.” 12

Trong thời Trung Cổ, giáo hội Công giáo ở vị thế quyền lực thế gian tuyệt đối. Giáo hoàng đứng trên vua chúa, giáo dục quần chúng nằm trong tay giáo hội. Nền giáo dục Công giáo, hay nói cho đúng hơn, chính sách nhồi sọ của giáo hội trên những đầu óc còn non dại đã khiến cho lớp trẻ mê mẩn về những điều giáo hội dạy về Công Giáo, về Thánh Kinh, tuyệt đối tin vào những điều mê tín hoang đường. Thí dụ điển hình về chính sách nhồi sọ của giáo hội Công giáo đã đầu độc đầu óc lớp trẻ, đưa đến cuộc Thập Ác Chinh của những đứa trẻ vị thành niên như chúng ta sẽ thấy sau đây.

 

Cuộc Thập Ác Chinh Của Những Đứa Trẻ.-

Sau đây là lời tường thuật cuộc Thánh chiến của những đưa trẻ vị thành niên trong cuốn Các cuộc Thập Ác Chinh (The Crusades by Henry Treece, trg. 182-185). Thực ra đây không phải là một cuộc Thập Ác Chinh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là một thảm trạng bắt nguồn từ một niềm tin tôn giáo sai lầm, mang tinh thần Thập Ác Chinh, của những trẻ vị thành niên bị đầu độc tư tưởng bởi những huyền thoại trong Thánh kinh.

"Năm 1212 một sự việc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử thế giới đã xảy ra: trẻ em Pháp và Đức đã tổ chức một cuộc Thập Ác Chinh, không được sửa soạn kỹ càng, không có vũ khí và không có gì giúp chúng ngoài sự ngay thẳng ngây thơ của chúng.

Vua Pháp là Philip, đang ở St. Denis, thì một em bé trai chăn cừu 12 tuổi, tên là Stephen ở vùng Cloyes, gần Orleans, đến yết kiến ngài với một lá thư mà em nói rằng do chính Chúa Ki tô gửi cho em, bảo em tổ chức một cuộc Thập Ác Chinh tiến vào Jerusalem.. Vua Pháp ra lệnh cho em nhỏ trở về nhà cha em, nhưng Stephen đang ở trong sự say mê điên cuồng tôn giáo. Hắn dám bất tuân ngay cả lệnh vua, tuyên bố rằng, trong một kiến giác (vision) (ngày nay chúng ta gọi là ảo giác (delusion)), Chúa KiTô đã hứa là biển sẽ khô cạn để cho Stephen và tất cả những ai theo hắn có thể an toàn đi trên biển như đi trên bộ tới Jerusalem. giống như câu chuyện hoang đường ngày xưa (trong Thánh Kinh): Hồng Hải đã mở ra cho Moses, con người chăn cừu kia.

Một vài giáo sĩ thất kinh về cái sự phỉ báng của đứa trẻ - nhưng, kỳ thay, Giáo hoàng Innocent III tuyên cáo là "chính những đứa trẻ đặt chúng ta vào sự ô nhục" (một lời khuyến khích có ý nói là lòng tin của những đứa trẻ mãnh liệt hơn của chúng ta), và, chắc hẳn Stephen có một khả năng thuyết phục làm cho người ta ngỡ ngàng trước một người còn quá trẻ và vô học như Stephen. Trẻ em từ nhiều vùng trong nước Pháp tụm lại quanh Stephen, mang theo cờ xí trên có dấu cờ hiệu của Vua. Đến tháng 6, 1212, ở nơi họp, Vendôme, có tới 30,000 đứa trẻ tập họp lại để bắt đầu cuộc tiến quân lâm ly tới vùng đất Thánh, không có bản đồ và không có ngay cả lương thực. Họ sắp sửa dự phần trong cái mà ta chỉ có thể gọi là một niềm tin thống thiết.

Chúng ta không thể biết được có bao nhiêu em lẩn tránh được sự ngăn cấm của bố mẹ: có thể các bậc cha mẹ, nghe lời tán thán của giáo hoàng, sợ không dám tranh đua với sự chấp thuận của giáo hoàng, có thể họ không có mấy quyền trong những địa hạt mà chính họ đã đi theo Boniface và Dandolo (2 tư lệnh trong cuộc Thập Ác Chinh thứ 4; TCN); và có thể vì cái khả năng quyến rũ của Stephen đã khiến cho đám trẻ trai gái này trở thành điếc trước mọi lời khiển trách. Dù sao thì, đám trẻ này đã lên đường mùa hè năm đó, có nhiều người lớn thuộc loại ăn bám nhập bọn, kể cả những linh mục bị lôi cuốn bởi cái sự ngây ngất truyền nhiễm này, và đi qua những vùng Tours, Lyons xuống tới Marseilles, dọc đường kiếm ăn ở nơi nào có thể kiếm được.

Nhưng mùa hè năm 1212 nóng một cách bất thường, mùa màng chưa gặt, thực phẩm và nước uống hiếm hoi vì hạn hán. Nhiều em chết ở dọc đường trong khi một số khác tìm đường quay trở về quê. Sau cùng, khi số còn lại tới được Marseilles thì chúng bị thất vọng lớn vì thấy biển không khô cạn như đứa trẻ chăn cừu Stephen đã hứa để chúng đi tới vùng đất Thánh.

Sau vài ngày sống cực khổ ở hải cảng này, chúng được hai người lái buôn vô lương tâm đến tiếp xúc. Hai người này, tên là Hugh the Iron và William the Pig đề nghị chở đoàn trẻ này tới Palestine bằng 7 chiếc tàu, hoàn toàn miễn phí.

Stephen vui vẻ nhận lời, coi đó như là cánh tay của Thiên Chúa cứu vớt chúng một cách huyền nhiệm. Những tàu này ra khơi nhưng đi xuống phía Nam chứ không đi tới vùng đất Thánh. Nơi tới là hải cảng Bougie của dân Saracen, nơi đây tất cả các đứa trẻ Pháp này đều bị bán đi làm nô lệ.

...Người ta cho rằng trong số 30000 trẻ em phát xuất từ Vendôme, chỉ có một người duy nhất, một linh mục trẻ, trở về được nước Pháp, sau 18 năm bị làm nô lệ."

Cái cơn sốt Thập Ác Chinh này lan tới các trẻ em Đức. Chúng bị kích động bởi lời thuyết giảng của một em trai tên là Nicholas. Nicholas cũng nói với chúng về biển cả sẽ mở ra để chúng có thể an toàn bước qua tới Jerusalem. "Quân đội" của Nicholas ước lượng khoảng 20000 đứa trẻ và những kẻ ăn bám, tốt và xấu. Cái đoàn trẻ tả tơi này vất vả đi qua dãy núi Alps và, hao hụt một cách đáng buồn bởi chết chóc và đào ngũ, sau cùng cũng tới được Genoa. Ở đây chúng bị một ông thống đốc, vì không muốn dung dưỡng một đám trẻ lộn xộn đói khát và bệnh tật, đuổi đi không cho vào thành. Thế rồi, như những sinh vật trong giấc mộng chết chóc, chúng lê lết xuống phía Nam, những viễn tượng về sự giải thoát Thánh địa đã bị quên đi trong đói khát và hấp hối.

Giáo hoàng Innocent III đã nói:."Chính những đứa trẻ đã đặt chúng ta vào vòng ô nhục". Ngài đã nói đúng như thực, dù có thể trong một nghĩa khác với ý định của ngài. Sự ô nhục thuộc chính giáo hoàng vì đã không ngăn cấm sự phí phạm độc ác này; thuộc các bậc cha mẹ vì đã để cho con cái ra đi; và thuộc các nông dân vì đã từ chối không cho bọn trẻ ăn, ở, hoặc thuộc những người chấp chứa chúng chỉ để kiếm lời trên sức lao động nô lệ của chúng. Người ta ước tính trong số 20000 trẻ em dự cuộc hành trình để cứu những nước KiTô, không quá 2000 được trở về nhà. Kể ra chúng còn tốt số hơn là những đứa trẻ Pháp." 13

Có lẽ tôi cũng nên ghi thêm ở đây là, Joseph L. Daleiden, Ibid., trg. 55, có một nhận định như sau về những cuộc Thập Ác Chinh:

"Càng suy nghĩ về vấn đề này tôi càng thấy cả 9 cuộc Thập Ác Chinh đều là những cuộc Thập Ác Chinh của trẻ con. Tất cả những người lính nông dân chất phác đó đều ngu tối như đám trẻ, mù quáng tuân theo sự cổ võ của các giáo hoàng để đi giết những người dân Ả Rập đang bảo vệ đất đai của họ." 14

Đó là những sắc thái và đặc tính của những cuộc Thập Ác Chinh, và Thập Ác Chinh là sản phẩm đặc thù của Công Giáo La Mã ở Âu Châu, khi các giáo hoàng ở vị thế nắm quyền thế gian, dùng quyền hành và khai thác lòng mê tín dị đoan của các tín đồ, gây ra những cuộc tàn sát khủng khiếp, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, để chiếm đất, giành dân.

Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm vài chi tiết về những sự kiện xung quanh các cuộc Thập Ác Chinh. Tháng 4, 1095, một trận mưa thiên thạch lớn rơi xuống Âu Châu. Giám mục Gislebert ở Lisieux diễn giải đó là dấu hiệu của Thiên Chúa kêu gọi một cuộc Thập Ác Chinh chiếm lại Thánh Địa ở miền Đông. Đến tháng 11 năm 1095, giáo hoàng Urban II triệu tập một công đồng ở Clermont, Auvergne, để phát động cuộc Thập Ác Chinh thứ nhất. Trong một bài diễn văn nẩy lửa, giáo hoàng nói: “Ngày tận thế đã gần kề. Ngày cáo chung của tên Chống Chúa (Antichrist = Satan) cũng sắp tới. Tuy nhiên, nếu hắn tới, hắn sẽ không thấy một tín đồ Ki Tô nào ở Thánh Địa (đang ở trong tay Hồi giáo), vì ngày nay không còn ai ở đó để mà chống hắn.” Rồi giáo hoàng đưa ra nhiều hứa hẹn với đám giáo dân thấp kém như ban “ơn toàn xá” và cho vé lên thiên đường nếu chết trận, hứa sẽ săn sóc gìn giữ của cải của các chiến binh để lại hậu phương, điều mà giáo hoàng không hề giữ lời, được giữ những tài vật chiếm đoạt được, và nhất là được quyền cướp những thánh tích trong các mộ thánh tử đạo (Pope Urban gave sanction to a repetition of such an act of relic-gathering, of expiation by the robbery of martyr-tombs). Điều này rất hấp dẫn đối với dân Âu Châu vì họ đang sống trong một thời đại mà bất cứ cái gì còn lại của các “thánh”, hay đã được các “thánh” sờ tới, đều được tin là có những năng lực siêu nhiên. (It was an age in which the remains of “holy” people, or things touched by “saints”, were believed to be imbued with supernatural power). Jerusalem không những chỉ là miền đất mà các “thánh” đã đi qua đi lại, mà chính Giê-su, hiện thân của Thiên Chúa, cũng đã từng đi trên miền đất đó, chết đi và sống lại ở đó. Đối với những giáo dân và những kẻ đi thâu thập “thánh tích” cho những nhà thờ, giáo xứ để thờ phụng, thì không còn gì hấp dẫn hơn là Jerusalem. Vì ở đó có ngọn “thánh giáo” (holy lance) đã đâm lên cạnh sườn Giê-su, có cây “thánh giá” mà Giê-su bị đóng đinh trên đó, có xá lị của John the Baptist, thân thể của Thánh George, những mảnh đá trong mồ Chúa, và ngay cả nước sông Jordan mà Giê-su, con Thiên Chúa, đã được rửa tội trên đó. [Người Công giáo thời đó tin rằng nước sông Jordan mà Giê-su rửa tội trên đó không có chảy đi đâu hết, vẫn còn nguyên vị ở chỗ cũ. TCN]. Hơn nữa, trong thế kỷ 11, vì để tự cứu linh hồn, họ có thể ăn cắp bất cứ cái gì để tránh bị thiêu đốt bởi ngọn lửa dưới hỏa ngục mà các linh mục đã bảo họ là đã liếm mỗi bước chân của họ (To save his soul, the man of 11th-century Europe would have stolen anything to avoid the hot flames of Hell which, the priests had told him, licked his legs at every step). Trong nhiều tháng tiếp theo, giáo hoàng đích thân cổ động và ra lệnh cho các giám mục, linh mục trong các giáo xứ địa phương ở Âu Châu cũng phải cổ động cho cuộc Thập Ác Chinh này. Giáo dân khắp nơi reo hò cuồng nhiệt: “Thiên Chúa muốn thế” (Deus Vult = God wills it). Rất nhiều kẻ trộm cướp, sát nhân được thoát khỏi vòng lao lý với điều kiện là chuộc tội bằng cách làm đổ máu dân ngoại đạo (Many thieves and murderers who escaped block and gallows only on condition that they redeemed themselves by spilling heathen blood).

Trên đây chỉ là vài nét về những cuộc Thập Ác Chinh của Công Giáo La Mã. Trước những sự thật lịch sử đen tối, bạo tàn của giáo hội Công Giáo mà chính giáo hoàng John Paul II ngày nay và tòa thánh Vatican đã thú nhận, tôi xin đặt một câu hỏi cho các tín đồ Công giáo Việt Nam: Có thật là quý vị đang ở trong một “hội thánh” hay không? Và quý vị có tin rằng cái lịch sử đẫm máu của “hội thánh” Công giáo kéo dài suốt 2000 năm hoàn toàn không dính líu gì đến niềm tin của quý vị không? Muốn trả lời câu hỏi này, quý vị cần biết rõ:

Thật ra, những cuộc Thập Ác Chinh của Công giáo không chỉ có mục đích giết dân Ả Rập mà còn giết những người Do Thái và giết luôn cả những người Ki Tô giáo khác không có cùng quan niệm tôn giáo với Công giáo, như chúng ta đã thấy trong cuộc Thập Ác Chinh Albigense mô tả ở trên. Các cuộc Thập Ác Chinh của Công giáo đã nhận chìm Âu Châu trong vòng chiến tranh tàn sát suốt hai thế kỷ 11 và 12, dài gần 200 năm.

Nhưng, ngoài sách lược tiêu diệt văn hóa nhân loại và các cuộc Thập Ác Chinh, lịch sử Công giáo La Mã còn một vết nhơ vĩ đại khác, đó là những Tòa Án xử những người Dị Giáo (khác đạo) hay những người mà Giáo hội kết tội là lạc đạo, nghĩa là không công nhận quyền lực của Giáo hoàng và của hàng giáo phẩm, những người Do Thái và cả những người theo Ki Tô Giáo nhưng không cùng tín ngưỡng với Công Giáo. Những tòa án xử dị giáo này kéo dài hơn 500 năm và đã làm cho trên 11 triệu người chết vì tra tấn bởi những hình cụ khủng khiếp nhất, phát minh bởi những tín đồ Công giáo, vì thiêu sống v...v... (Zindler, p. 183: The Roman Catholic Church killed over 11 million people in the course of the Inquisition)) Tôi sẽ đi vào chi tiết của những hành dộng dã man tàn bạo nhân danh Chúa của các tòa án xử dị giáo của Công giáo trong một phần sau, qua một số tài liệu lịch sử.

 

______________________________________________________________________________

1. In summary, the evidence is overwhelming that the propagation of Christianity in both the Old World and the New was due in large measure to coercion, persecution and suppression. Throughout its history, from the earliest purges of heretics, through the crusades, the Inquisition, and repression of other cultures throughout the world, Christianity has demonstrated its destructive antihuman values.

2. When religion was all-powerful in Europe, it produced the epic bloodbath of the Crusades, the torture chambers of the Inquisition, mass extermination of “heretics”, hundred of massacres of Jews, and 300 years of witch-burning.

“The Age of Faith” was an age of holy slaughter. When religion gradually ceased to control daily life, the concept of human rights and personal freedom took roots.

...In reality, the Crusades were a sickening nightmare of slaughter, rape, looting, and chaos – mixed with belief in magic.

3. But as we read more about the crusades this vision tarnishes; enquiry hardly bears out the truth for which we had hoped. Crusades and crusaders are seen to be different from what we had imagined, and finally we are led to agree with Sir Steven Runciman's masterly summing-up in The Kingdom of Acre: "Faith without wisdom is a dangerous thing... In the long sequence of interaction and fusion between Orient and Occident, out of which our civilization has grown, the Crusades were a tragic and destructive episode...There was so much courage and so little honour, so much devotion and so little understanding. High ideals were besmirched by cruelty and greed, enterprise and endurance by a blind and narrow self-righteousness; and the Holy War itself was nothing more than a long act of intolerance in the name of God.

4. The Deutoronomist’s philosophy, that killing the adherents of every mythology but one’s own in order to protect believers from competing doctrines was a godly and laudable act, was in medieval times carried to its logical conclusion by the Christians who, over the course of several centuries, dutifully massacred between 30 and 50 million enemies of the various Christian gods in such events as the Crusades, the Inquisition, the Thirty Years War, and various minor atrocities.

5. In the days of ignorance there had been an extraordinary willingness to believe the Catholic priesthood good and wise. Relatively it was better and wiser in those days.

The beginning of the Crusades displays all Europe saturated by a naive Christianity, and ready to follow the leading of the pope trustfully and simply.

6. Why did they go? They lived in a society very different from ours. It was a society of believers, whose faith was reinforced by a view of nature and the universe which we now know to have been wrong but which was at least coherent and in accord with their experience.

The shocking acts of cruelty – the persecution of defenceless Jews in the “First Holocaust” – were perpetrated by men whose minds were conditioned by vendettas. They got the Church’s message that fighting infidels expressed love of God so wrong that the Crusade became for them an act of vengeance against those they accused of “dishonoring” Christ.

7. The First Crusade was launched by Pope Urban II. He fanned the flames of righteous hatred by granting a plenary indulgence – the total remission of punishment due to past sins – to anyone who went to kill for the greater honor and glory of God. In other words, if the crusader was killed, he was guaranteed immediate admission to heaven.

8. A plenary indulgence remitting all punishments due to sin was offered to those who should fall in the war. Serfs were allowed to leave the soil to which they had been bound; citizens were exempted from taxes; debtors enjoyed a moratotium on interest; prisoners were freed, and sentences of death were commuted, by a bold extension of papal authority, to life service in Palestine. Thousands of vagrants joined in the sacred tramp.

9. Pope Urban II launched the First Crusade in 1095 to wrest the Holy Land from infidels. “Deus Vult” (Gos wills it) became the rallying cry. Around Europe, masses of zealots swarmed into mob-type armies led by charismatic priest, Peter the Hermit, who displayed a letter he said was witten to him by God and delivered to him by Jesus as his credentials for leadership. Other thousands followed a priest called Walter the Penniless.

In the Rhine Valley of Germany, one throng of crusaders followed a goose they thought had been enchanted by God to be their guide. This group joined the army of Emich of Leisingen, a leader who said a a cross miraculously had appeared on his chest as a holy sign. Emich’s multitude decided that, before marching 2000 miles to kill God’s enemies in Israel, their first religious duty was to slay “the infidels among us”, the Jews of Mainz, Worms, and other German cities. They swept in unstoppable waves through Jewish quarters, chopping and burning thousands of defenseless men, women, and children. Many Jews, trapped and doomed in barricaded quarters, tearfully killed their children and themselves before the mob broke in.

Similar hordes led by priests Wolkmar and Gottschalk likewise massacred Jews of Prague and Regensburg, Bavaria. Occasionally, victims were given a last-minute opportunity, at swordpoint, to save their lives by converting to Christianity.

As the various peasant armies moved through Christian Hungary, Yugoslavia, and Bulgaria, they pillaged the countryside for food, provoking battles with local peoples and armies. In one clash, Peter the Hermit’s army killed 4000 Christian residents of Zemun, Yugoslavia, then burned nearby Belgrade. In tuen, thousands of crusaders died in confused fighting in Bulgaria. Only a fraction of the peasant mobs finally reached Muslim Turkey, where they soon were exterminated by Turkish armies.

Organized regiments of Christian knights followed the rabble, bringing professionalism to the Crusade. Accompanying bishops blessed their atrocities. The advancing legions decapitated Muslim and carried the heads as trophies. During three sieges – at Nicea, Antioch, and Tyre – crusaders catapulted Muslim heads into the surrounded cities to demoralize defenders. After a victory on the Syrian coast near Antioch, Frankish crusaders brought 500 heads back to camp. 300 of them were put on stakes before the city to torment defenders atop the walls. Chronicler-priests recorded that a crusader bishop called the impaled heads a joyful spectacle for the people of God. The other 200 heads were catapulted into Antioch. Inside, Muslim decapitated Antioch’s Christian residents and catapulated their heads outward in a grotesque crossfire. The crusaders finally broke through on June 3, 1098, and slaughtered inhabitants.

Then an arriving Muslim army encircled Antioch and besieged the former besiegers. The Franks were near starvation when one Peter Bartholomew announced that a saint had appeared to him in a vision and disclosed that the lance that pierced Christ’s side at the crucifixion was buried beneath a Christian church in Antioch. The Holy Lance was drug up and became a miraculous relic inspiring the crusaders to derocity. They stormed out of the city in a fanatical onslaught that sent the Muslim soldiers fleeing in panic, abandoning their camp – anh their wives. Chronicler Fulcher of Chartres proudly recorded: “When their womwn were found in the tents, the Franks did nothing evil to them except pierce their bellies with their lances.”

Marching on to Jerusalem, the crusaders soon topped the walls and “purified” the symbolic city by slaughtering virtually every resident. Jews who took shelter in their synagogue were burned alive. Corpses were piled in the street. Chronicler Raymond of Aguilers recoreded:

“Wonderful things were to be seen. Numbers of the Sacarens were beheaded…Others were shot with arrows, or forced to jump from the towers; others were tortured for several days, then burned in flames. In the streets were seen piles of heads and hands and feet. One rode about everywhere amide the corpes of men and horses…

In the temple of Solomon, the horses waded in blood up to their knees, nay, up to the bridle. It was a just and marvelous judment of God, that this place should be filled with the blood of the unbelievers.”

During the subsequent two centuries, Muslim recaptures of portions of the Holy Land caused seven other Christian crusades. Most of these expeditions began, as the first, with massacres of Jews at home.

In the Third Crusade, after Richard the Lion-Hearted captured Acre in 1191, he ordered 3000 captures – many of them women and children – taken outside the city and massacred. The corpses were cut open in a search for swallowed gems. Bishops intone blessings. Chronicler Ambroise wrote: “ They were slaughtered everyone. For this be the Creator blessed!” Infidel lives were no consequence. As St. Bernard of Claivaux had declared in launching the Second Crusade: “The Christian glories in the death of a pagan, because thereby Christ is glorified.”

In the Fourth Crusade, the armies became diverted and sacked the Christian cities of Constantinople and Zara. The Children’s crusade in 1212 was a tragedy based on the mistaken belief that God would empower innocent Christian tots to overwhelm Muslim armies. Most of the children perished without reaching the Holy Land.

Finally, it all came to an end in 1291 when Muslim recaptured the last Christian stronghold, Acre, and slaughtered its garrison in retaliation for Richard’s massacre a century earlier. The Holy Land was back in Muslim hands. Two centuries of death and destruction had been for nothing.

10. Whether the Holy Lance was genuine or a planted fake wasn’t questioned by the crusade’s chronicler-priests. Christendom was obsessed with finding and worshiping sacred relics, alleged evidence from Bible stories. Fragments of “the true cross”, pieces of saints’ bodies, still wet tears shed by Jesus, barbs from the Crown of Thorns, Mary’s undergarments – such were treasured in jeweled cases in every major church. A ruler of Saxony proudly possessed 17,000 relics, including a branch from Moses’s burning bush and a feather from the wings of angel Gabriel. Canterbury Cathedraldisplayed part of the clay left over after God fashioned Adam. Historian Charles Mackay said Spanish churches had six or seven thighbones of the virgin Mary, and others had enough of St. Peter’s toenails to fill a sack. Voltaire noted that six sacred foreskins were snipped from Jesus at his circumcision; later rechearchers counted fifteen.

11. In 1209 an army of some thirty thousand knights and foot soldiers from northern Europe descended like a whirlwind on the Languedoc - the mountainous northeastern foothills of the Pyrenees in what is now southern France. In the ensuing war the whole territory was ravaged, crops were destroyed, towns and cities were razed, a whole population was put to the sword. This extermination occurred on so vast, so terrible scale that it may well constitute the first case of "genocide" in modern Europe history. In the town of Béziers alone, for example, at least fifteen thousand men, women, and children were slaughtered wholesale - many of them in the sanctuary of the church itself. When an officer inquired the Pope's representative how he might distinguish heretics from true believers, the reply was, "Kill them all. God will recognize His own.".. The same papal representative, writing to Innocent III in Rome, announced with proud that "neither age nor sex nor status was spared."

After Béziers the invading army swept through the whole of Languedoc. Perpignan fell, Narbonne fell, Carcassonne fell, Toulouse fell. And wherever the victors passed, they left a trail of blood, death, and carnage in their wake. This war, which lasted for forty years, is now known as the "Albigensian Crusade." It was a crusade in the true sense of the word. It had been called by the Pope himself. Its participants wore a cross on their tunics, like crusaders in Palestine. And the rewards were the same as they were for crusaders in the Holy Land - remission of sins, an expiation of penances, an assured place in Heaven, and all the booty one could plunder.

12. The basic Catholic claims haver never changed one single iota. The Catholic Church’s insistence about her own uniqueness has remained as granically firm now, as it has always been. These are the same claims which produced the Inquisition, Cratia and the Catholic Dictatorship in Vietnam.

If the past be an indication of the shape of things to come then, given the right opportunities and appropriate political climate, New Inquisition, New Croatia and New Vietnams will be created again and again. When, where and how, only the future can tell.

13. In 1212 an event took place which has no resemblance to any other in world history: the children of France and Germany went on a crusade, ill-prepared, unarmed and with nothing but their innocent integrity to aid them.

King Philip of France was at St. Denis when a twelve-year-old sheperd boy, Stephen of Cloyes, near Orleans, came to him with a letter which the peasant lad said had come from Christ himself, bidding him organize a crusade to march on Jerusalem... The French king ordered the boy to return to his father's house; but Stephen was under the spell of religious mania. He even dared to disobey his king, announcing that, in a vision, Christ had promised that the sea would dry up and allow Stephen, and whoever followed him, to walk dry-shod to Jerusalem, just as the Red Sea had opened for that other shepherd, Moses.

Certain clerics were appalled by the simple lad's blasphemy - but Innocent III, curiously, announced that "the very children put us to shame," and, undoubtedly, Stephen had a most bewildering power of persuation for one so young and unlettered. Children from many parts of France flocked round him, carrying banners bearing the sign of Oriflamme. By June, 1212, at the meeting place, Vendôme, it is estimated that 30,000 young people had assembled for this pathetic march to the Holy Land, without maps and even without food supplies. They were about to parcipate in what can only be called a pathetic fact of faith.

How so many children evaded the prohibition of their parents cannot be known: perhaps the parents, hearing of the Pope's admiration, were afraid to contest papal approval; perhaps there was little parental authority exertable in those areas where the fathers themselves were away with Boniface and Dandolo; and perhaps the hypnotic power of Stephen's words had transported these boys and girls in such a way that they were invincibly deaf to any remonstrance. At any rate, they set off that summer, joined by many adults hangers-on, including priests who found themselves caught up by this infectious ecstasy, and marched through Tours and Lyons down to Marseilles, finding food and shelter where they could.

But the summer of 1212 had been unusually hot, graincrops had not thrived, and food and water were scarce because of the drought. Many of the children died by the wayside, while others turned back and tried to find their way home once more. When the remainder at last reached Marseilles they found to their great disappointment that the sea did not dry up as the shepherd-lad Stephen had promised, to let them walk to the Holy Land.

After a few days of misery in the port, they were approched by two unscrupulous merchants.. These men, called Hugh the Iron and William the Pig, offered to transport the horde of children to Palestine in seven ships, free of all charge.

Stephen of Cloyes saw in this offer the hand of God, who works in a mysterious way, and accepted gladly...

...The ships sailed on, but now southwards and not towards the Holy Land. Their destination was the Saracen port of Bougie, in Algeria, where all the French children were sold into slavery.

...It is alleged that of the 30,000 children who set forth from Vendôme but one, a young priest, ever returned to France - and that only after 18 years of slavery.

This crusading fever spread among the German children, who were excited by the preaching of a boy named Nicholas Nicholas told the same story of the sea opening to let the faithful walk dry-shod to Jerusalem. His estimated "army" was of 20,000 children and hangers-on, good and bad. This ragged horde struggled over the Alps and, sadly depleted by death and desertions, at last got as far as Genoa. Here they were turned away from the city walls by a governor who would not tolerate such a hungry and sickly rabble. Then, like creatures in a dream of death, they shuffled on southwards, their visions of relieving the Holy City forgotten in their hunger and agony.

.. "The very children put us to shame," had said Pope Innocent III. He spoke truly, through perhaps in a different sense from his intention. The shame was on the Pope himself for not forbidding this cruel wastage; on the parents for letting their children go; and on the peasants who denied them food and shelter all along the route, or who took them in only to profit by their slave labour. It is estimated that of the 20,000 German children who set out to save Christendom not more than 2,000 ever reached their home again. In this they were more fortunate than their French counterpart.

14. The more I reflect on the matter, all nine crusades were Children's Crusades. All those simple peasant soldiers were as ignorant as children, blindly following the exhortations of the popes to kill those Arabs who were defending their land.

 

3.3 NÚI TỘI ÁC THỨ BA CỦA CÔNG GIÁO:

NHỮNG TÒA HÌNH ÁN XỬ DỊ GIÁO (The Inquisition)

 

Trong thiên niên kỷ thứ nhất của giáo hội Công giáo, sự giết chóc những người lạc đạo tương đối hiếm. Năm 385 tại Trier, Đức quốc, các giám mục lên án tử hình Priscillian và những người theo Priscillian vì tội nghi ngờ thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi và sự sống lại của Giê-su (Bishops put to death Priscillian and his followers for doubting the Trinity and the Resurrection). Năm 415, tại Alexandria, Nữ khoa học gia danh tiếng Hypatia, giám đốc thư viện Alexandria, bị các linh mục và các đệ tử của thánh Cyril đánh chết vì những tư tưởng khoa học của Hypatia không phù hợp với Thánh Kinh, tương tự như trường hợp của giáo hội Công giáo đối với Galilei sau này. Tại Constantinople vào khoảng năm 550, Hoàng đế Công giáo Justinian giết rất nhiều người vì không theo đúng giáo lý Công giáo để áp đặt giáo lý chính thống Công giáo trên quần chúng.

Sang thiên niên kỷ thứ hai, Hoàng đế Công giáo Robert the Pious thiêu sống 13 người “lạc đạo” ở Orleans năm 1022. Năm 1051, trong cộng đồng Công giáo ở Goslar, Đức quốc, một số người vì một niềm tin nào đó, không chịu giết gà (unwilling to kill chickens), bị kết tội “lạc đạo” và bị treo cổ (hanged). Năm 1141, linh mục Peter Alebard bị lên án phải tù chung thân vì ông ta đã liệt kê những mâu thuẫn của giáo hội Công giáo trong cuốn sách nhan đề “Yes and No”.

Giáo hội Công giáo cũng còn giết nhiều tín đồ Ki Tô khác không theo đúng giáo luật của Công giáo. Thí dụ trường hợp Peter Waldo ở Lyon, một tín đồ Công giáo thường dân giảng đạo ngoài đường phố. Giáo hội Công giáo ra luật chỉ có linh mục mới có quyền giảng đạo. Do đó những người theo Waldo, Waldensians, đều bị coi như là lạc đạo và bị tuyệt thông, và trong cuộc Thập Ác Chinh Albigense, những người này cũng bị tàn sát hoặc thiêu sống trong vùng Savoy, Pháp quốc. Một trường hợp khác là nhà thần học Pháp Almaric. Ông này rao giảng là mọi người đều có khả năng trở nên thần thánh (all people are potentially divine), và những lễ tiết trong giáo hội là không cần thiết (church rites aren’t needed). Sau khi ông ta chết, xác ông ta bị khai quật lên và đem đi thiêu, những người theo ông bị thiêu sống (After his death, his followers were burned alive as heretics, and his body was dug up and burned).

Nhiều nhóm “lạc đạo” khác cũng bị Công giáo tiêu diệt. Giáo hoàng và các Thánh trong Công giáo chủ trương giết người lạc đạo. Họ viện dẫn Cựu Ước để biện minh cho các cuộc tàn sát vì Cựu Ước dạy rằng: Kẻ nào phỉ báng tên Chúa đều phải bị giết (He who blasphemes the name of the Lord shall be put to death). Thánh Thomas Aquinas tuyên bố: “Nếu những kẻ bất lương đáng tội chết, thì những kẻ lạc đạo còn đáng bị giết hơn nữa” (St. Thomas Aquinas declared: “If malefactors are justly doomed to death, much more may heretics be justly slain.”)

Nghiên cứu về các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý, đó là một trong nhiều vết nhơ không sao gột sạch trong lịch sử Giáo hội Công giáo, tuy rằng có vài nhà Thần học Công giáo đã đưa ra vài lý luận để bào chữa cho những hành động tàn bạo của Giáo hội, thí dụ như, đó là hành động của những người cuồng nhiệt tôn giáo, tin rằng mình đã làm theo ý Chúa, hoặc các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo chỉ có mục đích cứu vớt linh hồn những người lạc đạo, lẽ dĩ nhiên, cứu vớt bằng cách tra tấn và thiêu sống họ.

Những lời bào chữa như trên chỉ có mục đích lạc dẫn đám tín đồ kém hiểu biết, vì các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tôn giáo đã chứng minh rằng, sự thiết lập các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo giáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thế tục như: bảo vệ cấu trúc quyền lực độc tài của chế độ giáo hoàng, vơ vét của cải, tài nguyên v...v...

Thật vậy, trong cuốn Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo Tây Ba Nha (The Spanish Inquisition, Barnes & Nobles Books, New York, 1994, p.18) Jean Plaidy viết như sau:

"Đó là lời bào chữa nghe có vẻ hợp lý, nhưng chúng ta phải nhớ rằng, chính sự sợ hãi những người dị giáo đã đưa đến sự thiết lập những tòa hình án xử dị giáo; và những nạn nhân phần lớn là những người giầu có, của cải của họ rất đáng để tịch thu, còn số ít là những người nghèo không có của cải." 1

Nhưng tại sao Giáo hội Công giáo lại sợ những người dị giáo? Lý do chính là để bảo vệ quyền lực của Giáo hội trước những tư tưởng khai phóng, khao khát tự do của những người mà Giáo hội gọi là "lạc đạo". Quyền lực của Giáo hội nằm trong những giáo điều mà giáo hội đưa ra để nắm giữ cả phần hồn lẫn phần xác của đám tín đồ kém hiểu biết. Nếu những giáo điều này trở thành phi lý trước những tư tưởng khai phóng, tự do v..v.. thì giáo hội sẽ mất đi quyền lực. Gần đây, tuy sợ hãi trước sự bành trướng một cách hòa bình của Phật Giáo và Hồi Giáo trên khắp thế giới, nhưng vì Giáo hội Công giáo không còn quyền lực của thời Trung Cổ ở Âu Châu để tra tấn và thiêu sống những người "dị giáo" nữa, nên Giáo Hoàng John Paul II đã viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó Giáo hoàng xuyên tạc và hạ thấp Phật Giáo cũng như vài tôn giáo khác. Hành động này đã bị cả thế giới (trừ đám tín đồ có đầu óc thời Trung Cổ) lên án và đại diện của Tòa Thánh đã phải xin lỗi Phật Giáo. Nhưng hành động này cũng chứng tỏ một sự sợ hãi và thiếu tự tin của Giáo hội Công giáo La Mã, không còn khả năng thuyết phục nhân loại bằng những giáo lý hoang đường, nên phải dùng đến hạ sách là xuyên tạc và hạ thấp các tôn giáo khác. Những ngôn từ thiếu văn hóa của John Paul II phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là "Những con chó sói đói mồi" và của Hồng Y Ratzinger, nay đã là Giáo hoàng, nguyên là phụ tá thân cận nhất của John Paul II và là người đứng đầu Cơ Quan Truyền Bá Đức Tin, biến thể của Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo, cũng phê bình Phật Giáo là một tôn giáo thuộc loại Tự Thỏa Dâm (Auto Eroticism), chứng tỏ sự sợ hãi nói trên nhưng cũng đồng thời cho chúng ta thấy thực chất vô đạo đức tôn giáo của những người cầm đầu Giáo Hội Công giáo La Mã ngày nay. Buồn thay, những người Công giáo Việt Nam vẫn gọi những kẻ vô đạo đức tôn giáo như trên là “Đức Thánh Cha”.

Sự sợ hãi những tư tưởng khai phóng của Giáo hội Công giáo được học giả Công giáo Joseph D. Daleiden phân tích như sau trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng: Một Sự Định Giá Phê Bình Về Di Sản Do Thái-Ki Tô (The Final Superstition, A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, 1994), trg. 61:

"Với sự tăng trưởng về kiến thức và về ý thức phán đoán, lòng khao khát có thêm tự do là điều không thể tránh được. Cả hai chế độ Giáo Hoàng và chế độ quân chủ ở Âu Châu đều nhận biết sự đe dọa trầm trọng này. Cho nên chúng ta không lạ gì khi hai chế độ trên đã mở một cuộc chiến toàn diện để tiêu diệt những người tranh đấu cho sự giải phóng nhân loại ra khỏi những sự cùm kẹp song sinh của Vua chúa và Giáo hoàng. Đó là mục đích thực sự của những tòa hình án xử dị giáo." 2

Trên đây chỉ là vài nét đại cương về nguyên nhân thiết lập các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Giáo hội Công giáo La Mã. Thực chất của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo này ra sao, chúng ta hãy nghe lời mô tả của một nhà Thần học Ki Tô Giáo, Mục sư Ernie Bringas, trong cuốn Theo Đúng Sách Viết: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Bởi Quyền Lực Thánh Kinh (Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub. Co., 1996), trg 37, và đây chỉ là một phần nhỏ sự thực về bản chất của những tòa hình án xử dị giáo:

"Những người bị kết án là dị giáo trước hết bị bắt giữ và cô lập với thế giới bên ngoài. Họ được coi là có tội ngay từ lúc khởi đầu, và bắt các tội nhân thú nhận tội lỗi được coi như là nhiệm vụ mà Thượng đế trao cho phán quan. Người ta tin rằng, chỉ có cách này linh hồn bị cáo mới được cứu vớt khỏi nanh vuốt của quỷ. Bị cáo phải dựa vào chính khả năng của mình, không được phép có luật sư biện hộ.

Ngược lại, cơ quan truy tố được phép đưa ra bất cứ số nhân chứng nào, gồm cả thân nhân của bị cáo. Những lời chứng và nghe đồn của ngay cả những nhân chứng không đáng tin cậy nhất, gồm cả trẻ con, đều được nhận như là những bằng chứng xác định sự phạm tội. Bị cáo không được phép chất vấn các nhân chứng hoặc cũng không biết họ là ai. Tuy nhiên, bị cáo được quyền tự biện.

Không lấy gì làm ngạc nhiên, tra tấn là phương pháp nhanh nhất và hữu hiệu nhất để ép nạn nhân thú tội. Mới đầu, bị cáo được kéo vào phòng tra tấn và chỉ cho xem những hình cụ dùng để tra tấn. Nếu họ không nhận cái tội mà người ta gán cho họ, họ sẽ bị tra tấn từ từ với cường độ tra tấn tăng dần. Những phiên tra tấn này thường kéo dài từ hai tới bốn tiếng đồng hồ, thân thể các nạn nhân bị xâm phạm và phá hủy.

Thường thì những hình cụ tra tấn dùng trong các cuộc tra hỏi này trước hết được rảy nước Thánh (nước đã được một linh mục làm phúc). Trong những hình cụ tra tấn có:

CÁI KẸP NGÓN TAY. Ngón tay của bị cáo bị đặt trong cái kẹp có đinh vít. Đinh vít được quay để kẹp chặt ngón tay dần dần cho tới khi máu phọt ra và xương ngón tay bị nghiền nát.

ĐÔI ỦNG SẮT. Cái hình cụ hữu hiệu này dùng để nghiền nát xương ống chân.

CÁI GIÁ CĂNG. Nạn nhân bị căng trên một khung hình tam giác, chân tay bị buộc chặt để không cử động được. Cổ tay và cổ chân bị cột vào một cái đinh vít căng. Khi vặn đinh vít, chân tay nạn nhân bị căng ra một cách vô cùng đau đớn cho tới khi cổ tay và cổ chân bị kéo ra khỏi những khớp xương tương ứng.

(Mục sư Bringas còn tả thêm 2 hình cụ tra tấn nữa nhưng vì quá độc ác nên tôi không muốn dịch. Hai hình cụ đó là: CÁI GIÁ CĂNG THẲNG ĐỨNG (The Vertical Rack) và HÌNH CỤ TRA TẤN BẰNG NƯỚC (Water Torture). Tuy nhiên, trong phần trích dẫn bằng tiếng Anh ở cuối bài tôi xin để nguyên lời mô tả những hình cụ này để độc giả tham khảo. TCN).

...Những phương pháp độc ác và tàn nhẫn dùng để trừng phạt những người bị kết án là dị giáo chứng tỏ chiều sâu của sự rồ dại và lạc dẫn sự say mê tôn giáo gây ra bởi những người tự cho là làm theo ý Chúa." 3

Chúng ta nên để ý rằng, trên đây nhà Thần học Ki Tô Ernie Bringas chỉ mô tả 5 hình cụ thường dùng để tra tấn những người dị giáo trong số hơn 40 hình cụ, được phát minh bởi những người con Chúa thường được rao giảng là Chúa dạy phải thương yêu kẻ thù, trong đó có những hình cụ tra tấn một cách tàn ác và dã man hơn những hình cụ mô tả ở trên. Độc giả nào tò mò muốn thấy tận mắt một số những hình cụ này thì tôi xin mời họ hãy đến thăm một bảo tàng viện có tên là "Medieval Dungeon" ở trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, thành phố San Francisco, Cali. Trong bảo tàng viện này có trưng bày hơn 40 hình cụ mà các tòa hình án dùng để tra tấn những người bị tố cáo là dị giáo. Ở ngoài cửa bảo tàng viện có đề:

"Trưng bày hơn 40 hình cụ man rợ để tra tấn và hủy diệt con người trong thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Đằng sau những cánh cửa này là sự khủng khiếp thực sự của thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Những ngày đen tối nhất của cái quá khứ nhơ nhớp của họ." (More than 40 barbaric exhibitions of torture and annhiliation from European Medieval days. Beyond these doors lies the true horror of the European Medieval days. The darkest days of its sordid past.)

Ngoài ra, Linh Mục Joseph Dunn cũng viết trong cuốn Đám Tín Đồ Công giáo Chúng Tôi (The Rest of Us Catholics, Templegate Publishers, 1994), trg. 184, như sau:

"Có một cuộc triển lãm thường xuyên những hình cụ tra tấn tại Amsterdam - Đã một lần tôi đặc biệt tới xem cuộc triển lãm này. Tôi nghĩ rằng mọi cá nhân mới tuyển mộ cho Cơ Quan Truyền Bá Đức Tin (hay Văn Phòng Thánh, Holy Office, Nguyên là cơ quan chỉ đạo các tòa hình án. TCN) của Hồng Y Ratzinger đều phải đến xem cuộc triển lãm này và viết một bài nghiên cứu về nó.

Đây là những hình cụ tra tấn của những tòa hình án xử dị giáo mà Văn Phòng Thánh là cơ quan thừa kế. Có những hình cụ nghiền nát đầu, nghiền nát ngón tay, giá thang để căng người, phanh ngực, chẻ đầu gối, hình cụ giống quả lê và làm nó nở ra dần dần sau khi đâm vào miệng, hậu môn, âm hộ, khuôn người bằng sắt, những cái chĩa dành cho dị giáo, và những con nhện Tây Ba Nha - kèm theo những bản khắc và tài liệu chỉ cách những hình cụ này đã được xử dụng như thế nào." 4

Đọc về những tòa hình án xử dị giáo tôi không tài nào hiểu nổi những hành động dã man, tồi tệ, và phản lại chính tín ngưỡng của mình, của những tín đồ Công giáo. Thí dụ: một trong những hình cụ tra tấn được tìm thấy trong nhà tù của Tòa Án Xử Dị Giáo tại vùng Toledo có một bức tượng giống hình Mary Đồng Trinh. Phía trước có nhiều đinh và dao sắc. Những đòn bẩy được vận dụng để cho hai tay bức tượng xiết chặt nạn nhân dần dần trong khi những đinh và dao sắc xuyên qua thân thể. (Plaidy., 143: One of the instruments of torture, which was discovered in the prison of the Inquisition in Toledo by the invading French, was a statue built to resemble the Virgin Mary. The front of the statue was covered with sharp nails and knives. Levers were pulled, and the arms of the statue would embrace its victim who would be crushed tighter and tighter, while the knives and nails pierced the naked flesh.). Trong cuốn “Unzipped: The Popes Bare All”, Tiến sĩ Arthur Frederick Ide mô tả hình cụ tra tấn mang hình Mary như sau, trang 45, theo tài liệu của Linh Mục Joseph McCabe trong cuốn Lịch Sử Tra Tấn (Austin, 1980): “Một con đường đi thẳng tới Jesus hơn [để hiệp thông với Chúa] có thể kiếm thấy trong hình cụ “Bà Đồng Trinh Bằng Sắt” của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo. Bà ta khoác một bộ áo choàng bằng gỗ và sắt, khi mở ra thì có những hàng mũi nhọn trông như những răng của cái bừa, dài khoảng 20cm. Nạn nhân đứng trên một cánh cửa ở trên một hố nước sâu, khi hai cánh của hình cụ mở ra và các mũi nhọn rút ra khỏi thân người thì cái xác sẽ rơi xuống nước ở hố sâu. NHững mũi nhọn được xếp đặt cẩn thận để sao cho hai cái xuyên vào hai mắt nạn nhân, những cái khác thì xuyên qua ngực và bụng.” (A more direct route to Jesus was found in the “Iron Virgin” of the Inquisition. She wore a cloak of wood and iron which when opened revealed an interior lined with spikes shaped like harrow teeth.. The figure stood above a trapdoor opening into a moat so that when the doors were opened and the spikes pulled out of the corpse, it would drop into the water below. The spikes were carefully placed so that two of them would enter the eyes, others into the chest, and still others into the abdomen.)

Trong một số sách đã xuất bản, chúng ta cũng có thể thấy những hình ảnh của những hình cụ tra tấn này, kèm theo lời mô tả cách tra tấn.. Độc giả có thể đọc vài cuốn điển hình, thí dụ như cuốn Những Tòa Hình Án Tây-Ban-Nha (The Spanish Inquisition) của Jean Plaidy, hoặc cuốn Vạch Trần Các Giáo Hoàng: Một Khảo Cứu Bộc trực về Vấn Đề Tình Dục và Đồi Bại Trong Vatican (Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican) của Arthur Frederick Ide, và nhất là tập sử nổi tiếng Lịch Sử Những Tòa Hình Án Trong Thời Trung Cổ (The History of the Inquisition in the Middle Ages) của Henry Charles Lea, nếu muốn biết nhiều hơn về những sự dã man tàn bạo của Giáo hội Công giáo La Mã.

Sau đây chúng ta hãy đọc vài tài liệu mô tả phần nào chi tiết về những hành động man rợ, độc ác không thể tưởng tượng được của các con cái Chúa. Đầu tiên là tài liệu trong cuốn "Các Đại Diện của Chúa KiTô: Mặt Đen Tối Của Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy,Crown Publishers, 1988, trg. 162-166) của Giám Mục Công giáo Peter de Rosa:

"Khủng bố thực sự bắt đầu với Gregory IX, lên ngôi giáo hoàng năm 1227.

Hai năm sau, tại Công Đồng Toulouse ở Languedoc, Gregory ra sắc lệnh giải giao những người "dị giáo" cho chính quyền dân sự trừng phạt. Ông nói: "Bổn phận của mọi tín đồ GiaTô là phải truy tố những kẻ dị giáo".

Năm 1232 giáo hoàng đã đi đến một quyết định: Ông ra chiếu chỉ thành lập Tòa Án xử Dị Giáo. Những Giám mục thì quá lơ là, thực ra là, họ thiếu thì giờ và khả năng để hoàn thành công việc một cách chu đáo. Những người dị giáo, nghĩa là những người chống bất cứ lời tuyên bố nào của giáo hoàng, đều phải giải giao cho chính quyền dân sự thiêu sống (sau khi bị Tòa Hình Án tra tấn, thẩm vấn và kết tội; TCN). Nếu họ sám hối họ sẽ bị tù chung thân. Chưa có giáo hoàng nào dương lên ngọn đuốc khủng bố với sự thích thú hơn.

Tháng 4, 1233, giáo hoàng chỉ chọn những quan tòa hình án trong dòng Đa Minh (Dominic) và chẳng bao lâu các linh mục dòng này vinh dự được sự chọn lựa đó. Ngày 27 tháng 7, 1233, là ngày giáo hoàng phê chuẩn bằng bút đỏ: hai phán quan của tòa hình án làm việc toàn thời gian được bổ nhiệm - Peter Seila và Wìliam Arnald. Hai ông này là hai người đầu tiên của một đoàn dài những công tố viên của nhân loại, làm việc một cách thanh thản và không hề thắc mắc. Khi bức màn hình án được kéo lên, năm 1239, 2 năm trước khi Gregory chết, linh mục dòng Đa Minh Robert le Bougre đi tới Champagne để điều tra một giám mục tên là Moranis. Ông giám mục này bị kết tội là để cho những người dị giáo sống và lan ra trong giáo phận của mình. Ngày 29 tháng 5, le Bougre đưa 180 người, kể cả ông giám mục, lên giàn hỏa thiêu sống.

Đây là sự trở lại thời man rợ.

Lịch sử không ủng hộ quan điểm cho rằng giáo hội Công giáo luôn luôn đứng đầu về vấn đề nhân quyền. Trong thế kỷ 13, giáo hội vẫn còn đưa ra giáo điều như thuở ban đầu: dị giáo không có một nhân quyền nào. Họ có thể bị tra tấn không chút đắn đo, ngại ngùng. Giống như những kẻ phản bội quốc gia, họ tự đặt mình ra ngoài sự thương xót của luật pháp. Họ phải chết.

Trải qua 3 thế kỷ không có một giáo hoàng nào chống đối cái giáo điều man rợ trên. Do đó, giáo điều này đã trở thành một phần thường trực trong giáo lý Công giáo. Dựa vào đó, quyền năng của tòa hình án đã lên tới mức chưa từng thấy. Kết quả là sự đàn áp toàn diện những người không hề có được một sự bảo vệ nào trước những sự buộc tội hoặc chỉ bị nghi ngờ là dị giáo.

Tòa hình án được phép làm bất điều gì. Những phán quan của tòa hình án dòng Đa Minh, được giáo hoàng bổ nhiệm, họ không ở dưới quyền bất cứ một ai ngoài Thượng đế và giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan tòa xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là: "Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do."

Họ hoạt động một cách độc đoán và trong vòng bí mật. Bất cứ người nào hiện diện trong cuộc tra hỏi - nạn nhân, thư ký, người tra tấn - mà tiết lộ thì sẽ bị lên án mà chỉ có giáo hoàng mới có thể tha cho. Những quan tòa hình án, giống như giáo hoàng, được hiểu rằng không thể phạm một lỗi lầm nào và không thể làm sai...

Tra tấn được dùng thả dàn. Mới một trăm năm trước đây, người ta trưng bầy trong cái nhà ở góc đường của giáo hoàng cuốn Sổ Đen dùng làm chỉ đạo cho những quan tòa hình án. Cuốn sổ có đánh số trang này thuộc trách nhiệm của Phán Quan Trưởng Tòa hình án. Cái tên phổ thông của nó là Cuốn Sổ của Thần Chết. Sau đây là một phần được trích dẫn từ đó:

"Hoặc bị cáo thú tội và như vậy là có tội theo sự thú tội của chính hắn, hoặc hắn không thú tội nhưng vẫn là có tội dựa theo chứng cớ của các nhân chứng. Nếu một người nhận tất các tội đã gán cho hắn, đương nhiên hắn hoàn toàn có tội; nhưng nếu hắn chỉ thú có một phần các tội trạng, hắn vẫn phải bị coi như là phạm tất cả các tội, vì phần mà hắn đã thú tội chứng tỏ rằng hắn có khả năng phạm tất cả các điểm khác trong bản cáo trạng...

Sự tra tấn thân xác đã chứng tỏ đó là phương cách có ích và hữu hiệu đưa tới sự sám hối tinh thần. Cho nên, sự chọn lựa một hình cụ tra tấn thích hợp nhất là trách nhiệm của quan tòa hình án, ông ta sẽ quyết định dựa trên tuổi tác, phái nam hay nữ, và sự cường tráng thân thể của tội nhân. Nếu, trong trường hợp đã dùng đủ mọi cách mà con người xấu số kia vẫn không chịu nhận tội, phải coi hắn như là một nạn nhân của quỷ; và, như vậy, không được hưởng sự thương xót từ các kẻ tôi tớ của Thượng đế (các linh mục xử án), hoặc sự thương hại hay khoan hồng nào của giáo hội Mẹ Thánh thiện. Hắn là đứa con của sự đày đọa. Hãy để cho hắn chết rục cùng với những kẻ đã bị đày đọa vĩnh viễn xuống hỏa ngục."

Thật khó mà có thể kiếm được một văn kiện nào mà trái với những nguyên tắc công lý tự nhiên như vậy. Theo cuốn Sổ Đen, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con. Không làm như vậy là một "tội lỗi đối với Tòa Án Thánh" và đáng bị tuyệt thông, nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng.

Những ông Tòa hình án chưa bao giờ thua một vụ nào. Sử liệu cho thấy không có một vụ phán quyết nào được xem là vô tội. Ngay cả trong trường hợp rất hiếm mà phán quyết của tòa hình án là Không Đủ Bằng Cớ, thì cũng không ai được công nhận là vô tội. Nếu bị cáo thực sự không có tội dị giáo cũng không thành vấn đề. Các ông tòa hình án tin rằng may ra chỉ có một trong trăm ngàn linh hồn thoát được sự đọa đày mà thôi." 5

Trên đây, Peter de Rosa chỉ nói là các quan án đạo, thường là linh mục, được quyền tra tấn thả dàn, nhưng không mô tả những cảnh tra tấn đó như thế nào. Chúng ta có thể thấy thêm một chút ánh sáng về khía cạnh này qua một đoạn trong cuốn Những Sự Khủng Khiếp Mang Nhãn Hiệu Thánh, Một Lịch Sử Minh Họa Về Sự Điên Rồ Sát Nhân Tôn Giáo (Holy Horrors, An Illustrated History of Religious Murder and Madness, Prometheus Books, 1990) của James A. Haught, trang 61-68. Tôi thành thực khuyên những người yếu tim không nên đọc đoạn mô tả những cách tra tấn này của giáo hội Công giáo thánh thiện:

Những nỗ lực để tiêu diệt những kẻ lạc đạo đã đưa đến sự thành lập những Tòa Án Xử Dị Giáo Mang Nhãn Hiệu Thánh (Holy Inquisition), một trong những hành động khủng khiếp siêu việt của nhân loại. Vào đầu thế kỷ 13, các giám mục địa phương được quyền kiếm ra, xử án và trừng phạt những kẻ lạc đạo. Khi các giám mục không tỏ ra là hữu hiệu cho lắm, các quan án đạo của giáo hoàng, thường là các linh mục dòng Đa Minh (Dominician), được phái từ La Mã đi khắp nơi để thực hiện cuộc tẩy trừ.

Năm 1252, Giáo hoàng Innocent IV cho phép tra tấn, và những phòng xử án đạo trở thành những nơi khủng bố. Những người bị tố cáo là lạc đạo bị bắt và giam trong phòng tối, không được phép có gia đình vào thăm, không được quyền biết tên những người đã tố cáo họ. Nếu họ không nhận tội ngay, những cảnh độc ác không thể thốt lên lời bắt đầu xẩy ra. Nhà sử học Thụy Sĩ Walter Nigg kể lại:

“Cái kẹp ngón tay thường là hình cụ được xử dụng đầu tiên: Các ngón tay bị kẹp giữa những cái kẹp và rồi được vặn xiết lại cho đến khi các ngón tay bị tóe máu ra và cương bị nghiền nát. Kẻ bị tố cáo có thể bị đặt ngồi trên một chiếc ghế sắt mà mặt ghế là những đinh sắt nhọn chổng lên và các đinh này có thể được nung nóng đỏ lên từ phía dưới. Có hình cụ được gọi là đôi ủng (boots) dùng để nghiền nát xương ống chân. Một hình cụ tra tấn khác được ưa dùng là làm trật các khớp xương của kẻ lạc đạo trên những giá căng, hay là buộc chân tay, đeo đá nặng vào người, rồi dùng bánh xe quay, kéo lên hạ xuống. Để cho những kẻ tra tấn khỏi bị phiền vì những tiếng kêu la, nạn nhân thường bị nhét giẻ vào miệng. Những cuộc tra tấn kéo dài 3, 4 tiếng đồng hồ là thường. Trong những cuộc tra tấn, các hình cụ thường được rẩy nước thánh.”

Những nạn nhân không chỉ bắt buộc phải nhận tội mình là kẻ lạc đạo, mà còn phải tố cáo vợ con, bạn hữu của mình cũng lạc đạo như mình, do đó những người này cũng phải trải qua cùng một cảnh như mình. Những người ít tội là những người nhận tội ngay và chịu hình phạt nhẹ hơn. Những người tội nặng hơn mà sám hối thì sẽ bị tù chung thân và tài sản bị tịch thu. Những kẻ cứng đầu hơn được mang đi thiêu sống trong một cuộc lễ diễn hành được gọi là “auto-da fé” (hành động của đức tin). Một sắc lệnh của Giáo hoàng năm 1231 quy định thiêu sống là hình phạt tiêu chuẩn. Sự hành hình được thi hành bởi các viên chức dân sự, không phải là linh mục, để bảo tồn sự thánh thiện của giáo hội [Trong các cuộc thiêu sống, các linh mục thường đứng giơ cây thập ác trước mặt nạn nhân, một biểu tượng cứu vớt linh hồn lạc đạo của nạn nhân].

Một số quan án đạo giết người như vạt cỏ. Robert le Bourge đưa 183 người lên dàn hỏa trong một tuần lễ. Bernard Gui kết tội 930 người – tịch thu tài sản của tất cả 930 người – cho 307 người vào tù, và thiêu sống 42. Conrad of Marburg thiêu sống mọi người nào cho mình là vô tội.

Theo lịch sử, các cuộc hình án xử dị giáo được chia làm ba đợt: sự tiêu diệt những kẻ lạc đạo trong thời Trung Cổ, những tòa hình án xử dị giáo Tây Ban Nha vào thế kỷ 15, và những tòa án xử dị giáo của La Mã, bắt đầu sau cuộc cải cách [trong đó Tin Lành cũng nhúng tay vào]

Ở Tây Ban Nha, nhiều ngàn người Do Thái đã cải đạo sang Ki Tô Giáo để tránh tử hình trong những cuộc tàn sát của người Ki Tô Giáo. Một số người Hồi Giáo cũng vậy. Thuy nhiên, họ vẫn bị nghi ngờ là không được thành thật khi cải đạo và vẫn bí mật theo đạo cũ. Năm 1487, Giáo hoàng cho phép Vua Frenidand và Hoàng hậu Isabelle làm sống lại những tòa hình án xử dị giáo để săn lùng những người “Do Thái bí mật” và những người “Hồi Giáo bí mật” [Những người bị nghi ngờ là không thành thật cải đạo sang Ki Tô Giáo]. Linh mục dòng Đa Minh Tomas de Torquemada được chỉ định là Tổng Phán Quan, và hắn ta trở thành biểu tượng của sự độc ác tôn giáo. Hàng ngàn nạn nhân kêu la bị tra tấn, và ít nhất là 2000 người bị thiêu sống.

Thời kỳ xử dị giáo của La Mã bắt đầu năm 1542 khi Giáo hoàng Paul III muốn tiêu diệt tận gốc những ảnh hưởng của Tin Lành ở Ý. Dưới triều đại Paul IV, những tòa án xử dị giáo là một triều đại khủng bố, giết nhiều người “lạc đạo” chỉ vì nghi ngờ. Trong số những nạn nhân có cả nhà khoa học-triết gia Giordano Bruno, người tin theo thuyết các hành tinh quay xung quanh mặt trời của Copernicus. Ông ta bị thiêu sống ở La Mã vào năm 1600.

Những tòa án xử dị giáo làm tàn lụi nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ. Ở Bồ Đào Nha, tài liệu ghi lại là 184 người bị thiêu sống. Những tòa án xử dị giáo được những chiến thắng quân Tây Ban Nha mang tới các thuộc địa Mỹ Châu, để trừng phạt những thổ dân theo những tôn giáo của họ. Có 879 cuộc xử án những người lạc đạo ở Mexico vào cuối thế kỷ 16..

Lord Acton, một tín đồ Công giáo, viết vào cuối thế kỷ 19: “Nguyên tắc của Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo là giết người.. Những giáo hoàng không chỉ là những tên sát nhân có hạng, mà còn cho sự giết người là một căn bản hợp pháp của Giáo hội Ki Tô và là một điều kiện của sự cứu rỗi.” 6

Cuối cùng trong bài này, vì tôi không thể đưa ra tất cả những tài liệu, là thêm một tài liệu về các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Helen Ellerbe trong cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo (The Dark Side of Christian History, Morningstar & Lark, 1995, Chapter VI, pp. 76-92):

Chưa từng có nỗ lực có tổ chức của một tôn giáo để kiểm soát con người và giam giữ tâm linh của họ như là những tòa hình án của Ki Tô Giáo. Được phát triển từ trong khuôn khổ hợp pháp của chính giáo hội, những tòa hình án xử dị giáo toan tính khủng bố con người để bắt họ vào trong vòng tuân phục giáo hội. Như quan án đạo (Inquisitor) Francisco Pena phát biểu năm 1578: “Chúng ta phải nhớ rằng mục đích chính của các cuộc xử án và hành hình không phải là để cứu vớt linh hồn của kẻ bị cáo buộc mà để cho sự tốt lành công cộng và reo rắc sự sợ hãi cho những kẻ khác.” Những Tòa Án Xử Dị Giáo đã lấy đi vô số mạng người ở Âu Châu và trên thế giới khi nó theo gót những giáo sĩ thừa sai đi truyền đạo. Cùng với sự tàn bạo của những tòa án xử dị giáo, những giáo sĩ cũng đem sự biện minh tôn giáo (như được viết trong Thánh Kinh) để thực hành chế độ nô lệ.

Cái tinh thần bất phục trong thời Trung Cổ có vẻ như đã làm cho sự đòi hỏi tuyệt đối tuân phục của giáo hội trở nên trầm trọng. Cái hiểu về Thiên Chúa của Giáo hội là cái hiểu duy nhất. Không làm gì có chuyện bàn cãi hay tranh luận. Như quan án đạo Bernard Gui nói, tín đồ Công giáo không có tranh luận với những kẻ bất tín, “mà chỉ cần dùng gươm đâm vào bụng chúng cho thật sâu.” Trong một thời mà con người nẩy nở tâm linh, giáo hội khăng khăng cho rằng giáo hội là con đường duy nhất mà con người được phép biết về Thiên Chúa. Giáo hoàng Innocent III tuyên bố rằng: “bất cứ người nào mà toan tính có một quan điểm riêng về Thiên Chúa mà không đúng theo những tín điều của giáo hội đều phải bị thiêu sống mà không được thương sót.”..

Giáo hội xử dụng giáo luật của chính mình để hình thành một cơ quan có thể cưỡng bức con người phải tuân theo quyền lực của giáo hội. Năm 1231 giáo hoàng Gregory IX thiếtlập một tòa án riêng biệt, độc lập đối với những giám mục hay các cấp cao hơn. Những viên chức của tòa án, những quan án đạo, chỉ chịu trách nhiệm trước giáo hoàng. Luật xử dị giáo của giáo hội thay thế luật truyền thống thường dùng; “vô tội cho đến khi chứng thực là có tội” bằng luật “có tội cho đến khi chứng thực là vô tội.” Tuy rằng bề ngoài có vẻ như là một cuộc xử án, phương thức xử dị giáo khiến cho người bị nghi ngờ lạc đạo không có cách nào có thể chứng minh mình vô tội; phương thức xử án trên đưa đến kết quả cuộc là kết tội ngay cả những người chỉ mới là nghi ngờ lạc đạo. Người bị cáo buộc không có uyền được tham vấn. Không có chi tiết nào được đưa ra về thời gian và nơi chốn phạm những tội lạc đạo, hoặc những loại lạc đạo nào đã bị nghi ngờ là phạm phải.

Quan Án Đạo (The Inquisitor) chủ tọa phương thức xử dị giáo như cả hai: vừa là công tố viên vừa là quan tòa tuyên án… Một quan án đạo được tuyển chọn căn cứ trên sự nồng nhiệt truy tố lạc đạo của ông ta. Ông ta và những phụ tá, những liên lạc viên và mật thám, được quyền mang vũ khí. Và năm 1245, giáo hoàng cho phép các quan án đạo được tha tội cho những phụ tá của mình trước bất cứ những hành động bạo lực nào. Điều này khiến cho những tòa án xử dị giáo, vốn đã không chịu dưới quyền của nền pháp luật thế tục, cũng còn không chịu trách nhiệm ngay cả trước những tòa án của giới giáo sĩ..

Những quan án đạo trở nên rất giầu có. Họ nhận hối lộ và tiền hụi hàng năm mà những người giầu có phải trả để tránh bị tố cáo là lạc đạo. Tòa án xử dị giáo tịch thu tài sản của nhữngngười bị cho là lạc đạo. Vì các nạn nhân không có cách nào để chứng tỏ mình vô tội trước tòa nên các quan án đạo không cần chờ đến khi định tội rồi mới tịch thu tài sản của nạn nhân. Không như luật của La Mã để ra một phần tài sản cho người thừa kế của người có tội, giáo luật của tòa án xử dị giáo không để lại chút nào. Giáo hoàng Innocent III đã giải thích là chính Thiên Chúa đã trừng phạt con cái vì tội lỗi của cha mẹ. Cho nên, trừ khi con cái đứng ra ngay để tố cáo cha mẹ, chúng không được thừa hưởng chút nào. Những quan án đạo lên án ngay cả những người lạc đạo đã chết, đôi khi cả tới 70 năm sau khi chết. Chúng khai quật và hỏa thiêu xương cốt của người mà chúng cho là lạc đạo và rồi tịch thu mọi tài sản của những người thừa kế..

Những tòa án xử dị giáo thật tàn nhẫn đối với các nạn nhân của họ. Cùng một người vừa là công tố viên (người kết tội) vừa là quan tòa (người định tội) quyết định án tội. Năm 1244 Công đồng ở Narbonne ra lệnh rằng khi định tội những người lạc đạo, phải kết tội luôn người chồng hay người vợ của nạn nhân, hoặc cha mẹ của đứa con, và không có bản án nào được giảm vì đau ốm hay tuổi tác.

Tuy Giáo hội đã bắt đầu giết những người lạc đạo vào cuối thế kỷ 4 và sau đó ở Orléan vào năm 1022, lệnh của giáo hoàng năm 1231 quy định những người lạc đạo phải bị thiêu sống. Thiêu sống con người tránh được đổ máu [nhưng khi tra tấn nạn nhân thì tha hồ làm đổ máu] Câu trong Phúc Âm Giăng (John) được hiểu để trừng phạt nạn nhân bằng cách thiêu sống: “Nếu một người không tin vào Ta, nó sẽ bị dẹp đi như một cành cây, để khô héo; và các người sẽ thu thập nó, ném vào ngọn lửa, và chúng bị đốt cháy”(John 15: 16).

Cái sắc thái ác độc nhất của hệ thống xử dị giáo là những cách dùng để bắt buộc nạn nhân phải thú tội: phòng tra tấn. Tra tấn là hành động hợp pháp của Giáo hội từ năm 1252 khi được giáo hoàng Innocent IV cho phép và kéo dài cho tới năm 1917 khi văn kiện Codex Juris Canonici (giáo luật về cách xử xét) được thi hành. Innocent IV cho phép sự xét xử được kéo dài vô hạn để lấy lời thú tội, cho các quan án đạo tất cả thời gian họ muốn để tra tấn người bị kết tội. Năm 1262 những quan án đạo và phụ tá của họ được quyền tha tội cho nhau vì những tội ác làm đổ máu của họ. Họ chỉ cần giải thích là người bị tra tấn chết là vì đã bị quỷ bẻ gãy cổ.

Do đó, được phép của chính giáo hoàng, những quan án đạo tha hồ nghĩ ra những cách độc ác và kinh khủng nhất [để tra tấn kẻ lạc đạo]. Mặc những bộ áo chùng thâm và phủ vải đen trên đầu, các quan án đạo có thể lấy lời thú tội của bất cứ ai. Họ phát minh ra mọi hình cụ có thể tưởng tượng ra được để gây đau đớn cho nạn nhân bằng cách từ từ làm trận những khớp xương tr6n người hoặc làm tứ chi tước khỏi thân thể con người. Trên nhiều hình cụ này được khắc câu “Chỉ Cho Sự Vinh Quang Của Thiên Chúa”. Giá căng người, bánh xe kéo người lên xuống, tra tấn bằng nước là những hình cụ thông dụng nhất. Nạn nhân bị thoa mỡ lên người và từ từ nướng sống. Những lò sát sinh để giết người, biểu tượng ô nhục của Đức Quốc Xã trong thế kỷ 20, đã được những tòa án xử dị giáo xử dụng trước hết ở Đông Âu. Nạn nhân bị ném xuống hố sâu có đầy rắn độc và rồi bị chôn sống. Một cảnh tra tấn ghê rợn là lật úp một cái đĩa chứa đầy chuột trên bụng trần của nạn nhân. Lửa được đốt từ phía trên làm cho những con chuột hỏang sợ tìm cách chui rúc vào bụng nạn nhân.

Sự bạo hành nằm trong niềm tin về một đấng siêu đẳng duy nhất đã đi theo những nhà phiêu lưu và các nhà truyền giáo trên khắp thế giới. Khi Columbus tới Mỹ năm 1492, hắn ta tưởng lầm đó là Ấn Độ và gọi các thổ dân là “người Ấn” (Indians). Chính vì mục đích của hắn, chủ trương cải đạo các thổ dân vào “Đức Tin Thánh” của chúng ta (our Holy Faith) đã đưa đến sự nô lệ hóa và xuất cảng nhiều ngàn thổ dân Mỹ đi làm nô lệ. Cách đối xử có tính cách diệt chủng như vậy không phải là vấn đề vì các thổ dân Mỹ đã được cho cơ hội để sống cuộc sống đời đời trong Ki Tô Giáo.

Những tòa án xử dị giáo mau chóng theo gót nhửng nhà phiêu lưu và truyền giáo này. Vào khoảng 1570 những tòa hình án xử dị giáo đã thiết lập những tòa độc lập ở PeruMexico với mục đích “giải phóng quốc gia đã bị ô nhiễm bởi những người Do Thái và kẻ dị giáo”. Những thổ dân không chịu cải đạo vào Ki Tô Giáo đều bị thiêu sống giống như những kẻ lạc đạo. NHững Tòa Hình Án Xử Dị Giáo lan sang đến cả Goa, Ấn Độ, ở đ1o vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, ít nhất là 3800 bị giết.

Dù không có những tòa án xử dị giáo ở địa phương, cung cách truyền giáo minh họa rõ ràng niềm tin vào một Thiên Chúa siêu đẳng duy nhất. Nếu hình ảnh của một Thiên Chúa thờ phụng ở một quốc gia nào mà không phải là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, thì đó không phải là Thiên Chúa. Những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha ở Viễn Đông đã phá hủy chùa chiền, bắt buộc các học giả phải dấu đi nhưng kinh sách của tôn giáo họ, và dẹp bỏ những tục lệ cổ truyền.

Những nhà truyền giáo Ki Tô Giáo thường dự phần vào việc khai thác bóc lột đất đai ở ngoại quốc một cách vô lương tâm. Nhiều người trở thành nhà truyền giáo để trở thành giầu có nhanh chóng rồi trở về Âu Châu sống với những lợi nhuận từ những sự khai thác này. Ở Mễ Tây Cơ, những giáo sĩ dòng Đa Minh, dòng Augustine, dòng Tên được biết là sở hữu chủ của “những đàn cừu lớn nhất, những vườn mía tốt nhất, những địa ốc tốt nhất” [Ở Việt Nam, Nhà Chung cũng chiếm hữu nhiều đất đai và cơ sở kinh doanh nhất, theo Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn “Thập Giá và Lưỡi Gươm”]. Đặc biệt là ở Nam Mỹ, Giáo hội hỗ trợ việc nô lệ hóa các thổ dân và cướp đoạt đất đai của thổ dân. [Chúng ta hẳn câu nói thời danh của tổng giám mục Desmond Tutu, người đã đoạt giải Nobel về Hòa Bình năm 1984: “Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra thì chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có tất cả đất đai của chúng tôi.” (We have our lands and they came with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands] Một sắc lệnh của giáo hoàng vào năm 1493 cho phép người Ki Tô được khai chiến với bất cứ dân tộc nào ở Nam Mỹ từ chối không theo Ki Tô Giáo…

Ki Tô Giáo cũng ủng hộ chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ. Anh Giáo, vào thế kỷ 18 khẳng định rõ là Ki Tô Giáo giải tho át con người khỏi sự đầy đọa vĩnh viễn chứ không phải khỏi những trói buộc của nô lệ.. Tuy nhiên, nô lệ nên cải đạo vào Ki Tô Giáo, vì họ sẽ trở thành ngoan ngoãn và vâng lời hơn.

Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo cũng như chế độ nô lệ đều dựa trên cùng một biện minh tôn giáo. Để giữ niềm tin chính thống của Ki Tô Giáo vào một Thiên Chúa duy nhất và đáng sợ như là đấng cai trị cao nhất của hệ thống giáo quyền, quyền năng nằm trong giới có quyền, chứ không nằm trong cá nhân. Vâng lời và tuân phục được đánh giá cao hơn là tự do và tự quyết. Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo đã thực hiện những kết quả đen tối của một niềm tin như vậy qua việc cầm tù và giết hại thể xác cũng như tinh thần của vô số người – và không chỉ trong một thời gian ngắn. Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo kéo dài qua nhiều thế kỷ và vẫn còn tồn tại ở vài nơi cho đến năm 1834. 7

Trên đây chỉ là một số tài liệu lịch sử, lẽ dĩ nhiên không phải là tất cả, về những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Giáo hội Công Giáo thánh thiện, tông truyền. Theo một số trí thức Công Giáo Việt Nam thì rất có thể những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo đó là cơ quan thực thi "công lý Công giáo", "ý niệm về công bằng, bác ái, nhân quyền" của Công giáo (theo giáo sư Đỗ Mạnh Tri trong cuốn Ngón Tay và Mặt Trăng), hoặc đó là "ý niệm tiến bộ của văn minh toàn thế giới" và "sứ mạng cao cả của Giáo hội: mang sự thật đến cho nhân loại" của Công giáo (theo Lý Chánh Trung trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc). Tôi không hiểu tại sao những bậc trí thức Công Giáo như Đỗ Mạnh Tri hay Lý Chánh Trung có thể trơ tráo đến độ có thể viết lên những điều hoàn toàn sai với những sự thực về lịch sử cũng như bản chất của giáo hội Công giáo như vậy. Viết như vậy không hiểu họ có biết ngượng hay không, ngượng vì chính cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Công Giáo, hay ngượng vì chính sự ngu dốt của mình đã tin theo những lời lừa bịp của giáo hội. Thật là khó hiểu, Công giáo đã không từ một hành động tàn ác bất nhân nào để vinh danh Chúa và Mary Đồng Trinh và làm cả tượng “Đồng Trinh” để tra tấn và giết hại con người. Làm sao mà Giáo hội có thể gột sạch được những vết nhơ như thế. Hay là Giáo hội nghĩ rằng, nếu các tín đồ không biết đến những vết nhơ này thì sẽ không có vết nhơ nào trên khuôn mặt Giáo hội? Tôi không hiểu các tín đồ Công Giáo Việt Nam, khi đọc những tài liệu về những hành động vô cùng ác độc của giáo hội Công Giáo đối với con người như trên, sẽ nghĩ sao về cái “giáo hội thánh thiện” của họ, và họ có còn dám ngửng mặt lên nhìn những người ngoại đạo và huênh hoang ca tụng Công Giáo láo như Đỗ Mạnh Tri và Lý Chánh Trung như ở trên hay không?

Về sau những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo cũng được Tin Lành áp dụng ở khắp nơi mà Tin Lành nắm quyền, kể cả ở Mỹ, nhưng thường ở mức độ thấp hơn. Qua một số sự kiện lịch sử kể trên, tôi xin để cho quý độc giả tùy ý nhận định về ảnh hưởng và thực chất của một tôn giáo thường được rêu rao vào tai con người bằng những danh từ hoa mỹ như "cao quý, thiên khải, thánh thiện, cứu thế, bác ái, mang tới "tin mừng", tôn trọng nhân quyền, tự do, duy nhất chân thật v...v..." Tiếp nối tinh thần của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo là những cuộc Săn Lùng Phù Thủy không kém phần dã man của giáo hội Công giáo thánh thiện, tông truyền. Đây là đề tài của “Núi Tội Ác Thứ Tư Của Công Giáo” trong loạt bài về “Công Giáo Hắc Sử”.

__________________________________________________

1. It is a plausible excuse; but we must remember that it was fear of the heretic which inspired the foundation of the Inquisition; and that its victims were more likely to be rich men, whose goods were worthy of confiscation, than men whose wordly goods were few.

2. With the growth in knowledge and critical thinking, inevitably came the desire for more freedom. Both the papacy and the monarchies of Europe recognized this grave threat. It is no wonder, then, that an all-out war was declared on those who sought to free humankind from the twin shackles of king and pope. This was the true purpose of the Inquisition.

3. The accused heretics first were arrested and isolated from the outside world. They were considered guilty from the outset, and it was regarded as the God-given obligation of the inquisitor to shake loose confessions. Only in this way, it was believed, could the accuseds's souls be saved from the clutches of the devil. Defense lawyers were not allowed; the accused had to rely on his own resources.

In contrast, the prosecution was authorized to produce any number of witnesses, including blood relatives.

Testimony and hearsay by even the most unreliable witnesses, including children, were accepted as conclusive evidence of guilt. The accused was not allowed to challenge witnesses or even know who they were. The accused, however, was permitted to testify.

Not surprisingly, torture was the quickest and most effective method of obtaining a confession. The heretics first were dragged into the torture chamber and shown all the instruments of torment. If they did not confess their alleged guilt, torture was applied slowly with increasing intensity. These sessions usually lasted two to four hours, leaving the victims violated and shattered.

Often the torture instruments used in these interrogations were first sprinkled with holy water (water blessed by a priest). These numerous devices included:

THE THUMBSCREW. The accused's fingers were placed between clamps. The screws were turned until blood spurted and the bones were crushed.

THE BOOTS. This effective device was used to crush the shinbones.

THE RACK. The accused was stretched across a triangle frame, bound hand and foot to prevent movement. Wrists and ankles were secured by cords affixed to a jackscrew. When the screw was turned, the limbs were stretched execruciatingly until the wrists and ankles were pulled from their sockets.

THE STRAPPADO (Vertical Rack). The accused's hands were tied behind his or her back and raised by a rope attached to a pulley to the ceiling. The prisoner was then dropped repeatedly with a jerk to within a few inches of the floor. On occasion, weights were tied to the victim's feet to increase the shock and agony of the fall.

THE TOCA (Water torture). The accused was tied to a rack, the mouth was kept forcibly open, and a linen cloth put down the throat to conduct water poured slowly from a vessel. The severity of this torture depended on the amount of water released.

...The cruel and heartless methods used to punish persons accused of heresy indicates the depth of madness and misguided religious passion perpetrated by those who claimed to be doing God's will.

4. There is a permanent exhibition of torture instruments in Amsterdam - I once made a special point of going to see it. I think that every new recruit to Cardinal Ratzinger's Congregation of the Doctrine of the Faith (or Holy Office) should be required to visit the exhibition and write a study paper on it.

Here are the tools of the Inquisitions of which the Holy Office is the heir. There are headcrushers, thumbscrews, ladder racks, breast rippers, knee splitters, oral, rectal, and vaginal pears, iron maidens, heretic forks, and Spanish spiders - with woodcuts, engraving and documents to show how they were used.

5. The terror began in earnest with Gregory IX, who ascended the papal throne in the year 1227.

Two years later, at the Council of Toulouse in Languedoc, Gregory decreed that heretics had to be handed over to the secular arm for punishment. "It is the duty of every Catholic," he said, "to persecute heretics."

In the year 1232 he made his decisive move. He published a Bull establishing the Inquisition. Bishops were too lax and, in any case, they lacked the time and talent to do a thorough job. Heretics, that is, all opposed to any papal pronouncement, were to be handed over to the civil authorities for burning. If they repented, they were to be imprisoned for life. No pope ever took up the torch of terror with more enthusiasm.

In April 1233 he restricted inquisitors to members of the mendicant orders; soon, the Dominicans had the honor to themselves. The 27th day of July 1233 was a red-letter day for the pontiff: the first two full-time inquisitors were appointed - Peter Seila and William Arnald. They were the first in a long line of serene untroubled persecutors of the human race. As a curtain-raise, in 1239, two years before Gregory died, the Dominican Robert le Bougre went to Champagne to investigate a bishop named Moranis. He was accused of allowing heretics to live and spread in his diocese. On 29 May he sent 180 people, including the bishop, to the stake.

This was a return to barbarism. ..

History does not support the view that the Catholic church has always championed the rights of man. In the 13th century, it went so far as to teach what the early church condemned: heretics have no rights. They can be tortured without scruple. Like traitors to the state, heretics have put themselves outside the mercy of the law. They must be put to death.

No one pope for over three centuries opposed this teaching which should therefore by rights be a permanent part of Catholic doctrine. By means of it, the Inquisition achieved unprecedented power. The result was wholesale intimidation of those who had no protection against the charge or even slightest suspicion of heresy.

To the medieval Inquisition, everything was permitted. The Dominican Inquisitors, being the pope's appointees, were subject to no one but God and his Holiness. They were outside the juridiction of bishops and of civil law. In the Papal States they were a law unto themselves, acting as prosecutors and judges. Their guiding principle was: "Better for a hundred innocent people to die than for one heretic to go free."

They operated arbitrarily and in secrecy. Anyone present at the interrogation - victim, scribe, executioner - who broke his silence incurred a censure that only the pope could lift. The inquisitors, like the pope, could make no mistake and do no wrong...

Torture was freely used. Only a hundred years ago, there was on display in the pope's House on the Corner the Black Book, or Libro Nero, for the guidance of

inquisitors. This manuscript in folio form was the charge of the Grand Inquisitor. Its popular name was the Book of the Death. This is part of what it said:

Either the person confesses and he is proved guilty from his own confession, or he does not confess and is equally guilty on the evidence of witnesses. If a person confesses the whole of what he is accused of, he is unquestinably guilty of the whole; but if he confesses only a part, he ought still to be regarded as guilty of the whole, since what he has confessed proves him to be capable of guilt as to the other points of the accusation...

Bodily torture has ever been found the most salutary and efficient means of leading to spiritual repentance. Therefore, the choice of the most befitting mode of torture is left to the Judge of the Inquisition, who determines according to the age, the sex, and the constitution of the party...If, notwithstanding all the means employed, the unfortunate wretch still denies his guilt, he is to be considered as a victim of the devil: and, as such, deserves no compassion from the servants of God, nor the pity and indulgence of Holy Mother Church: he is a son of perdition. Let him perish among the damned.

It would be hard to find any document so contrary to the principles of natural justice. According to the Black Book, a child must betray his parents, a mother betray her child. Not to do so is a "sin against the Holy Office" and merits excommunication, that is, exclusion from the sacraments and, if there is no amendement, exclusion from heaven...

The inquisitors never lost a single case. There is no record of an acquittal. When, rarely, the verdict was Not Proven, no one was declared innocent. If the accused was not actually guilty of heresy, no matter. Inquisitors believe that only one in every hundred thousand souls would escape damnation anyway.)

6. Efforts to stamp out heresy led to the establishment of the Holy Inquisition, one of mankind’s supreme horrors. In the early 1200s, local bishops were empowered to identify, try, and punish heretics. When the bishops proved ineffective, traveling papal inquisitors, usually Dominician priests, were sent from Rome to conduct the purge.

Pope Innocent IV authorized torture in 1252, and the Inquisition chambers became places of terror. Accused heretics were seized and locked in cells, unable to see their families, unable to know the names of their accusers. If they didn’t confess quickly, unspeakable cruelties began. Swiss historian Walter Nigg recounted:

“The thumbscrew was usually the first to be applied: The fingers were placed in clamps and the screws turned until the blood spurted out and the bones were crushed. The defendant might be placed on the iron torture chair, the seat of which consisted of sharpened iron nails that could be heated red-hot from below. There were the so called boots, which were employed to crush the shinbones. Another favorite torture was dislocation of the limbs on the rack or the wheel on which the heretic, bound hand and foot, was drawn up and down while the body was weighted with stones. So that the torturers would not be disturbed by the shrieking of the victim, his mouth was stuffed with cloth. Three-and-four-hour sessions of torture were nothing unusual. During the procedure the instruments were frequently sprinkled with holy water.”

The victim was required not only to confess that he was a heretic, but also to accuse his children, wife, friends, and others as fellow heretics, so that they might be subjected to the same process. Minor offenders and those who confessed immediately received lighter sentences. Serious heretics who repented were given life imprisonment and their possessions were confiscated. Others were led to the stake in a procession and church ceremony called the “auto-da-fé” (act of the faith). A papal statute of 1231 decreed burning as the standard penalty. The actual executions were performed by civil officers, not priests, as a way of preserving the church’s sanctity.

Some inquisitors cut terrible swathes. Robert le Bourge sent 183 to the stake in a single week. Bernard Gui convicted 930 – confiscating the property of all 930 – sending 307 to prison, and burning forty-two. Conrad of Marburg burned every suspect who claimed innocence.

Historically, the Inquisition is divided into three phases: the medieval extermination of heretics; the Spanish Inquisition in the 1400s; anf the Roman Inquisition, which began after the Reformation.

In Spain, thousands of Jews had converted to Christianity to escape death in recurring Christian massacres. So, too, had some Muslims. They were, however, suspected of being insincere converted clandestinely practicing their old religion. In 1478 the pope authorized King Fernidand and Queen Isabella to revive the Inquisition to hunt “secret Jews” and their Muslim counterparts. Dominican friar Tomas de Torquemada was appointed inquisitor general, and he became a symbol of religious cruelty. Thousands upon thousands of screaming victims were tortured, and at least 2,000 were burned.

The Roman period began in 1542 when Pope Paul III sought to eradicate Protestant influences in Italy. Under Pope Paul IV, this inquisition is a reign of terror, killing many “heretics” on mere suspicion. Its victims included scientist-philosopher Giordano Bruno, who espoused Copernicus’s theory that planets orbit the sun. He was burned at the stake in 1600 in Rome.

The Inquisition blighted many lands for centuries. In Portugal, records recount that 184 were burned alive. The Inquisition was brought by Spaniards to the American colonies, to punish Indians who reverted to native religions. A total of 879 heresy trials were recorded in Mexico in the late 1500s…

Lord Acton, himself a Catholic, wrote in the late 1800s: “The principle of the Inquisition was murderous..The popes were not only murderers in the great style, but they also made murder a legal basis of the Christian Church and a condition of salvation.”

7. There has been no more organized effort by a reeligion to control people and contain (giam giữ) their spirituality than the Christian Inquisition. Developed within the Church’s own legal framework, the Inquisition attempted to terrify people into obedience. As the Inquisitor Francisco Pena stated in 1578, “We must remember that the main purpose of the trial and execution is not to save the soul of the accused but to achieve the public good and put fear into others.” The Inquisition took countless human lives in Europe and around the world as it followed in the wake of missionaries. And along with the tyranny of the Inquisition, churchmen also brought religious justification for the practice of slavery.

The unsubmissive spirit of the Middle Ages only seemed to exacerbate the Church’s demand for unquestioning obedience. The Church’s understanding of God was to be the only understanding. The was to be no discussion or debate. As the Inquisitor Bernard Gui said, the layman must not argue with the unbeliever, but “trust his sword into the man’s belly as far as it will go.” In a time burgeoning ideas about spirituality, the Church insisted that it was the only avenue through which one was permitted to learn of God. Pope Innocent III declared “that anyone who attempted to construe a personal view of God which conflicted with Church dogma must be burned without pity.”…

The Church turned to its own canon law to authenticate an agency which could enforce adherence to Church authority. In 1231 Pope Gregory IX estabhished the Inquisition as a separate tribunal, independent of bishops and prelates. It administrators, the inquisitors, were answerable only to the Pope. Its inquisitinal law replaced the common law tradition of “innocent until proven guilty” with “guilty until proven innocent”. Despite an ostensible trial, inquisional procedure left no possibility for the suspected to prove his or her innocence; the process resulted in the condemnation of anyone even suspected of heresy. The accused was denied the right of counsel. No particulars were given as to the time or place of the suspected heresies, or to whatkind of heresies were suspected…

The inquisitor presided over the inquisitional procedure as both prosecutor and judge… An inquisitor was selected primarily on the basis of his zeal to prosecute heretics. He and his assistants, messengers and spies were allowed to carry arms. And in 1245, the Pope granted him the right to absolve these assistants for any acts of violence. This act rendered the Inquisition, which was already free from any secular juridiction, unaccountable to even ecclesiastical tribunals..

Inquisitors grew very rich. They received bribes and annual fines from the wealthy who paid to escape accusation. The Inquisition would claim all the money and property of alleged heretics. As there was little chance of the accused being proven innocent, there was no need to wait for conviction to confiscate his or her property. Unlike Roman law that reserved a portion of property for the convicted’s nearest heirs, canon and inquisitional law left nothing. Pope Innocent III had explained that God punished children for the sins of their parents. So unless children had come forth spontaneaously to denounce their parents, they were left penniless. Inquisitors even accused the dead of heresy, sometimes as much as seventy years after their death. They exhume and burned the alleged heretic’s bones and then confiscated all property from the heirs…

The Inquisition was merciless with its victims. The same man who had been both prosecutor and judge decided upon the sentence. In 1244 the Council of Narbonne ordered that in the sentencing of heretics, no husband should be spared because of his wife, nor wife because of her husband, nor parent because of helpless children, and no sentence should be mitigated because of sickness or old age.

Although the Church had began killing heretics in the late fourth century and again in 1022 at Orléan, papal statutes of 1231 now insisted that heretics suffered death by fire. Burning people to death technically avoided spilling a drop of blood. The words of the Gospel of John were understood to sanction burning: “If a man abide not in me, he is cast forth as a branch, and is withered; and men gather them, and cast them into the fire, and they are burned” (John 15: 16)

By far the cruelest aspect of the inquisitional system was the means by which confessions were wrought: the torture chamber. Torture remained a legal option for the Church from 1252 when it was sanctioned by Pope Innocent IV until 1917 when the new Codex Juris Canonici was put into effect. Innocent IV authorized indefinite delays to secure confessions, giving inquisitors as much time as they wanted to torture the accused… In 1262 inquisitors and their assistants were granted the authority to quietly absolve each other from the crime of bloodshed. They simply explained that the tortured had died because the devil broke their necks.

Thus, with licence granted by the Pope himself, inquisitors were free to explore the depths of horror and cruelty. Dressed as black-robed fiends with black cowls over their heads, inquisitors extracted confessions from nearly anyone. The Inquisition invented every conceivable devise to inflict pain by slowly dismembering and dislocating the body. Many of these devices were inscribed with the motto “Glory be only to God”. The rack, the hoist and water tortures were the most common. Victims were rubbed with lard or grease and slowly roasted alive. Ovens built to kill people, made infamous in 20th century Nazi Germany, were first used by the Christian Inquisition in Eastern Europe. Victims were thrown into a pit full of snakes and buried alive. One particularly grusome torture involved turning a large dish full of mice upside down on the victim’s naked stomach. A fire was the lit on top of the dish causing the mice to panic and burrow into the stomach…

The tyranny inherent in the belief in singular supremacy accompanied explorers and missionaries throughout the world. When Columbus landed in America in 1492, he mistook it for India and called the native inhabitants “Indians”. It was his avowed aim to “convert the heathen Indians to our Holy Faith” that warranted the enslaving and exporting of thousands of Native Americans. That such treatment resulted in complete genocide did not matter as much as that these natives had been given the opportunity of everlasting life through their exposure to Christianity…

The Inquisition quickly followed in their wake. By 1570 the Inquisition had established an independent tribunal in Peru and the city of Mexico for the purpose of “freeing the land, which had become contaminated by Jews and heretics. Natives who did not convert to Christianity were burned like any other heretic. The Inquisition spread as far as Goa, India, where in the late 16th and early 17th centuries it took no less than 3,800 lives.

Even without the formal Inquisition present, missionary behavior clearly illustrated the belief in the supremacy of a single image of God… If the image of God venerated in a foreign land was not Christian, it was simply no divine. Portuguese missionaries in the far East destroyed pagodas, forced scholars to hide their religious manuscripts, and suppressed older customs.

Missionaries often took part in the unscrupulous exploitation of foreign lands. Many became missionaries to get rich quickly and then to return to Europe to live off their gains. In Mexico, Dominicans, Augustinians and jesuits were known to own “the largest flocks of sheep, the finest sugar ingenios, the best kept states. The Church, particularly in South America, supported the enslavement of native inhabitants and the theft of native lands. A 1493 papal Bull justified declaring war on any natives in South America who refused to adhere to Christianity…

Orthodox Christianity also supported the practice of slavery in North America. The 18th century Anglican Church made it clear that Christianity freed people from eternal damnation, not from the bonds of slavery…Slaves should, howver, be converted to Christianity, it was argued, because they would then become more docile and obedient..

Both the Inquisition and those supporting the practice of slavery relied upon the same religious justification. In keeping with the orthodox Christian belief in a singular and fearful God who rules as the pinnacle of hierarchy, power resided solely with authority, not with the individual. Obedience and submission were valued far more than freedom and self determination. The Inquisition played out the darkest consequences of such a belief system as it imprisoned and killed the bodies and spirits of countless people – and not simply for a brief moment of time. The Inquisition spanned centuries and was still in some places as late as 1834.

 


Sau đây là vài hình ảnh điển hình về các cảnh tra tấn và hình cụ tra tấn dị giáo của giáo hội Công giáo thánh thiện tông truyền trong thời Trung Cổ. Quý độc giả có thể vào Internet đánh chữ GALLERY INQUISITION trong mục SEARCH thì có thể thấy rất nhiều hình ảnh về một trong những trang sử đen tối nhất của Giáo hội Công Giáo.

 

 

Một Hình Cụ Tra Tấn

Một Loại Giá Căng Người

 

 

 

 

 

Hình cụ tra tấn này

sau khi đâm vào miệng,

hậu môn, âm hộ

rồi vặn cho nó nở ra dần.

 

 

 

 

 

 

Hai Hình ảnh Tra Tấn Dị Giáo Của

Giáo Hội Công Giáo
Trong Thời Trung Cổ

 

 

3.4. NÚI TỘI ÁC THỨ BỐN CỦA CÔNG GIÁO:

300 NĂM SĂN LÙNG PHÙ THỦY

 

3.4.1: NGUYÊN NHÂN.

Vài Lời Nói Đầu:

René Descartes (1596-1650), triết gia Pháp: Những người đã trở thành quá quen đi trong bóng tối đã làm yếu đi cặp mắt của mình đến độ không thể chịu được ánh sáng ban ngày. [Tiến sĩ Barnado nhận định những tín đồ Công Giáo đang sống trong “cái bóng tối dày đặc của Giáo hội La Mã” (In the thick darkness of Romanism)]

(René Descartes (1596-1650), French philosopher: Those who so become accustomed to walk in darkness weaken their eyesight so much that afterwards they cannot bear the light of day.)

Stopford A. Brooke (1831-1916), Mục sư Anh-Ái Nhĩ Lan: Nếu một ngàn niềm tin cổ xưa bị sụp đổ trong cuộc hành trình của chúng ta đi tới chân lý thì chúng ta vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình. [Tây phương đang tiếp tục cuộc hành trình này, bởi vậy Giáo Hoàng Benedict 16 mới phải than: “Ở Âu Châu, Úc và Mỹ , không còn bằng chứng là con người còn cần đế Thượng đế, đừng nói đến Chúa Ki-Tô” (Pope Benedict said to Italian priests: “in Europe, Australia and the USA: "There's no longer evidence for a need of God, even less of Christ," )]

(Stopford A. Brooke (1831-1916), Anglo-Irish Minister: If a thousand old beliefs were ruined in our march to truth we must still march on.)

Maurice Maeterlinck ( 1862-1949), tác giả người Bỉ: Một sự thật làm chúng ta đau lòng vì nó là sự thật thì có giá trị hơn là những sự giả dối gây thích thú cho chúng ta rất nhiều [Samuel Butler viết: Người Ki-Tô không sợ tội lỗi, chỉ sợ sự thật.]

(Maurice Maeterlinck ( 1862-1949), Belgian author: A truth that disheartens because it is true is of far more value than the most stimulating falsehoods.)

Học giả và nhà thần học người Đức Joachim Kahl: Người nào chưa bao giờ thấy mình căm phẫn Ki-tô Giáo thì chưa bao giờ thực sự biết về Ki-tô Giáo.

(Joachim Kahl, German scholar and theologian: Anyone who has never become indignant about Christianity has never really known it.)

Trong Phần Dẫn Nhập, chúng ta đã biết, Hồng Y John O’Connor, tổng giám mục giáo phận New York, đã nhận định như sau, sau khi Giáo Hoàng John Paul II xưng thú 7 núi tội ác của giáo hội Công Giáo trước thế giới:

"Hầu hết các tín đồ Công Giáo không biết đến cái lịch sử mà Giáo hoàng nói đến, và nếu tín đồ Công Giáo phải "được sự thật giải phóng", thì họ phải biết sự thật đó như thế nào."

(Most Catholics are unaware of the history to which the pope alluded, an if, Catholics are to be "liberated by the truth", then they must know what that truth is.)

Vì đã quen đi trong bóng tối, cho nên chúng ta thấy rõ các tín đồ Công Giáo, nhất là những tín đồ Công Giáo Việt Nam, không chịu được ánh sáng của những sự thật về tôn giáo của họ.

Bài viết này có mục đích nghiên cứu một trong những trang sử đen tối nhất của Công Giáo La Mã và Tin Lành: chủ trương “Săn Lùng Phù Thủy”, kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 ở khắp Âu Châu, với cao điểm cực kỳ dã man tàn bạo trong 300 năm, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, như sẽ được trình bày qua một số tài liệu trong một phần sau. Chủ trương “Săn Lùng Phù Thủy” cũng được Tin Lành áp dụng ở Mỹ, Salem và Boston, Massachusetts, năm 1692: 19 người bị treo cổ vì bị kết tội là phù thủy, 150 người bị giam tù..

R. H. Robbins đã gọi mấy trăm năm săn lùng và giết hại phù thủy này là: “Cơn ác mộng làm mọi người sửng sốt, tội ác nhơ nhuốc nhất và sự ô nhục sâu thẳm nhất của nền văn minh Tây phương” (The shocking nightmare, the foulest crime and deepest shame of Western civilization) (mà Ki Tô Giáo thường coi là nền văn minh Ki Tô Giáo). Và Helen Ellerbe cũng viết: “Số lớn người bị bạo hành và giết bỏ, cũng như tác động của quan niệm thông thường về Thiên Chúa, làm cho những cuộc săn lùng phù thủy là một trong những chương sử đen tối nhất của nhân loại.” (The vast numbers of people brutalized and killed, as well as the impact upon the common perception of God, make the witch hunts one of the darkest chapters of human history) [HE, 138].

Bài viết này không ngoài mục đích là theo lời Hồng Y John O'Connor, giúp cho các tín đồ Công Giáo và Tin Lành Việt Nam, biết một phần sự thật về những tội ác của Ki Tô Giáo, hi vọng họ có thể “được sự thật giải phóng”, nếu họ có đủ can đảm bỏ được cái tâm cảnh sợ sự thật...

Đã vài lần tôi đặt trước giới trí thức Công Giáo, giới Linh Mục câu hỏi:

Tại sao Giáo Hội Công Giáo, một giáo hội do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công bằng và bác ái", được "thánh linh hướng dẫn" v...v... lại có thể phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như vậy? trong khi các đạo khác, thí dụ như đạo Phật, thường bị Ki Tô Giáo, và ngay chính Giáo hoàng John Paul II trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng”, chụp cho cái mũ vô thần lên đầu, lại không hề làm đổ một giọt máu hoặc gây nên bất cứ một phương hại nào cho con người trong quá trình truyền bá trải dài hơn 2500 năm, từ trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm? Tại sao và tại sao ???

Cho tới nay, tôi chưa thấy một lời giải đáp nào về phía Công Giáo, từ Giáo hoàng trở xuống cho tới các con chiên. Họ không muốn và không thể trả lời câu hỏi này. Và họ cũng không dám chấp nhận sự thật là: Giáo hội Công Giáo không do Chúa thành lập [trái với lời Chúa phán trong Tân Ước là ngày tận thế sẽ tới ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy lập ra giáo hội để làm gì?], Giáo hội Công Giáo cũng không phải là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công bằng và bác ái", được "thánh linh hướng dẫn" v...v... [xét đến lịch sử ô nhục, đẫm máu của giáo hội, đã được trình bày sơ lược trong 3 phần trước]. Tất cả chỉ là những điều dối trá lừa bịp đám tín đồ thấp kém, vậy thì làm sao họ có thể trả lời câu hỏi trên? Cho nên họ phải giữ im lặng, hi vọng đó là giải pháp tốt đẹp nhất để giữ tín đồ trong ngục tù tăm tối của tâm linh. Tuy họ không trả lời nhưng tôi sẽ tiếp tục nhắc đi nhắc lại câu hỏi trên, và tôi hi vọng những người ngoại đạo, mỗi khi đối thoại với người Công Giáo, trước hết hãy mang câu hỏi này đặt với họ xem họ trả lời ra sao. Có một câu trả lời có tính cách mạ lỵ đầu óc con người mà giáo hội thường dùng để “giải thích” cho đám tín đồ thấp kém những điều không thể giải thích được: “Đó là ý Chúa, mà ý Chúa thì con người không thể nào hiểu nổi”. Nhưng rồi, mặt khác, Giáo hội lại diễn giải Kinh Thánh, đặt ra những tín lý, đều nói là theo “ý Chúa” cả, tuy rằng theo định nghĩa về Chúa của họ, con người không ai có thể hiểu được “ý Chúa”. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, phát động các cuộc Thập Ác Chinh (crusades), kích động tín đồ đi giết người ngoại đạo cũng được giáo hoàng nói đó là “ý Chúa”. Và con người, vì một cái bánh vẽ trên trời, vẫn tiếp tục lao đầu vào vòng mê tín để cho Giáo hội khai thác, tự tạo quyền lực và vơ vét của cải thế gian. Tâm cảnh nô lệ Vatican của các giáo hội Công giáo địa phương, trong đó có Việt Nam, và tài sản của Vatican đã lên tới cả ngàn tỷ đô la, trong khi giáo hội và các linh mục thuộc hạ của giáo hội ở Việt Nam vẫn quảng cáo Công Giáo là tôn giáo của người nghèo, là những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn gì hết sự khai thác tâm linh tín đồ và vơ vét của cải thế gian của Vatican.

Nguyên Nhân Của Chủ Trương Săn Lùng Phù Thủy.

Nguyên nhân từ đâu mà Ki Tô Giáo, Công Giáo cũng như Tin Lành, lại chủ trương săn lùng để tiêu diệt phù thủy, tuyệt đại đa số là phụ nữ. Chính là vì đầu óc quá hẹp hòi, mê tín, u mê cuồng tín của những người lãnh đạo giáo hội: tuyệt đối tin vào những điều không thể tin được trong Kinh Thánh, cộng với lòng tham lam vơ vét tích tụ của cải thế gian, và cộng với tâm cảnh giáo phụ: coi thường, nhục mạ phái nữ. Do đó, những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo đã cùng nhau dẫn giắt đám tín đồ thấp kém đi vào ma đạo, vì chỉ có ma đạo mới có thể có một lịch sử với nhiều tội ác như vậy. Ai không đồng ý xin lên tiếng !

Charlie Nguyễn, một trí thức Công Giáo tỉnh ngộ, trong bài viết về Quan niệm về phụ nữ của đạo Do Thái và đạo Ki Tô, có viết về đề tài Tội Ác Dã Man đối với Phụ Nữ của Công Giáo La Mã và Thệ Phản Giáo dưới chiêu bài Diệt Nạn Phù Thủy một cách hết sức tóm tắt như sau:

Tác phẩm “Búa Phù Thủy”, do bác sĩ Trần Quý Nhu dịch, Giao Điểm xuất bản Hè 2003. Nguyên tác bằng tiếng La-tinh “Malleus Maleficarum” của hai linh mục “quan án đạo” là Heinrich Kramer và Jacob Sprenger [2 linh mục dòng Đa Minh]. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1486 để làm tài liệu chính thức cho các quan tòa án đạo xử dụng.

Mấy trang đầu sách có in sắc lệnh 1482 của giáo hoàng Innocent VIII. Sắc lệnh của giáo hoàng là văn kiện luật pháp tối cao chỉ đạo công cuộc diệt phù thủy. Đây là chứng tích không thể chối cãi về một thời kỳ kinh hoàng cho phụ nữ kéo dài 300 năm (1450-1750). Bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng bị ghép vào tội phù thủy. Người phụ nữ có thể bị người hàng xóm thù ghét vu cáo cho tội đã dùng bùa phép làm chết con bò hay con ngựa của hắn ta. Thế là người phụ nữ đó có thể bị truy tố ra Tòa Án Đạo, kết tội là phù thủy, tra tấn cực hình đến khi phải thú nhận. Một phụ nữ bỗng nhiên bị nổi ở trên mặt một vài cái nốt ruồi hay mụn cơm có hình thù đặc biệt khiến cho kẻ mê tín tin đó là dấu hiệu của ma quỉ. Người phụ nữ đó có thể bị kết án về tội phù thủy.

Vào đầu thế kỷ 15, các tu sĩ dòng Đa Minh (Dominicans) được giáo hoàng cử làm các quan án xử tội phù thủy. Trong hai thế kỷ 15 và 16, riêng tại Đức có 100,000 người bị giết bằng cách thiêu sống trên dàn hỏa.

Năm 1572, tại Saxony, phe Thệ Phản giáo (Tin Lành) tỏ ra còn khắc khe với phù thủy hơn cả Công giáo La Mã. Cuối thế kỷ 16, phe Thệ Phản giáo thiêu sống 20,000 người riêng tại Saxony. Từ 1615-1635, hơn 5,000 người bị đưa lên dàn hỏa về tội phù thủy tại miền Strasburg.

Sắc lệnh 9-12-1482 của giáo hoàng Innocent VIII

Sắc lệnh của giáo hoàng đưa ra nhiều “kiến thức lạ lùng” về phù thủy, thầy pháp, bói toán... Giáo hoàng cũng đưa ra nhiều “niềm tin mê tín” của riêng ông ta để dạy dỗ các quan án :

-Các phù thủy có thể thông đồng với “quỉ đực, quỉ cái” để gây ra bão táp phá hoại mùa màng, giết hại súc vật.

-Bọn phù thủy đã lạc ra ngoài đức tin Công giáo, sa vào tay quỉ dữ và có khả năng xử dụng tà thuật , phù phép, bùa ngải để làm các việc ác.

-Phù thủy có khả năng vận dụng sự di chuyển các ngôi sao để gây ra bệnh hoạn. Họ kết ước với ma quỉ để có thể biết trước tương lai bằng cách đoán mộng.

Đó là tiêu biểu những “kiến thức” của giáo hoàng về phù thủy. Giáo hoàng đã tán bậy theo sự suy tưởng ngu xuẩn của hắn.

Giáo hoàng và bọn quan án đạo đã vận dụng cái ngu và cái ác của Thiên Chúa trong Kinh Thánh hợp với cái ngu và lòng mê tín ác nghiệt của chúng để tạo thành một căn bản luật pháp tôn giáo. Bọn chúng đã dám dựa vào cái lòng tin ngu xuẩn của chúng để ra lệnh tàn sát bao nhiêu ngàn sinh linh! Trong 300 năm, từ 1450 đến 1750, ít nhất cũng có 200,000 phụ nữ bị thiêu sống dưới cái tội danh “phù thủy” vu vơ, không có thật. Tội danh này thật sự đã được tạo ra do sự tưởng tượng của những kẻ nặng đầu óc mê tín mà thôi.

Phải chăng Charlie Nguyễn đã viết đoạn trên một cách vu vơ, vô căn cứ? Không hẳn vậy. Trong Kinh Thánh có những câu, Exodus 22: 18: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHO MỘT PHÙ THỦY ĐƯỢC SỐNG SÓT [King James Version: “You shall not suffer a witch to live”; Revised English Version: “You must not allow a witch to live.”]; Leviticus 19:26 “Thiên Chúa sẽ đối mặt với các kẻ làm thầy pháp và giết hết bọn này trước mặt dân chúng”; Levi. 20:26-27 “Những kẻ làm phù thủy hoặc bói toán phải được đem ra giết hết”. Và Giáo hội Công Giáo La Mã cũng như Tin Lành sau này đã theo đúng những luật man rợ này của Thiên Chúa trong Kinh Thánh để tiêu diệt những phù thủy, sản phẩm tưởng tượng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh mà Công Giáo cũng như Tin Lành tin là có thật, hay vu là có thật, để theo đuổi những mục đích thế tục. Bác sĩ Trần Quý Nhu, tác giả bản dịch cuốn Malleus Maleficarum (Búa Phù Thủy) của hai linh mục dòng Đa Minh, Heinrich Kramer và James Spencer, cũng viết trong Chương Dẫn Nhập như sau, trang 6:

Giáo hội Công Giáo không những chỉ dồn lực lượng vào những cuộc chiến diệt các nhóm dị giáo, mà còn chú trọng đến việc tiễu trừ những cá nhân lẻ loi về tội tin vào thần khác thay vì tin vào Thiên Chúa và Giê-su. Giáo hội Công Giáo gọi những thần khác là quỉ sứ và nhiều cá nhân như thế bị kết tội là phù thủy.

Chủ trương diệt phù thủy đã được dạy trong Thánh Kinh. Giê-su phán rằng: “Đừng tưởng ta đến để phá luật pháp hay lời các nhà tiên tri [trong Cựu Ước]. Ta đến không để phá mà để thực hiện toàn vẹn. Ta đoan chắc rằng, chừng nào mà trời đất còn tồn tại, thì một dấu chấm, một nét phảy trong luật pháp cũng không được bỏ qua cho đến khi tất cả các luật đều được thi hành trọn vẹn.

Một trong những luật man rợ này là Exodus 22: 18: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHO MỘT PHÙ THỦY ĐƯỢC SỐNG SÓT [King James Version: “You shall not suffer a witch to live”; Revised English Version: “You must not allow a witch to live.”]. Chúng ta thấy, từ “Chúa” Giê-su cho đến tín đồ các cấp về sau, đều tin nhảm tin nhí vào những luật mà ngày nay không ai không cho rằng man rợ thuộc thời bán khai, sản phẩm của những đầu óc chưa mở mang, đặt những sản phẩm này vào đầu một Thần theo sự tưởng tượng và mê tín của họ: Thiên Chúa. Cũng vì vậy mà Giám mục John Shelby Spong đã phải than: “Cuốn Thánh Kinh mang đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng đừng nói đến thờ phụng”. [It (the Bible) offers me a God I cannot respect, much less worship] (JS, 24)

Một yếu tố khác góp phần trong cuộc săn lùng tiêu diệt phù thủy của Công Giáo La Mã chúng ta có thể thấy qua một trong 7 núi tội lỗi của Giáo Hội Công Giáo mà Giáo Hoàng John Paul II đã xưng thú cùng thế giới: “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”. Vậy có lẽ chúng ta cũng nên biết qua Công Giáo đã kỳ thị, hạ thấp và nhục mạ phụ nữ như thế nào? Tôi không hiểu, một khi phái nữ trong giáo hội Công Giáo biết rõ sự kỳ thị, nhục mạ, coi thường phẩm giá phụ nữ, thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái giáo hội của họ. Phải chăng, đầu óc của họ đã bị nhồi sọ cho nên chỉ cần đến cái bánh vẽ “cứu rỗi” trên trời và không cần để ý đến chuyện giáo hội đã từng coi họ còn thấp hơn cả súc vật. Sau đây là một số quan điểm về phụ nữ của các bậc “thượng phụ” trong “hội thánh” Công Giáo và trong Kinh Thánh:

Thánh Clement ở Alexandria (150-215): “Mọi phụ nữ đều nên cảm thấy mình nhục nhã vì nghĩ đến điều mình đã sinh ra là đàn bà” (Every woman should be filled with shame by the thought that she is a woman. [HE, 114]

Thánh Jerome (342-420): “Về phần tôi, tôi nói rằng những người con gái đã trưởng thành không được tắm, vì họ sẽ cảm thấy xấu hổ nhìn thấy mình trần truồng.” (But for my part I say that mature girls must not bathe at all, because they ought to blush to see themselves naked.” [JD, 175]; “Đàn bà là cửa ngõ của quỷ, của đường ác, cái chích của con bọ cạp, nói tóm lại, là một vật nguy hiểm.” (Woman is the gate of the Devil, the way of evil, the sting of the scorpion, in a word, a dangerous thing.) [EB, 47]

Thánh John Chrysostom (347-407): "Trong những thú dữ, không có con nào gây hại như một người đàn bà" (Among savage beasts none is found so harmful as a woman). Trách cứ những người đàn ông đi chơi gái điếm, Thánh John Chrysostom còn phán: “Các người không chỉ để một gái điếm như là một gái điếm, mà các người còn làm cho nó thành một sát nhân Đàn bà, được tạo nên để sinh sản, vì các ngươi mà trở thành công cụ của sát nhân.” [vì gái điếm dùng các phương pháp ngừa thai](You not only let a harlot be a harlot, you made her into a murderess….Woman, made for reproduction, becomes, because of you, a tool of murderer.)

Thánh Augustine (354-430): “Tôi không thấy người đàn bà đã được tạo ra để giúp cho đàn ông như thế nào, ngoài mục đích sinh sản. Nếu người đàn bà không giúp đàn ông để sinh con, thì họ có thể giúp được gì?“ (I don’t see what sort of help woman was created to provide man with, if one excludes the purpose of procreation. If woman is not given to man for help in bearing children, for what help could she be? [JH, 80]

Thánh Anthony (1195-1231): "Khi các ngươi thấy một người đàn bà, hãy coi như là các ngươi đối diện với, không phải là một con người mà chính là một con quỷ. Tiếng nói của người đàn bà là tiếng phun phì phì của con rắn." (When you see a woman, consider that you face not a human being, but the devil himself. The woman's voice is the hiss of the snake.)

Thánh Thomas Aquinas (1225-1274): “Thiên Chúa đã phạm phải một sai lầm khi sáng tạo ra người đàn bà: không nên tạo ra cái gì thiếu sót hoặc hư hỏng [như đàn bà] khi sáng tạo ra những vật đầu tiên; do đó đàn bà không nên được tạo ra khi đó.” (God had made a mistake in creating woman: nothing (deficient) or defective should have been produced in the first establishment of things; so woman ought not to have been produced then. [HE, 115])

Odo of Cluny, 10th century: “Ôm người đàn bà là ôm một túi phân” (To embrace a woman is to embrace a sack of manure.. [HE, 115])

Thượng phụ Tertullian: “Đàn bà xứng đáng ở vị thế thấp kém và bị khinh khi. “Ngươi là cửa ngõ của quỷ”. (Women deserve their status as despised and inferior human beings. “You are the devil’s gateway”)

Boethius, một triết gia Công Giáo trong thế kỷ 6: “Đàn bà là một đền thờ xây trên những ống cống” (Women is a temple built upon sewer. [HE, 115])

Thánh Paul, 1 Corinthians 7:1 : “Thật tốt cho đàn ông là đừng có dính dáng gì tới một người đàn bà.” (It is a good thing for a man to have nothing to do with a woman.)

Thánh Paul, 1 Corinthians 11:3: “Nhưng tôi muốn các người hiểu rằng đấng Ki Tô là chủ nhân của mọi đàn ông, chủ nhân của mọi đàn bà là chồng họ, và chủ nhân của đấng Ki Tô là Thượng đế.” (But I want you to understand that the head of every man is Christ, the head of every woman is her husband, and the head of Christ is God.)

Leviticus 12: 1-5: “Một người đàn bà thì không được sạch sẽ 40 ngày sau khi sinh con trai, 80 ngày sau khi sanh con gái.” (A woman is unclean 40 days after the birth of a son, 80 days after the birth of a daughter.)

Thánh Paul, 1 Tim. 2:11-12: “Hãy để cho người đàn bà học sự phục tùng trong im lặng. Tôi không cho phép người đàn bà nào được giảng dạy hay được quyền hơn người đàn ông; họ phải giữ im lặng” (Let a woman learn in silence with all submissiveness. I permit no woman to teach or to have authority over men; she is to keep silent.) [Phải chăng vì vậy mà cho đến ngày nay Giáo hội vẫn không cho phụ nữ làm linh mục?? Và ngay trong thời buổi này, ngày 9/8/2006, Mục sư Timothy Labouf của First Baptist Church, Watertown, N.Y., đã giải nhiệm bà Mary Lambert, một thầy giáo dạy các lớp học ngày chủ nhật trong 54 năm, giải thích là theo đúng lời Thánh Paul dạy như trên trong Kinh Thánh. Ông mục sư này đần đến độ không hiểu rằng phụ nữ ngày nay giữ nhiều chức vụ cao cấp trong ngành giáo dục.]

Martin Luther (1483-1546): “Đàn ông thì vai rộng, hông hẹp, do đó họ thông minh. Đàn bà vai hẹp, hông lớn. Đàn bà phải ở trong nhà: cách sáng tạo ra cơ thể họ chứng tỏ vậy, vì họ có hông lớn, bàn tọa rộng để ngồi, làm việc nhà, sinh con và nuôi con” (Men have broad shoulder and narrow hips, and accordingly they possess intelligence. Women have narrow shoulders and broad hips. Women ought to stay home: the way they were created indicates this, for they have broad hips and a wide fundament to sit upon, keep house and bear and raise children. [EB, 49])

Xét đến vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam từ xưa, từ những Nữ Tướng như Hai Bà Trưng, Bà triệu, Bùi Thị Xuân v..v.. cho đến các bậc văn tài như Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương v..v.., và vai trò của phụ nữ trong những xã hội văn minh tiến bộ ngày nay trên thế giới, chúng ta thấy rằng quan niệm về phụ nữ trong đầu óc của những bậc Thánh trong Công Giáo, cũng như của những lãnh tụ Tin Lành như Martin Luther, John Calvin v..v…, đều thuộc loại bán khai, ngu si vô trí.

Cũng vì vậy mà sự tin nhảm tin nhí vào phù thuỷ có thực trên thế gian không chỉ ở trong Công Giáo mà còn trong Tin Lành. Thật vậy, Martin Luther, ông tổ của Phản Thệ Giáo, alias Tin Lành [thực sự chỉ là Tin Dữ], tin chắc cuốn Kinh Thánh là quyền uy tối cao, không ngần ngại thiêu sống phù thủy. Ông ta cho phép thiêu sống 4 phù thủy ở Wittenberg,. Ông ta phát biểu: “Tôi không hề có lòng thương các phù thủy..Tôi có thể thiêu sống tất cả bọn họ.” (Martin Luther, upholding the Bible as the supreme authority, had no reservations about burning witches. He sanctioned 4 executions at Wittenburg. “I should have no compassion on the witches…I would burn them all.” [EB, 53] và John Calvin (1545) đích thân chỉ huy một chiến dịch ở Geneva chống 31 người bị kết án là phù thủy. Calvin tuyên bố: “Kinh Thánh dạy chúng ta là có những phù thủy và họ phải bị giết.. luật này của Thiên Chúa là một luật phải được áp dụng khắp nơi” (John Calvin personally led a campaign in Geneva against 31 persons accused of witchcraft. Calvin declared: The Bible teaches us that there are witches and they must be slain… this law of God is a universal law.” [EB, 52-53]

Chắc quý độc giả cho rằng niềm tin về sự có thực của phù thủy và phải thiêu sống họ chỉ có trong quá khứ chứ ngày nay không còn ai nghĩ như vậy nữa. Không hẳn vậy. Sau vụ 9-11 ở New York, trước ngày lễ Halloween, 31 tháng 10 hàng năm, Mục sư Tin Dữ Deacon Fred, trong một bài giảng cho các tín đồ, cho rằng bổn phận của người Ki-tô là phải giết phù thủy ngay trong thời đại này:

Thiên Chúa rất rõ ràng ở đây, thưa quý vị, ông ta không muốn cho các phù thủy sống. Chúng ta phải giết các phù thủy! Nếu không, chúng ta đang bất tuân lệnh của Thiên Chúa. Jesus sẽ vui mừng đến chảy nước mắt nếu ông ta từ trên đám mây cúi xuống và hít hà lên mùi thịt nướng của một phù thủy trong ngày lễ Halloween này. [Trong ngày lễ Halloween vào 31 tháng 10 mỗi năm, rất nhiều người ăn mặc giả làm phù thủy kéo ra chật đường phố] Có phải là như vậy đã phá tan ngày sinh nhật nhỏ của Satan không? Hãy ca tụng Thiên Chúa. [Vui mừng khi được hít hà mùi thịt nướng của một con người] Thật là xấu hổ vì chính quyền Mỹ đã ngăn cấm người dân không được thực hành lệnh trong Kinh Thánh là phải thiêu sống phù thủy.

(God is very clear here, folks, he doesn't want witches to live. We are supposed to be killing witches! If we don't, we are disobeying God. Jesus would weep tears of joy if He leaned down off His cloud and sniffed up the burning flesh of a witch this Halloween. Wouldn't that ruin Satan's little birthday party! Praise God! It's just a shame that the United States Government has placed restrictions on the Biblically-mandated practice of witch burning.) [I]

Sự tai hại của niềm tin vào những điều viết nhảm nhí trong Kinh Thánh thật đã rõ rệt. Ở nơi nào mà Khi Tô Giáo, đặc biệt là đám Tin Lành cuồng tín, đám người tin tất cả vào uy quyền tối thượng của Kinh Thánh, nắm quyền thế tục thì lịch sử đẫm máu của Ki Tô Giáo sẽ lại tái diễn. Tất cả bắt nguồn từ niềm tin vào cuốn sách gọi là Kinh Thánh và nhân danh Thiên Chúa của họ. Do đó, mọi người Việt Nam phải gia tâm bác bỏ đạo Tin Lành, một đạo hoàn toàn không thích hợp với người Việt Nam vì những niềm tin thuộc thời man rợ bán khai của họ..

Sau đây chúng ta hãy đi vào một số chi tiết về 300 năm săn lùng phù thủy của Ki Tô Giáo, Công Giáo cũng như Tin Lành, để thấy rằng chính giáo hoàng của Công Giáo La Mã, các linh mục Công Giáo, các Mục sư Tin Lành, và cả các trí thức Ki Tô Giáo, trong 300 năm tội ác ngập trời trên, thực sự mới là hiện thân của quỷ (human demons) chứ không phải là người. Họ săn lùng tiêu diệt phù thủy mà họ cho là ma quỷ theo sự tưởng tượng của họ chứ sự thực không làm gì có phù thủy hay ma quỉ, kết quả là họ hành động như những ác quỷ của thế gian. Thật vậy, chúng ta có thể đọc trên Internet đoạn sau đây trong bài The Witch Hunters of Europe, The Cruelest of Executioners [Những Đao Phủ Tàn Ác Nhất: Những Kẻ Săn Lùng Phù Thủy Ở Âu Châu]:

Cuộc săn lùng phù thủy một cách điên cuồng đã làm chấn động Âu Châu trong những thế kỷ 15, 16, 17 có thể đã không chứng minh được sự hiện hữu của những con quỷ siêu nhiên [phù thủy] nhưng đã sinh sản ra một đám kỳ cục những con quỷ người ~ những người săn lùng phù thủy ~ một tổ chức những người bệnh hoạn tự cho là mình đúng và hiến thân cho công cuộc săn lùng những đầy tớ gái của quỷ [phù thủy]

(The witch hunting mania that convulsed Western Europe during the 15th, 16th and 17th centuries may not have revealed the existence of supernatural demons but it did generate an extraordinary array of human monsters ~ the witch hunters ~ a pathological righteous brotherhood that devoted itself to ferreting out suspected handmaidens of the devil.)

Điều đặc biệt nhất trong Ki Tô Giáo, Công Giáo cũng như Tin Lành, là những con quỷ người này lại thường là các linh mục, mục sư, nhà thần học, luật sư, y sĩ v..v.. trong Ki Tô Giáo, những người tự cho là đã ở trong một “hội Thánh” thánh thiện, trong người tràn đầy Thánh Linh, nhưng thực ra chỉ là những con người thường như mọi người khác, cũng mê tín như Giáo hoàng của họ, và gồm cả các Mục sư Tin Lành nổi tiếng như Martin Luther và John Calvin.

 

3.4.2 Những Biện Pháp Săn Lùng Và Tiêu Diệt Phù Thủy:

Jakob Sprenger và Heinrich Kramer, tác giả cuốn Búa Phù Thủy (Malleus Maleficarum):

“Chưa từng biết có một người vô tội nào bị trừng phạt vì nghi ngờ là phù thủy, và không còn nghi ngờ gì là Thượng đế sẽ không bao giờ cho phép việc đó xảy ra.”

(It has never yet been known that an innocent person has been punished on suspicion of witchcraft, and there is no doubt that God will never permit such a thing to happen.)

Ronald Seth trong Witches and Their Craft:

“Công lý đã sai lầm và nhiều ngàn nam nữ chết vì những bằng chứng kết tội ngụy tạo của những kẻ đố kỵ hoặc trả thù ”

(Justice was perverted and thousands of innocent man and women died on the false evidence of envious or vengeful accusers.)

Mark Twain trong Europe and Elsewhere:

“Có những phù thủy trong nhiều thời đại. Thánh Kinh viết vậy. Thánh Kinh ra lệnh không được để cho các phù thủy sống sót. Do đó, Giáo hội thu thập những giây thòng lọng, những cái kẹp ngón tay, và củi lửa, rồi khởi sự công cuộc thánh thiện trong sự hăng say nhất.. [để tra tấn, treo cổ và thiêu sống các nạn nhân] Rồi người ta khám phá ra rằng chẳng có cái gì là phù thủy, và chưa từng bao giờ có phù thủy. Người ta không biết nên cười hay khóc”

(During many ages there were witches. The Bible said so. The Bible commanded that they should not be allowed to live. Therefore, the Church…gathered up its halters, thumbscrews. and firebrands, and set about its holy work in earnest.. Then it was discovered that there was no such thing as witches, and never had been. One does not know whether to laugh or cry.)

Clifford Lindsey Alderman trong The Devil’s Shadow:

“Quy tội (phù thủy) cho hàng trăm nam nữ thật là vô nghĩa, và những phiên xử án chỉ là những trò hề công lý.”

(The charges brought against the hundreds of women and men were senseless, and the trials themselves travesties of justice.)

*

Trong Phần trên: 3.4.1, viết về nguyên nhân của chủ trương săn lùng và giết hại phù thủy của giáo hội Công Giáo trong 300 năm ở Âu Châu, tôi đã đưa ra nhận định của một trí thức đạo gốc, Charlie Nguyễn, như sau:

Giáo hoàng và bọn quan án đạo đã vận dụng cái ngu và cái ác của Thiên Chúa trong Kinh Thánh hợp với cái ngu và lòng mê tín ác nghiệt của chúng để tạo thành một căn bản luật pháp tôn giáo. Bọn chúng đã dám dựa vào cái lòng tin ngu xuẩn của chúng để ra lệnh tàn sát bao nhiêu ngàn sinh linh! Trong 300 năm, từ 1450 đến 1750, ít nhất cũng có 200,000 phụ nữ bị thiêu sống dưới cái tội danh “phù thủy” vu vơ, không có thật. Tội danh này thật sự đã được tạo ra do sự tưởng tượng của những kẻ nặng đầu óc mê tín mà thôi.

Sau đây chúng ta hãy đi vào một số chi tiết về thời kỳ mấy trăm năm săn lùng và giết hại phù thủy này mà R. H. Robbins đã gọi là: “Cơn ác mộng làm mọi người sửng sốt, tội ác nhơ nhuốc nhất và sự ô nhục sâu thẳm nhất của nền văn minh Tây phương” (The shocking nightmare, the foulest crime and deepest shame of Western civilization), một thời kỳ “đã sinh sản ra một đám kỳ cục những con quỷ người ~ những người săn lùng phù thủy ~ đặc biệt là những con quỷ người này thường lại là các giám mục, linh mục, mục sư, nhà thần học, luật sư, y sĩ v..v.. trong Ki Tô Giáo, những người tự cho là đã ở trong một “hội Thánh” thánh thiện, trong người tràn đầy Thánh Linh. “

Đọc những tài liệu về “cơn ác mộng” trên, chúng ta không thể tưởng tượng được là tại sao một tôn giáo, theo định nghĩa là phải có mục đích hướng dẫn tâm linh con người theo sự thăng tiến của trí tuệ và đạo đức, nhưng ngược lại, lại nhốt con người vào những tù ngục tâm linh tăm tối, cùng lúc lại có những hành động vô cùng độc ác đối với nhân loại. Vậy thực chất Ki Tô Giáo có phải là một tôn giáo hay không, và những tín đồ Ki Tô Giáo nghĩ sao về cái “lịch sử tội ác nhơ nhuốc nhất và sự ô nhục sâu thẳm nhất” của tôn giáo mà mình đang theo. Trên thế gian từ xưa tới nay không thiếu gì những sự bạo hành ở khắp nơi, trong những chế độ phong kiến và quân phiệt, và ngay trong thời đại này trong sách lược xuất cảng dân chủ của Mỹ. Nhưng tại sao những sự bạo hành vô tiền khoáng hậu đó lại nằm trong chính sách của một tôn giáo? Mà tôn giáo này lại do Chúa thành lập, một vị Chúa “quá thương yêu thế gian” theo như lời rao giảng của giáo hội cho đám tín đồ ở dưới, và một số không nhỏ các giáo hoàng thừa kế tự nhận là đại diện của Chúa trên trần (Vicars of Christ) nhưng lại phạm đủ mọi tội ác trên thế gian, những tội ác mà những người không hề biết đến Chúa không bao giờ có thể phạm. Ai có thể giải thích tại sao và cho tôi biết thực chất của Ki Tô Giáo là như thế nào, xin lên tiếng. Phải chăng các tín đồ Ki Tô Giáo đã bị mờ mắt trước những cái bánh vẽ “cứu rỗi”, “thiên đường” mà không nhìn thấy những sự việc sờ sờ ngay trước mắt trong tôn giáo của mình?

Giáo hội Công giáo cố che dấu lịch sử của giáo hội, nhưng Giê-su đã từng nói, Mark 4:22: “Không có gì được che dấu mà không bị phanh phui ra, cũng như không có gì được giữ bí mật mà không bị đưa ra ánh sáng.” [Mark 4:22: "For there is nothing hidden which will not be revealed, nor has anything been kept secret but that it should come to light."]

Vậy, sau đây chúng ta hãy đưa ra ánh sáng một số chi tiết về các cuộc săn lùng phù thủy của giáo hội Công Giáo thánh thiện tông truyền. Các tài liệu này đều là của các nghiên cứu gia trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội ở Tây phương, không có một tài liệu nào của Phật Giáo hay của Cộng Sản [Tôi xin nhấn mạnh điểm này], do đó những luận điệu chống đối lố bịch như nhân danh Phật Giáo để gây chia rẽ tôn giáo, hay theo sách lược chống Thiên Chúa Giáo của Cộng Sản v..v… đều chỉ là những luận điệu chụp mũ vu vơ của những kẻ hạ căn, thiển cận, không thuộc hàng ngũ trí thức. Và đây cũng chỉ là vài tài liệu điển hình trong số hàng trăm các tài liệu viết về một trang sử ô nhục nhất của Ki Tô Giáo.

1. Milton Meltzer, Witches and Witch-Hunts: A History of Persecution, The Blue Sky Press, New York, 1999:

Một cuộc săn lùng phù thủy điên cuồng , kéo dài hơn 400 năm – từ thế kỷ 14 qua thế kỷ 17 – đã giết hại nhiều triệu người ở Âu Châu, tuyệt đại đa số là phụ nữ. Sự điên cuồng này khởi sự trong thời trung Cổ và kéo dài cho tới Thời Đại Lý Trí. Lâu sau đó, trong thế kỷ 20, nhà độc tài Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, đã chỉ đạo một chiến dịch bạo hành có tổ chức – thường gọi là săn lùng phù thủy – những người Do Thái ở Đức và Âu Châu đưa đến cái chết của 6 triệu người đàn ông, đàn bà và con trẻ.

Cuốn Thánh Kinh chỉ đạo cuộc săn lùng phù thủy xuất hiện năm 1486.. Đó là một cuốn sách dày gọi là Búa Phù Thủy (Malleus Maleficarum). Đây là cuốn sách đầu tiên về ảo thuật và phù thủy, viết bởi hai linh mục dòng Đa Minh ở Đức: Heinrich Kramer và Jacob Sprenger.

Hai năm trước, Giáo Hoàng Innocent VIII đã cho phép hai ông linh mục này quét sạch phù thủy ờ Đức. Cuốn sách chỉ nam về bạo hành này đã là một dụng cụ ở trong tay mọi ông tòa xét xử phù thủy và mọi kẻ săn lùng phù thủy trong 3 thế kỷ. Cuốn Búa Phù Thủy đã được tái bản 14 lần. Nó trở thành một cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong những cuốn sách đã được in ra trước đó. Cuốn sách mở đầu bằng sự phản bác quan niệm về sự không hiện hữu của phù thủy. Cuốn sách viết, đức tin chân thật dạy rằng có một số thiên thần sa ngã từ thiên đường xuống và nay trở thành quỷ và do bản chất quỷ của chúng, chúng có thể làm những việc phi thường mà chúng ta không làm được. Các tác giả trên viết rằng Satan và các quỷ có thể tự chúng làm những điều tác hại, hoặc cùng với, hoặc qua các phù thủy để tác hại. Cuốn sách mô tả những chuyện phù thủy có thể làm và những phương thức chống phù thủy.

Hai linh mục trên viết ra từ những kinh nghiệm của mình, vì chính họ đã đích thân xử 50 phù thủy trong đó 48 là phụ nữ. Cuốn Búa Phù Thủy trở thành quyền hành chỉ đạo cho những cuộc săn lùng phù thủy có tổ chức. Những cuộc săn lùng phù thủy được phát động và thi hành bởi giáo hội và chính quyền [trong thời mà thần quyền đứng trên chính quyền]. Cuốn Búa Phù Thủy dạy phải tra tấn nạn nhân như thế nào để cưỡng bách họ phải thú tội rồi kết án họ ra sao. Cách tra tấn thông thường là lột trần truồng người phụ nữ bị cho là phù thủy, cạo hết lông trên người, rồi dùng cái kẹp ngón tay, giá căng người, những hình cụ có đinh dài nhọn hoặc dùng để nghiền gẫy xương, và đánh đập hoặc bỏ đói.

Khi cơn lốc bạo hành đi vào thế kỷ 15, số nạn nhân thật nhiều vô kể. Nicholas Remy, một quan án đạo ở Lorraine, Pháp, chủ tọa các cuộc xử án phù thủy, viết rằng sau một thời gian tra tấn phù thủy, ông ta biết rằng “chúng xứng đáng chịu mọi sự tra tấn và rồi thiêu sống… và những cảnh khủng khiếp này có thể dùng làm gương và cảnh báo cho những người khác.”

Remy đã thiêu sống từ 2000 đến 3000 nạn nhân trong khoảng 21 năm, từ 1595 đến 1616.

Torquemada (1420-1498), Đại Phán Quan (Grand Inquisitor) Tây Ban Nha được biết là đích thân đã thiêu sống hơn mười ngàn (10000) người và kết án 97 ngàn người khác trong vòng chưa đầy 20 năm. [Theo Bernard Fall trong The Two Viet-Nams" , Frederik A. Praeger Publisher, New York 1967, trang 236, thì Ngô Đình Diệm cũng là một loại Phán Quan Tây Ban Nha (Spanish Inquisitor) : Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán Quan Tây Ban Nha của Tòa Án Dị Giáo (Torquemada) (Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor) ]

Trong 12 năm, từ 1581 đến 1593, những sự bạo hành phù thủy hoành hành khắp thị trấn Trier đầy nhà thờ ở Đức. Giám mục thị trấn Trier, Peter Binsfield, tuyên án tử hình khoảng 6000 người.

Năm 1620 ở vùng Wurzburg, Đức, chúng ta có thể thấy những thí dụ ngoạn mục về một sự tận diệt toàn diện các phù thủy. Giám Mục Wurzburg thiêu sống 900 người vì tội làm phù thủy..

Tổng giám mục Trier thiêu sống 268 phù thủy trong 22 làng mạc trong khoảng từ 1587 đến 1593. Trong 2 làng trong số này, tới năm 1595 chỉ có một phụ nữ được sống sót.

Người Do Thái là một nhóm người khác bị bạo hành, nhất là khi những cuộc săn lùng phù thủy ở cao điểm. Trong Tân ước, John 8:44 gọi quỷ là cha đẻ của dân Do Thái. Trong Khải Huyền 2:9 và 3:9 có nói đến “giáo đường [nơi người Do Thái tụ họp cầu nguyện] của Satan”. Những vị lãnh đạo trong giáo hội Ki Tô Giáo lên án người Do Thái thờ phụng Satan và trao con cái cho các quỷ.

Ở Anh quốc, dưới triều đại Tin Lành của Henry VIII và Elizabeth 1, sự bạo hành thật nghiêm trọng. Và đó không phải là những nhà cầm quyền Tin Lành duy nhất đã kẹp gẫy xương phù thủy trên giá căng hay áp sắt nung đỏ vào người nạn nhân. Ở Netherland cũng vậy, tra tấn bằng roi, kẹp sắt, và thiêu sống cũng là điều hiển nhiên.

Martin Luther, 1483-1546, người sáng lập ra giáo phái Chống Đối [Tin Lành], đã tăng gia sự mê tín trong thời của ông ta. Những tác phẩm ông viết ra làm chứng cho những sự tấn công của quỷ đối với ông ta, và ông ta thường cho những hành động ác ôn là của phù thủy – trong số này ông ta gồm những người đối nghịch với ông. Ông ta nghĩ rằng quyền năng của phù thủy thật đáng kinh ngạc; đã có lần ông viết: “ Tôi không có sự thương hại nào đối với các phù thủy, tôi có thể thiêu sống tất cả chúng.”

Thôi thúc bởi cuốn Búa Phù Thủy, nước Đức [nước của Hitler và của giáo hoàng đương nhiệm: Benedict XVI] có một lịch sử đen tối nhất về sự bạo hành phù thủy, nhưng các nước khác – Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tô Cách Lan – tất cả đều nâng cao tổng số sát nhân. Khi cuộc khủng bố đạt tới đỉnh cao [trí tuệ của Ki Tô Giáo] , những người nghi ngờ bắt buộc phải tỏ sự đồng tình tin là có phù thủy. Tỏ ý không tin là có phù thủy đặt con người vào nguy cơ là chính họ sẽ bị tố cáo là phù thủy. 1

2. James A. Haught, Holy Horrors: An Illustrated History of religious Murder and Madness, Prometheus Books, New York, 1990, p.73-76:

Trong thế kỷ 15, Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo Thánh Thiện [The Holy Inquisition] chuyển mục tiêu sang các phù thủy, và ba thế kỷ tiếp theo đã chứng kiến sự cuồng loạn kỳ quái của ảo tưởng tôn giáo. Nhân viên của Giáo Hội đã tra tấn vô số ngàn người phụ nữ, và một số đàn ông, để bắt họ phải thú nhận là họ đã bay trên không để thi hành những nhiệm vụ của quỷ, làm tình với Satan, tự biến thành súc vật, tự làm cho mình trở nên vô hình, và làm những việc ác siêu nhiên. Hầu như mọi người bị kết án là phù thủy đều bị xử chết.

Mới đầu Giáo Hoàng Gregory IX cho phép giết các phù thủy trong thế kỷ 13, và những tòa xử phù thủy không nhiều, nhưng sự điên cuồng không bắt lửa cho đến thế kỷ 15. Năm 1484 Giáo hoàng Innocent VIII ban một sắc lệnh tuyên bố về sự hiện hữu tuyệt đối có thật của phù thủy – do đó nghi ngờ sự hiện hữu của phù thủy là lạc đạo [nghĩa là có thể bị các Tòa Hình Án xử dị giáo xử]. Truy tố phù thủy tăng lên vùn vụt. Quan án đạo Cumanus thiêu sống 41 phụ nữ trong năm tới và một đồng nghiệp ở Piedmont nước Ý hành quyết 100 người.

Sau đó không lâu, hai quan án đạo dòng Đa Minh, Jakob Sprenger và Heinrich Kramer, xuất bản cuốn sách ô nhục Malleus Maleficarum (Búa Phù Thủy) nêu ra một bản kinh cầu khủng khiếp về những hành động quỷ thuật của các phù thủy và những tiểu yêu , những thân nhân, ma quái, quỷ, quỷ đực, quỷ cái của chúng. Cuốn sách mô tả những phù thủy đã làm hại mùa màng, ăn thịt trẻ con, làm ra bệnh tật, và làm phù chú như thế nào. Cuốn sách chứa đầy những chuyện tình dục của phù thủy và coi phụ nữ như là xảo quyệt và đáng khinh. Jakob Sprenger và Heinrich Kramer viết: “Mọi phù thủy đều xuất thân từ sự khao khát xác thịt, điều mà phụ nữ không bao giờ thỏa mãn.” Khoa tâm lý học hiện đại nhận ra dễ dàng chứng bấn loạn thần kinh của các linh mục này về tình dục – nhưng trong nhiều thế kỷ cuốn sách của họ đã là cuốn chỉ nam chính thức cho các quan án đạo để đưa các phụ nữ đến những cái chết khủng khiếp.

Những cuộc săn lùng phù thủy nở rộ ở Pháp, Đức, Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển và hầu như trên khắp mọi nơi ở Âu Châu – sau cùng lan tới Anh, Tô Cách Lan, và vùng thuộc địa Vịnh Massachusetts (Đông Bắc Mỹ). Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ đã già mà những hành động khác thường đã gây nên sự nghi ngờ trong láng giềng. Một số khác còn trẻ, đẹp. Vài người là đàn ông. Nhiều người trong lục địa Âu Châu chỉ là những công dân bình thường nhưng tên của họ là do những nạn nhân bị tra tấn khai ra [vì không chịu nổi sự tra tấn] khi được lệnh phải khai ra đồng bọn.

Phương thức xử dị giáo tiêu chuẩn là cô lập và tra hỏi những người bị nghi ngờ là phù thủy – thêm vào một bước: những nạn nhân bị lột trần truồng, cạo hết lông trên người, và dùng mũi nhọn đâm dò trên người. Cuốn Malleus Maleficarum chỉ rõ rằng mọi phù thủy đều mang trên người một “dấu của quỷ” không có cảm giác, mà người ta có thể dò ra được bằng cách đâm để dò bằng một vật nhọn. Những quan án đạo cũng nhìn vào các đầu núm vú của “phù thủy”, những vết chàm có thể là những đầu vú bí mật để cho các quỷ bú.

Nếu tìm dò trên người không thấy thì sự tra tấn bắt đầu. Móng tay bị rút ra. Những miếng sắt nóng đỏ được áp vào ngực. Nhà nghiên cứu Nancy Van Vuuren viết: “Bộ phận sinh dục của phụ nữ đặc biệt hấp dẫn những người tra tấn phái nam”. Thân thể bị căng trên giá hay trên bánh xe. Erica Jong viết Tay bị trật khớp xương và nạn nhân thường thú nhận có những thỏa thuận hoặc hội họp với quỷ.” Hầu như mọi nạn nhân bị tra tấn như vậy đều thú tội – và bị hành quyết dựa trên sự thú tội này.

Ở vùng Basque, Tây Ban Nha, hồ sơ ghi chép của giáo hội Công giáo ghi rõ là trong cuộc tra tấn, Maria ở Ituren đã thú nhận chính mình và các chị em phù thủy đã tự biến thành những con ngựa phi trên trời. Ở một quận trong nước Pháp, 600 phụ nữ thú nhận là đã làm tình với quỷ.

Tổng số phù thủy bị chết không thể biết được. Một vài hồ sơ lịch sử còn hiện hữu; một số đã mất mát. Các ghi chép viết 5000 phù thủy bị giết ờ tỉnh Alsace, 900 ở thị trấn Bamberg, 2000 ở Bavaria, 311 ở Vaud, 167 ở Grenoble, 157 ở Wurzburg, 133 trong một ngày ở Saxony. Trong vài làng mạc, phụ nữ bị tận diệt.

Sự điên cuồng tiếp tục cho đến thế kỷ 18. Ở Scotland, một bà già bị thiêu sống năm 1722 sau khi bị kết tội là đã biến đứa con gái mình thành con ngựa con rồi cưỡi nó đến dự cuộc họp của các phù thủy. Ở Đức, một nữ tu bị thiêu giữa chợ ở Wurzburg năm 1749 sau khi các nữ tu khác chứng nhận là nữ tu này trèo qua tường của tu viện dưới dạng một con heo. Cuộc hành quyết phù thủy cuối cùng là ở Thụy Sĩ, vào năm 1782. Tới thời kỳ này, nhiều khoa học gia và học giả đã nêu lên những nghi vấn về sự thực hữu của các phù thủy do đó chấm dứt sự điên cuồng [tiêu diệt phù thủy của giáo hội].

Một sự khôi hài sâu đậm về những cuộc săn lùng phù thủy là chúng được chỉ đạo, không phải bởi những người man rợ mê tín, nhưng bởi những giám mục có học thức, những ông Tòa, giáo sư, và các cấp lãnh dạo khác trong xã hội. Những thế kỷ ám ảnh bởi phù thủy cho thấy quyền năng khủng khiếp của những niềm tin vào siêu nhiên. 2

3. Helen Ellerbe, The Dark Side Of Christian History, Chapter 8, The Witch Hunts, pp. 114-138:

Giáo hội Công giáo đã tạo ra một quan niệm tinh vi về sự thờ phụng quỷ và rồi dùng sự bạo hành của giáo hội để đối phó và quét sạch những người bất đồng ý kiến, đưa con người vào vòng kiểm soát độc đoán của giáo hội và công khai hạ thấp phụ nữ.

Phải mất một thời gian lâu giáo hội mới làm cho xã hội tin rằng phụ nữ thường có khuynh hướng thờ phụng quỷ và làm những việc ác của phù thủy…Trong thế kỷ 13, giáo hội bắt đầu miêu tả phù thủy là nô lệ của quỷ..

Giáo hoàng John XXII chính thức hóa sự bạo hành phù thủy năm 1320 khi ông ta cho phép tòa án xử dị giáo truy tố phù thủy. Sau đó những sắc lệnh và tuyên ngôn của giáo hoàng càng ngày càng lên án mãnh liệt phù thủy. Năm 1484 giáo hoàng Innocent VIII ban sắc lệnh Summis Desiderates cho phép hai quan án đạo Kramer và Spencer hệ thống hóa sự bạo hành phù thủy. Hai năm sau, cuốn Búa Phù Thủy của họ được xuất bản, sau đó với 14 ấn bản trong khoảng 1487-1520 và ít nhất là 16 ấn bản trong khoảng 1574-1669. Một sắc lệnh của giáo hoàng năm 1488 kêu họ mọi quốc gia ở Âu Châu hãy cứu giáo hội bị “nguy hại bởi những nghệ thuật của Satan”. Giáo hoàng triều và cơ quan xử dị giáo đã thành công biến đổi phù thủy từ một hiện tượng mà trước đó giáo hội cực lực phủ nhận thành một hiện tượng có thực, rất đáng sợ, đối nghịch với Ki Tô Giáo, và tuyệt đối đáng bị bạo hành.

Vì những tác giả cuốn Malleus Maleficarum ghi rằng: “Niềm tin vào sự hiện hữu của các phù thủy là phần cần thiết của đức tin Công Giáo nên bướng bỉnh không chịu tin như vậy là lạc đạo”. Đoạn trong Thánh Kinh như “Ngươi không được để cho một phù thủy nào được sống sót” được viện dẫn để biện minh cho sự bạo hành phù thủy. Cả Calvin và Knox [hai nhà lãnh đạo Tin Lành] đều tin rằng phủ nhận sự hiện hữu của phù thủy nghĩa là là phủ nhận quyền năng của Thánh Kinh. Nhà sáng lập hệ phái Tin Lành Giám Lý trong thế kỷ 18, John Wesley, tuyên bố về những người nghi ngờ sự hiện hữu của phù thủy là: “loại bỏ sự hiện hữu của phù thủy là loại bỏ Thánh Kinh.” Và một luật sư người Anh nổi tiếng viết: “Phủ nhận sự khả hữu, không, sự hiện hữu thực sự của phù thủy, là lập tức dứt khoát tỏ sự mâu thuẫn với những lời mạc khải của thiên chúa trong nhiều đoạn trong Cựu Ước và Tân ước.”

Sự bạo hành phù thủy đã giúp kéo dài thời gian thu thập những lợi nhuận của những tòa án xử dị giáo của giáo hội. Những tòa án xử dị giáo đã khiến cho nhiều vùng suy sụp về kinh tế đến độ quan án đạo Eymeric phải than phiền: “Trong thời này, không còn những kẻ lạc đạo giầu có nữa.. thật là đáng tiếc là một định chế có ích lợi như của chúng ta lại không chắc về tương lai của nó.” Thêm những tội ác của những phù thủy vào những người mà giáo hội bạo hành ngoài những kẻ dị giáo, những tòa án xử dị giáo có cả một nhóm người mới để có thể thu vét tiền bạc từ nhóm này và giáo hội lợi dụng tối đa cơ hội này. Tác giả Barbara Walker ghi nhận:

“Những nạn nhân phải trả tiền cho ngay cả sợi giây thừng trói họ và mớ củi thiêu sống họ. Mỗi một phương cách tra tấn đều có một giá (mà nạn nhân phải trả). Sau khi hành quyết một nạn nhân giầu có, các viên chức của giáo hội thường mở tiệc ăn mừng dùng tiền từ tài sản của nạn nhân.”

Năm 1592, linh mục Cornelius Loos viết: “Những nạn nhân khốn khổ vì bị tra tấn tàn bạo bắt buộc phải thú nhận những điều họ chẳng bao giờ làm, và do đó những con người vô tội bị chết bởi cái lò sát sinh độc ác; và bằng thuật luyện kim mới, vàng bạc được lấy ra từ máu người.” 3

4. Malise Ruthven, Torture: The Grand Conspiracy, Weidenfeld and Nicolson, London, p. 119:

Cuốn Thánh Kinh chỉ đạo cho những kẻ sát nhân khủng khiếp này là cuốn “Búa Phù Thủy” ô nhục, một cuốn sách viết bởi hai linh mục cuồng tín dòng Đa Minh và xuất bản năm 1486. Đối với các tác giả của cuốn sách, không có mánh khóe gian dối nào là thủ đoạn, không có sự tra tấn nào là quá mức khi dùng để lấy lời thú tội. Cũng không có lý do nào được phép nghi ngờ hay nhân nhượng. Phương châm của cuốn sách là: “Không tin có phù thủy là là lạc đạo nghiêm trọng nhất.”

Một trong những “Búa” nổi tiếng nhất là triết gia – luật sư Pháp Jean Bodin (1529-96). Có lẽ ông ta là người đầu tiên thảo ra định nghĩa “hợp pháp” về một phù thủy ~ “người đã biết luật của thiên chúa nhưng lại có những hành động với sự đồng thuận của Quỷ”

Bodin hữu hiệu ghê gớm trong việc truy tố những người bị nghi ngờ là phù thủy. Đích thân hắn ta tra tấn những em nhỏ và những người tàn tật để moi ra những lời thú tội, và tuyên bố rằng, thiêu sống những người bị kết án là phù thủy thì làm cho chúng chết quá mau đi ~ không lâu hơn nửa tiếng đồng hồ. Năm 1580, vào cuối cuộc đời, Bodin viết cuốn Demonomanie [Hành Động Ác Ôn Của Quỷ]. Gay gắt và xảo quyệt hơn ngay cả đối với cuốn “Búa Phù Thủy” , cuốn đó được nhiều người đón nhận và được nhiều người đọc.

Quan án đạo ở Lorraine, Nicholas Remy, cùng thời với Bodin và, nếu không ngang hàng trí tuệ với Bodin, thì chắc chắn là ngang hàng với hắn về bạo hành. Trong 15 năm xử án phù thủy hắn đã chịu trách nhiệm về sự hành quyết khoảng 900 người.

Khi đứa con cả của hắn chết vào năm 1582, Remy nghi ngờ là do phù thủy làm, sau đó lên án và kết án một người hành khất mà hắn đã đuổi đi trước khi con hắn chết ít lâu. Remy giải thích: “Những phù thủy có cách xảo trá nhất để đánh thuốc độc, vì tay của chúng đã thoa đầy thuốc độc, chúng nắm lấy quần áo của một người và do đó gài vào để hại người đó.” Giống như Bodin, Remin về hưu với tư cách một người danh giá và viết một cuốn sách kể lại kinh nghiệm của mình. Hắn ta thú nhận, điều đáng tiếc nhất trong đời của hắn là hắn không giết được nhiều hơn những con cái của phù thủy.

Trong số những người đi săn phù thủy, người giết nhiều nhất là Giám mục dòng Tên Peter Binsfeld ở Suffragan, Trier, nước Đức, vào cuối thế kỷ 16. Hắn là người năng nổ truy tố phù thủy và nhấn mạnh là tra tấn nhẹ là chẳng phải là tra tấn. Người ta cho rằng Binsfeld chịu trách nhiệm về cái chết của 6500 đàn ông, đàn bà và trẻ con. Bản Luận Về Những Lời Thú Tội Của Những Ác Nhân và Phù Thủy được nhiều người cùng thời coi như là một tài liệu hợp pháp. Ít người dám cất lên tiếng nói để chống đối nghiệp vụ đẫm máu về săn lùng phù thủy. Khi học giả Hà Lan Cornelius Loos, khủng khiếp trước sự quá độ của Binsfeld trong việc cho phép giết người theo phán quyết của hắn, toan tính phản đối nhân danh nhân loại, thì ông ta bị lên án và phải công khai sửa sai trước quần chúng.

Sự kiện là hầu hết những người săn lùng phù thủy thành thực tin vào sự chính đáng của những công cuộc đeo đuổi giết người đó cũng không làm cho cái lôgíc tai ác của họ, thiên kiến cực đoan và phương pháp bất nhân của họ kém kinh khủng đối với chúng ta ngày nay.

Henri Boguet (1550-1619), một luật sư người Pháp được biết là đã tiêu diệt khoảng 600 “phù thủy”, đã giúp kết án một người sùng tín căn cứ trên cây thánh giá bà ta đeo trên chuỗi tràng hạt có một vết nhỏ trên đó ~ một dấu chỉ rõ ràng mà Boguet nói rằng cái đó chứng tỏ là bà ta là đồng bọn với quỷ.

Pierre de Lancre, viên chức săn lùng phù thủy trong vùng Basque của Vua Pháp Henry IV, cũng giỏi trong việc dò ra được sự hiện diện của phe phái Satan. Vì những lý do mù mờ có vẻ như liên hệ đến vấn đề tình dục, de Lancre tin rằng tất cả 30000 người dân (gồm cả các linh mục) trong địa phận Labourd đều là phù thủy.

Khi người dân nghe được tin này, hàng ngàn người đã bỏ nhà chạy khỏi, một số di dân xa đến tận Newfoudland để thoát khỏi cuộc truy tố không thể tránh được. Trong vòng 4 tháng, de Lancre thiêu sống khoảng 600 người còn lại trong địa phận, rồi hắn ta vinh quang trở lại Paris và được Vua Henry tạ ơn phong cho chức cố vấn quốc gia.

Người Anh săn lùng phù thủy nổi tiếng nhất là một luật sư thất bại, theo hệ phái Thanh Giáo Tin Lành, tên là Matthew Hopkins. Không như các đồng nghiệp săn lùng phù thủy, trong một thời gian ngắn vào thập niên 1640 hắn chỉ có thể giết vào khoảng 600 người. Ngoài ra, vì một sắc lệnh của Quốc hội, hắn ta bắt buộc phải bỏ phương pháp đầu tiên của hắn dùng để tìm ra phù thủy: ném những người bị nghi ngờ là phù thủy đã bó chặt lại xuống sông xem có nổi hay không, nếu chúng nổi thì đúng là phù thủy, vì quỷ đã đỡ chúng. [Lẽ dĩ nhiên không có ai nổi và sẽ bị chết chìm]… Một trong những phương pháp hắn dùng thành công nhất là tra tấn tâm lý: các nạn nhân bị bắt buộc phải đi không ngừng, không được ăn, ngủ cho đến khi kiệt sức hay trở thành mê sảng, và thú nhận là phù thủy. 4

Trên đây chỉ là vài tài liệu trong số hàng trăm tài liệu về vài chi tiết của những cuộc săn lùng phù thủy của Ki Tô Giáo. Hiển nhiên là tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo, Công Giáo cũng như Tin Lành, không hề biết đến những trang sử đen tối của Ki Tô Giáo nói chung. Vì vậy, họ vẫn hãnh diện tự cho là mình được ở trong những “Hội Thánh Ki Tô”. Hi vọng ánh sáng của những sự thật lịch sử trong Ki Tô Giáo sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về chính tôn giáo của họ, và từ đó sẽ có một thái độ khác hơn, khiêm nhường hơn đối với những người phi Ki-Tô và các tôn giáo khác, những tôn giáo mà lịch sử truyền đạo chưa từng bị vấy một giọt máu.

Để kết luận, tôi xin trích dẫn nhận định của Aldous Huxley trong cuốn The Devis of Loudun, xuất bản năm 1952, một cuốn sử viết về quỷ ám, mê tín và cuồng tín tôn giáo trong thế kỷ 17 ở Pháp, dựa trên những biến cố trong tỉnh nhỏ Loudun. [It is a historical account of demonic possession, superstition and religious fanaticism in seventeenth-century France, based on events which took place in the small town of Loudun]:

Điều đáng sợ nhất, và lố bịch nhất, là đầu óc của những kẻ bảo thủ Ki Tô Giáo có thể viện vấn đề “tâm linh” ra để biện minh cho những sự độc ác như vậy, cho bất cứ nguyên nhân nào.

Sự ngu xuẩn và mê tín của những kẻ bảo thủ Ki Tô Giáo lên cao đến cực điểm vào thế kỷ 17, được khuyến khích, xúi giục bởi giáo hội, vì giáo hội dạy rằng có quỷ ở khắp nơi, và bất cứ hiện tượng nào khác lạ đều có thể là kết quả hành động của quỷ. Mưa đá, gió lớn, rận chấy, sữa trở thành chua, hay một con lừa khó bảo đều có thể quy trách cho người phụ nữ láng giềng. Tỏ ý nghi ngờ về sự hiện hữu của các phù thủy thì có giá trị như chính mình là quỷ, và bất cứ người nào tỏ ý chống đối đều bị nghi ngờ, canh chừng, và coi là phù thủy.

Sự ám ảnh của Ki Tô Giáo về Quỷ và phù thủy thực sự đã cổ vũ và tăng gia sự đàn áp của Ki Tô Giáo; và như là trước đây, ngày nay cũng vậy.

“Để biện minh cho những hành động của họ, họ đã biến những lý thuyết của họ thành những tín điều, những quy chế của họ thành những nguyên lý căn bản, những lãnh đạo chính trị của họ thành những Thiên chúa, và tất cả những người không đồng ý với họ đều là hiện thân của quỷ. Sự biến đổi để mà sùng bái cái tương đối thành cái tuyệt đối, nhân bản thành thần bản, đã làm cho họ có thể say đắm trong những tình cảm đam mê xấu xa đáng sợ nhất với một lương tâm yên ổn và trong niềm tin chắc là đang phục vụ cho Thượng đế. Và khi những niềm tin đó tự chúng trở thành ngu mê, thì một tập hợp những niềm tin mới sẽ được phát minh ra để cho những sự điên rồ khi xưa có thể tiếp tục mang những bộ mặt quen thuộc của tính hợp pháp, của lý tưởng, và của tôn giáo chân thật. 5

1. Milton Meltzer, Witches and Witch-Hunts: A History of Persecution, The Blue Sky Press, New York, 1999: A witchcraft craze lasting more than 400 years – from the 14th through the 17th centuries – caused the deaths of millions in Europe, the great majority of them women. The craze arose in the Middle Ages and lasted well into the Age of Reason. Long after, in the 20th century, the Nazi dictator, Adolf Hitler, led an organized campaign of persecution – often called a witch-hunt – of the Jews in Germany and Europe that led to the deaths of six million men, women, and children.

The Bible of witch-hunting appeared in 1486.. It was a book of great length called the Malleus Maleficarum, or Hammer of Witches. The first printed encyclopedia of magic and witchcraft, it was written by two Dominician priests of Germany, Heinrich Kramer and Jacob Sprenger.

Two years earlier, Pope Innocent VIII had authorized the two priests to wipe out witchcraft in Germany. Their manual on persecution was a tool in the hand of every judge and witch-hunter for three centuries. The Malleus was reprinted in 14 editions very quickly. It became one of the most influential of all early printed books. The Malleus begins by challenging the opinion that witches do not really exist. The true faith, it says, “teaches us that certain angels fell from heaven and are now devils” who “by their very nature…can do many wonderful things we cannot do.” The authors state that Satan and demons can do harm by themselves, or by acting with or through witches. It dealt in much detail with the practice of witchcraft and with the judicial procedures to be used against it.

The two priests spoke from experience, for they themselves had tried 50 people for witchcraft, 48 of whom were women. The Malleus became the authoritative guide to organized witch-hunting. The hunts were initiated, and carried out by church and state…The Malleus told how to use torture to force confession and further accusations. The common practice was to strip the accused naked, shave off all her body hair, subject her to thumbscrew and the rack, to spikes and bone-crushing devices, and to beat her and starve her.

When the whirlwind of persecution descended in the 15th century, the toll was immense. Nicholas Remy, a judge from Lorraine, France, who presided over witch trials, wrote that after spending much time grilling witches, he knew that “they are justly to be subjected to every torture and put to death in the flames.. and that its very awfulness may serve as an example and a warning to others.” Remy sent between two and three thousand victims to the stakes between 1595 and 1616…

Torquemada (1420-1498), the Spanish churchman known as the Grand Inquisitor, is credited personally with burning more than ten thousand people and with condemning another 97 thousand in less than two decades.

For 12 years, from 1581 to 1593, witch persecutions raged through the cathedral city of Trier in Germany. The bishop of Trier, Peter Binsfield, ordered the death of some 6000 people..

In the 1620s the area of Wurzburg, Germany, saw spectacular examples of wholesale extermination. The bishop of Wurzburg burned 900 people for witchcraft…The archbishop of Trier burned 268 witches from 22 villages between 1587 and 1593. In two of these villages, by 1595 only one woman was left alive.

Jews were another group that suffered especially during the height of the witch-hunts. In the New Testament, John 8:44 calls the Devil the father of the Jews. It is in Revelation 2:9 and 3:9 that the “synagogue of Satan” is first mentioned. Church leaders accused Jews of worshiping Satan and giving their children to the demons..

In England, under the Protestant rulers Henry VIII and Elizabeth I, persecution was severe. And they were not the only Protestant rulers to break bones on the rack or brand with hot irons. In the Netherlands, too, the whip, steel pincers, and burning at the stake were much in evidence.

Martin Luther, who lived from 1483 to 1546 and was the founder of Protestantism, reinforced the superstition of his time. His writings testify to the Devil’s assaults upon him, and he often refers to the evil actions of witches – among them he includes his opponents. He thought the power of witches was awesome; he once wrote, “I should have no compassion on these witches, I would burn all of them.”

Spurred on by the Malleus, Germany had the worst history of witchcraft persecution, but other countries – France, Switzerland, Sapin, Sweden, Scotland – all swelled the total number of murders. When the terror reached its peak, doubters felt obliged to voice a belief in witches. Denying the existence of witchcraft placed people in great danger of themselves being accused.

2. James A. Haught, Holy Horrors: An Illustrated History of religious Murder and Madness, Prometheus Books, New York, 1990, p.73-76: During the 1400, the Holy Inquisition shifted its focus toward witchcraft, and the next three centuries witnessed a bizarre orgy of religious delusion. Agents of the Church tortured untold thousands of women, and some men, into confessing that they flew through the sky on demonic missions, engaged in sex with Satan, turned themselves into animals, made themselves invisible, and performed supernatural evils. Virtually all the accused were put to death.

Pope Gregory IX originally authorized the killing of witches in the 1200s, and random witch trials were held, but the craze didn’t catch fire until the 15th century. In 1484 Pope Innocent VIII issued a bull declaring the absolute reality of witches – thus it became heresy to doubt their existence. Prosecutions soared. The inquisitor Cumanus burned 41 women the following year, and a colleague in the Piedmont of Italy executed 100.

Soon afterward, two Dominician inquisitors, Jakob Sprenger and Heinrich Kramer, published their infamous Malleus Maleficarum (Withches’ Hammer) outlining a lurid litany of magical acts performed by witches and their imps, familiars, phantoms, demons, succubi, and incubi. It described how the evil women blighted crops, devoured children, caused disease, and wrought spells. The book was filled with witches’ sexual acts and portrayed women as treacherous and contemptible. “All witchcraft comes from carnal lust, wich is in women insatiable,” they wrote. Modern psychology easily perceives the sexual neusoris of these priests – yet for centuries their book was the official manual used by the inquisitors sending women to horrible deaths.

Witch-hunts flared in France, Germany, Hungary, Spain, Italy, Switzerland, Sweden, and nearly every corner of Europe – finally reaching England, Scotland, and the Massachusetts Bay Colony. Most of the victims were old women whose eccentricities roused suspicions of neighbors. Others were young, pretty women. Some were men. Many in the continental Europe were simply citizens whose names were shrieked out by torture victims when commanded to identify fellow witches.

The standard Inquisition procedure of isolating and grilling suspects was followed – plus an added step: the victims were stripped naked, shaved of all body hair, and “pricked”. The Malleus Maleficarum specified that every witch bore a numb “devil’s mark”, which could be detected by jabbing with a sharp object. Inquisitors also looked for “witches’ tits”, blemishes that might be secrets nipples whereby the women suckled their demons.

If the body search failed, the torture began. Fingernails were pulled out. Red-hot tongs were applied to breasts. “The women’s sex organ provided special attraction for the male torturer,” researcher Nancy Van Vuuren wrote. Bodies were stretched on racks and wheels. “Arms came out of sockets and trysts with the Devil came out of the unlikeliest mouths”, novelist Erica Jong wrote. Virtually every mangled and broken victim confessed – and was executed on the basis of the confession.

In the Basque region of Spain, church records dutifully report that Maria of Ituren admitted under torture that she and sister witches turned themselves into horses and galloped through the sky. In a district of France, 600 women confessed to copulating with demons.

The complete death toll is impossible to learn. Some historical records exist; others are gone. Various accounts say 5000 witches were killed in the province of Alsace, 900 in the city of Bamberg, about 2000 in Bavaria, 311 in Vaud, 167 at grnoble, 157 at Wurzburg, 133 in a single day in Saxony. Some entire villages were exterminated.

The mania continued until the 18th century. In Scotland, an old woman was burned in 1722 after being convicted of turning her daughter into a pony and riding her to a witches’ coven. In Germany, a nun was burned alive in the marketplace of Wurzburg in 1749 after other nuns testified that she climbed over convent walls in the form of a pig. The last legal execution of a witch occurred in Switzerland in 1782. By that time, various scientists and scholars had raised enough doubt about the reality of witchcraft to bring an end to the madness.

A profound irony of the witch-hunts is that they were directed, not by superstitious savages, but by learned bishops, judges, professors, and other leaders of society. The centuries of witch obsession demonstrated the terrible power of supernatural beliefs.

3. Helen Ellerbe, The Dark Side Of Christian History, Chapter 8, The Witch Hunts, pp. 114-138: The Church created the elaborate concept of devil worship and then, used the persecution of it to wipe out dissent, subordinate the individual to authoritarian control, and openly denigrate women…

It took the Church a long time to persuade society that women were inclined toward evil witchcraft and devil worship… In the 13th century the Church began depicting the witch as a slave of the devil…

Pope John XXII formalized the persecution of witchcraft in 1320 when he authorized the Inquisition to prosecute sorcery. Thereafter papal bulls and declarations grew increasingly vehement in their condemnation of witchcraft. In 1484 Pope Innocent VIII issued the bull Summis Desiderates authorizing two inquisitores Kramer and Sprenger, to systematize the persecution of witches. Two years later their manual, Malleus Maleficarum, was published with 14 editions following between 1487-1520 and at least 16 editions between 1574-1669. A papal bull in 1488 called upon the nations of Europe to rescue the Church of Christ which was “imperiled by the arts of Satan”. The papacy and the Inquisition had successfully transformed the witch from a phenomenon whose existence the Church had previously rigorously denied into a phenomenon that was deemed very real, very frightening, the antithesis of Christianity, and absolutely deserving of persecution.

It was now heresy not to believe in the existence of witches. As the authors of the Malleus Maleficarum noted, “A belief that there are such things as witches is so essential a part of Catholic faith that obstinately to maintain the opposite opinion savors of heresy.” Passage in the Bible such as “Thou shalt not suffer a witch to live” were cited to justify the persecution of witches. Both Calvin and Knox believed that to deny witchcraft was to deny the authority of the Bible. The 18th century founder of Methodism, John Wesley, declared to those skeptical of witchcraft, “The giving up of witchcraft is in effect the giving up of the Bible. And an eminent English lawyer wrote, “To deny the possibility, nay, actual existence of witchcraft and sorcery, is at once flatly to contradict the revealed word of God in various passages both of the Old and New Testament.

The persecution of witchcraft enabled the Church to prolong the profitability of the Inquition. The Inquisition had left regions so economically destitute that the inquisitor Eymeric complained, “In our days there are no more rich heretics..it is a pity that so salutary an institution as ours should be so uncertain of its future.” By adding witchcraft to the crimes it persecuted, however, the Inquisition exposed a whole new group of people from whom to collect money. It took every advantage of this opportunity. The auther Barbara Walker notes:

“Victims were charged for the the very ropes that bound them and the wood that burned them. Each procedure of torture carried its fee. After the execution of a wealthy witch, officials usually treated themselves to a banquet at the expense of the victim’s estate”

In 1592 Father Cornelius Loos wrote:

“Wretched creatures are compelled by the severity of the torture to confess things they have never done.. and so by the cruel butchery innocent lives are taken; and, by a new alchemy, gold and silver are coined from human blood.”

4. Malise Ruthven, Torture: The Grand Conspiracy, Weidenfeld and Nicolson, London, p. 119:

The bible of these macabre killers was the infamous Malleus Maleficarum (Hammer of Witches), a book written by two fanatical Dominican priests and published in 1486. For the book's authors no deceit was too devious, no torture too extreme to be used in the pursuit of confessions. Nor was there any room for skepticism or moderation; "Not to believe in witchcraft," read the book's motto, "is the greatest of heresies."

One of the most famous of the Malleus was the French lawyer-philosopher Jean Bodin (1529-96). Possibly the first to formulate a "legal" definition of a witch ~ "someone, who, knowing God's laws, tries to bring about some act through an agreement with the Devil"

Bodin was hideously efficient in his prosecution of suspected witches. He personally tortured young children and invalids in the effort to extract confessions, and proclaimed that burning condemned witches brought death too quickly ~ in not much more than half an hour. In 1580, towards the end of his life, Bodin wrote a book of his own, Demonomanie. Harsher and more insidiously circumstantial even than the Malleus, it was well received and widely read.

The inquisitor of Lorraine, Nicholas Remy, was Bodin's contemporary and, if not his intellectual equal, certainly his persecutional peer. During 15 years of judging witchcraft cases he was responsible for the execution of approximately 900 people.

When his eldest son died in 1582, Remy inevitably suspected witchcraft, later accusing and condemning a beggar whom he had turned away shortly before his son's death. As Remy explained, "Witches have a most treacher manner of applying their poison, for having their hands smeared with it, they take hold of...a man's garment as it were to entreat and propitiate him." Like Bodin, Remy retired an honoured man and wrote a book about his experiences. His main regret in life, he confessed, was that he did not kill more witch children.

By far the most lethal of the witch hunters was Jesuit-trained Peter Binsfeld, Suffragan Bishop of Trier, Germany, in the late 16th century.

A relentless witch prosecutor who insisted that "light" torture amounted to no torture at all. Binsfeld is said to have been responsible for the deaths of about 6,500 men, women and children.

His Treatise on Confessions by Evildoers and Witches was considered by many of his contemporaries to be one of the great legal works of it's day. Few voices were raised in opposition to the bloody business of witch hunting. When Dutch scholar Cornelius Loos, horrified at the enormity of Binsfeld judicially sanctioned murders, attempted to protest in the name of humanity, he was condemned and made to recant publicly.

The fact that most of the witch hunters sincerely believed in the rightness of their murderous pursuits does not make their perverse logic, immoderate prejudice and inhumam methods any less horrifying today.

Henri Bogeut (1550-1619), a French lawyer credited with exterminating about 600 "witches", was, for example, able to help condemn one pious suspect on the grounds that the crucifix she wore on her rosary had a minute flaw in it ~ a clear indication, said Boguet, that she was in league with the devil.

Pierre de Lancre, French King Henry 1V's official witch hunter in the Basque country, was equaly skilled at detecting the presence of of Satanism. For reasons that are obscure but that seem to have had morbid sexual undertones, de Lancre became convinced that all 30,000 (including priests) inhabitants of the Labourd district were witches.

When news of de Lancre's conclusions became known, thousands fled their homes, some emigrating as far as Newfoundland to escape the inevitable conflagration. In the space of four months de Lancre burned some 600 of the people who remained, then returned to Paris in triumph to be made state counselor by a grateful King Henry.

The most notorious of the English witch hunters was a puritanical, failed lawyer named Matthew Hopkins.

Unlike some of his counterparts on the Continent, Hopkins, who flourished for a relatively brief period in the 1640s, only managed to kill about 600 people. In addition, because of a parliamentary decree, he was obliged to forgo his early method of identifying witches ~ throwing the suspects, trussed, into a river to see if they floated, if they did they were considered guilty, as the devil was supporting them…

One of the methods he used most successfully was a form of psychogical torture, in which victims were forced to walk constantly, without food or sleep, until, exhausted or delirious, they confessed to witchcraft.

5. (Aldous Huxley, The Devils of Loudun, 1952, Harper and Brothers, N.Y.): The scariest part is the fundamentalist mind that could justify such cruelty, for any cause, most ironically, a 'spiritual' one.

Fundamentalist ignorance and superstition reached a peak in the 1600's, instigated by the church, who taught that the Devil was everywhere, and that any undesireable manifestation could be and probably was the result of witchcraft and devils. Hail, wind, lice, sour milk, or a difficult mule could all be blamed on the woman next door. Expressing doubt about the existence of witches was tantamount to being a witch, and anyone voicing opposing opinions was suspect, to be watched, and targeted.

The Christian obsession with the Devil and witchcraft actually fostered and propagated what they tried so hard to repress; and as it was then, it is today.

"In order to justify their behavior, they turn their theories into dogmas, their bylaws into First Principles, their political bosses into Gods and all those who disagree with them into incarnate devils. This idolatrous transformation of the relative into the Absolute and the all too human into the Divine, makes it possible for them to indulge their ugliest passions with a clear conscience and in the certainty that they are working for the Highest Good. And when the current beliefs come, in their turn, to look silly, a new set will be invented, so that the immemorial madness may continue to wear its customary mask of legality, idealism, and true religion."

Tài Liệu Tham Khảo:

AI = Arthur Frederick Ide, Unzipped The Popes Bare all: A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, AAP, Inc., Austin, Texas, 1987.

BB = Joanne Carlson Brown & Carole R. Bohm, Editors, Christianity, Patriarchy, and Abuse: A Feminist Critique, The Pilgrim Press, Cleveland, Ohio, 1989.

EB = Ernie Bringas, Going By The Book, Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Publishing Company, Inc., Charlottesville, VA, 1996.

GW = Gary Wills, Papal Sin, Doubleday,New York, 2000

HE = Helen Ellerbe, The Dark Side of Christian History, Morningstar and Lark, Orlando, FL., 1995

I = Internet, Tài liệu trên Internet

JD = John Dollison, Pope-Pouri, A Fireside Book, New York, 1994

JH = James A. Haught, Holy Horrors: an Illustrated History of Religious Murder and Madness, Prometheus Books, New York, 1990.

JS = John Shelby Spong, Rescuing the Bible From Fundamentalism: A Bishop rethinks The Meaning of Scripture, Harper, San Francisco, 1991.

MM = Milton Meltzer, Witches and Witch-Hunts: A History of Persecution, The Blue Sky Press, New York, 1999.

MR = Malise Ruthven, Torture: The Grand Conspiracy, Weidenfeld and Nicolson, London, p. 119

NC = Norman Cohn, Europe’s Inner Demons, Paladin Book, Sussex University Presss, Great Britain, 1975

PR = Peter de Rosa, Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, Inc., New York, 1988.

TQN = Trần Quý Nhu, Búa Phù Thủy [Chuyển ngữ từ cuốn Malleus Maleficarum của hai linh mục Heinrich Kramer và James Sprenger], Giao Điểm, 2003.

UH = Uta Ranke-Heinemann, Eunuchs For The Kingdom of Heaven, The Book that accuses the Roman Catholic Church of degrading women and undermining the sexuality of believers, Penguin Books, New York, 1990.

 

3.5. NÚI TỘI ÁC THỨ MĂM CỦA CÔNG GIÁO:

GÂY HẬN THÙ VÀ BÁCH HẠI NGƯỜI DO THÁI

 

Khi nói đến vấn đề bách hại người Do Thái, thường chúng ta nghĩ ngay đến lò “thiêu người tập thể” (Holocaust) của Đức Quốc Xã (Nazis). Tuy nhiên, những lò “thiêu người tập thể” này chỉ là sự tiếp nối và là giai đoạn cuối của chính sách kỳ thị và bách hại người Do Thái của Ki Tô Giáo, mới đầu là Ca Tô Giáo (Công giáo) trong mấy thế kỷ đầu, rồi sau đó, từ thế kỷ 16, song hành với Tin Lành. Chính sách kỳ thị và bách hại người Do Thái được thi hành qua ba chủ trương: cưỡng bức cải đạo; cưỡng bức cải đạo không được thì trục xuất; trục xuất không được thì giết. Vậy 6 triệu sinh mạng Do Thái bị hủy diệt bởi Đức Quốc Xã ở Âu Châu trong Thế Chiến thứ hai, xảy ra trong các nước Ki Tô Giáo ở Âu Châu như Đức, Pháp, Ý, Ba Lan, Tiệp Khắc v..v.., và vô số sinh mạng Do Thái bị hủy diệt bởi Ki Tô Giáo trong các cuộc Thập Ác Chinh, trong các Tòa Án Xử Dị Giáo v..v.., tất cả đều nằm trong giai đoạn cuối của chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo.

Thật vậy, học giả nổi tiếng Raul Hillberg, chuyên gia nghiên cứu về Holocaust, đã viết trong cuốn “Sự Tiêu Diệt Những Người Do Thái Âu Châu” (The Destruction of the European Jews, Holmes & Meier, New York, 1985), pp 7f, như sau:

Từ thế kỷ thứ 4 đã có ba chính sách chống Do Thái: cưỡng bức cải đạo, trục xuất khỏi xứ, và hủy diệt. Chính sách thứ hai là chính sách thay thế cho chính sách thứ nhất khi chính sách này không thành công, và chính sách thứ ba cũng là để thay thế cho chính sách thứ hai… Những nhà truyền giáo Ki Tô Giáo đã chẳng từng nói: Các ngươi không có quyền sống giữa chúng tôi như là người Do Thái [nghĩa là phải cải đạo thành tín đồ Ki Tô và mất đi căn cước Do Thái]. Các nhà cai trị thế tục [thường là ở dưới thần quyền hay cai trị song song với thần quyền] tuyên bố: Các người không có quyền sống cùng với chúng tôi [nghĩa là phải bị trục xuất ra khỏi xứ, thí dụ, theo đề nghị của Marin Luther v..v..]. Sau cùng, Đức Quốc Xã ra nghị định: Các người không được quyền sống [do đó thực hiện “Giải pháp cuối cùng” (Final solution), nghĩa là tận diệt người Do Thái]

Quá trình này bắt đầu bằng toan tính lùa người Do Thái vào Ki Tô Giáo. Một sự phát triển chính sách được tiếp nối để cưỡng bách trục xuất những nạn nhân. Và cuối cùng là lùa người Do Thái vào chỗ chết. Như vậy, Đức quốc xã (Nazis) không dẹp bỏ quá khứ [chống Do Thái của Ki Tô Giáo] mà được xây dựng trên đó, không bắt đầu sự phát triển chính sách chống Do Thái mà là hoàn tất chính sách đã có.

[Since the fourth century after Christ there have been three anti-Jewish policies: forced conversion, expulsion, annihilation. The second appeared as an alternative to the first, and the third emerged as an alternative to the second… The missionaries of Christianity had said in effect: You have no right to live among us as Jews. The secular rulers who followed proclaimed: You have no right to live among us. The Nazis at last decreed: You have no right to live.

The process began with the attempt to drive the Jews into Christianity. The development was continued in order to force the victims into exile. It was finished when the Jews were driven to the death. The German Nazis, then, did not discard the past; they built upon it. They did not begin a development; they completed it.]

John Cornwell, một học giả Ca-Tô, viết trong cuốn “Giáo Hoàng Của Hitler” (Hitler’s Pope):

“Vào khoảng giữa năm 1997, tôi ở trong tình trạng bị một cú “sốc” về đạo lý. Những tài liệu tôi thu thập được không thể dùng được để miễn trách nhiệm [cho Giáo hoàng Pius XII] mà là một bản cáo trạng còn gây tai tiếng hơn là bản cáo trạng của Hoshhuth [Rolf Hoshhuth là người đã chỉ trích Pius XII. Bằng chứng thật là mạnh mẽ. Lần đầu tiên nó chứng tỏ Pacelli [tên tục của Pius XII]], qua chính những lời của ông ấy, là một người chống Do Thái có môn bài. Nó chứng tỏ rằng ông ta đã giúp cho Hitler lên cầm quyền và cùng lúc phá ngầm khả năng kháng chiến của Ca Tô Giáo ở Đức. Nó chứng tỏ rằng ông ta ngụ ý phủ nhận và tầm thường hóa những lò sát sinh của Đức Quốc Xã dù rằng ông ta đã biết rõ nội vụ. Và tệ hơn cả, ông ta là một người đạo đức giả, vì sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt ông ta lại mang danh không xứng đáng là người đã công khai chống sự bạo hành của Nazi.”

(By the middle of 1997, I was in a state of moral shock. The material I had gathered amounted not to an exoneration but to an indictment more scandalous than Hochhuth's. The evidence was explosive. It showed for the first time that Pacelli was patently, and by the proof of his own words, anti-Jewish. It revealed that he had helped Hitler to power and at the same time undermined potential Catholic resistance in Germany. It showed that he had implicitly denied and trivialized the Holocaust, despite having reliable knowledge of its true extent. And, worse, that he was a hypocrite, for after the war he had retrospectively taken undue credit for speaking out boldly against the Nazis’ persecution.)

Và Sam Harris, trong cuốn sách mới xuất bản, Thư Cho Một Quốc Gia Ki Tô (Letter To A Christian Nation, Alfred A. Knopf, New York, 2006), đã viết, trang 41-42:

Hãy xét đến những lò thiêu sống tập thể của Đức Quốc Xã: chủ nghĩa chống Do Thái dựng lên những trại tử thần của Nazi là thừa hưởng trực tiếp chính sách của Ki Tô Giáo thời Trung Cổ. Trong nhiều thế kỷ, những người Âu Châu Ki Tô đã coi những người Do Thái như là những giống người lạc đạo tệ mạt nhất và gán cho sự hiện diện của người Do Thái trong đám tín đồ Ki Tô là nguyên nhân của mọi điều xấu xa trong xã hội… Chính Vatican đã thường xuyên quy tội cho người Do Thái giết Chúa trong báo chí của Vatican cho tới năm 1914. Và cả hai giáo hội, Ca-Tô cũng như Tin Lành, đều có một thành tích ô nhục đồng lõa trong chính sách diệt chủng dân Do Thái.

(Consider the Holocaust: the anti-semitism that built the Nazi death camps was a direct inheritance from medieval Christianity. For centuries, Christian Europeans had viewed the Jews as the worst species of heretics and attributed every societal ill to their continued presence among the faithful… The Vatican itself perpetuated the blood libel in its newspapers as late as 1914. And both Catholic and Protestant churches have a shameful record of complicity with the Nazi genocide.)

Từ vài tài liệu trên trong vô số tài liệu về sự liên hệ giữa chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo và lò sát sinh của Đức Quốc Xã, ngày nay không ai còn có thể phủ nhận sự liên hệ ô nhục giữa một tôn giáo, Ki Tô Giáo, và một chính quyền thế tục, Đức Quốc Xã, đưa đến kết quả là 6 triệu người Do Thái đủ mọi lứa tuổi bị giết không thương tiếc. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu thêm vào Núi Tội Ác Thứ Năm của Ca-Tô Giáo Rô-Ma: Bách hại người Do Thái.

Nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng, những chính sách chống Do Thái là những sản phẩm đặc thù của Ca Tô Giáo cũng như Tin Lành, được chế tạo ra từ những đầu óc thuộc loại cuồng tín cùng cực hẹp hòi thuộc thời bán khai của một số Giáo hoàng như Innocent III; của một số “Thánh” Ca Tô như Paul (Phao Lồ), John (Giăng) trong Tân ước; của một số “Thánh thượng phụ” Công Giáo như Chrysostom, Bernard, Augustine; và của những nhà lập giáo Tin Lành như Martin Luther, John Calvin v..v.. Cuồng tín hẹp hòi vì chỉ dựa vào một vài câu viết bậy trong Tân ước mà vu cho người Do Thái cái tội “giết Chúa”, nếu Chúa toàn năng, toàn trí của họ có thể bị giết bởi người thường.

Trước khi trích dẫn những “lời nói kỳ thị, nguyền rủa” của các vị trên về người Do Thái, chúng ta hãy điểm qua một số ý kiến của các học giả về sự liên hệ giữa chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo và những lò “thiêu người tập thể” của Đức Quốc Xã.

Trước hết chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn “Một Mặt Đen Tối Của Lịch Sử: Chính Sách Chống Do Thái Qua Các Thời Đại” (A Dark Side of History: Antisemitism Through The Ages, Anti-Defamation League, 2000) của Jerome A. Chanes, đã viết như sau, trang 11:

Tác giả Ca Tô Giáo Rô-ma (Roman Catholicism) có tên tuổi, Malcolm Hay, đã viết cho Jules Isaac cách đây 40 năm như sau: “Auschwitz (Nơi thiêu người tập thể kinh khủng nhất của Đức Quốc Xã) không thể nào thực hiện được nếu không có những lời nói láo độc địa mà các Giáo hội Ki Tô đã làm nhiễm độc các dân tộc Ki Tô trong ít nhất là 1600 năm” [Trg. 11]

Không quá 40 năm trước đây, nghiên cứu những chủ đề và những tài liệu về chống Do Thái của Ki Tô Giáo thường bị coi là điều cấm kỵ. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về Holocaust, do tinh thần thảo luận cởi mở trong các giáo hội Ki Tô, đã phanh phui ra vai trò cốt yếu của Giáo hội trong chính sách bạo hành những người Do Thái sống trong những xứ Ki Tô. [Trg. 29]

(The distinguished Roman Catholic author Malcolm Hay wrote to Jules Isaac 40 years ago that “Auschwitz would have been impossible had it not been for the poisonous lies with which the churches have infected Christian populations for at least 1600 years.”)

No more than 40 years ago, the subjects of Christian antisemitism and the Christian sources of antisemitism were generally considered taboo.

In recent years, research on the Holocaust, together with a growing tolerance for discussion within the churches, has revealed the crucial role played by the Church in the persecution of Jews in Christendom.)

Thái độ của Luther chẳng bao lâu trở thành chống Do Thái một cách hiển nhiên. Năm 1542, Luther phát tán một tờ truyền đơn, “Về người Do Thái và nhưng lời nói láo của họ”, tiếp theo là một tiểu luận khác trong đó ông ta chỉ trích gắt gao bằng loại ngôn từ không kém độc địa như những lời đã đã từng đưa ra đối với người Do Thái từ trước hoặc sau đó. Luther, với lời lẽ vừa châm biếm vừa tục tĩu, nhắc lại mọi luận điệu lên án Do Thái từ trước, với những điều chúng ta đã quen thuộc: Người Do Thái là những kẻ bỏ thuốc độc [vào giếng nước]; nhũng kẻ cho vay nặng lãi; những ký sinh trùng trong xã hội Ki-Tô; song hành với Satan; những kẻ bị đầy đọa xuống hỏa ngục. Trong những bản văn của Luther, một hình ảnh cũ được đưa ra: Do Thái là những kẻ ”chống-Chúa.” Luther không để cho những độc giả của ông ta tự tưởng tượng ra những điều ông ta quan niệm về một chương trình đối xử với người Do Thái. Ông ta vạch rõ: cần phải đốt sập những giáo đường Do Thái, tịch thu sách vở Do Thái, cưỡng bách người Do Thái phải lao động chân tay cực nhọc, tốt hơn nữa, cần phải trục xuất người Do Thái ra khỏi những đất đai của họ.

(p.105: Luther’s attitude toward the Jews became one that before too long was blatantly antisemitic. In 1542, Luther published a tract, Concerning the Jews and Their Lies, soon followed by another essay, which excoriated the Jews in Language that equaled in virulence anything uttered against them before or since. Luther, in language both sarcastic and scatological, renewed all the old charges of the past, perpetuating patterns with which we have become familiar during the course of these talks: Jews are poisoners; Jews are usurers; Jews are parasites on Christian society; Jews consort with Satan himself; Jews are doomed to Hell. In Luther’s writings a new locution of an old image of the Jew emerged: the Jew as “Anti-Christ”

Luther did not leave to his readers’ imagination what he conceived as the appropriate agenda to deal with the Jews. He was quite explicit: their synagogues should be burned, their books seized; they should be forced into back-breaking manual labor; better still, they should be expelled from their territories.)

Theo sử gia Lucy Dawidowics, “Người ta có thể dễ dàng kéo một đường chống Do Thái thẳng từ Martin Luther tới Adolf Hitler”. Cả Luther và Hitler đều bị ám ảnh bởi một vũ trụ quỷ sứ mà người Do Thái sống trong đó. Khi chúng ta duyệt lịch sử chống Do Thái trong thế kỷ 20 ở Tây Âu, chúng ta nhận ra rằng có một chuỗi xích quan niệm và triết lý nối sự Cải Cách của Ki Tô Giáo và sự nổi giậy của chủ nghĩa Hitler.

(p 151: According to historian Lucy Dawidowics, “A line of antisemitism descent from Martin Luther to Adolf Hitler is easy to draw” Both Luther and Hitler were obsessed by a demonologized universe inhabited by Jews. As we trace the history of antisemitism to 20th century Western Europe, we note that there is a direct conceptual and philosophical chain connecting the Christian Reformation and the rise of Hitlerism.)

Tiến sĩ Michael L. Brown, Khoa Trưởng Trường Cao Cấp về Thần học tại Gaithersburg, Maryland, USA, trong cuốn "Bàn tay của chúng ta dính nhơ đầy máu" (Our Hands are Stained With Blood, Messiah Biblical Institute, MD, 1992, p. 7) viết với nhiều chi tiết về chương trình đối xử với người Do Thái của Martin Luther như sau:

"Thứ nhất, phải đốt sạch những giáo đường Do Thái... Thứ nhì, nhà cửa của họ cũng phải thiêu hủy...Thứ ba, họ không được giữ những cuốn kinh cầu nguyện và Thánh kinh Do Thái. Thứ tư, phải cấm những giáo sĩ của họ giảng đạo nếu không sẽ bị xử tội chết... Thứ năm, những quyền lợi về giấy thông hành và du hành của những người Do Thái phải tuyệt đối cấm. Thứ sáu, họ phải ngưng lấy lãi khi cho vay tiền...Thứ bảy, hãy cấp cho thanh thiếu niên nam nữ Do Thái những cái đập lúa, búa dìu, cuốc, thuổng để chúng kiếm ăn bằng mồ hôi trên mũi chúng.. Chúng ta phải trục xuất bọn nhãi ranh lười biếng trên ra khỏi hệ thống của chúng ta. Như vậy là đuổi chúng cút đi chỗ khác.

Nói tóm lại, các ông hoàng và nhà quý phái thân yêu mà có người Do Thái trong các xứ của mình, nếu lời khuyên này của tôi không hợp với các người, thì các người hãy tìm một cách tốt hơn để quý vị và tôi không còn phải mang cái gánh nặng không thể chịu đựng được nữa của những kẻ gian ác – người Do Thái"

(First, their synagogues should be set on fire.. Secondly, their homes should likewise be broken down and destroyed...Thirdly, they should be deprived of their prayer-books and Talmuds...Fourthly, their rabbis must be forbidden under threat of death to teach any more...Fiftly, passport and traveling privileges should be absolutely forbidden to the Jews...Sixthly, they ought to be stopped from usury (charging interest on loans)...Seventhly, let the young and strong Jews and Jewesses be given the flail, the ax, the hoe, the spade...and let them earn their bread by the sweat of their noses...We ought to drive the rascally lazy bones out of our system.. Therefore away with them.

To sum up, dear princes and nobles who have Jews in your domains, if this advice of mine đoes not suit you, then find a better one so that you and we may all be free of this insufferable devilish burden – the Jews)

Trong một đoạn khác, tiến sĩ Brown viết, trang 7:

"Ki Tô Giáo không tạo ra sự hủy diệt tập thể dân Do Thái [của Đức Quốc Xã], nhưng Ki Tô Giáo đã làm cho sự hủy diệt trên thành hình. Không có sự chống Do Thái của Ki Tô giáo, người ta không thể quan niệm nổi một chính sách hủy diệt như vậy. Hitler và những đảng viên quốc xã đã tìm thấy trong pháp chế chống Do Thái của Công giáo trong thời Trung Cổ một mẫu mực hành dộng cho chính họ, và họ in lại những văn kiện chống Do Thái độc địa của Martin Luther. Chúng ta nên biết chính sách hủy diệt tập thể này chỉ được gây ra bởi một nước lớn ở Âu châu trong đó số tín đồ Công giáo và Tin Lành xấp xỉ bằng nhau. Cả hai tôn giáo trên đều chứa đầy sự thù hận người Do Thái.

Trong gần 2000 năm, thế giới Ki Tô đã tàn nhẫn làm mất nhân tính của người Do Thái khiến cho chính sách hủy diệt tập thể, kết quả chung cùng của sự làm mất nhân tính này, có thể thành tựu.

Trong những năm dài, đen tối của thời Trung Cổ, người Do Thái thường được phép chọn: rửa tội hoặc bị trục xuất, rửa tội hoặc bị tra tấn, rửa tội hoặc là chết"

(Christianity did not create the Holocaust; indeed Nazism was anti-Christian, but it made it possible. Without Christian antisemitism, the Holocaust would have been inconceivable...Hitler and the Nazis found in medieval Catholic anti-Jewish legislation a model for their own, and they read and reprinted Martin Luther's virulently antisemitic writings. It is instructive that the Holocaust was unleashed by the only major country in Europe having approximately equal numbers of Catholics and Protestants. Both traditions were saturated with Jew-hatred.

For nearly 2000 years, the Christian world relentlessly dehumanized the Jew, enabling the Holocaust, the ultimate consequence of this dehumanization, to take place.

During the long, dark years of the Middle Ages, Jews were frequently given the option of baptism or expulsion, baptism or torture, baptism or death )

Một tài liệu khác trên Internet cho chúng ta biết thêm chi tiết về con người của Martin Luther đối với người Do Thái:

“Đây là một phần những gì Luther viết vào năm 1543. Nên để ý là có vẻ như Adolf Hitler đã dùng chúng như là sự chỉ đạo tổng quát để áp dụng giai đoạn đầu tiên trong “giải pháp cuối cùng” đối với người Do Thái:

“Hãy để tôi cho các người những lời khuyên chân thật của tôi;

Thứ nhất, hãy đốt sạch mọi giáo đường hay trường học của chúng và chôn vùi chúng dưới lòng đất những gì không thể đốt được, để cho không ai có thể thấy được một viên đá hay một mảnh than cháy dở. Phải thực hành điều này để vinh danh Chúa của chúng ta và cho tập thể người Ki Tô.

Thứ nhì, hãy phá hủy triệt hạ nhà của chúng.

Thứ ba, phải cướp đi mọi kinh cầu nguyện, và kinh Talmud mà những điều viết trong đó có những lời nói láo, nguyền rủa, phỉ báng và thờ thần tượng.

Thứ tư, phải cấm không cho những thầy tu Do Thái giảng đạo nếu không sẽ bị hành quyết và chặt chân tay.

Thứ năm, phải cấm tuyệt không cho chúng du hành tự do trên các trục giao thông. Vì chúng không có nhiệm vụ gì ở các vùng quê, vì chúng không phải là những lãnh chúa, viên chức chính quyền, thương gia v..v.. Hãy bắt chúng ở yên trong nhà [Nhà nào ?? Sau khi đã phá hủy và triệt hạ nhà của người Do Thái trong “lời khuyên” thứ hai]

Thứ sáu, phải cấm chúng hành nghề cho vay lãi, và phải tịch thu mọi tiền bạc, vàng bạc quý giá của chúng, giữ riêng nơi an toàn [ai giữ riêng??]

Thứ bảy, hãy cấp cho thanh thiếu niên nam nữ Do Thái những cái đập lúa, búa dìu, cuốc, thuổng để chúng kiếm sống bằng mồ hôi trên lông mày chúng.”

( Here in part is what Luther wrote in C.E. 1543. Note that Adolf Hitler seemed to use it as a general guide for implementing the earlier phase of his "final solution" against the Jews:

Let me give you my honest advice:

First, to set fire to their synagogues or schools and to bury and cover with dirt whatever will not burn, so that no man will ever again see a stone or cinder of them. This is to be done in honor of our LORD and of Christendom.

Second, I advise that their houses also be razed and destroyed.

Third, I advise that all their prayer books and Talmudic writings, in which such idolatry, lies, cursing, and blasphemy are taught, be taken from them.

Fourth, I advise that their rabbis be forbidden to teach henceforth on pain of loss of life and limb.

Fifth, I advise that safe conduct on the highways be abolished completely for the Jews. For they have no business in the countryside, since they are not lords, officials, tradesmen, or the like. Let them stay at home.

Sixth, I advise that usury be prohibited to them, and that all cash and treasure of silver and gold be taken from them, and put aside for safe keeping.

Seventh, I recommend putting a flail, an ax, a hoe, a spade, a distaff, or a spindle into the hand of young, strong Jews and Jewesses and letting them earn their bread in the sweat of their brow.)

Linh mục David R. Mason, Giáo sư về tôn giáo, đại học John Carroll ở Cleveland, Ohio, viết , trang 27: (Anti-Semitism, Mark McKain, Editor, Green Haven Press, MI 2005)

Không còn nghi ngờ gì là lò thiêu sống tập thể người Do Thái trong những thập niên 1930 vá 1940 ít nhất cũng là một phần kết quả trực tiếp của 2000 năm người Ki-Tô chống Do Thái. Hơn nữa, sự lương thiện trí thức đòi hỏi rằng căn nguyên của những lời phỉ báng chống Do Thái của Ki Tô Giáo thì nằm trong chính cuốn Tân Ước, đặc biệt là những Phúc Âm..

(There can be little doubt that the Holocaust of the Jews in the 1930’s and 1940’s is, at least partially the direct result of 2000 years of Christian anti-Judaism. Moreover, honesty demands that the root of much Christian anti-Jewish slander be located in the New Testament itself, especially the Gospels…)

Và học giả Eliezer Berkovits, viết trong cuốn “Đạo Do Thái Trong Thời Kỳ Hậu Ki Tô” (Judaism in the Post-Christian Era), về “sự phá sản đạo đức của nền văn minh Ki Tô Giáo và sự phá sản Tâm Linh của Ki Tô Giáo” (The moral bankrupcy of Christian civilization and the spiritual bankrupcy of Christian religion) như sau, trang 287:

“Sau 19 thế kỷ của Ki Tô Giáo, sự hủy diệt 6 triệu người Do Thái, trong đó có một triệu rưỡi là trẻ con, được thi hành với máu lạnh ngay trong lòng của Ki Tô giáo ở Âu Châu , được khuyến khích bởi sự im lặng tội lỗi của hầu như toàn thể thế giới Ki Tô Giáo, gồm cả một “Đức Thánh Cha” không thể sai lầm ở La Mã, đó chính là kết quả tất nhiên của sự phá sản. Có một đường thẳng kéo dài từ hành động áp bức đầu tiên đối với người Do Thái và đạo Do Thái vào thế kỷ 4 cho đến các lò “giết người tập thể” trong thế kỷ 20.”

(After 19 centuries of Christianity, the extermination of 6 million Jews, among them one-and-a-half million children, carried out in cold blood in the very heart of Christian Europe, encouraged by the criminal silence of virtually all Christendom, including that of an infallible Holy Father in Rome, was the natural culmination of this bankrupcy. A straight line leads from the first act of oppression against Jews and Judaism in the fourth century to the holocaust in the twentieth.)

Chính sách diệt chủng Do Thái của Ki Tô Giáo là một sự kiện bất khả phủ bác. Chính Giáo Hoàng John Paul II cũng đã thú nhận núi tội ác này của Ca Tô giáo. Đúng vậy, năm 2000, Giáo Hoàng John Paul II đến thăm viếng Do Thái, bày tỏ lòng tôn kính đối với những nạn nhân Holocaust của Đức quốc Xã, và để lại giữa những tảng đá cổ của bức tường phía Tây Jerusalem lời cầu nguyện sau đây:

“Thiên Chúa của cha chúng tôi, Ngài đã chọn Abraham và những hậu duệ của ông ta để mang tên Ngài tới những quốc gia: chúng con vô cùng sầu thảm về những hành động của những người trong dòng lịch sử đã làm cho con cái của Ngài đau đớn, và xin Ngài tha thứ , chúng con ước mong sẽ dấn thân trong cuộc tạo tình anh em chân thật với dân tộc mà Ngài đã giao ước.”

(Pope John Paul II visits Israel. He pays tribute to the victims of the Holocaust, and he leaves the following prayer between the ancient stones of the Western Wall in Jerusalem:

“God of our fathers, you chose Abraham and his descendants to bring your Name to the Nations: we are deeply saddened by the behavior of those who in the course of history have caused these children of yours to suffer, and asking your forgiveness, we wish to commit ourselves to genuine brotherhood with the people of the Covenant.”)

Những người trong dòng lịch sử mà giáo hoàng nói đến là những người nào? Giáo hoàng không nói rõ nhưng ai cũng biết đó chính là những người Ki Tô Giáo, Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành. Chúng ta hẳn còn nhớ, ngày 12 tháng 3 năm 2000, Giáo Hoàng John Paul II cùng một số Hồng Y và Tổng Giám Mục đã xưng thú 7 núi tội ác của Ca-Tô Giáo Rô-ma đối với nhân loại tại Vatican, và một trong 7 núi tội ác này là vu khống cho người Do Thái cái tội giết Chúa và bách hại người Do Thái trong nhiều thế kỷ.

Lời cầu nguyện trên chứng tỏ là Ca Tô Giáo thờ cùng một Thiên Chúa với người Do Thái. Suốt 2 ngàn năm lịch sử, Ca Tô Giáo đã gây ra hết tội ác này đến tội ác khác đối với nhân loại. Bất cứ khi nào cần, hoặc khi không còn có thể che dấu tội ác của Giáo hội trước những tác phẩm nghiên cứu của các học giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, thì Giáo hội lại diễn xuất màn kịch ăn năn hối cải, và xin được Thiên Chúa tha thứ chứ không phải là xin được các nạn nhân của Giáo hội tha thứ, và lương tâm giáo hội lại yên ổn để tiếp tục làm tội ác, bất kể là thực ra có Thiên Chúa hay không và nếu có thì Thiên chúa có chịu tha tội cho giáo hội hay không. Nhưng ngày nay, đối với giới trí thức và hiểu biết, thì vấn đề xin Thiên Chúa tha thứ cho Giáo hội đã trở thành vô nghĩa mà thực chất chỉ là hành động che dấu tội ác (cover-ups). Bởi vậy, Lloyd Graham đã viết trong cuốn “Những Dối Trá Và Huyền Thoại Của Thánh Kinh” (Deceptions and Myths of the Bible), trang 425, như sau: “Con người! Hãy tha thứ cho Thiên chúa, vì hắn ta không biết là mình đã làm gì [dựa theo một câu của Giê-su trước khi chết trên cây thập giá]. Tất cả sự sống đã chứng tỏ sự kiện thê thảm này, do đó, vấn đề không phải là Thiên Chúa có tha thứ tội lỗi của con người không? mà là con người có thể tha thứ cho sự độc ác của Thiên chúa không? (Man! forgive God, for he knows not what he does. All life attests this tragic fact, and so the question is not, will God forgive man for his sins? but can man forgive God for his cruelty?) Và ngày nay, vấn đề đặt ra không phải là Thiên chúa có tha thứ cho Giáo hội hay không, mà là những nạn nhân của Giáo hội trong suốt 2000 năm nay có chịu tha thứ cho Thiên Chúa của Giáo hội hay không, vì tất cả những gì Giáo hội làm đều nhân danh Thiên Chúa và áp dụng những điều Thiên Chúa đã dạy trong Thánh Kinh, đặc biệt là coi người Do Thái như là tập đoàn kẻ thù đã “giết Chúa”.

Phân tích vấn đề, chúng ta thấy, Giê-su, cùng với bà mẹ Mary, 12 tông đồ, và 3 trong 4 tác giả của 4 phúc âm, đều là người Do Thái. Vậy tại sao Ki Tô Giáo lại reo rắc hận thù và bách hại người Do Thái trong gần 2000 năm nay. Vấn đề chính là dân Do Thái không tin Giê-su là Chúa Cứu Thế, chỉ coi Giê-su như là một nhà tiên tri Do Thái như mọi nhà tiên tri khác. Điều này trái với tín ngưỡng của Ca Tô Giáo, chủ trương đưa con người vào trong vòng mê tín, thờ phụng thần linh mà họ gọi là Chúa. Chúng ta đã biết, Ca Tô Giáo tự nhận là “Tông truyền” cho nên bất cứ niềm tin nào khác với Ca Tô Giáo đều phải diệt bỏ. Trong thời Trung Cổ, Giáo hội Công Giáo đã phát động những cuộc Thập Ác Chinh, không những để diệt những người Hồi Giáo, Do Thái Giáo, mà con tiêu diệt cả những tín đồ Ki Tô Giáo nào không phải là Ca Tô Giáo chính thống, thí dụ như dân Cathars ở Languedoc, Pháp, chẳng hạn..

Để khuyến khích và nuôi dưỡng sự thù hận của tín đồ Ki Tô đối với dân Do Thái, Giáo hội Ca Tô, bắt đầu từ Thánh Phaolồ (Paul), vu khống cho dân Do Thái cái tội “giết Chúa”. Nhưng Giáo hội cố tình quên rằng, Giê su là người Do Thái, bố mẹ Giê su là người Do Thái, tổ tiên Giê su là người Do Thái, 12 tông đồ đầu tiên của Giê su cũng là người Do Thái, và Giê su chịu ảnh hưởng rất nhiều của Do Thái Giáo, qua cuốn Cựu Ước. Tuy có thể người đóng đinh Giê-su lên thập giá là người Do Thái, nhưng người kết tội tử hình Giê su là Pilate, toàn quyền La Mã, vậy những người đóng đinh Chúa trên thập giá chỉ là những người thi hành một bản án, cũng như các đao phủ khi xưa chém đầu tội nhân bị kết án tử hình.

Ngoài ra, Giáo hội luôn luôn dạy rằng: "Chúa là con một của Thượng đế, giáng trần để làm nhiệm vụ chuộc tội cho nhân loại trước sự đầy ải thù hằn của Thượng đế, tình nguyện chết trên thập giá, dùng máu mình để "rửa sạch tội lỗi của con người"”, vậy những người đóng đinh Giê-su trên thập giá, dù họ thực sự là người Do Thái, thì đó chẳng qua họ chỉ làm theo sở nguyện của chính Chúa Giê su, đáng lẽ phải được tuyên dương công trạng vì đã giúp Chúa hoàn thành nhiệm vụ chuộc tội, chứ sao lại bị kết tội là giết Chúa. Kết tội người Do Thái giết Chúa là thừa nhận Giê su không phải là Chúa con, quyền phép vô biên, và phủ nhận luôn việc ý nghĩa của việc Chúa giáng trần, ý nghĩa của việc tình nguyện chịu đóng đinh trên thập giá v...v... Nhưng theo những chuyện không thể tin được trong Tân ước thì Giê-su đâu có chết, vì chưa đầy 3 ngày sau ông ta đã sống giậy và 40 ngày sau đó bay lên trời. Vậy thì thực ra Giê-su chết hay không chết? Nếu không chết thì ai là người “giết Chúa”? Và cái màn bị đóng đinh trên cây thập giá chỉ là một màn bịp bợm về cái gọi là “chịu khổ nạn để chuộc tội cho thế gian”. Những sự mâu thuẫn cùng cực trong sách lược chống Do Thái của Giáo hội Ca Tô như trên không hề làm bận tâm các tìn đồ, và họ thản nhiên hành hạ, tàn sát người Do Thái theo sách lược của Giáo hội, và tiếp tục thù ghét người Do Thái cho tới ngày nay, khi họ không còn quyền lực để cưỡng bức người Do Thái phải cải đạo, trục xuất lưu đầy, hoặc thiêu sống người Do Thái như họ đã làm trong quá khứ.

Đọc về những cung cách đối xử với dân Do Thái của Giáo hội Ca Tô Rô-ma nói riêng, của Ki Tô Giáo nói chung, tôi thấy thật là tội nghiệp cho dân Do Thái và tội nghiệp luôn cho đám tín đồ Ki Tô, đầu óc mù mịt, nhắm mắt theo sách lược chống Do Thái của Ki Tô Giáo, để cho những bàn tay của mình dính đầy máu của những người Do Thái vô tội mà không hề biết đến những mâu thuẫn cùng cực trong sách lược này.

Sau đây tôi sẽ đi vào một số chi tiết của những biện pháp mà một số Giáo hoàng, những vị đại diện của Chúa trên trần, và một số chức sắc cao cấp trong hàng Giáo phẩm Ca Tô và Tin Lành đã dùng để đối phó với dân Do Thái.

Chính sách chống Do Thái của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo Rô-ma, suốt 2000 năm nay được Mục Sư Bringas (Ibid., trg. 27-35) tóm tắt trong 7 trang sách, sau đây là vài đoạn trích dẫn:

"Điều rõ ràng là nhiều sự bạo tàn đối với người Do Thái trong 2000 năm qua có thể tìm thấy trong những hạt giống nghi ngờ và bất tín gieo trong Tân Ước. Ngay từ thời đầu của Ki Tô Giáo, các tín đồ đã coi người Do Thái như là những đứa con ương ngạnh của Thượng đế và là kẻ thù của Giê-su. Những cảm nghĩ chống Do Thái này ta có thể thấy rõ ràng trong quyển "Công Vụ các Sứ Đồ" trong đó người Do Thái bị gọi bằng những danh từ "cứng cổ," "phản bội," và "dân giết người". Cái luận điệu này đã được nhấn mạnh trong bức thư tông đồ đầu tiên của Phao-lồ gửi cho dân Thessalonians trong đó ông đổ cho người Do Thái cái tội giết Chúa.

Phúc âm Matthew mô tả người Do Thái đã thốt ra một lời nguyền rủa trên chính dân tộc của họ: "Hãy đòi máu Chúa trên chúng tôi và con cái chúng tôi". Tuy rằng ngày nay hầu hết các học giả đều cho câu trên là do sự ngụy tạo của tác giả phúc âm Matthew, qua nhiều thế kỷ, câu trên đã được dùng làm cái cớ và biện minh cho sự giết chóc người Do Thái.

Có lẽ luận điệu chống Do Thái mạnh nhất là ở trong phúc âm của John. Thật khôi hài là trong phúc âm này, mà nhiều tín đồ Ki Tô gọi là "phúc âm của tình thương yêu", lại có những câu phỉ báng và nguyền rủa người Do Thái... Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi những lời trên và những lời khác làm giảm giá trị của Thánh kinh được làm nhiên liệu cho những ngọn lửa của đức tin mù quáng. Người Do Thái đã trở thành mục tiêu của nền thần học méo mó dựa trên sự ngu tối, thiên kiến, và uy quyền tràn ngập kết hợp với những điều viết trong Thánh kinh.

...Ngay từ buổi sơ khai, các tín đồ Ki Tô coi người Do Thái như là "những kẻ giết Chúa" và là kẻ thù của Ki Tô Giáo. Những thái độ độc địa này lan nhanh từ cộng đồng Ki Tô sang mọi khu vực của xã hội, và đưa đến sự bách hại người Do Thái, đặc biệt là sau khi Ki Tô Giáo trở thành tôn giáo của Rô-ma [Công giáo Rô-ma] dưới thời Constantine ở thế kỷ thứ tư.

Hàng giáo phẩm Ca Tô giáo khuyến khích các hoàng đế La Mã đối đãi khắc nghiệt với người Do Thái. Dân thường không được theo đạo Do Thái và đời sống của người Do Thái bị nhiều hạn chế. Những người Do Thái và Ca Tô giáo lấy nhau bị xử tội chết. Hoàng đế La Mã Theodosius II cấm người Do Thái không được giữ những chức vụ trong chính quyền hoặc xây những giáo đường. Hoàng đế Justinian còn đi xa hơn: kết án người Do Thái là dị giáo và ra lệnh tịch thu các giáo đường Do Thái để làm nhà thờ Ca Tô. Justinian cũng còn hợp pháp hóa những hành động của những giám mục và linh mục Ca-Tô cướp phá và thiêu hủy các giáo đường Do Thái.

Những đạo luật chống Do Thái ở Tây Ba Nha còn khắc nghiệt hơn. Năm 694, công đồng thứ bảy ở Toledo tuyên cáo mọi người Do Thái là nô lệ, và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Công đồng cũng ra sắc lệnh là khi các em nhỏ Do Thái lên bảy tuổi thì phải tách chúng ra khỏi gia đình để cho hàng giáo phẩm Ca Tô giáo dạy dỗ chúng và khi lớn lên chúng phải kết hôn với người Ca Tô.

Sử gia nổi tiếng Solomon Grayzel ước tính có 10000 Do Thái bị giết ở Trung Âu trong cuộc đệ nhất thánh chiến. Sự tàn sát tập thể kéo dài và ghê rợn, những nạn nhân người Hồi giáo và Do Thái giáo - nam, nữ và trẻ con - đã gia tăng khi Jerusalem thất thủ. Nhiều người Do Thái bị thiêu sống ngay trong giáo đường của họ.

Năm 1215, dưới triều đại của Giáo hoàng Innocent III, sắc lệnh được ban bố quy định mọi người Do Thái, nam trên 13 tuổi, nữ trên 11 tuổi, đều phải mang một mảnh băng màu vàng ở đằng trước và đàng sau áo của họ. Cái "huy hiệu" này được coi như một dấu hiệu của sự ô nhục, tượng trưng cho sự chia rẽ thù nghịch giữa người Ca Tô giáo và những kẻ được gọi là giết Chúa.

... Sự bách hại dân Do Thái này đã được tiếp tục suốt trong thời Trung Cổ. Ngày 4 tháng 6, 1391, phó chủ giáo ở Ecija xúi giục một cuộc nổi giậy ở Seville, Tây Ba Nha, với kết quả là có 4000 người Do Thái bị giết. Cùng mùa hè năm đó, từ thị trấn này qua thị trấn khác ở khắp châu Âu, người Do Thái bị thiêu sống trong nhà hoặc giáo đường của họ. Số người chết lên tới 50000.

Ngay từ lúc đầu, đạo Tin Lành cũng chống Do Thái như là đạo Ca Tô. Martin Luther, sáng lập viên và lãnh tụ của cuộc cải cách Tin Lành (1517) cũng mãnh liệt bách hại người Do Thái. Điều này đã đưa chúng ta tới một kỷ nguyên chống Do Thái kinh khủng nhất mà thế giới đã thấy. Sự tàn sát tập thể nhiều triệu người Do Thái bởi những lực lượng Đức quốc xã trong kỳ đệ nhị Thế Chiến là kết quả của nhiều yếu tố xã hội, chính trị, văn hóa, tâm lý, và tôn giáo. Tuy nhiên, Ki Tô giáo phải gánh một phần trách nhiệm.

Adolf Hitler là một tín đồ Ca Tô. Hắn chưa bao giờ bỏ Giáo hội, và cũng chưa bao giờ bị tuyệt thông. Trong cuộc thảo luận với Giám mục Berning ở Osnabruk vào tháng 4 , 1933, Hitler ghi nhận: "Đối với dân Do Thái, tôi chỉ thi hành cùng một chính sách mà Giáo hội Ca Tô đã theo trong 1500 năm." Hitler cho rằng mình đã theo sự chỉ đạo của Giáo hội, đặt kế hoạch thực hiện những gì mà những tín đồ Ca Tô đã làm trong suốt dòng lịch sử, giết người Do Thái.

Không còn nghi ngờ gì nữa là sự chống Do Thái của Đức quốc xã là dẫn xuất từ, ít ra là một phần, chính sách chống Do Thái của Ki Tô giáo, nền tảng của chính sách này do Giáo hội Ca Tô đặt ra và những điều mà Luther chủ trương sau này. Cùng nhau, lòng tin mù quáng của Ki Tô Giáo và ý niệm quốc gia của Đức đã gây nên sự điên rồ giết hại 6 triệu người Do Thái

."

(It is no secret that many atrocities committed against the Jews over the past 2000 years can be traced to the seeds of suspicion and distrust sown in the NT. Since the very beginning of Christianity, believers have regarded the Jew as the wayward children of God and the enemies of Jesus. These anti-Jewish sentiments are clearly reflected in the Book of Acts. Jews are variously called "stiff-necked," "betrayers," and "murderous people" (Acts 7: 51-53). This theme is reinforced in Paul's first letter to the Thessalonians (2:15-16) in which he blames the Jews for the death of Jesus...The Book of Mathew (27:25) describes the Jew as pronouncing a curse upon themselves: "His blood be on us and our children!" Although this statement is now considered by most scholars to have been fabricated by the author of Mathew, throughout the centuries it served to excuse and justify the killing of Jews.

Perhaps the strongest anti-Jewish emotion is registered in the Gospel of John. It is ironic that here, in what many Christians call the "love book," are statements vilifying and damning the Jews...It was only a matter of time until these and other derogatory biblical sentiments fueled the fires of bigotry. The Jews became the targets of distorted theology based on ignorance, bias, and the overwhelming authority associated with biblical writing.

...Early on, Christians looked upon the Jews as "Christ killers" and enemies of Christianity. The venomous attitudes spread quickly from the Christian community to every sector of society, and eventually led to the vicious persecution of Jews, especially after Christianity became the official religion of Rome under Constantine in the fourth century.

The Christian clergy encouraged Roman emperors to deal harshly with the Jews. Pagans were forbidden to convert to Judaism and many restrictions were placed on Jewish life. Marriages between Jews and Christians were punished by death. The Roman Emperor Theodosius II (A.D 408-450) forbade Jews to hold public office or to build synagogues. The Emperor Justinian (A.D 483-565) went further: He condemned the Jews as heretics and ordered their synagogues to be confiscated by the state and trasformed into churches.

Justinian also legalized the pillaging and burning of synagogues by Christian bishops and monks.

The anti-Jewish laws set down in Spain were even harsher. In 694 the seventh Council of Toledo declared all Jews to be slaves, and ordered their property and possession confiscated. The Council also decreed that Jewish children were to be taken from their parents at age seven to be raised by the clergy and later married to Christians.

...Noted historian Solomon Grayzel estimates that 10,000 Jews were slain in Central Europe during the First Crusade. The prolonged and hideous massacre of Moslems and Jews - men, women and children -when Jerusalem fell added to the number of victims. Many Jews were burned to death in their synagogues.

In 1215, during the reign of Pope Innocent III, it was decreed that all Jewish males older than thirteen and Jewish females older than eleven must wear a yellow patch on the front and back of their garnments. This "badge" was regarded as a mark of shame, symbolizing the continuing hostile division between Christians and the so-called murderers of Christ.

...This murderous persecution of Jews continued throughout the Middle Ages. On June 4, 1391, the Archdeacon of Ecija incited a riot in Seville, Sapin, which resulted in the killing of 4000 Jews. The same summer, in city after city across Europe, Jews were burned out of their homes and synanogues. The number of Jewish deaths is placed at 50.000.

From its beginning, Protestantism was as anti-Semitic as Catholicism. Martin Luther, founder and leader of the Protestant Reformation (1517) persecuted the Jews vehemently..

This brings us to what is perhaps the most appalling epoch of anti-Semitism the world has witnessed. The mass extermination of millions of Jews by the Nazi forces during World War II was the result of many social, political, cultural, psychological, and religious factors. Christianity, however, must bear partial liability.

Adolf Hitler was a Catholic. He never left the Church, nor was he excommunicated. In his discussion with Bishop Berning of Osnabruk in April 1933, Hitler remarked: "As for the Jews, I am carry on with the same policy which the Catholic Church has adopted for 1500 years." Hitler claimed to be following the Church's lead, planning to do what Christians had done throughout history - namely, murder Jews.

There was no doubt that Nazi anti-Semitism was derived, at least in part, from Christian anti-Semitism, which grew out of the foundation laid by the Catholic Church and the later teaching of Luther. The Nazi credo was equally a part of German nationalism. Together, Christian bigotry and German nationalism spawned the insanity that murdered 6.000.000 Jews.)

Ki Tô Giáo đã làm mất nhân tính của người Do Thái như thế nào? Chúng ta hãy đọc lời mô tả giáo đường Do Thái sau đây của chính "Thánh" John Chrysostom trong thế kỷ 4, người được coi là một trong những “Thượng phụ” lập giáo vĩ đại nhất của Ca Tô Giáo (Saint John Chrysostom, 4th century, one of the greatest of the "Church Fathers", Brown, Ibid., p. 10):

"Cái Giáo đường Do Thái còn tệ hơn là một ổ điếm...là sào huyệt của những tên vô lại và là nơi vãng lai của loài dã thú...là đền đài của quỷ dữ hiến thân cho sự sùng bái hình tượng...là nơi trú ẩn của quân cướp và kẻ trụy lạc. Đó là nơi hội họp của những kẻ phạm tội...nơi hội họp của những kẻ giết Chúa... một nơi tệ hơn là một tiệm rượu, là sào huyệt của những tên trộm cắp, là một nhà chứa, nơi trú ngụ của những kẻ phạm tội, nơi trú ẩn của quỷ."

(The synanogue is worse than a brothel...it is the den of scoundrels and the repair of wild beasts... the temple of demons devoted to idolatrous cults...the refuge of brigands and debauchees, and the cavern of devils. It is a criminal assembly of Jews...a place of meeting for the assassins of Christ..a house worse than a drinking shop.. a den of thieves; a house of ill fame, a dwelling of iniquity, the refuge of devils...)

Đó là ngôn từ của một vị “thánh” Ca Tô, một nhà lập giáo vĩ đại của Ca Tô giáo. Không biết có phải do truyền thống Ca Tô giáo hay không mà trước đây Giáo hoàng John Paul II đã dùng những ngôn từ thiếu văn hóa để phê bình những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ, và Hồng Y Ratzinger, nay là giáo hoàng Benedict XVI, cũng dùng những ngôn từ khá hạ cấp và thiếu giáo dục để phê bình Phật Giáo như chúng ta đã biết.

Nhưng không phải chỉ có “thánh” John Chrysostom là có loại ngôn từ đặc biệt như trên. Chúng ta hãy đọc vài lời “thánh phán” khác của Ca Tô Giáo Rô-ma.

“Thánh” Bernard coi toàn thể dân tộc Do Thái là “súc vật ngu đần và còn tệ hơn cả súc vật nữa”, “một loại thông minh thô thiển, ngu đần” vì chúng không chịu theo Chúa. [Với kiến thức của nhân loại ngày nay về vũ trụ học, sinh học, xã hội học, tôn giáo học v..v.. thì lời mô tả này để dành cho những người theo Chúa thì có lẽ đúng hơn]

(Brown, Ibid., p. 12: St. Bernard charged the whole Jewish people with “a stupidity bestial and more than bestial,” an “intelligence coarse, dense, and as it were bovine” because they did not follow the Lord..

“Thánh” Augustine, nhà thần học vĩ đại nhất của Ca Tô Giáo, nói trong một bài giảng đạo:

Người Do Thái bắt giữ ông ta (Giê-su), nhục mạ ông ta, trói ông ta, đội mũ gai cho ông ta, phỉ nhổ làm nhục ông ta, quất roi lên người ông ta, treo ông ta trên cây, đâm ông ta bằng một cây giáo… Người Do Thái đã giết ông ta.”

Trong một bài giảng khác, Augustine gán cho người Do Thái tội “cố ý mù quáng không biết đến Thánh Kinh”, “thiếu hiểu biết” và “những kẻ ghét chân lý”

(Brown, Ibid.: Augustine, the great theologian, says in a sermon: "The Jews hold him, the Jews insult him, the Jews bind him, crown him with thorns, dishonor him with spitting, scourge him, hang him upon the tree, pierce him with a spear...The Jews killed him."

In another sermon he characterized the Jews as "willfully blind to Holy Scripture," "lacking in understanding" and "haters of truth." )

Những lời “thánh phán” như trên chứng tỏ những “thánh Ca-Tô” đó bản chất chỉ là những kẻ cuồng tín ngu đần của thời bán khai. Đó là những người mà Ca Tô Giáo ca tụng là “Thượng phụ lập giáo” của Ca Tô Giáo (Church fathers). Ngày nay chúng ta biết rằng, “vô thần”, “không tin vào Thiên Chúa”, “không tin vào Thánh Kinh”, “không chịu theo Chúa” chính là một biểu hiện của danh dự, của sự thông minh (a badge of honor, of intelligence). Sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên khắp thế giới, song song với sự tiến bộ trí thức của nhân loại, hơn gì hết đã chứng tỏ điều này.

Về những lời “thánh phán” như trên và về vấn đề Ca Tô giáo bách hại dân Do Thái, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một người theo Ca Tô giáo khoảng 30 năm lúc thiếu thời, trong một bài viết vô cùng giá trị đối với các tín đồ Ca Tô giáo để họ hiểu rõ đạo của mình với nhan đề "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo" đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập I, trg. 41-42, đã viết một cách châm biếm như sau:

"Cái thắc mắc khác của tôi, là một giáo hội đầy ơn Chúa, đầy chân lý và tình thương như vậy, khi thực sự đã cai trị Âu châu, lại làm cho Âu châu run sợ vì tàn ác.

Linh mục Edward A. Synam, tác giả quyển The Popes and The Jews in the Middle Ages cũng đã phải thành khẩn công nhận rằng: khi Âu châu được đặt dưới quyền thống trị của các giáo hoàng thời Trung Cổ đã không biết chuyện bình đẳng và công bằng, luật pháp thì dã man từ ý hướng đến hình phạt, và đã chĩa mũi dùi vào dân chúng Do Thái tội nghiệp.

Tôi lại càng thêm phục Giáo hoàng Innocent III vì đã coi dân tộc Do Thái ngang hàng với "BÒ", với "SÚC VẬT", và ngài còn cho thế là lịch sự tử tế, vì theo Ngài, tiên tri Isaiah đã coi dân Do Thái thua bò, thua giống vật nữa.

Nếu Nostradamus, Marx, Einstein (các vị này đều là gốc Do Thái) mà đọc được những lời của Giáo hoàng Innocent III, chắc phải khiếp vía, vì không biết Ngài thông minh đến mức nào, mà dám coi người Do Thái như bò, như súc vật.

Khi đã coi rẻ Do Thái đến như vậy, đã coi đạo Do Thái tầm thường đến như vậy, thì tịch thu các sách Talmud - thánh thư của Do Thái giáo - chất lên nhiều xe, đem ra đốt giữa thành phố Paris năm 1242, theo lệnh của vua thánh Louis và được sự chúc phúc tán đồng của Giáo hoàng Gregory IX là một chuyện rất tầm thường đối với Công Giáo, vì những "thánh thư Do Thái" đồi bại như vậy, giữ nó làm cái gì.

Có một điều khó hiểu là những thế kỷ từ 11 đến 15 huy hoàng như vậy, đối với người Do Thái lại là 4 thế kỷ kinh hoàng. Chẳng những thế ngay người Âu châu cũng đã vô ơn, đã đầy thiên kiến khi đánh giá những thế kỷ Trung Cổ (476-1453) đầy ánh sáng Thiên Chúa và Phúc Âm ấy là "Thời đại Hắc Ám" (The Dark Ages). Nhưng khi phong trào khảo cứu lại nền văn minh Hi Lạp nảy sinh ra, họ đã dám gọi đó là "Thời kỳ Phục Sinh" (Renaissance, thế kỷ 14-16); và khi phong trào đề cao lý trí con người được khởi xướng, họ lại dám gọi đó là "thời Kỳ Phát Quang" (Enlightenment, thế kỷ 18). Thực là ngạo mạn, nhảm nhí vô cùng."

Các Giáo hoàng, Thánh Ca Tô coi người Do Thái tệ mạt như vậy, nhưng sự thực thì sao? Ai cũng biết Do Thái là một dân tộc thông minh, có nhiều cá nhân xuất sắc trong mọi lãnh vực, và nhất là có tài làm ra tiền. Nền tư bản của Mỹ ít ra là một phần nằm trong tay người Do Thái. Vì là một dân tộc thông minh nên người Do Thái không thể chấp nhận Giê-su, con của một anh thợ mộc, đầu óc và kiến thức không có gì đặc biệt, tư cách kém cỏi, theo như nhận định của triết gia Bertrand Russell, làm Chúa cứu thế của dân tộc họ. Đây là lý do chính làm Ca Tô thù ghét người Do Thái, vu cho người Do Thái cái tội giết Chúa để có cớ kích động sự thù hận trong đám giáo dân ngu tối, cuồng tín, hồ hởi bách hại người Do Thái để "vinh danh Thiên Chúa trên Trời".

Sau đệ nhị thế chiến với chính sách diệt chủng Do Thái của Đức Quốc Xã với sự im lặng đồng lõa của Ki Tô Giáo, chính Giáo Hoàng John XXIII đã đưa ra lời cầu nguyện sau đây cho giáo hội công giáo hoàn vũ:

“Dấu ấn của Cain đã đóng lên trán của chúng ta. Qua nhiều thế kỷ, người anh em Abel của chúng ta đã nằm trên vũng máu mà chúng ta rút ra, và tràn nước mắt mà chúng ta đã gây ra vì đã quên đi tình yêu thương của Người. Xin Chúa hãy tha thứ cho chúng tôi về lời nguyền rủa mà chúng tôi đã gán cho những người Do Thái. Hãy tha thứ cho chúng tôi vì đã đóng đinh Ngài trên thập giá lần thứ hai trong thân thịt của họ. Vì chúng tôi không biết là chúng tôi đã làm gì.” (Thánh Kinh viết, vì sự bất công của Thượng đế nên Cain ghen tị và giết em ruột của mình là Abel. TCN)

(Peter de Rosa, Vicars of Christ: The Dark Side Of The Papacy, p. 6: The mark of Cain is stamped upon our foreheads. Across the centuries, our brother Abel has lain in blood which we drew, and shed tears we caused by forgetting Thy love. Forgive us, Lord, for the curse we falsely attributed to their name as Jews. Forgive us for crucifying Thee a second time in their flesh. For we knew not what we did.)

Nhiều người Ca Tô cho rằng “Đức Thánh Cha” của họ rất chân thành thú nhận tội ác của Ca Tô giáo trong vấn đề bách hại người Do Thái. Nhưng thực ra thì không phải là “Vì chúng tôi không biết là chúng tôi đã làm gì.” mà là “chúng tôi” đã biết rất rõ là “chúng tôi” đã làm gì. “Chúng tôi” đã theo sát lời dạy của Chúa Jésus Christ trong Tân Ước, Luke 19:27: “Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên chúng (nghĩa là những người không muốn trở thành tôi tớ hèn hạ của Chúa), và giết chúng ngay trước mặt ta.” Mặt khác, gây tội ác với người Do Thái thì phải thành tâm xưng tội và tạ tội với người Do Thái, chứ không thể xin Chúa tha tội. Chúa ở đâu mà tha tội. Mang một cái hình bóng tưởng tượng ra để chạy tội thế gian là một điều không ai có thể chấp nhận ngày nay. Mấy ông mục sư, linh mục đi hiếp dâm con nít vẫn phải vào tù ngồi để đền tội, bất kể là Chúa có tha tội cho họ hay không.

Sau đệ nhị Thế Chiến, cả hai giáo hội Ca Tô và Tin Lành, với mặc cảm tội lỗi, đã tỏ ra hòa hoãn hơn đối với dân Do Thái. Hai tôn giáo này cũng tỏ ra, ít nhất là ở ngoài mặt, bớt kỳ thị hơn đối với những tôn giáo phi Ki Tô. Chính sách bách hại người Do Thái của Ca Tô và Tin Lành, đưa đến sự tàn sát có tính cách diệt chủng 6 triệu người Do Thái trong những trại tập trung của Đức quốc xã, đã làm cho cả thế giới bất bình lên án. Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Ca Tô không còn chọn lựa nào khác, vì quyền lực thế tục đã mất không còn khả năng bách hại những người ngoại đạo bằng những hành động bất nhân tàn ác, là phải đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo trên đầu môi chót lưỡi qua Công Đồng Vatican II. Nhưng trên thực tế, Ca-Tô Giáo Rô-ma vẫn cho rằng chỉ có một con đường duy nhất đưa đến sự “cứu rỗi” của Giê-su là đi qua ngả trung gian Vatican. Và cũng vì vậy, trong hơn 40 năm nay, chiêu bài hòa hợp tôn giáo của Vatican vẫn chỉ có trên mặt văn tự, vì không có hệ phái Ki Tô nào khác chịu hòa hợp với một định chế tôn giáo gian dối, chuyên nói ngược nói suôi. Những tôn giáo phi Ki Tô còn dè dặt hơn nữa, vì những kinh nghiệm lịch sử cho thấy rõ rằng, hòa hợp tôn giáo với Ca Tô Giáo Rô-ma là đánh đu với tinh.

Tài Liệu Tham Khảo:

Richard L. Rubenstein & John K. Roth, Approaches To Auschwitz: The Holocaust and its Legacy, John Knox Press, Georgia, 1987.

Robert G.L. Waite, Hitler and Nazi Germany, Holt, Rinehart & Winston, Inc., NY , 1969

CHƯƠNG IV

SÁCH LƯỢC BÀNH TRƯỚNG CỦA KI TÔ GIÁO TRÊN THẾ GIỚI

 

Chúng ta đã thấy, qua những tài liệu dẫn chứng ở các phần trên, sự phát triển của Ki Tô Giáo ở Âu châu đã dựa trên những chính sách kỳ thị tàn bạo, cường quyền thắng công lý, chứ không dựa trên luân lý và đạo đức. Kể từ thế kỷ 16, Ca Tô Giáo đã hoặc liên kết với các đế quốc thực dân, hoặc làm tiền phong, hoặc theo gót các lực lượng thực dân để truyền đạo trên khắp thế giới. Gia Tô Giáo đã thành công ở Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh, nhưng thất bại ở Á Châu vì gặp phải những nền văn hóa lớn khác, vượt xa nền văn hóa Ki Tô về mọi phương diện tâm linh, luân lý, đạo đức v..v... như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Khổng giáo. Sau đây tôi sẽ duyệt qua sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới. Riêng về lịch sử du nhập của Ca Tô Giáo vào Việt Nam và ảnh hưởng của tôn giáo này trên xã hội Việt Nam tôi sẽ dành cho một chương riêng.

Hiển nhiên, trong cuốn sách nhỏ này, tôi không thể viết đầy đủ chi tiết về sự truyền đạo của Ca Tô Giáo Rô-ma trên thế giới. Cho nên, sau đây tôi chỉ nêu ra những sắc thái chính của sự bành trướng của Ca Tô Giáo Rô-ma ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, và Á Châu.

Penny Lernoux, trong cuốn "Tiếng Kêu Than Của Người Dân" (Cry of the People, p. 10) viết về sự truyền đạo Ca Tô Giáo Rô-ma ở Châu Mỹ La Tinh như sau:

"Nhìn theo góc cạnh lịch sử, Giáo hội Ca Tô Rô-ma ở Châu Mỹ La-Tinh có vẻ như là một tổ chức ít chống đối những chế độ quân phiệt độc tài nhất. Từ khi Columbus đặt chân trên Tân Thế Giới thì người ta không thể phân biệt giữa Thập Giá và Lưỡi Gươm. Các linh mục và những quân xâm lược Tây Ba Nha chia nhau dân chúng và đất đai cưỡng đoạt được. Và rất lâu trước khi các chế độ quân phiệt dựng lên những phòng tra tấn, những tòa án xử dị giáo đã hoạt đông với roi vọt và giá căng người. Vào thời các cuộc chiến giành độc lập vào đầu thế kỷ 19, Giáo hội là địa chủ lớn nhất ở Châu Mỹ La Tinh và cũng là lực lượng chính trị bảo thủ nhất trên lục địa.

Vì thế lực chính trị và kinh tế của Giáo hội và vì Giáo hội nắm trong tay độc quyền giáo dục dân chúng, Giáo hội nắm toàn quyền trong xã hội Mỹ-La-Tinh. Giáo hội dạy những nô lệ thổ dân và Phi Châu an phận theo định mệnh và hứa hẹn một đời sau tốt đẹp hơn. Giáo hội gieo hạt giống cao ngạo (của những tín đồ Ca Tô) mang từ Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha tới. Giáo hội khuyến khích quan niệm thủ lợi sâu đậm trong giới trung lưu, rằng họ có thể làm bất cứ điều gì, kể cả giết những nông dân vô tội, chừng nào mà họ còn đi xem lễ nhà thờ, đóng góp đất đai và tiền bạc cho sự bành trướng của Giáo hội, và bắt con cái họ đi rửa tội. Đây là những tín hữu Ki Tô tốt, được các giám mục ở Châu Mỹ La Tinh tôn vinh. Hậu duệ của họ ngày nay nắm chính quyền quân phiệt, cai trị hai phần ba dân chúng trong vùng. Hãy nhìn đằng sau một tên độc tài, chúng ta thấy đứng đó một giám mục."

(Viewed historically, the Latin-American Catholic Church would seem the least likely institution to oppose the military regimes. From the moment Columbus set foot in the New World, cross and sword had been indistinguishable. Priests and conquistadors divided the plunder in people and land. And long before Latin America's military regimes installed their torture chambers, the Inquisition was at work with whip and rack. By the time of the wars of independence at the beginning of the nineteenth century, the Church was the largest landowner in Latin America. It was also the most conservative political force on the continent.

Because of its political and economic importance and its monopoly of education, the Catholic Church was the arbiter of Latin-American society. It taught the Indian and African slaves to embrace fatalism on the promise of a better hereafter. It planted the seeds of machismo brought from Spain and Portugal. It encouraged a deep strain of cynicism among the upper classes, who learned that they might do anything, including slaughter innocent peasants, as long as they went to Mass, contributed land and money to the Church's aggrandizement, and baptized their children. These were the "good Christians" honored by the Latin-American bishops. Their descendants run the military regimes that today govern two thirds of the area's people. Look behind a dictator, there stands a bishop.)

Anene Obianyido, trong cuốn "Chúa Ki Tô hay Quỷ? Bộ Mặt Đồi Bại Của Ki Tô Giáo ở Phi Châu" (Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, p. 15), cũng viết như sau về sự hiểu biết của các giáo sĩ thừa sai về Phi Châu và quan niệm của họ về những truyền thống dân tộc Phi Châu:

"Làm sao mà người dốt nát Phi Châu ý niệm nổi Thượng đế? Làm sao có thể được? Thượng đế là một ý niệm triết lý mà những người dân man rợ không thể hiểu nổi. Đó là những quan niệm sai lầm của những thừa sai và các con buôn Âu châu lúc mới tới Phi Châu, tác giả của khái niệm méo mó về Phi châu mà xưa kia, và theo một mức độ nào đo, cho tới ngày nay, kiến thức về lục địa Phi của những người da trắng vẫn còn dựa trên khái niệm sai lầm này. Thực ra, không phải chỉ là "quan niệm sai lầm về Thượng đế" của Phi Châu mà các thừa sai chống đối. Mọi khía cạnh của nền văn hóa truyền thống Phi châu đối với họ đều không thể chấp nhận được, do đó những người dân Phi Châu tân tòng Ki Tô Giáo không được phép xem coi, đừng nói đến chuyện tham gia, những lễ lạc truyền thống hay những cuộc nhảy múa truyền thống, đặc biệt là nếu những cuộc khiêu vũ đó thuộc một dạ hội hóa trang. Đó là thái độ thù nghịch của người da trắng khi họ không biết gì về Phi Châu và dân chúng trong lục địa; khi, theo lời của giáo sư Idowu, "đối với thế giới Tây phương, Phi Châu không có văn hóa và bất cứ một tổ chức xã hội nào."

(How can the untutored African conceive God? How can this be? Deity is a philosophical concept which savages are incapable of framing" That was the erronous view shared fully by the early missionaries and European traders, the authors of the original distorted notion of Africa on which the white man's understanding of the continent was and, to an extent, still is based. Indeed, it was not only the African's "misconception of deity" that the missionaries quarrelled with. Every aspect of the traditional culture was unacceptable to them, hence the early African converts were not allowed to watch, let alone participate in, traditional ceremonies or traditional dance, especially if it had to do with masquerades. That was the hostile attitude of the white man when he was ignorant of Africa and its people; when, in the words of Professor Idowu, "to the Western world indigenous Africa was barren of culture or any form of social organization.)

Trong cuốn Các Giáo Sĩ Thừa Sai (Missionaries, p. 90), cuốn sách đi kèm với một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC, khảo luận về những thành quả truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới, Julian Pettifer & Richard Bradley cũng viết như sau về Phi Châu:

"Những thừa sai gửi về một phúc trình nói đến sự cải đạo: "Sự cải đạo được vui vẻ đón nhận, và có những diễn văn về sự truyền bá vinh quang của Ki Tô Giáo; nhưng thật ra thì các thổ dân đã bị biến đổi từ những người tốt (lương), với nhiều đức tính tuyệt vời, thành những kẻ dối trá chuyên nghiệp, đạo đức giả, và chuyên gây tai tiếng. Và công cuộc "văn minh hóa" vẫn tiếp diễn." Vậy mà những phê bình về mục đích liêm chính của các thừa sai như trên cũng không thay đổi phong trào đi truyền giáo xảy ra ở khắp Âu Châu, và niềm tin của các thừa sai vẫn vững chắc. Nhưng cùng lúc họ bắt buộc phải tự hỏi tại sao cái thông điệp của họ không được đón nhận. Điều hiển nhiên đối với các thừa sai là người Phi Châu dốt nát sẽ được lợi mọi đàng nếu theo Ki Tô Giáo. Nhưng đối với đa số người Phi Châu thì vấn đề lại ngược lại. Câu hỏi thích đáng hơn là tại sao các thừa sai lại hi vọng có thể thành công, vì đối với người dân Phi Châu trước thời bị chiếm làm thuộc địa, không có lý do gì để họ phải theo Ki Tô Giáo."

(The missionaries sent home a report of conversions: "It is received ...with joy, and speeches are made about the glorious work of spreading Christianity; whereas..the natives have been transformed from good heathens, with many excellent qualities, into accomplished liars, hypocrites and scandal-mongers..Thus the glorious work of "civilization" goes on" Yet such attacks on their integrity of purpose failed to deflect the missionary movement that was sweeping through Europe, and the belief of the missionaries held firm. At the same time they were forced to question why their message was not being taking up more readily. It seemed obvious to them that the benighted

African had everything to gain by becoming Christian. To most Africans the opposite was true. It is perhaps more pertinent to ask why the missionaries ever expected to be successful, since for the African in the pre-colonial period there seemed no point in becoming Christian.)

về Bắc Phi (Ibid., p. 190) :

"Sự tuyển mộ được thi hành triệt để nhưng sự thành công cải đạo những dân theo Hồi Giáo thật là ít ỏi. Thí dụ ở Morocco, một vị thừa sai hoạt động cho Hội truyền giáo tiền tuyến phúc trình rằng chỉ có 300 người theo Ki Tô Giáo trong một dân số 26 triệu; ở Bắc Phi có nhiều mồ của các nhà truyền giáo hơn là số dân theo đạo. Tuy rằng sự thất bại đã rõ ràng, các nhà truyền giáo vẫn duy trì một niềm lạc quan không thể dập tắt được. Theo Patrick Johnstone, một tác giả đi truyền giáo, thì "Những vết nứt trên bức tường Hồi Giáo hầu như không thể xuyên qua được, có thể mở rộng ra bằng sự cầu nguyện". Đối với cộng đồng những nhà truyền giáo, cầu nguyện có vẻ như là vũ khí chính thật và hữu hiệu để đánh đổ Hồi giáo."

(The recruitment drive is fierce but their success among Muslims are few. In Morocco, for example, one missionary who worked for the Frontline mission reported that there were only about 300 Christians in a population of 26 million; more evangelical missionary graves in North Africa than Christian converts. Despite the very real sense of failure, the unquenchable

optimism that typifies evangelical missionary endeavour is sustained. In the words of Patrick Johnstone, an evangelical author, "The cracks in the seemingly impenetrable wall of Islam can be widened by prayer!" To the evangelical community, prayer is seen as a genuine and effective tool with which to combat Islam.)

và về Nam Mỹ (Ibid., p. 133) :

 

Gary Wills, Why I Am A Catholic, Houghton Mifflin Company, NY, 2002

Michael Phayer, The Catholic Church and the Holocaust, 1930-1965, Indiana University Press, IN., 2000.

Daniel Jonah Goldhagen, A Moral Reckoning: The Role of the Catholic Church in the Holocaust and its Unfulfilled Duty of Repair, , Alfred A. Knopf, NY, 2002

Mark McKain, Anti-Semitism, Greenhaven Press, MI, 2005.

David A. Rausch, A Legacy of Hatred: Why Christians Must Not Forget The Holocaust, Moody Press, Chicago, 1984.

Các tài liệu trên Internet.

"Những thổ dân thường được sống cùng nhau trong những "làng Ki-Tô" tại đó họ được đặt dưới sự kiểm tra kỹ lưỡng của các linh mục, họ được dạy giáo lý và được khuyến khích bỏ đi những tục lệ "man rợ" để thay thế vào đó bằng tục lệ và đức tính Ki Tô. Bị xa lìa khỏi chính dân tộc của mình và bị từ chối sự tự túc dựa trên săn bắn, trồng trọt vườn tược, họ chỉ còn một con đường để theo. Dựa trên những con số rửa tội, số người cải đạo thật đáng ngạc nhiên. Người ta ghi những con số 8000, 10000, và đến cả 14000 người cải đạo mỗi ngày. Chúng ta phải nhớ rằng, khả năng nói tiếng địa phương của các linh mục thường rất yếu kém, không có Thánh kinh viết bằng tiếng bản xứ, và những người cải đạo

hoàn toàn mù chữ, điều hiển nhiên là ngay khi đó những sự "cải đạo" thật là vô nghĩa."

(The Indians were often drawn together into "Christian villages" where, under the scrunity of the Fathers, they were taught their catechism and encouraged to forgo their "savage" practices for Christian customs and virtues. Cut off from their own

people and denied the self-sufficiency based on hunting, gathering and the cultivation of their gardens, there was only one way for them to go. Judging from the numbers baptized, the conversion rate was astonishing, which records of 8000, 10000 and even 14000 people being baptized in a single day. Bearing in mind that the priests' grasp of the language was often feeble, that there was no scripture in the vernacular and that the "converts" were totally illiterate, it must have been evident even then that the "conversions" were meaningless.)

Trên đây là vài sự kiện về thực chất truyền giáo của đạo Ca Tô ở Phi Châu và Nam Mỹ. Chúng ta thấy cũng những hình ảnh quen thuộc này ở Á Đông. Ca Tô Giáo Rô-ma đã thành công ở Phi Châu và Nam Mỹ và phần lớn các quốc gia trong những lục địa này trở thành hầu như toàn tòng Ca Tô Giáo. Nhưng trải qua mấy trăm năm dưới sự lãnh đạo của Thập Giá và Lưỡi Gươm, các quốc gia ở Phi Châu và Nam Mỹ vẫn là những quốc gia nghèo khổ và chậm tiến nhất trên thế giới. Có thể tin được chăng những lời tuyên truyền của các nhà truyền giáo: theo Ki Tô Giáo thì sẽ trở nên văn minh tiến bộ giàu có như các nước Âu, Mỹ? Trong Kinh Nhật Khóa của người Gia Tô Việt Nam có đoạn ca tụng Thánh Phan-Xi-Cô Xa-vi-e là "lịnh rao truyền tiếng đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ", vậy qua mấy trăm năm rồi những dân theo Ca Tô Giáo Rô-ma đã hết mọi rợ chưa, và người Ca Tô Việt Nam so với đại đa số người "lương" thì văn minh hơn hay mọi rợ hơn? Tin Chúa mà không biết gì về Chúa, tin giáo hội mà không biết gì về giáo hội, tin Thánh Kinh mà không biết gì về Thánh Kinh, vậy đó có phải là những biểu tượng của sự văn minh tiến bộ hay không? Thế giới đã tiến xa trong mọi lãnh vực kể từ thới Trung Cổ, các tín đồ Ca Tô vẫn còn giữ đầu óc của thời Trung Cổ (an astrolabe mind), theo như nhận định của Linh mục Ernie Bringas, vậy đó có phải là dấu hiệu củavăn minh tiến bộ hay không?

Cũng như ở Phi Châu và Nam Mỹ, sự truyền bá đạo Ca Tô sang Á Đông luôn luôn song hành với các lực lượng đế quốc thực dân Âu châu. Tuy nhiên, Ca Tô Giáo đã đụng phải những nền văn hóa cao hơn văn hóa Gia Tô nhiều nên có thể nói là sự truyền giáo của đạo Ca Tô Tây Dương đã hoàn toàn thất bại ở Á Đông trừ Phi Luật Tân.

Thật vậy, trong cuốn Missionaries, trg. 165, chúng ta có thể đọc một đoạn nhận định tổng quát về thành quả truyền giáo của đạo Ki Tô ở Á Đông như sau:

"Dù số tín đồ gia tăng ở Nam Hàn, nhưng chỉ có Phi Luật Tân vẫn là quốc gia chính theo Ki Tô Giáo ở Á Châu. Những thừa sai thành công ở đây vì có cùng những lý do họ đã thành công ở Phi Châu, Nam Mỹ và vùng vịnh Thái Bình. Các linh mục Gia Tô vào Phi Luật Tân theo những quân chinh phục Tây Ban Nha và thấy ở nơi đây nhiều bộ lạc có nhược điểm là theo những tôn giáo truyền thống của từng bộ lạc. Trong những hoàn cảnh như vậy, Giáo hội đã đạt được một thắng lợi kỳ lạ khác.

Ở các nơi khác ở Á Châu, sự tiến bộ trong công cuộc truyền giáo Ki Tô rất chậm, có thể nói là không đáng kể. Bất cứ nơi nào mà các thừa sai đụng phải những nền văn hóa tôn giáo lớn như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, hay Hồi Giáo thì dân chúng ở những nơi đây đều cưỡng lại và đôi khi tỏ thái độ thù nghịch rõ rệt."

(Despite gain in South Korea, the Phillipines is still the only major Christian country in Asia. The missionaries were successful there for the same reasons they were successful in Africa, Latin America and throughout the Pacific basin. Roman Catholic priests entered the Philippines on the arm of the Spanish conquerors and found there numerous vulnerable tribes adhering to their traditional religions. In these circumstances the Church scored another extraordinary success.

Elsewhere in Asia, Christian progress has been slow, even negligible. Wherever missionaries have encountered other great religious cultures such as Buddhism, Hinduism or Islam, the people have remained quite resistant and sometimes downright hostile.)

Để hiểu tại sao công vụ truyền giáo của các thừa sai Tây phương ở Á Châu lại thất bại, tôi xin trích dẫn tóm tắt nhận định tổng quát về thực chất truyền giáo của Ca Tô Giáo Rô-ma tại Á Châu của Avro Manhattan trong cuốn "Chủ Nghĩa Đế Quốc của Gia Tô Giáo Và Sự Tự Do Của Thế Giới" ("Catholic Imperialism and World Freedom", trg. 341 - 365):

"Những công vụ truyền giáo của Ki Tô Giáo không bao giờ chỉ là thuần túy truyền giáo. Những công vụ truyền giáo này luôn luôn hoặc theo sau, hoặc đồng hành, hoặc làm đạo quân tiền phong cho những kho hàng Tây phương, ngoại giao Tây phương, và những binh đội Tây phương. Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau: những dân tộc Á châu mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng cái mũ Tây phương xuất hiện. Sự chấp nhận, do tự nguyện hay do cưỡng bức, hai thứ trên được tuyên dương là chiến thắng của nền văn minh Ki Tô, và văn minh Ki Tô có nghĩa là bất cứ cái gì có tính cách thống trị - hay nói khác đi, bất cứ cái gì của Tây phương - sự thành công thường thường tùy thuộc ở sự hiện diện của những hạm đội ở ngoài khơi.

Những dân tộc chậm tiến, nhưng có nền văn minh cao, mất đi nền độc lập của họ, văn hóa của họ bị chế nhạo, màu da của họ bị coi như là dấu vết của nhục nhã, quá khứ, hiện tại và ngay cả những khả năng thành đạt trong tương lai của họ bị khinh miệt và coi thường... Trong lúc đó thì tôn giáo Tây phương thuyết giáo về "tứ hải giai huynh đệ", nền dân chủ Tây phương, nhân quyền của mọi người, và lý tưởng Tây phương về sự bình đẳng của mọi sắc dân.

Thực ra, từ khi được cấy vào từ Judea, Ki Tô giáo đã trở thành tôn giáo của Tây phương, và từ đó trở nên tôn giáo lớn nhất trên thế giới, không do sức mạnh của những nguyên lý tinh thần mà do sự thống trị vật chất của người da trắng... Ki Tô giáo hiện còn bị hầu hết Á Châu bác bỏ vì tôn giáo này được coi như biểu thị sự tham tàn của thế giới Tây phương, của chủ nghĩa đế quốc Tây phương và của sự "ưu việt của người da trắng".

Tuy nhiên, cho rằng Á Châu đã loại bỏ Ki Tô Giáo chỉ vì nó là một phó sản của Tây phương là sai lầm. Khoa học và Kỹ nghệ cũng là những phó sản của Tây phương, nhưng chúng được đón nhận. Chủ nghĩa Marx là một phó sản của tư tưởng Tây phương, tuy nhiên chỉ trong vài thập niên đã đủ để nó gây mầm mống khắp lục địa trong đó gần hai ngàn năm nỗ lực của Ki Tô Giáo chỉ đưa tới một kết quả thê thảm.

Chủ nghĩa Cộng Sản, như là nguồn cảm hứng cách mạng của thế giới, có ích hay có hại là tùy theo quan niệm mỗi người. Nhưng sự lan tràn kỳ lạ của nó là một sự kiện. Nó đã góp phần cho một sự thức tỉnh nhanh chóng hơn của Á Châu, cho sự nổi giậy mau hơn của tinh thần quốc gia của Á Châu, và cho sự chống lại Ki Tô Giáo của Á Châu quyết liệt hơn. (Chẳng trách là, cho tới bây giờ, Ca Tô Giáo Rô-ma vẫn coi CS là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải tiêu diệt bằng mọi thủ đoạn và lũng đoạn chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa v..v..)

Có thể nào một sự rao truyền Ki Tô Giáo thuần khiết hay nguyên lý căn bản về "tứ hải giai huynh đệ" đã gây nên phản ứng sâu rộng ở Á Châu như vậy? Nếu không thì nguyên nhân căn bản nào đã, và đang gây nên phản ứng như vậy? Câu trả lời là: chính trị Ki Tô Giáo. Chính trị Ki Tô Giáo đã đầu độc những sự giao thiệp Âu Á. Ngay từ những ngày đầu tiên của Ki Tô Giáo ở Viễn Đông, Ki Tô Giáo, xuất hiện dưới bộ áo tôn giáo, đã luôn luôn vươn lên như một lực lượng chính trị phục vụ cho những cá nhân và quốc gia Tây phương. Tin Lành Giáo cũng phạm tội như là Ca Tô Giáo. Giống như Ca Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành luôn luôn làm tiền phong, hoặc theo gót các con buôn, tàu chiến, và những đoàn quân xâm lăng. Tuy nhiên, chính trị Tin Lành Giáo, dù phạm tội, không thể nào đồng hạng với Ca Tô Giáo. Sự tác hại gây nên bởi chính trị Ca Tô Giáo (Công Giáo) ở Á Châu thì to lớn một cách không thể nào so sánh được, hơn tất cả những sự tác hại gây nên bởi mọi giáo hội Ki Tô khác cộng chung lại với nhau.

Không giống như Tin Lành, những hoạt động của các thừa sai Ca Tô được phối hợp hoàn toàn với những mục tiêu tôn giáo - chính trị chuyên biệt. Với chủ ý dùng quyền lực chính trị để khuất phục những dân tộc Á Châu trong lãnh vực tôn giáo, Gia Tô Giáo đã đầu độc những mối liên hệ giao thiệp Âu Á ngay từ lúc bắt đầu, và sự đầu độc này đã góp phần hơn gì hết cho sự nghi ngờ bẩm sinh của dân tộc Á Châu đối với Tây phương hiện còn âm dội trong mọi lãnh vực cho tới ngày nay.

Những yêu sách chính trị của Giáo hội Ca Tô trên những quốc gia phi-KiTô bao giờ cũng liên kết với những yêu sách tôn giáo. Bởi vì, bất cứ khi nào Giáo hội gửi các thừa sai đi đến các nơi này, mục đích của Giáo hội là biến những người tân tòng thành những tín đồ của Giáo hội và là thuộc hạ của Giáo hoàng. Hai điều này không thể tách rời nhau được. Cũng như ở Tây phương, ở phương Đông, bất cứ nơi nào mà có Giáo hội Gia Tô là ở đó có Vatican; nghĩa là, quyền lợi ngoại giao và chính trị của Ca Tô Giáo.

Cho nên, những thừa sai Ca Tô tự động biến đổi thành những "tác viên chính trị", tạo thành nền tảng quyền lực chính trị của Ca Tô Giáo bất cứ nơi nào họ dựng lên những cộng đồng Gia Tô.

Những hoạt động tôn giáo - chính trị của Ca Tô Giáo như vậy thường tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng, với bản chất ghê tởm nhất, trên lịch sử nhân loại. Những hoạt động này đã trở nên nguyên nhân trực tiếp của những thảm họa chính trị và quân sự trong những sự giao dịch giữa Tây phương và Á Châu, những thảm họa mà người ta thường tin là do những sai lầm, lòng tham lam, và sự thiển cận của những quốc gia đế quốc, và không bao giờ là do sự lì lợm tôn giáo của Giáo hội Ca Tô, đường lối ngoại giao lá mặt lá trái của Vatican, hoặc khát vọng thống trị cả hai lục địa của Vatican mà thường khi làm nhơ nhuốc lịch sử hiện tại và góp phần làm cho sự phương hại đến những giao dịch hòa bình của các dân tộc trên thế giới kéo dài bất tận."

(Christian missions were never solely Christian missions. They were invariably preceded, accompanied, or followed by Western warehouses, Western diplomacy, and Western armies. Whichever the sequence, the result was eternally the same: the partial or total loss of the regional, national, and racial liberty of the Asiatics, wherever and whenever the Cross and the Western Hat had made their appearance. The voluntary or forced acceptance of both was proclaimed to be the victory of Christian civilization, and Christian civilization came to mean whatever tended to be dominant - in other words, whatever was Western - success very often depending on the appearance of naval squadrons off the coasts.

Backward and highly civilized peoples lost their independence; their cultures were ridiculed, the color of their skin became a mark of opprobium; their past, present, and even potential future achievements were scorned and despised... This while, at the same time, Western religion preached universal brotherhood, Western democracy, the rights of all men, and Western idealism the equality of all races...

In fact, since its transplantation from Judea, Christianity had become Western, and since then had become the dominant world religion, not through the strength of its principles but through the physical dominance of the White race... Christianity is still spurned by most of Asia as being hopelessly identified with the rapacity of the Western world, of Western Imperialism and of Western "White supremacy".

To think, however, that Asia has rejected Christianity simply because it is a by-product of the West would be erroneous. Science and industrialism are Western by-products; yet they are welcome. Marxism is a by-product of Western thought, yet a few decades have sufficed to plant its seeds throughout the continent in which almost two thousand years of Christian efforts were spent with the most dismal result...

Whether Communism, as the inspirer of a world revolution, is beneficial or harmful is anyone's opinion. Its phenomenal spreading, however, is a fact. It has contributed to a swifter awakening of Asia, to a quicker emergence of Asian nationalism, to a fiercer Asian opposition to Christianity.

Could the mere preaching of an unadulterated Christianity or of the basic principle of brotherhood of man have provoked such far-reaching Asiatic reaction?

If not, what was, and, indeed what is, its fundamental cause? The reply is: Political Christianity.

Political Christianity has poisoned, at the very source,

Asiatic-Western relations. Since its inception in the Far East, Christianity, having appeared in the apparel of religion, has always emerged as a political force at the service of Western individuals and nations. Protestantism is as guilty as Catholicism. Like the Catholic, so also the Protestan missionaries were invariably preceded or followed by traders, gun-boats, or military expeditions. Political Protestantism, however, although guilty, cannot be put on a par with Catholicism. The damage caused by political Catholicism in Asia has been incommensurably greater than anything done by all the other Christian Churches put together.

Unlike those of Protestantism, all its missionaries' activities were fully co-ordinated and had specific religious-political goals. By purposely employing political power to subdue Asiatic people in the religious field, Catholicism poisoned Asiatic-Western relations from the very beginning, and this poisoning has contributed, perhaps more than anything else, to the inborn suspicions of the Asiatic people towards the West, which has reverberated in all fields to our present

day.

The political claims of the Catholic Church upon non-Christian lands are inseparable from her religious one. This owing to the fact that, whenever sending out her missionaries, her aim is to make the newly converted people simultaneously members of the Church and subjects of the Pope.

The two are inseparable. As in the West, so also in the East, wherever there is the Catholic Church there also is the Vatican; that is to say, Catholic diplomatic and political interests.

Catholic missionaries, therefore, are automatically transformed ito "political agents" and ultimately become the foundation stones of the political power of the Catholic Church wherever they erect Catholic communities...

Such Catholic religious-political activities have often produced far-reaching effects, of a most nefarious nature, upon the history of mankind. They became the direct cause of political and military disasters in Western dealings with Asia; disasters popularly believed to be due merely to the blunders, rapacity, and short-sightedness of imperalistic nations, and never to the religious intransigence of the Catholic Church, to the diplomatic duplicity of the Vatican, or to the thirst for domination of both which, very often, by befouling the current of history, have contributed to the perennial detriment of the peaceful relationship of the peoples of the world.)

Với chính sách truyền đạo tệ hại như trên, hẳn chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy các dân tộc Á Châu cho tới ngày nay vẫn từ chối không chấp nhận Ki Tô Giáo (gồm Chính Thống, Ca Tô và Tin Lành) nói chung, Ca Tô Giáo nói riêng, trừ một thiểu số tình nguyện làm tôi tớ hèn mọn cho Vatican (Xin đọc câu "Chúng con là những tôi tớ hèn mọn, sấp mình dưới chân các Đấng run sợ dâng lên những lời dưới đây" trong bức thư gửi Giáo hoàng John Paul II của 12 môn đệ linh mục Nguyễn Hữu Trọng), hoặc "vô cùng sợ hãi Tòa Thánh, đến nỗi..."Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm" (Nguyễn Văn Trung), trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2), coi thị quốc Vatican (Vatican city) trọng hơn ông bà tổ tiên đã sinh ra mình và đất mẹ đã nuôi dưỡng mình.

Để độc giả có một ý niệm về bản chất cuồng tín của các nhà truyền giáo Ki Tô ngay trong thời đại này, tôi xin trích dẫn sau đây một đoạn trong cuốn Missionaries, trg. 186, nói về phương cách truyền giáo của Gia Tô Giáo ở Thái Lan:

"Ở Á Châu, không có mấy nước mà các thừa sai cảm thấy hoàn toàn tin tưởng là công vụ truyền giáo của họ sẽ không bị gián đoạn trong tương lai. Ngay cả dân Thái cũng nhạy cảm đối với vấn đề thừa sai nếu sự

truyền giáo không khéo xử, thái độ khoan dung của dân Thái có thể thay đổi. Hiện nay, trong một nước mà 97 phần trăm theo Phật Giáo, 2 phần trăm theo Hồi Giáo, số người theo Ki Tô Giáo hiển nhiên rất ít.

Sulak Siravaksa là một trí thức Phật Giáo theo học các trường Ki Tô. Tuy nhiên, ông ta rất lấy làm khó chịu trước những tài liệu truyền giáo mô tả Thái Lan là "địa hạt của Satan"; rằng "99% dân Thái bị câu thúc bởi ma quỉ"; lên án Phật Giáo là "thờ hình tượng" và là "một tôn giáo yếm thế một cách vô vọng."; và chấp chặt là "không có sự mặc khải của Ki Tô thì không hiệp thông được với Thượng đế." Như Sulak đã vạch rõ, đó là ngôn ngữ hàng ngày của một số tài liệu truyền giáo, những tài liệu này đã xúc phạm nặng nề đến những Phật tử Thái Lan."

(In Asia there are few countries where missionaries can feel completely confident of an uninterrupted future for their work. Even the Thais are sensitive on the

subject of missionaries and if evangelism is not carried out in a tactful manner, their tolerant attitude may change. At present, in a country where 97 percent of the population is Buddhist and 2 percent Muslim, there are obviously very few Christians.

Sulak Sivaraksa is a Buddhist intellectual who was educated in Christian schools. He is, however, severely irritated by evangelical literature that describes Thailand as "the territory of Satan"; that declares "99 percent of Thais are in bondage to demons"; that condemns Buddhism as "idolatry" and "a religion of hopeless escapism"; and which insists that "without Christian revelation, there is no relationship with God". As Sulak points out, this is the everyday language of a certain kind of mission literature, which is deeply offensive to Thai Buddhists.)

Vì chính sách truyền đạo cuồng tín cố hữu như trên tại Thái Lan mà Phật Giáo Thái đã phải chính thức gửi kháng thư cho John Paul II, phàn nàn về những việc làm sai trái của Ca Tô Giáo ở Thái Lan, như sẽ được trình bày trong một phần sau.

Người Việt chúng ta thường ngưỡng mộ thành quả canh tân đất nước của Nhật Bản và các "sử gia" Ca Tô Việt Nam thường đổ trách nhiệm lên đầu các vua quan triều Nguyễn là không biết noi gương Nhật Bản để canh tân đất nước. Nhưng bối cảnh lịch sử của hai nước Nhật và Việt trong thế kỷ 19 hoàn toàn khác nhau. Muốn hiểu tại sao Nhật Bản canh tân được mà Việt Nam lại không, chúng ta phải trở lại lịch sử tiếp xúc của Nhật với Tây phương, và từ đó nhận ra sự khác biệt giữa những điều kiện chính trị, xã hội của hai nước. Sự thành công của Nhật Bản trong vấn đề canh tân đất nước dựa phần lớn vào thái độ dứt khoát, quyết liệt của Nhật đối với Ca Tô Giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.

Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca Tô, tới để truyền đạo. Muốn hiểu hiện tượng trên, tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại là:

"Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca Tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ca Tô. Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Ca Tô."

(Missionaries, trg. 132-133: By the end of the fifteenth century, Pope Alexander VI created two spheres of influence; he determined that the whole of the Americas with the exception of Brazil, should belong to Spain, while Portugal would take Brazil and whatever could be seized in Asia and Africa. It was decreed that along with territorial gains would go the duty to incorporate any native peoples into the Catholic Church...With the invading armies came priests and friars whose presence justified the subjugation of the people and the use of whatever coercion was judged necessary to bring them to the faith.)

Các thừa sai Ca Tô được sự ủng hộ nồng nhiệt của Nobugata, một lãnh chúa Nhật Bản (1573-1582).

Nobugata, ngoài việc cho phép các giáo sĩ tự do truyền đạo còn cấp đất cho họ ở Kyoto, cùng hứa hẹn cấp cho họ một khoản tiền mỗi năm. Do đó, Ca Tô giáo lan tràn khắp nước, hàng ngàn người theo đạo và các trung tâm Ca Tô mọc lên ở nhiều nơi trong nước Nhật.

Nếu các giáo sĩ Ca Tô chỉ giới hạn trong việc truyền bá tình thương của đạo Chúa thì chắc chắn Nhật Bản và các nước khác ở Á Châu sẽ để cho họ tự do, nhất là Việt Nam, một dân tộc đã nổi tiếng là hiếu khách và không hề có chuyện kỳ thị tôn giáo. Nhưng, do sự cực đoan tôn giáo của Ca Tô giáo là Giáo hội Ca Tô phải thống trị giáo dân trong tất cả những lãnh vực tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị v..v.., kết quả là các cộng đồng Ca Tô ở Nhật Bản đều phải đặt dưới quyền thống trị của Vatican. Theo giáo điều Ca Tô, Giáo hội không cho phép những người dân Nhật theo đạo phục tùng những người cầm quyền như là một người dân trong một nước. Những người gia nhập Giáo hội Ca Tô đương nhiên tự biến họ thành những thuộc hạ của Giáo Hoàng. Một khi sự t rung thành đã chuyển sang một thế lực ngoại quốc ở ngoài đất Nhật, các giáo dân trở thành bất trung đối với những nhà cầm quyền Nhật Bản. Điều này rất nguy hại cho sự an ninh của Nhật, quốc nội cũng như quốc ngoại.

Vì Ca Tô Giáo dạy rằng đạo Ca Tô là đạo duy nhất chân thật, các tín đồ Ca Tô Nhật đã phát động tinh thần bất khoan nhượng tôn giáo, và khi ở vị thế có quyền hành, tìm cách xóa bỏ các tôn giáo khác bằng bạo lực. Điều này đã gây nên những xáo trộn trong xã hội. Bất cứ ở nơi nào mà Ca Tô giáo chiếm đa số trên đất Nhật thì ở nơi đó Phật Giáo và các tôn giáo khác đều bị chèn ép. Chùa chiền bị phá hủy, đóng cửa hay chiếm đoạt để làm nhà thờ. Trong nhiều trường hợp, Phật tử bị cưỡng bách theo đạo, từ chối có thể bị tịch thu gia sản hay xử tử. (Những người sống ở miền Nam, nhất là vùng Nam, Ngãi, dưới triều Ngô Đình Diệm chắc chắn chưa quên những cảnh này).

Trước tình thế quốc gia như vậy, những nhà cầm quyền Nhật Bản, Hideyoshi rồi Ieyasu, thay đổi thái độ và bắt đầu từ năm 1614 Ieyasu đưa ra một chính sách để đối phó với những xáo trộn mà các giáo sĩ và giáo dân Gia Tô giáo đã gây ra:

"Mọi công dân Nhật theo đạo được lệnh phải bỏ đạo; các nhà thờ và tu viện Ca Tô bị phá hủy, tài sản đất đai bị tịch thu, và tất cả linh mục ngoại quốc được lệnh phải rời khỏi các xứ đạo, tập trung tại Nagasaki để chờ tống xuất."

Sắc lệnh này chưa kịp thi hành thì "một sắc lệnh khác khe khắt hơn được ban hành, và sự đàn áp tôn giáo trở thành tàn nhẫn hơn cho tới khi mọi vết tích công khai của Ki Tô Giáo bị phá hủy."

(Missionaries: A further decree, much fiercer in tone, set in train a ruthless persecution that continued until all overt vestiges of Christianity had been destroyed.)

"Khi sắc lệnh trục xuất thứ hai được ban hành, một số thừa sai rời khỏi nước Nhật nhưng nhiều vị ở lại và toan tính tiếp tục gây dựng ngầm các xứ đạo. Tất cả đều bị săn lùng và hành quyết.

Toàn thể các cộng đồng Ki Tô phải chịu đựng những biện pháp cấm đạo. Họ bị cưỡng bức giẫm lên hình tượng của Mẹ Maria bồng Con khắc trên những bản nhỏ, ai từ chối đều bị hành quyết. Hình phạt thông thường là đóng đinh, nhưng được thay đổi một cách ác độc, nạn nhân bị đóng đinh đầu ngược xuống đất và ở bờ biển. Khi thủy triều lên họ bị chết ngộp dần dần."

(When the second decree of expulsion was promulgated, a number of missionaries left Japan but many remained and tried to continue their ministry in hiding. All of them were hunted down and put to death.. . Whole communities were put to the test. They were forced to trample upon a fumie, a small plaque bearing a carved image of the Virgin and Child, and those who refused were executed. Crucifixion was the usual fate, but, in a cruel refinement, the victims were crucified upside down on the shoreline. As the tide came in, they slowly drowned. )

Vào thời điểm này, những tín đồ Ca Tô ở Nhật bắt đầu tổ chức võ trang chống lại chính quyền. Cuộc chiến bùng nổ vào mùa đông năm 1637 tại Shimbara và tại đảo Amakusa, những vùng hầu như toàn tòng Ca Tô. Những cộng đồng Ca Tô này, cầm đầu bởi các linh mục Tây phương, công khai chống lại chính quyền.

Chính quyền Nhật, sợ rằng các toán giáo dân đó liên kết với những giáo dân Ca Tô Tây phương và bị Bồ Đào Nha dùng làm phương tiện để chiếm đất đai của Nhật, đánh thuế rất nặng trên những cộng đồng này. Các linh mục dòng Tên tổ chức một đạo quân khoảng 30000 giáo dân Nhật, với cờ xí mang tên Giê-Su, Maria, Thánh Iago, tiến quân đối đầu với đại diện chính quyền về dân sự và quân sự ở địa phương, và nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra trong vùng Shimbara và vùng vịnh Nagasaki. Giáo dân giết luôn Thống Đốc ở Shimbara và rồi cố thủ trong một thành lũy kiên cố khi quân chính phủ kéo đến dẹp.

Với vũ khí thô sơ, chính quyền Nhật phải nhờ đến sự trợ giúp của Hòa Lan (theo Tin Lành) về súng đại bác và tàu chiến. Hòa Lan ưng thuận, và giúp chính quyền san thành bình địa nơi cố thủ của các giáo dân và hầu như tất cả các giáo dân trong đó đều bị tàn sát.

Kết quả cuộc nổi loạn của giáo dân này là một đạo Dụ bài Ngoại của chính quyền Nhật Bản ban hành năm 1639, Manhattan, Catholic Imperialism and World Freedom, trg. 361:

"Trong tương lai, chừng nào mà mặt trời còn soi sáng thế giới, không một ai được phép nhập cảnh Nhật Bản, ngay cả với tư cách là đại sứ..."

(For the future, let none, so long as the Sun illuminates the World, presume to sail to Japan, not even in the quality of ambassadors...)

Đạo Dụ trên được áp dụng cho mọi nước Tây phương, trừ Hòa Lan vì Hòa Lan đã giúp phương tiện cho chính quyền Nhật dẹp cuộc nổi loạn của các giáo dân Ca Tô. Nhưng ngay cả đối với người Hòa Lan, họ cũng bị hạn chế tối đa. Lý do: tuy họ không phải là tín đồ Ca Tô Giáo nhưng cũng là tín đồ Ki Tô Giáo. (Nevertheless, even they were put under extreme restrictions owing simply to the fact that although they were not Catholics they were Christians.)

Đối với Nhật Bản khi đó, bất cứ cái gì liên hệ đến Ki Tô Giáo nói chung đều bị nghi ngờ là có âm mưu lừa dối, chinh phục, và bất khoan dung.

Manhattan, (Ibid.,trg. 362):

"Người Hòa Lan không được phép đọc ngay cả những lời cầu Kinh Ki Tô Giáo trước mặt một công dân Nhật nào. "

(The Dutch were not permitted to use Christian prayers in the presence of a single Japanese subject).

Hiệp ước thương mại giữa Nhật và Hòa Lan có những điều khoản như:

- Không một tàu buôn nào của Hòa Lan được chở một tín đồ Ki Tô bất cứ quốc tịch nào hoặc chuyên chở thư từ viết bởi tín đồ Ki Tô.

- Hòa Lan phải báo cho chính quyền Nhật biết tình hình bành trướng của Ki Tô Giáo ở ngoại quốc.

- Mọi sách viết về những đề tài tôn giáo phải khóa kín, niêm phong trong các rương hòm và trao cho chính quyền Nhật giữ trong suốt thời gian tàu cặp bến Nhật.

(No Dutch ship should carry a Christian of any nationality or convey letters written by Christians.

The Dutch should convey to the Japanese governor any information about the spreading of Christianity in foreign lands that might be of interest.

All books, especially those dealing with religious subjects, belonging to Dutch ships had to be put into trunks, sealed, and turned over to the Japanese during the period the ship was in port)

Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca Tô Giáo nói riêng vàì Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Ca Tô sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi Đô Đốc Perry của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp Nhật phải mở cửa giao thương và cho truyền đạo lại vào năm 1854. Trước mối nhục vì bị thua kém về kỹ thuật và súng ống này, Nhật Bản đã quyết tâm canh tân. Năm 1866, Nhật còn là một dân tộc thuộc loại Trung Cổ. Chỉ trong vòng 33 năm, tới năm 1899, Nhật đã trở thành một cường quốc không kém các nước Tây phương. Ngoài lòng yêu nước cao độ và quyết tâm, yếu tố chính trong sự thành công canh tân của Nhật là một tình trạng xã hội, chính trị ổn định, không có một đạo quân thứ 5 nằm vùng trong lòng dân tộc và các thừa sai gián điệp chuyên gây xáo trộn trong các quốc gia để thủ lợi về mặt tôn giáo cũng như về vật chất thế tục.

Missionaries, trg. 169:

"Trong 24 năm đàn áp Ki Tô Giáo ở Nhật Bản, 62 thừa sai Tây phương đã bị hành quyết cùng với hàng ngàn giáo dân Nhật. Phải tới hơn 200 năm sau Nhật mới lại mở cửa cho các thừa sai trở lại, nhưng lòng của họ vẫn khép kín."

(During the twenty-four years of the great Japanese persecution, sixty-two European missionaries were put to death together with thousands of Japanese Christians. It was to be more than 200 years before the Japanese would again open their doors to missionaries but even then, they did not open their hearts.)

Một câu ngắn gọn sau đây của Hal Dareff trong cuốn Câu Chuyện Việt Nam (The Story of Vietnam, trg. 28,) có thể nói lên hoàn cảnh khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ 19:

"Đóng cửa biên giới, họ (triều đình Gia Long. TCN) sẽ tránh được sự xâm nhập của người ngoại quốc với những lối sống xa lạ của họ. Bất hạnh thay, trong nước đã có những người ngoại quốc rồi - Các giáo sĩ thừa sai."

(By sealing off their borders, they would keep out the foreigner and his alien ways. Unfortunately, there were already foreigners in Vietnam - The Missionaries.)

Ở Ấn Độ, hơn 400 năm nay Ki Tô Giáo đã vô cùng tích cực trong vấn đề truyền đạo với hi vọng Ki Tô hóa Ấn Độ nhưng dân chúng Ấn, tuy nghèo khó và trước những hứa hẹn về vật chất của Ki Tô Giáo, vẫn từ chối tôn giáo này. Số người theo Ki Tô Giáo nói chung chưa lên tới 1% tuy chính quyền Ấn đã rất dễ dãi để cho những nhà truyền giáo tự do truyền đạo.

Sự dùng vật chất để ép những người ngoại đạo đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn về vật chất theo đạo lộ liễu đến mức một Ủy Ban Điều Tra Những Hoạt Động của Các Giáo Sĩ Thừa Sai tại Ấn Độ đã phải đưa ra những khuyến cáo sau đây, trong cuốn "Tín ngưỡng của người khác" ("The Faith of Other Men", trg. 107) của Giáo Sư Wilfred Cantwell Smith, một nhà Thần học KiTô nổi tiếng, Giáo sư môn Tôn Giáo Thế giới và Giám đốc trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới tại đại học Harvard:

" Nên yêu cầu những thừa sai mà mục đích chính là dụ người vào đạo phải rút lui. Số lượng lớn các nhà truyền giáo ngoại quốc không được hoan nghênh và cần phải kiểm soát.

Sự dùng các dịch vụ y tế hay chuyên môn như là phương tiện trực tiếp để dụ người vào đạo phải cấm bởi luật pháp.

Mọi toan tính dùng vũ lực hay lừa gạt gian dối, hay đe dọa bằng những cách bất chính hay giúp đỡ tài chính hay mọi sự trợ giúp khác, hoặc bởi những phương tiện hay hứa hẹn lừa gạt gian dối, hoặc bằng sự giúp đỡ tinh thần và vật chất, hoặc lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm hay lòng tự tin của bất cứ người nào, hoặc bằng cách khai thác nhu cầu, sự yếu kém về tinh thân (tâm thần) hay nhẹ dạ của bất cứ người nào, hoặc, đại cương là mọi toan tính hay nỗ lực (dù thành công hay không), trực tiếp hay gián tiếp thâm nhập vào ý thức tôn giáo của con người (dù đã trưởng thành hay còn vị thành niên) thuộc tín ngưỡng khác, với mục đích thay đổi ý thức tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, để cho hợp với lý tưởng và niềm tin của phe đi dụ người ta vào đạo, phải tuyệt đối cấm."

(Those missionaries whose primary object is proselytization should be asked to withdraw. The large influx of foreign missionaries is undesirable and should be checked..

The use of medical or other professional services as a direct means of making conversions should be prohibited by law..

Any attempt by force or fraud, or threats of illicit means or grants of financial or other aid, or by fraudulent means or promises, or by moral and material assistance or by taking advantage of any person's inexperience or confidence, or by exploiting any person's necessity, spiritual (mental) weakness or thoughlessness, or, in general any attempt or effort (whether successful or not), directly or indirectly to penetrate into the religious conscience of persons (whether of age or underage) of another faith, for the purpose of consciously altering their religious conscience or faith, so as to agree with the ideas of convictions of the proselytizing party should be absolutely prohibited..)

Tại sao người ta lại phải khuyến cáo như vậy nếu các công vụ truyền giáo của CaTô giáo chỉ thuần túy là truyền giáo? Chúng ta cũng nên để ý rằng, hiện nay, ở Ấn Độ đang có phong trào bài Ki Tô Giáo rất mạnh. Báo Los Angeles Times ngày 12 tháng 11, 1998, đăng một bài tường thuật dài của ký giả Dexter Filkins về những hành động bài Ki Tô Giáo, nhiều khi dùng đến bạo lực, ở Ấn Độ. Một lãnh tụ của phong trào bài Ki Tô Giáo, ông B. L. Sharma, tuyên bố:

"Chúng tôi đã phải làm nô lệ cả ngàn năm, và nay chúng tôi đã sáng mắt rồi. Tôi đòi hỏi chính phủ Ấn Độ phải đuổi cổ những kẻ đang dụ dân Ấn cải đạo, và phá hại văn hóa, ngôn ngữ và y phục của chúng tôi."

(We were slaves for 1000 years and now we have opened our eyes. I demand that the government of India throw out these people who are out to convert Hindus and ruin our culture, language and attire.)

Ở Trung Quốc , chúng ta đã biết, các giáo sĩ thừa sai toa rập với lực lượng thực dân Anh đưa thuốc phiện vào đầu độc dân Trung Quốc và lợi dụng cuộc chiến tranh nha phiến để truyền đạo. Nhưng lịch sử truyền đạo Ca Tô ở Trung Quốc là một thất bại nặng nề cho các nhà truyền giáo Ca Tô. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trích dẫn sau đây trong cuốn The Chinese Looking Glass của Dennis Bloodworth, trg. 170-173, viết về phản ứng của người Trung Hoa đối với Gia Tô Giáo như thế nào:

"Từ thế kỷ 16 trở đi, các giáo sĩ dòng Tên đã được đón tiếp ở Bắc Kinh. Người ta nói rằng, vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Minh đã cải đạo sang Ki Tô Giáo trước khi chết, và con trai của bà đã được rửa tội với tên Constantine. Tuy các tín đồ Gia Tô căm phẫn chính đáng về những sự kiềm chế tiếp tục ngăn cản sự tự do truyền đạo ở những nơi khác trên đất Trung Quốc, căn bản căm phẫn của họ thật là yếu ớt một cách lố bịch. Vì chính trong những khoảng thời gian này, Gia Tô Giáo đang tàn sát những tín đồ Tin Lành ở Netherlands, tra tấn hàng ngàn dân Huguenots ở Pháp, và Văn Phòng Thánh (Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo.) còn đang bận thiêu sống những kẻ dị giáo từ Granada tới Goa.

Đối với người trí thức Trung Hoa, các Thần (hay Thượng đế, hay Chúa, tùy theo cách gọi trong các nền văn hóa khác nhau. TCN) là để cho những nông dân ngu dốt. Một Nho gia lỗi lạc đã nói: "Không có ai ở trên trời phán xét tội lỗi." Tôn giáo là thuốc phiện của những "người đần độn". Còn đối với đại chúng thì, không làm gì có chuyện cứu rỗi, và như vậy, không làm gì có chuyện luận phạt xuống địa ngục. Do đó, các học giả chỉ đánh giá đạo đức Ki Tô Giáo còn ngoài ra coi những giáo sĩ dòng Tên như là các kỹ thuật gia khéo léo.

Nhưng đối với một giáo sĩ thừa sai thì dân Trung Quốc phải chia thành hai: giáo dân Ki Tô và những người ngoại đạo. Nhưng sự khó khăn ở đây là Trung Quốc không có danh từ "ngoại đạo" vì các tôn giáo ở đây đã sống chung tốt đẹp với nhau và hiểu rõ rằng chỉ có Khổng Giáo mới là đạo chính thức ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dần dần các quan lại Trung Quốc hơi ngạc nhiên khi thấy rõ rằng các tín đồ Ki Tô không sẵn sàng để sống hòa hợp trong đại khối dân tộc với các tôn giáo khác nhau, nhưng lại chống Khổng giáo bằng một tập hợp các qui luật của riêng họ.

Đó chính là lạc đạo. Một người Trung Hoa khi trở thành một tín đồ Ki Tô thì không được coi như là người Trung Hoa nữa. Cái xí nghiệp truyền giáo bị ngăn chặn, cấm đoán, rồi lại được phép truyền đạo. Những tín đồ Ki Tô cuồng tín trong cuộc nổi loạn của giặc Thái Bình (Người cầm đầu giặc Thái Bình là Hồng Tú Toàn, một tín đồ Ki Tô, tự xưng là em của Giê-su, tự phong là Thái Bình Vương, chiến đấu cho cái gọi là Thái Bình Thiên Quốc của Chúa Trời. TCN) đã làm nguy hại cho đức tin của họ khi họ đánh mạnh vào giới văn thân, và khi đến lượt các thừa sai bị đối xử thô bạo, giết chóc bởi những toán dân khác, thì giáo hội không được sự thương xót của Bắc Kinh, mà còn bị Bắc Kinh rất đỗi nghi ngờ vì có vẻ như các quyền lực Tây phương luôn luôn dựa vào những sự đối xử quá đáng đối với dân Chúa của họ để mượn cớ đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn ở Trung Quốc.

Sau cuộc cách mạng năm 1911, Ki Tô Giáo được coi như là mốt thời trang, vì những bộ óc mờ mịt của những người hăng say thuộc đảng Cộng Hòa bị hoang mang bởi những ý niệm về tự do và dân chủ. Nhưng rồi ngay sau đó họ đã vỡ mộng. Những thiệt hại đáng sợ trong Đệ Nhất Thế Chiến đã làm cho các quan sát viên Đông phương tin chắc rằng một giáo phái được gọi là cao quý mà lại gây ra những cảnh tàn sát tập thể như vậy không thể nào là nguồn cứu rỗi của họ, và những sự tàn bạo trong Đệ Nhị Thế Chiến đã củng cố cảm tưởng sơ khởi trên.

Ngày nay những người Cộng Sản không tán thành những sự mê tín duy linh phi lý, và họ khoan nhượng cho khoảng từ 2 tới 3 triệu tín đồ Ki Tô theo tín ngưỡng của mình một cách đứng đắn mà không cần đến sự ban phúc của La Mã, và họ ủng hộ một phong trào Phật Giáo lớn hơn, hướng dẫn bởi những người hiểu rằng "trước hết họ phải có những trách nhiệm xã hội và những nhiệm vụ yêu nước" trước khi say đắm trong sự xa xỉ tôn giáo."

(From the sixteenth century onwards Jesuits were welcomed in Peking. The last Ming empress, it was claimed, was converted to Christianity before she died, and her son was baptized Constantine. Although the Roman Catholics were full of righteous indignation about the fetters that continued to hamper free missionary work in the rest of China, they were on ridiculously weak ground. For this was the sorry period in which the Catholics were butchering the Protestants of the Netherlands, the Huguenots were being tortured by the thousands in France, and the Holy Office was busy burning heretics from Granada to Goa.

To the literate Chinese, gods were only for ignorant peasants. As a prominent neo-Confucian had laid down: "There is no man in the sky judging sin." Religion was the opiate of the "stupid people." For the rest, there was no personal salvation or, come to that, damnation. The scholars therefore appreciate only the ethics of Christianity and otherwise regarded the Jesuits as clever technicians...

For the missionary, China must be divided into Christians and heathens. But the difficulty was that the Chinese simply had no word for "heathen," for religions had rubbed along well enough together in the Middle Kingdom on the strict understanding that Confucianism was the only official creed. Nevertheless, it gradually became clear to the slightly astonished mandarins that the Christians were not prepared to be stitched into the patchwork quilt made up of the rest, but were challenging Confucian doctrine itself with a rival set of rules of their own.

This was heresy. A Chinese who became a Christian could no longer be regarded as Chinese. Missionary enterprise was hampered, then forbidden, then permitted again. The "Christian" fanatics of the Taiping rebellion perilously compromised the faith by smitting scholars in the name of Jesus, and when it was the turn of the missionaries to be manhandles and murdered by other Chinese mobs, the Church did not earn sympathy in Peking, but even greater distrust, for it seemed that the Western powers always made these excesses against their men of God to pretext for seizing more concessions in China...

After the revolution in 1911, Christianity enjoyed a certain vogue, for it was confused in the muddles minds of eager Chinese republicans with liberty and democracy. But disillusion soon followed. The frightful toll of World War I persuaded Orientals onlookers that a gentle cult productive of so much mass murder held no salvation for them, and the atrocities of World War II confirmed the initial impression...

Today the Communists frown upon reasonless, animistic superstition, tolerate in the best traditions two

to three million Catholics in China, who "lead a proper spiritual life" without the blessing of Rome, and patronize a much bigger Buddhist movement led by men who understand they must "first bear their socialist responsibilities and fulfill their patriotic obligations" before indulging in the luxury of religion.)

Chúng ta đã thấy, qua những tài liệu về sự thất bại của công vụ truyền giáo của Gia Tô Giáo ở Á Đông. Á Đông đã dứt khoát tù chối một tôn giáo mà từ những tín lý, lễ nghi cho tới những cung cách cư xử của những giáo sĩ thừa sai Gia Tô, hoàn toàn không hợp với người Á Đông. Chẳng thế mà trong những nước lớn ở Á Châu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan... số người theo Ki Tô Giáo nói chung, rất là ít ỏi, có thể nói là không đáng kể. Thống kê mới nhất cho biết số tín đồ Ki Tô ở Ấn Độ vào khoảng 1%, ở Thái Lan cũng vậy, chỉ khoảng 1%, ở Nhật Bản chưa tới 1%, và ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 4 phần ngàn và không lệ thuộc Vatican. Buồn thay, ở Việt Nam, số tín đồ Gia Tô lên tới 8% và còn hoàn toàn nô lệ Vatican.

Nền văn minh kỹ thuật Âu Mỹ, đã một thời vượt xa Á Đông, nhưng từ trước cũng như cho tới ngày nay, về vấn đề đạo đức và tâm linh thì đối với người Á Đông, Âu Mỹ vẫn còn trong tình trạng chưa khai hóa. Trong Kinh Nhựt Khóa của người Gia Tô Việt Nam có câu: "Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e là lịnh rao truyền tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ". Người Ca Tô Việt Nam đã coi ông bà tổ tiên và cả dân tộc mình là dân mọi rợ, trong khi thực ra thì câu trên phải được viết là "Ông Thánh Phan-Xi-Cô Xa-Vi-e là lịnh rao truyền "tiếng nói mọi rợ" của Đức Chúa Thánh Thần cho những dân tộc văn minh mà về phương diện tôn giáo và tâm linh đã vượt xa và tiếp tục vượt xa những dân tộc Âu Mỹ mê tín và cuồng tín."

Để biện hộ cho những tội ác của Ca Tô Giáo Rô-ma đối với nhân loại và sách lược truyền đạo bạo tàn, man rợ của Giáo hội Gia Tô, người ta thường viện câu: tôn giáo nào cũng tốt cả, cũng đều dạy con người làm lành tránh ác, vậy bản chất của mọi tôn giáo đều tốt cả. Nhưng trên thực tế thì có phải như vậy không? Nếu cùng tốt cả, cùng dạy con người làm lành tránh ác cả thì tại sao lại có tôn giáo không hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền đạo hơn 2500 năm như đạo Phật, và tại sao lại có cảnh xương chất thành núi, máu chảy thành sông trên vai lịch sử của Ca Tô giáo? Con người Tây phương vẫn tự hào là văn minh tiến bộ hơn các dân tộc khác, và sự truyền đạo là để "văn minh hóa" những dân tộc này, nhưng tại sao lại có sự khác biệt giữa phương cách truyền đạo trong tinh thần từ bi của đạo Phật và phương cách truyền đạo hết sức man rợ của Ca Tô Giáo mà kết quả là nhiều triệu người phải chịu đựng những cảnh tra tấn, tù đầy, giết chóc? Các tín đồ Gia Tô giải thích làm sao về sự khác biệt này? Nếu cho rằng đó là ý của Chúa, thì hơn 80% số người trên thế giới đã có lý khi họ từ chối một tôn giáo mà lịch sử đẫm máu của nó không thể nào có thể làm mờ nhạt đi được.

Có phải vì vậy mà ngày nay các dân tộc văn minh trên thế giới đều dần dần rời bỏ cái tôn giáo mà họ đã phải chịu đựng gần 2000 năm nay, đến nỗi các nhà tuyền giáo ngày nay đã coi Âu Châu như là vùng truyền giáo quan trọng nhất trên thế giới để khôi phục niềm tin của dân chúng trong vùng này. Tôi sẽ trở lại tình trạng Ca Tô Giáo ở Âu Châu với vài con số thống kê mới nhất trong một phần sau. Các học giả nghiên cứu về tôn giáo đã đồng thuận ở một điểm: sự khác biệt giữa lịch sử truyền giáo của Phật Giáo và Ca Tô Giáo nằm ngay trong chính giáo lý của mỗi tôn giáo. Giáo lý Phật Giáo thì khỏi cần bàn tới vì trong suốt hơn 2500 lịch sử của Phật Giáo chúng ta không thấy một cuộc chiến tranh tôn giáo nào cũng như chưa từng thấy khi nào Phật Giáo dùng đến bạo lực để tra tấn, hành hạ, thiêu sống những người không cùng quan điểm với Phật Giáo, hoặc dùng những thủ đoạn phi luân để dụ hay cưỡng bách người khác tín ngơỡng vào đạo Phật. Người ta chỉ thấy Vua A Dục buông gươm xuống và chinh phục chư hầu bằng lòng từ bi theo giáo lý Phật Giáo, sau khi được giáo lý Phật Giáo cảm hóa. Nhưng còn giáo lý KiTô giáo thì sao? Nó nằm ngay trong hai cuốn Cựu Ước và Tân Ước, gọi chung là Thánh Kinh. Sau đây tôi sẽ lược duyệt một số tài liệu phân tích nội dung Thánh Kinh để chứng tỏ rằng những sách lược tàn bạo của Giáo hội Ca Tô Rô-ma đối với nhân loại bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối vào cuốn Thánh Kinh, được tin như là ghi chép những lời mặc khải của Thượng đế, và được tin là không thể sai lầm. Do đó, Giáo hội đã theo sát những lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh, đi khắp nơi trong thế giới để truyền bá "đức tin Ca Tô" bằng bạo lực, cưỡng ép, và giết chóc.

Những gì mà quần chúng được dạy để tin mà không cần đến lý lẽ Vậy thì ai có thể phủ bác niềm tin này bằng lý lẽ?

(What the populace learned to believe without reasons, Who could refute it then by means of reasons)?

(Friedrich Nietzche)

CHƯƠNG V

THÁNH KINH KI-TÔ GIÁO

 

Có thể nói cuốn Thánh kinh là cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới. Trong phương trời Âu Mỹ trước đây, hầu như mỗi nhà tín đồ KiTô giáo nói chung đều có ít nhất là một cuốn Thánh kinh, thường được dùng làm vật trang trí hay vật hứng bụi (dust collector) vì chẳng có mấy ai đọc nó. Nhưng đây cũng là một cuốn sách mà người ta đã đưa lên bàn mổ để nghiên cứu, phân tích, thẩm định giá trị khả tín v...v.. kỹ nhất và đầy đủ nhất. Người ta đã phân tích từng câu từng chữ trong Thánh Kinh, tìm hiểu xuất xứ, ai viết và viết bao giờ? Thí dụ, một nhóm khoảng 200 học giả chuyên về Thánh kinh (Bible experts) thuộc mọi tông phái trong KiTô giáo đã cùng nhau nghiên cứu Thánh kinh trong nhiều năm, từ 1985, và có những phiên họp định kỳ để bỏ phiếu về những câu mà người ta cho rằng Gìê-Su nói ở trong Thánh Kinh và những phép lạ Giê-Su làm, được kể trong Thánh kinh. Thể thức bầu phiếu của họ là đưa ra 4 loại nút màu khác nhau: Nếu nhà khảo cứu cho rằng lời nói hay phép lạ đó "đúng" là Giê-Su nói hay làm thì bỏ nút màu đỏ, "không đúng" thì nút màu đen, "có thể đúng" thì nút màu hồng, "có thể đúng, có thể không" thì nút màu xám. Kết quả? Giê-Su KHÔNG NÓI 80% những điều ghi trong Thánh kinh và Giê-Su CÓ THỂ chỉ có khả năng chữa lành một số bệnh tâm thần liên hệ đến sự cử động của thân thể (psychosomatic) hay mẩn da (skin rashes). Ngoài ra, Giê-Su KHÔNG HỀ thực hiện một phép lạ nào như đi trên nước, làm yên một cơn bão tố ngoài biển, hay cứu người chết sống lại, đuổi quỷ ám ra khỏi người, biến nước thành rượu v..v.., tất cả chỉ là vay mượn từ các huyền thoại Hi Lạp của thi sĩ Homer (The Seminar scholars believe the Gospel writers borrowed from the Greek poet Homer), hoặc phóng đại quá mức để nhấn mạnh đến quyền năng của Giê-Su (The Seminar fellows suggest that the Gospel writers exagerated the stories in order to emphasize Jesus' power). Tôi xin nhắc, đây là công việc nghiên cứu trí thức của chính các chuyên gia KiTô giáo chuyên môn về mọi ngành, dựa trên rất nhiều tài liệu và sự kiện lịch sử viết bằng cổ ngữ, văn bản gốc Thánh kinh viết bằng tiếng Hi Lạp, những sự kiện khoa học v..v.., chứ không phải của những người ngoại đạo.

Về cuốn Thánh Kinh, học giả Lloyd M. Graham (Ibid., trg. 5) viết như sau:

"Cuốn Thánh Kinh không phải là "lời của Thượng đế" mà là những cóp nhặt từ những nguồn tài liệu dân gian. Vườn Địa Đàng, Adam và Eve được lấy từ các chuyện của dân Babylone; trận "lụt cả" hay Hồng thủy chỉ là sự phóng đại của khoảng 400 câu chuyện về những trận lụt; chuyện cái tàu lớn của Noah chúng ta có thể thấy trong cả tá những huyền thoại về Hồng thủy; ngay cả tên các con của Noah cũng là những tên cóp nhặt, cũng như những chuyện như hi sinh Isaac, phán xét Solomon, Samson xô đổ cột; cái tên Moses cũng lấy từ tên Mises của dân Syrie, các luật của Thượng đế lấy từ luật của Hammurabi. Đấng cứu thế được dẫn xuất từ đấng cứu thế Madhi của Ai Cập, một vài câu được chép lại nguyên văn từ kinh điển Ai Cập. Giữa Giê-su và nhân vật Horus của Ai Cập, Gereald Massey kiếm thấy 137 điểm tương tự, và giữa đấng Ki Tô và Krishna có đến cả vài trăm điểm giống nhau. Làm sao mà Thánh Kinh có thể coi là những lời mặc khải của Thượng đế?"

(The Bible is not "the word of God" but stolen from pagan sources. Its Eden, Adam and Eve were taken from the Babylonian account; its Flood or Deluge is but an epitome of some four hundred flood accounts; it Ark and Ararat have their equivalents in a score of Deluge myths; even the names of Noah's sons are copies, so also Isaac's sacrifice, Solomon's judgment, and Samson's pillar act; its Moses is fashioned after the Syrian Mises; its laws after Hammurabi's code. Its Messiah is derived from the Egyptian Mahdi, Savior, certain verses are verbatim copies of Egyptian scriptures. Between Jesus and the Egyptian Horus, Gerald Massey found 137 similarities, and those between Christ and Krishna run into the hundreds. How can the Bible be a revelation?)

Nhưng có lẽ nhận xét tổng quát sau đây của một học giả Ca Tô sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về cuốn Thánh Kinh:

Trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu" ("Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus", p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ GiaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích rùng rợn này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thần hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies), đã viết:

"Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.

Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ CaTô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là "Thần học"...

Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hềbiết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng."

(One by one the various books of the bible were discovered to contain errors of fact; inaccurate guesses; rationalizations; prophecies ex-post-facto, usually combined with prophecies of the future that proved inaccurate; and unmistakable, deliberate lies. Had this discovery been allowed to reach general public, Judeo-Christian mythology would have suffered a blow from which it could not have hoped to recover.

Facing elimination, the current Pope appointed his own historians to examine the secular historians' conclusions and find the flaw in their evidence that he believed must be there. The outcome was that the Papal historians confirmed that their bible really was falsifiable fantasy. They presented the Pope with their reports and, when he promptly suppressed them, they all ceased to be Catholics. So the Pope ordered his propaganda machine to invent an alternative methodology to combat that of the historians, a methodology created for the specific purpose of reaching the conclusion that the Judeo-Christian bible is nonfiction, no matter how severely the evidence had to be distorted in order to achieve that objective. That methodology was 'theology'..

...Such was the power of the world's theocracies that, despite the publication of thousands of scholarly books and articles refuting every part of the Judeo-Christian bible, to this day the existence of unchallengeable proof that the bible is a work of fiction is unknown to ninety percent of the population of Christian-dominated societies.)

Có bao nhiêu tín đồ Ca Tô Giáo Rô-ma biết được điều này, và có bao nhiêu tín đồ Ca Tô tin được điều này? Có bao nhiêu tín đồ Ca Tô đã đọc những tác phẩm của những chuyên gia phê bình Thánh Kinh từng câu, từng chữ một và vạch ra những điều sai trái trong Thánh Kinh, trái ngược hẳn với những lời giảng lệch lạc, méo mó, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) của hàng giáo phẩm Gia Tô, những người dựa trên một niềm tin không suy luận, tự cho mình cái độc quyền có khả năng hiểu và giảng Thánh Kinh, coi thường và hạ thấp trí tuệ của các tín đồ?

Chúng ta đã thấy Giáo hoàng và Giáo hội đã dùng những thủ đoạn lừa dối như thế nào để duy trì quyền lực trên đám tín đồ kém hiểu biết. Tại sao Giáo hội phải làm như vậy? Vì quyền lực thế tục cũng như tài sản của Giáo hội Ca Tô Rô-ma tùy thuộc ở số đông tín đồ nên Giáo hội rất sợ tín đồ biết đến cái bản chất thực sự của Giáo hội cũng như những sai lầm trong Thánh Kinh, những sai lầm mà chính giáo hoàng hay giáo hội cũng không thể phủ nhận. Chúng ta cũng nên nhớ rằng đã một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, vi phạm luật này có thể bị xử tịch thu tài sản, bị vạ tuyệt thông, hay bị tử hình. Về sự việc này, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ (Ibid., trg. 43), đã viết như sau:

"Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo hội cấm không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng Quốc Ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lý, vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được những cái dở của Kinh Thánh, những chỗ dịch sai, dịch bậy của Kinh Thánh, những chỗ thêm, bớt vào Kinh Thánh.... Ngày nay người ta đã bới móc ra rằng Kinh Thánh có nhiều đoạn mâu thuẫn nhau; năm quyển Cựu Ước đầu tiên không phải do Maisen viết mà do nhiều người viết về sau này; Jeremiah, Daniel cũng do nhiều người viết ở nhiều thế kỷ khác nhau; Thánh thư cho giáo đoàn Hebrews, Thánh thư Thessalonians II, Thánh thư Peter II không phải do Paul và Peter viết ra. Thực là điên cái đầu..."

Nhưng trong Thánh Kinh không phải chỉ có những sai lầm và mâu thuẫn, mà ngay cả căn bản tín lý cứu rỗi của Chúa Giê su cũng đã bị bác bỏ trước những khám phá mới nhất của khoa học. Trước những khám phá mới về nguồn gốc con người và vũ trụ, tuổi của vũ trụ, của trái đất, của loài người v..v.., thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh đã hoàn toàn bị bác bỏ. Không làm gì có chuyện một ông Thượng đế toàn năng sáng tạo ra vũ trụ và mọi vật trong đó trong 6 ngày rồi mệt phải nghỉ ngày thứ bảy, cách đây khoảng hơn 6000 năm. Không làm gì có chuyện Adam và Eve là tổ tiên loài người và sa ngã, cho nên không làm gì có chuyện "Tội tổ tông". Không có tội tổ tông thì không ai cần ai cứu rỗi, do đó, vai trò cứu rỗi của Chúa Giê su là chuyện hoang đường và trở thành khôi hài. Và cũng hoang đường không kém là chuyện Chúa "thăng thiên", vì thân xác con người, sau khi chết, không thể tự nhiên bay lên trời, chống lại sức hút của trái đất, trái với định luật vạn vật hấp dẫn, như một số người có đầu óc khuyết tật vẫn còn tin vào một huyền thoại "bay lên trời" kể ra cách đây gần 2000 năm về một người Do Thái, Giê su, mà tiểu sử thuộc loại bất minh, đầy mâu thuẫn. Làm sao chúng ta có thể hiệp thông vĩnh viễn cùng Chúa ở trên Thiên Đường khi chúng ta không hề biết Thiên đường ở đâu, và niềm tin "Chúa đang ở trên Thiên đường" chẳng qua chỉ là điều "Giáo hội dạy rằng", nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn nếu không muốn nói là một cái bánh vẽ trên trời. Đã có ai từ Thiên đường trở về trần gian và khẳng định là Chúa đang ở trên Thiên Đường? Thiên đường, nếu có, là ở trong tâm con người chứ không phải là ở một nơi nào đó, thí dụ như trên vòm trời mô tả trong Thánh kinh, mà ta mong lên đó sau khi chết. Cái vòm trời Thiên đường tưởng tượng này, có những cánh cửa mở ra để các thiên thần đổ nước xuống thành mưa, của những người viết Thánh Kinh với trí tuệ của những người bán khai, ngày nay đã bị kính thiên văn của Galileo Galilei và những khám phá mới của khoa học làm rớt ra từng mảng. Với những kính thiên văn tân kỳ nhất, các khoa học gia đã quan sát khắp vũ trụ, từ những thiên hà cách xa trái đất hằng triệu năm ánh sáng cho tới những khối tinh vân cách chúng ta cả tỷ năm ánh sáng, nhưng không thấy Thiên đường ở đâu. Giả thử Thiên đường ở xa hơn nữa, tận cùng vũ trụ, nghĩa là cách xa chúng ta khoảng 15 tỷ năm ánh sáng, thì Chúa, mới chết cách đây có 2000 năm, dù có "thăng thiên cả hồn lẫn xác" với vận tốc của ánh sáng, vận tốc giới hạn của mọi vật chất, cũng còn nhiều tỷ năm nữa mới lên tới Thiên đường. Vậy chuyện các tín đồ tin rằng sẽ được hiệp thông với Chúa ngay sau khi chết phải chăng chỉ là chuyện không tưởng?

Có lẽ vì vậy mà, sau nhiều năm nghiên cứu, từ năm 1985, Hội nghị các chuyên gia Ki Tô Giáo nghiên cứu về nhân vật Giê Su (The Jesus Seminar), gồm khoảng 200 học giả thuộc mọi tông phái trong Ki Tô giáo, đã viết trong tác phẩm "Ngũ Kinh" (The Five Gospels, trg. 2) như sau:

"Chúa Ki Tô (Giê Su) của tín điều và tín lý, trong thời Trung Cổ đã là một niềm tin vững chắc, không còn thuyết phục được những người (khoa học gia) đã nhìn thấy những vòm trời (như trong Thánh Kinh mô tả. TCN) qua Kính Thiên Văn của Galileo. Những Thần Thánh và Quỷ dữ cổ xưa đã bị quét ra khỏi những vòm trời đó bằng cái kính đáng kể này. Copernicus, Kepler, và Galileo đã triệt phá những trụ xứ huyền hoặc (Thiên đường) của các Thần (hay Thượng Đế) và Satan và để lại cho chúng ta những thiên đường thế tục."

(The Christ of deed and dogma, who had been firmly in place in the Middle Ages, can no longer command the assent of those who have seen the heavens through Galileo's telescope. The old deities and demons were swept from the skies by that remarkable glass. Copernicus, Kepler, and Galileo have dismantled the mythological abodes of the gods and Satan, and bequeathed us secular heavens.)

Đối với những người ngoại đạo và đối với các khoa học gia thì thiên đường chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của con người để tự an ủi trước những khó khăn của đời sống hiện tại, cho nên họ không quan tâm đến một cái bánh vẽ trên trời. Đây cũng không phải là mối quan tâm của hơn 4 tỷ người trên thế giới không tin, không theo đạo Chúa. Nhưng đối với những tín đồ của đạo Chúa tin rằng Thánh Kinh là những lời mặc khải không thể sai lầm của Thượng đế, do đó tin rằng có Thiên đường có Hỏa ngục, tuy không biết ở đâu, thì họ cần biết rõ Chúa đang ở đâu để mà hiệp thông với Chúa. Điều này họ có thể biết được nếu họ chịu khó đọc Thánh kinh với một chút logic trong đầu.

Trong cuốn "Holy Bible: The New King James Version" hoặc cuốn "The Holy Bible: The New International Version", Chúa phán:

Matthew 5: 22: "Nhưng kẻ nào chê người khác là " đồ điên" thì sẽ bị đày hỏa ngục" (But whoever says "you fool" shall be in danger of hell fire.)

Nhưng rồi sau đó, Chúa chê những người khác:

Matthew 23: 17: "Đồ điên và mù! Cái nào lớn hơn, vàng hay đền thờ Thánh hóa vàng?" (Fools and blind! For which is greater, the gold or the temple that sanctifies the gold?)

Matthew 23: 19: "Đồ điên và mù! Cái nào lớn hơn, đồ cúng hay bàn thờ Thánh hóa đồ cúng?" (Fools and blind! For which is greater, the gift or the altar that sanctifies the gift?"

Vậy bây giờ Chúa đang ở đâu? Tôi nghĩ chẳng cần phải thông minh cho lắm cũmg có thể trả lời được câu hỏi này.

Đọc Thánh Kinh tôi nhận thấy tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị: khi thì bị mắng là chó, khi thì bị mắng là đồ điên và mù, khi thì bị mắng là Satan (Phê rô), khi thì bị rủa là đồ rắn độc, bị đày đọa hỏa ngục v..v.. Hình ảnh của một Chúa nhân từ, được rao giảng là thương yêu người v..v.. , quả thật không phù hợp với những ngôn từ Chúa nói trong Thánh Kinh.

Có bao nhiêu tín đồ Ca Tô biết được rằng, trong giới trí thức và khoa học, Giáo Hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa, và như vậy là Giáo hoàng mặc nhiên phủ nhận thuyết Sáng Tạo trong Thánh Kinh, phủ nhận huyền thoại Adam và Eve, căn bản của thuyết về tội tổ tông, và cuối cùng phơi bày sự vô nghĩa của vai trò Cứu Thế của Giê-su Ki-Tô. Nhưng, như Tiến sĩ William Harwood đã trình bày ở trên, giáo hoàng vẫn dùng những phương tiện không chính đáng về cách diễn giải Thánh Kinh để giữ đám đông tín đồ kém hiểu biết, dù rằng những diễn giải này không được chấp nhận trong giới khoa học và trí thức, và chính Giáo hoàng cũng không tin và tự biết rằng những diễn giải này không có giá trị thuyết phục trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ. Nhưng chúng ta phải công nhận là "nghệ thuật" diễn giải Thánh Kinh này của giáo hội đã rất có hiệu quả trong vấn đề duy trì một niềm tin không suy luận, không cần biết, không cần hiểu, nơi đa số tín đồ ít học, kém hiểu biết, nhất là ở trong các nước kém mở mang.

Tôi nghĩ không có bao nhiêu tín đồ Ca Tô biết những sự kiện trên, vì nếu biết thì cả một nền tảng tín ngưỡng bị sụp đổ. Con người, nhất là những người dân bình thường, kém hiểu biết và tinh thần yếu đuối, cần một cái gì dựa vào để được yên tâm, tự an ủi. Đối với đám tín đồ ngày ngày phải đương đầu với những sự đói khổ, khó khăn vật chất như ở Nam Mỹ, Châu Mỹ La Tinh, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và ở một sô quốc gia kém mở mang ở Á Châu thì một sự hứa hẹn về một Thiên Đường sau khi chết quả thật là một niềm an ủi lớn lao. Niềm an ủi này là khát vọng chung của đám đông tín đồ trong những tôn giáo độc Thần Tây phương. Vì đời sống hiện tại của họ không có mấy hi vọng sáng sủa nên họ hi vọng một đời sau tốt đẹp hơn. Họ không hề biết đến một sự kiện: tất cả chỉ là những hứa hẹn không thể kiểm chứng được, và từ xưa tới nay không có một ai, kể cả Chúa Giê Su và mấy trăm Giáo Hoàng trong quá khứ, đã từ Thiên đường trở về để cho lớp người đang sống biết thế nào là Thiên Đường. Giáo hội biết rõ tâm lý này nên đã triệt để khai thác sự yếu kém của đám tín đồ đông đảo, dùng mọi cách để nuôi dưỡng những tín lý của giáo hội trong đám tín đồ thiếu hiểu biết để duy trì một hệ thống quyền lực, một hệ thống sống trên một niềm tin không suy luận mà giáo hội đã gieo vào đầu óc của những con người chất phác, yếu đuối, ngay từ khi còn nhỏ, trí tuệ chưa mở mang. Chẳng thế mà nhà trí thức Gia Tô Đỗ Mạnh Tri, trong cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng", cũng đã cho rằng: "Tin là một cách sống, chết; không liên quan gì đến cái biết, cái hiểu."

Cộng với cái tâm cảnh nói trên, để giữ tín đồ, giáo hội thường che dấu những sự thực về lịch sử giáo hội cũng như những sai lầm của giáo hội và về giáo lý Ca Tô, cùng lúc dùng những biện pháp như đe dọa "tuyệt thông" (excommunication), nghĩa là không cho phép tín đồ được hưởng những "bí tích" thuộc loại mê tín dị đoan, mê tín dị đoan vì chúng không phù hợp với những sự kiện khoa học và cũng không thể giải thích được cho nên giáo hội đã gán cho chúng một nhãn hiệu "bí tích" để làm bặt mọi lý luận, mọi thắc mắc nơi tín đồ, hoặc như đe dọa đày đọa vĩnh viễn xuống một "Hỏa Ngục" tưởng tượng, đối với đám tín đồ ít học, kém hiểu biết, tinh thần yếu ớt và đã bị mê hoặc từ thuở mới lọt lòng mẹ ra đời với niềm tin là Giáo Hoàng hay Tòa Thánh Vatican thực sự giữ cái chìa khóa cửa Thiên Đường, và do đó giữ cái quyền cho hay không cho tín đồ hiệp thông với Chúa..

Ngày nay, các học giả nghiên cứu về luận lý (logic) để duy trì quyền lực của Giáo hội Ca Tô Rô-ma đã cho rằng đó là một kiểu kuận lý vòng vo, luẩn quẩn (convoluted logic), nhưng cái vòng này lại có tác dụng giam giữ đám tín đồ kém hiểu biết, vì một cái bánh vẽ trên trời (Từ của Linh mục Bringas: A Pie-in-the-Sky), nên không hề thắc mắc. Cái luận lý vòng vo của Giáo hội Gia Tô nó như sau:

- Quyền lực của Giáo hội là dựa trên Tân Ước mà Thượng đế đã linh ứng (inspire) cho các tông đồ viết.

- Làm sao chúng ta biết được là Thượng đế đã linh ứng cho các tông đồ?

- Vì "Giáo hội dạy rằng" như vậy.

- Tại sao chúng ta phải tin những lời "Giáo hội dạy rằng"?

- Vì Giáo hội là tiếng nói của Thượng đế.

- Căn cứ trên cái gì mà bắt chúng tôi phải tin như vậy?

- Căn cứ trên những bằng chứng trong cuốn Tân Ước viết bởi những tông đồ đã được linh ứng.

- Làm sao chúng ta biết được là Thượng đế đã linh ứng cho các tông đồ?

- Vì "Giáo hội dạy rằng" như vậy.

Và cái vòng luận lý này cứ tiếp tục như vậy, không bao giờ chấm dứt, bất kể là ngày nay, chúng ta đã biết, cuốn Tân Ước được viết sau khi Chúa bị đóng đinh cả mấy chục năm, trong đó có những tác giả chưa bao giờ gặp Chúa, biết Chúa, như Thánh Phao Lồ, và chứa không ít mâu thuẫn, những lời "tiên tri" về những sự việc đã xảy ra, hoặc những lời tiên tri về những sự việc không hề xảy ra, những phép lạ không hề có v..v....

Sau đây chúng ta sẽ lược duyệt một số nhận xét tổng quát về cuốn Thánh Kinh và tác dụng của nó trên con người.

David Voas, Giáo sư đại học tiểu bang New Mexico (New Mexico State University), trong cuốn "Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu: Cuốn Tân Ước" ("The Bad News Bible: The New Testament", trg. 1 - 2) đã viết như sau:

"Vấn đề là người ta nghĩ rằng người ta biết ở trong Thánh kinh có những gì, hoặc ít nhất là Thánh kinh chứa loại tài liệu gì. Hầu hết đều lầm, họ chỉ quen thuộc với vài đoạn trích dẫn đã được giáo hội chấp thuận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thượng đế trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn (nghĩa là Giê-Su; TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới mức hoàn hảo khá xa. Thông điệp của Giê-su không hẳn toàn là tin mừng, thiên đường nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn. Xét về toàn bộ thì đó rất có thể là cuốn Thánh kinh mang tới tin xấu."

(The problem is that people think they know what's in the Bible, or at least what kind of material it contains. Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-approved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testament, but also at how much less than perfect his son seems in the New. The message of Jesus isn't all good news; paradise is an uncertain prospect at best. Taken as a whole, it could well be The Bad News Bible.)

Linh mục Ernie Bringas viết về ảnh hưởng của sự tin mù quáng vào Thánh kinh như sau (Ibid., trg. 17):

"Trải qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Kinh Thánh đã dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, ngược đãi người Do Thái vàì những người phi Ki-Tô, giết hại và khủng bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt, tạo tâm lý tôn sùng, và nhiều lầm lạc khác. Những mô thức hành xử có tính cách hủy diệt này, người ta có thể thấy dễ dàng là chúng bắt nguồn từ sự tin vào quyền năng tuyệt đối của những điều viết trong Thánh Kinh."

(Over the past centuries, bibliolatry has led Christians in bigotry, the persecution of Jews and other non-Christians, murder and terrorism, the oppression of women, the suppression of sexuality, censorship, cult mentality, and other aberrations. The destructive behavior patterns can be easily traced to the unchallenged authority accorded biblical writing.)

Lloyd Graham luận về trách nhiệm tội lỗi của con người như sau (Ibid., trg. 425):

"Chúa Ki Tô cầu nguyện (Chúa Cha): "Cha hãy tha thứ cho họ vì họ không biết là họ đang làm gì". Người cha duy nhất của Chúa Ki Tô hay của con người là một nguyên lý thiên nhiên, và nguyên lý này không ý thức được những gì nó tạo ra. Làm sao mà nó có thể tha thứ những tội lỗi của con người? Đã làm cho con người man rợ và ngu đần, làm sao nó có thể kết tội con người? Nếu cái tên Ki Tô không biết gì về siêu hình học này (Giê-su) mà có chút kiến thức nào về luật nhân quả, thì lời cầu nguyện của hắn phải đọc ngược lại - Con người, hãy tha thứ cho Thượng đế, vì hắn không biết là hắn đã làm gì. Tất cả cuộc sống đều chứng tỏ cái sự kiện thê thảm này, cho nên vấn đề không phải là Thượng đế có tha thứ tội lỗi của con người hay không, mà là con người có thể tha thứ cho Thượng đế hay không? Bảo rằng con người gây ra những sự đau khổ cho chính mình vì cái "nguyên tội" (hay tội tổ tông) là một sự xuyên tạc sự thật. Cái "tội" đó là tội của Thượng đế - sự tạo ra vật chất, nguồn gốc của những sự xấu ác. Nhưng Thượng đế lại không gánh chịu sự đau khổ bởi những tội lỗi do chính mình gây ra, hắn bắt con người phải gánh sự đau khổ."

(Christ prayed: "Father forgive them for they know not what they do." The only father of Christ or man is a natural principle, and this is not conscious of what it creates. How then can it forgive man for his sins? Having made man savage and ignorant, how can it hold him guilty? Had this metaphysically ignorant Christ possessed any knowledge of Causation, his prayer would read in reverse - Man, forgive God, for he knows not what he does. All life attests this tragic fact, so the question is not, Will God forgive man for his sins? but can man forgive God for his cruelty? That man caused his own suffering through an "original sin" is a perversion of the truth. That "sin" was God's - the creation of matter, the source of evil. But God does not suffer for his sins, he lets man do it.")

Ingersoll (Ibid., trg. 119) viết về những tác hại của Thánh Kinh và của niềm tin vào Chúa trên nhân loại:

" Nhân danh Chúa Ki Tô hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ. Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái nhất, giỏi nhất.

Nhân danh hắn sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng cả ngàn năm. Trong phúc âm của hắn chúng ta thấy cái tín lý về sự đau khổ vĩnh viễn, và những lời của hắn đã gia thêm sự kinh khủng vô tận vào sự chết. Phúc âm của hắn chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình thương yêu như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người. Nhân loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra - Chúa Ki Tô theo quan niệm thần học cũng chưa từng được sinh ra."

(In Christ name millions and millions of men and women have been imprisoned, tortured and killed. In his name millions and millions have been enslaved. In his name the thinkers, the investigators, have been branded as criminals, and his followers have shed the blood of the wisest and the best. In his name the progress of many nations was stayed for a thousand years. In his gospel was found the dogma of eternal pain, and his words added an infinite horror to death. His gospel filled the world with hatred and revenge, made intellectual honesty a crime, made happiness here the road to hell, denounced love as base and bestial, canonized credulity, crowned bigotry and destroyed the liberty of man.

It would be far better had the New Testament never been written - far better had the theological Christ never lived.)

Điều chắc là những tín đồ Ca Tô hầu như rất ít người đọc cuốn Thánh Kinh, khoan nói đến chuyện đọc những tác phẩm nghiên cứu kể trên. Cũng vì vậy họ chỉ biết tới một vài đoạn chọn lọc được giảng với ý nghĩa nằm ngoài toàn bộ Thánh Kinh (Out of context) bởi những chức sắc Ca Tô, những người đã được huấn luyện rất kỹ về "nghệ thuật" trích dẫn và giảng Thánh Kinh. Robert G. Ingersoll, một tư tưởng gia lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đã đưa ra một thách đố: ông sẽ tặng một giải thưởng là $100 (năm 1890) cho vị linh mục hay mục sư nào dám lên bục giảng, giảng những đoạn mà chính Ingersoll trích dẫn từ Thánh kinh. Trong nhiều năm, không có một người nào nhận lời thách đố này cả. Một người có óc suy luận tối thiểu có thể mường tượng ngay ra là nội dung những đoạn đó trong Thánh Kinh nó như thế nào.

Cũng vì vậy mà Ira Cardiff, một khoa học gia, đã đưa ra nhận xét sau đây:

"Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn.

Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi."

(Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it - much less reads all of it.

If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

Trên đây chỉ là những nhận định rất tổng quát của một số học giả, linh mục về cuốn Thánh kinh. Qua những nhận định trên chúng ta không thể biết gì về nội dung của cuốn Thánh kinh. Muốn biết rõ về nội dung cuốn Thánh kinh chúng ta cần trích dẫn nhiều đoạn trong đó. Nhưng tôi xin phép quý độc giả cho tôi được miễn phần này vì những đoạn trích dẫn sẽ không phù hợp với tiêu chuẩn luân lý đạo đức của Việt Nam. Thay vì trích ra để dẫn chứng, tôi chỉ xin nêu sau đây 3 tài liệu, qua 3 tài liệu này quý độc giả có thể ít ra là mường tượng được nội dung cuốn Thánh kinh và ảnh hưởng của nó trên nhân loại ra sao.

1. Trong cuốn "Quyển sách của Ruth" ("The Book of Ruth", trg. 6-8 & 59-60), Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đã trưởng thành trong một gia đình GiaTô và trong nền giáo dục GiaTô, đã viết như sau:

"Không có cuốn sách nào mà trong đó mạng sống con người, thật ra là mọi mạng sống, lại rẻ rúng như vậy. Cái vị Chúa ác ôn của Cựu Ước ra lệnh cho dân Do Thái giết, cưỡng hiếp, và tra tấn không thương sót toàn thể dân chúng nhiều quốc gia, "trẻ thơ và sơ sinh, thiếu niên và trinh nữ, và người già cả." Nếu họ không tuân lệnh thì chính họ sẽ chịu sự thịnh nộ thù hằn của Chúa. Những con cưng của Chúa đã vâng lời Chúa tàn sát nhiều ngàn người, xé xác những phụ nữ đang mang thai, quật con nít vào đá, để các đầu lâu vào trong những sọt và chặt chân tay những nạn nhân của họ. Cái kẻ tội phạm vô tiền khoáng hậu này (Chúa) đã nhận chết đuối toàn thể nhân loại trừ gia đình của một tên say rượu (Noah). Hắn đã khiến cho trái tim của Pharaoh thành chai đá nên đã giết tất cả các trẻ sơ sinh ở Ai Cập. Vì sự tái sinh của hắn trên trái đất (nghĩa là sự sinh ra của Giê-su) mà trong một vùng rộng lớn mọi bé trai dưới hai tuổi đều bị giết (bởi Herod). Có thể bảo tôi được chăng là mạng sống con người là thiêng liêng đối với Chúa?

Cuốn Tân Ước cũng không ủng hộ gia đình như là một ưu tiên của dân KiTô giáo. Giê-Su không những khinh khi chính gia đình hắn, mà trong một trường hợp, còn từ chối nói chuyện với gia đình của mình (Mathew 12: 46-49) nhưng lại đòi hỏi những người theo hắn phải từ bỏ gia đình họ, nói rõ rằng kẻ nào muốn làm đệ tử hắn thì phải bỏ tất cả những gì mình có (Luke 14:33).

Cuốn Thánh Kinh đã được dùng trong nhiều thế kỷ để sát hại nhiều triệu mạng người, và Ki-Tô giáo đã phá nát gia đình, như Giê Su đã hứa hẹn: "Ta sinh ra để làm cho con nghịch với cha, con gái nghịch với mẹ, con dâu nghịch với mẹ chồng, và những người trong nhà thành kẻ thù của nhau." (Matthew 10: 35-36). Trong Ngày Phán Xét các gia đình sẽ bị tan nát. Vậy ai là kẻ còn có thể cho rằng cuốn Thánh Kinh ủng hộ gia đình hay đời sống của con người?

Không có một trang sách nào trong Thánh Kinh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó. Thật ra, sau mỗi lần tìm hiểu Thánh Kinh tôi lại muốn đi tắm rửa sạch sẽ với xà bông "lye" của bà nội. Và khi tôi thấy Thánh Kinh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng. Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng. Thomas Paine, đấng cứu rỗi thực sự của thế giới, đã tố cáo cuốn Thánh Kinh thay tôi: "Tôi thành thật ghê tởm nó như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác."

Nhưng không phải trong đó chỉ có những sự ác độc và những sự tàn bạo không thể tưởng tượng được. Nếu là chuyện tục tĩu, bạn sẽ thấy nó trong cuốn sách này. Nếu là chuyện dâm ô, bạn sẽ thấy nó trong Thánh Kinh, và bạn không cần phải mất công tìm kiếm. Tôi không khuyên bạn mở ra bất cứ trang nào và đọc cái đoạn nó đập vào mắt bạn đầu tiên. Bạn có thể vi phạm luật kiểm duyệt. Nếu luật kiểm duyệt được thi hành một cách chặt chẽ, cuốn Thánh Kinh sẽ phải bán dấu diếm dưới quầy hàng"

(There is no other book in which human life, all life in fact, is so cheap. The fiendish Lord of the Old Testament orders the Jews to kill, rape, and torture without pity entire nations, "infant and suckling, young man and virgin, and the man with gray hair." If they do not obey, they feel the wrath of the Lord's vengeance themselves. His favorites dutifully massacre thousands, rip up pregnant women, and dash little ones against the stones, putting heads in baskets and mutilating their victims. This criminal of all time drowns the entire population of the world except for the family of a drunkard. He hardens Pharaoh's heart to make it possible to put all the first born of Egypt to the sword. He comes to earth incarnate in such a manner that all male children under two in a vast area must be killed, again with the edge of the sword. Tell me, if you can, that human life is sacred to the Lord.

...The New Testament yields little support for the family as even a Christian priority. Jesus not only shows contempt for his own family, even refusing to speak to them on one occasion (Matthew 12: 46-49) but demands that his followers abandon theirs, specifying that those who wish to be his disciples must "forsake all that he hath." (Luke 14:33)

...The Bible has been used for centuries to persecute millions of human beings, and Christianity has decimated families as Jesus promised it would: "For I have come to set a man at variance against his father, and the daughter against her mother, and the daughter-in-law against her mother-in-law. And a man's foes shall be they on his own household." (Matthew 10:35-36) On Judgment Day families will be torn apart. Does anyone still presume to picture the Bible as pro-family and pro-life?

...There wansn't one page of this book that didn't offend me in some way. In fact, after a session of searching the scriptures, I always wanted to take a bath with Grandma's lye soap. And when I encountered the Bible's disdain for women, I very often almost pitched the good book across the room. I vowed never to be seen in public with an unconcealed Bible in my hands. Thomas Paine, the true savior of the world, denounced the Bible for me: "I sincerely detest it as I detest everything that is cruel."

But it wasn't only the cruelty and the unimaginable atrocities. If there is obscenity, you'll find it in this book. If there is pornography, you'll find it in the scriptures, and you won't even have to search. I don't advise opening aimlessly and reading aloud the first passage that meets the eye. You might violate a censorship law. Strict censorship would mean that the Bible would have to be sold from under the counter.)

2. Trong cuốn "Kinh Tình Thương Đối Với Tội Ác" ("The Gospel of Love Vs Crime", trg. 6-7), Jack Bays viết như sau:

"Tín điều về sự đầy đọa vĩnh viễn là tín điều của những kẻ ác ôn. Hãy nghĩ tới hàng ngàn trẻ con và những người vô tư mà đời sống của họ chất đầy ảm đạm.

Những giáo lý này đã trải phủ trái đất với những đống xương vàng của những người dị giáo và học giả. Chúng ta thấy sự đàn áp ngoại đạo của Constantine, Clovis, Justinian, Theodosius và Charlemagne; chúng ta thấy những cuộc thánh chiến trong đó có tới 20 triệu người bị giết; chúng ta thấy sự tàn sát bừa bãi đàn ông, đàn bà, trẻ con ở Jerusalem bởi Godfrey - thấy những nhà thờ Hồi giáo chồng chất từng đống thây người Saracine - những người Do Thái bị thiêu sống trong các giáo đường Do Thái; chúng ta thấy Coeur de Lion tàn sát hàng ngàn những người bị bắt; sự cướp bóc và tàn sát ở Constantinople bởi dân Frank; chúng ta thấy dân Moor bị đuổi ra khỏi Tây Ba Nha trong những cuộc tàn sát đẫm máu, cảnh giết hại dân Huguenots và Waldenes, sự tàn sát những nông dân Đức, sự tan hoang của Ái Nhĩ Lan - Hòa Lan phủ đầy máu; chúng ta chứng kiến Smithfield và Bartholomew (các cuộc tàn sát nhiều ngàn người vì tôn giáo; TCN), chúng ta thấy Tòa Hình Án xử Dị Giáo với những hình cụ tra tấn ác ôn không thể đếm xuể; chúng ta thấy Auto-da-fé (cuộc lễ sau phiên tòa xử dị giáo, trao nạn nhân cho chính quyền hành hạ và thiêu sống; TCN), - nơi mà những người bị kết án là dị giáo bị chế riễu rồi dẫn đi tra tấn hay thiêu sống; chúng ta thấy con người bị căng ra trên cái giá, bẻ trẹo khớp xương, và chân tay bị xé ra; chúng ta thấy họ bị lột da sống - thân xác đẫm máu của họ bị đóng dấu bằng sắt nung đỏ; chúng ta thấy con người bị phủ đầy hắc ín rồi thiêu sống; chúng ta thấy họ bị ném từ trên các chòi cao xuống đường phố, đầu dọng xuống đất; chúng ta thấy họ bị chôn sống; chúng ta thấy họ bị treo cổ và cắt ra từng mảnh; chúng ta thấy họ bị những móc sắt hơ nóng móc lòi con ngươi ra... lưỡi họ bị kéo ra---xương họ gẫy nát---mình họ bị cả ngàn mũi kim đâm vào; chúng ta thấy những bà già bị trói chặt vào chân những con chiến mã hung hăng, và hàng triệu người bị tra tấn bởi những hình cụ ác ôn mà các bọn cuồng tín tôn giáo có thể nghĩ ra, Bọn người này nhận được quyền lực trực tiếp từ Thượng đế vì mọi điều này được dạy ngay trong Thánh Kinh. (Tác giả mô tả những sự kiện trong lịch sử CaTô giáo cùng những cảnh tra tấn trong các tòa hình án; TCN).

Thật vậy, đó là những gì mà giáo hội GiaTô đã mang tới cho thế giới, thay vì hòa bình và tình huynh đệ của phúc âm về tình thương. Những điều trên đã làm cho GiaTô giáo thành một tôn giáo đẫm máu nhất như chưa có tôn giáo nào làm đen tối mặt trái đất như vậy. Trong thế kỷ vừa qua, hơn 90% các cuộc chiến tranh là chiến tranh của người KiTô giết người KiTô hay giết người ngoại đạo. Tất cả những chiến cụ khủng khiếp; bom nguyên tử, hơi độc, phi cơ chiến đấu , v...v... đều là phát minh của người KiTô giáo. Trong bất cứ cuộc chiến nào cũng có những người giảng đạo, linh mục, mục sư ở mỗi phe cầu nguyện và thúc đẩy sự giết chóc như là Jehovah (Chúa Cha) già nua tàn bạo đã làm cho dân Do Thái khi họ tàn sát dân chúng trong vùng đất hứa, chiếm đoạt nhà cửa, gia súc và cả con gái của họ."

......" Đức quốc xã giết những người Do Thái chỉ vì những việc mà tổ tiên của họ làm trước đó 50 hay 100 năm. Điều này có đúng hay không? Không, nhưng thế còn mười lần đúng hơn là luận phạt con người vì một tổ tiên, Adam, làm 6000 năm về trước.

Đức quốc xã lùa dân Do Thái vào các phòng sát sinh và giết họ trong vòng vài phút.

Thần trong Thánh Kinh hứa vứt con người vào trong một cái hồ lửa, không cho họ chết mà giữ họ hấp hối trong đó vĩnh viễn. Thật là tệ hơn Đức quốc xã tới cả 10000 lần.

...Giá thử những người KiTô lúc đầu được phép quảng bá kinh về tình thương thì cái bản chất độc đoán, hiếu chiến của dân Tây phương đã đỡ đi và những cảnh đổ máu và cực khổ mà chúng tôi kể trên đã có thể tránh được.

Chúng ta có thể thấy điều này qua sự quan sát ảnh hưởng của kinh về tình thương trên những dân tộc Đông phương. Lịch sử lúc đầu của Ấn Độ cũng đẫm máu như lịch sử của mọi nước khác, bộ Bách Khoa Tự Điển ghi như vậy, nhưng sau khi kinh về tình thương (của đức Phật; TCN) truyền tới họ thì bản chất của họ thay đổi, và họ trở thành những người yêu hòa bình và có lòng từ bi đối với mọi sinh vật.

Vua A Dục là một lãnh chúa chưa từng thất trận, nhưng khi kinh về tình thương yêu được giảng cho ông ta thì ông ta đã buông gươm xuống và sau đó chinh phục mọi thứ bằng tình thương và tình huynh đệ. Ông ta đã dùng suốt cuộc đời còn lại của mình để truyền bá cái thông điệp đó."

(The dogma of everlasting torment is the dogma of fiends. Think of the thousands of children and simple-minded adults whose lives have been filled with gloom! These teachings have strewn the earth with the yellow bones of heretics and scholars. We see the persecutions of Constantine, Clovis, Justinian, Theodosius, and Charlemagne; we see the crusades in which twenty million were killed; we see the indiscriminate massacre of men, women and children in Jerusalem by Godfrey--see the mosques piled seven deep in murdered Saracines--Jews burn in their synagogues; we see Coeur de Lion slaughtering thousands of captives; the Franks pillaging and slaughtering in Constantinople; we see the Moors expelled from Spain in bloody slaughter, the murder of the Huguenots and Waldenes, the slaughter of the German peasants, the desolation of Ireland--Holland covered with blood; we witness Smithfield and Bartholomew; we see the Inquisition with its countless instruments of fiendish torture; we see the Auto-de-fe,-where heretics clad in mockery, are led to torture and to death; we see men stretched upon the rack, disjointed, and torn limb from limb; we see them flayed alive--their bleeding bodies seared red-hot irons; we see live men covered with pitch and set on fire; we see them hurled headlong from towers to the street; we see them burried alive; we see them hanged and quartered; we see their eyes bored out with heated augers -- their tongues torn out--their bones broken--their bodies' pierced with a thousand needles; we see aged women tied to the heels of fiery steeds and on and on were millions tortured by every fiendish device that cankered minds of religious fanatics could devise. They had authority direct from God for all of it right there in their Bibles.

Yes, this is what the church brought upon the worid ; instead of the peace and brotherhood of the gospel 'of love. It has made Christianity the bloodiest religion that ever darkened the face of the earth. In the last century 90% of all the wars have been Christian wars with Christians slaughtering Christians or someone else. All of the hellish war rnachines; atomic bombs, poison 'gas, war planes, etc., have been Christian inventions, made and used by Christian nations. In every war there have been preachers priests and rabbis on each side praying

and urging on the slaughter just as old brutal Jehovah did for the Israelites while they were massacreing the people of the promised land, to take their homes, their stock and their daughters.)

....The Nazis killed the Jews just because of things their ancestors did in Germany 50 or 100 years before. Was that right? No, but it was ten times more right than to punish people for what an ancestor, Adam, did 6,000 years ago.

The Nazi brutes herded the Jews into chambers and snuffed their lives out within a few minutes.

The Bible God is pledged to put people into a lake of fire and not let them die but keep them there in agony forever. That is 10,000 times worse than the Nazis ever were.

Had the early Christians been allowed to go on promoting the gospel of love the tyrannical, aggressive nature of the people of the West would have been allayed and most of the bloodshed and misery we have mentioned would have been avoided. We can see this by observing the effects of the gospel of love on the peoples of the East. The early history of India was as bloody as any country, says the Britanica but after the gospel of love was brought to them their whole nature was changed, and they became peaceloving and kind to all creatures.

King Asoka was a victorious war lord whose armies had never known defeat but when the gospel of love was presented to him he laid down his sword and did all of his conquering after that by love and friendship. He spent the rest of his life in spreading that message.)

Có vẻ như những người truyền giáo Ki-tô giáo không hề biết đến những nghiên cứu mới nhất về cuốn Thánh Kinh của Ki-tô Giáo. Cho nên trong thời đại này mà họ vẫn viện dẫn Thánh Kinh, coi nó như là những lời mạc khải của một ông Thiên Chúa mà họ tin, nên không thể sai lầm. Để thấy rõ vấn đề, chúng ta hãy điểm qua vài đoạn bài giảng của Mục sư Nguyễn Hữu Ninh với vài nhận xét nho nhỏ để chúng ta cùng thấy trình độ hiểu biết về Thánh Kinh của một ông Mục Sư Tin Lành Việt Nam ngày nay, từ đó có thể suy ra trình độ hiểu biết về Thánh Kinh của những tín đồ Tin Lành và do đó có thể nhận rõ sự nguy hại của những đầu óc Tin Lành. Sau đây là vài đoạn điển hình trong bài giảng của Mục sư Nguyễn Hữu Ninh. Chúng ta để ý những đoạn này không khác với những lời giảng đạo tập sự của một số tân tòng Tin Lành như Nguyễn Huệ Nhật, Huỳnh Thiên Hồng, Lê Anh Huy v..v..,

Thánh Kinh là bộ sách Thánh của hai thời đại Cựu và Tân Ước. Ki Tô Giáo (Christianity) trong thế kỷ I thừa hưởng được bộ Kinh điển Cựu Ước đáng tin cậy của người Do Thái, và có bộ sách Thánh Tân Ước từ thời các sứ đồ và từ uy quyền của chính Chúa cứu thế bảo đảm...

Sách (trong Thánh Kinh) được chọn lọc và luân lưu giữa các hội thánh, được tra xét cẩn thận. Trước giả là những người đã được Chúa lựa chọn để ghi chép, tác giả chánh là Chúa Thánh Linh, Ngài hà hơi vào các lời ấy. Với hai nguyên tố quan trọng: Nhân tố và Thiên tố.

Nhân tố: Các sứ đồ, môn đệ của Chúa đã ghi chép theo sự hiểu biết của họ, họ không ở trong trạng thái ngất xỉu, tâm trí họ sáng suốt, nên văn thể vẫn giữ được sắc thái cá nhân của trước giả. Sách đọc lên rất rõ ràng, mạch lạc, đề tài tập trung vào sự cứu rỗi của Chúa Giê-su Ki Tô, không vẽ vời chuyện thần thoại hoang đường.

Thiên tố: Thần quyền (Chúa Thánh Linh) hà hơi vào trước giả, Ngài cảm thúc, kiểm soát lời viết. II Tim. 3:16: “Toàn thể Thánh Kinh đều do Thiên Chúa soi dẫn...”

Thiên Chúa hà hơi vào mỗi từ ngữ, vì thế người đọc Lời Chúa được Ngài tác động trong tâm linh chinh phục họ trở lại đầu phục Ngài. Sự hà hơi của Ngài bảo đảm giá trị Thần quyền của sách ấy vào kinh điển của Thánh Kinh...Lời ghi chép đã được chính Chúa Thánh Linh hà hơi.

Bộ kinh điển Cựu Ước gồm các phần chính sau đây:

Ngũ Kinh Môi-se – Torah: 1. Sáng Thế Ký; 2. Xuất Ai-cập Ký; 3. Lê-vi Ký; 4. Dân Số Ký; 5. Phục Truyền Luật Lệ Ký...

Kinh điển Tân Ước gồm có 27 sách đã được hội thánh đầu tiên tiếp nhận là thánh thư được Chúa Thánh Linh hà hơi, có giá trị thẩm quyền khuôn vàng thước ngọc cho niềm tin và phẩm hạnh của tín hữu (Christian)....

Chính Chúa Cứu thế đã chính thức công nhận Cựu Kinh và hứa rằng công vụ của Thánh Linh của chân lý sẽ hoàn tất mọi dữ kiện trong Tân Kinh. Lời phán của Chúa cứu thế là có giá trị tối hậu và là chìa khóa của kinh điển Cựu và Tân ước...

Đọc đoạn trên, chúng ta thấy rõ sự mê tín nặng nề trong những đầu óc Tin Lành và trình độ hiểu biết rất kém cỏi về chính cuốn Thánh Kinh mà họ tôn sùng.

Thật vậy, thứ nhất, Chúa Thánh Linh là Holy Spirit, hay là Thánh Ma (Holy Ghost), mà một Spirit lại có thể “hà hơi” như người thường, vì Mục sư Nguyễn Hữu Ninh đã gọi Chúa Thánh Linh là Ngài. Đúng là một chuyện tiếu lâm độc nhất vô nhị trên thế gian, chỉ có thể có trong Ki Tô Giáo, hoặc trong bộ phim “Ghost stories” của Tàu. Chuyện tiếu lâm này cũng tương tự như chuyện Chúa Thánh Linh có thể làm cho bà Mary mang thai mà không cần đến tinh trùng của...đàn ông. Từ khi khai thiên (khoảng 15 tỷ năm trước) lập địa (khoảng hơn 4 tỷ năm trước) cho đến khi Ngài “hà hơi” (khoảng 3000 năm trước, khi Ngũ Kinh được viết) vào các trước giả Thánh Kinh, thì chắc chắn là trong thời gian nhiều tỷ năm này chưa có những ống kem Colgate hay Crest v..v... Vậy cái hơi của Ngài tích tụ trong nhiều tỷ năm mà không có những sản phẩm này tất nhiên phải rất đặc biệt. Vì thế cho nên, do cái loại hơi đặc biệt này, các trước giả mới viết lên được những lời rất khó ngửi. Khó ngửi vì những lời đó phần lớn là những tư tưởng ác độc, bạo tàn, dâm loạn, hoang đường, phản khoa học, phi lý trí v..v.. mà chúng ta thấy có đầy trong Thánh Kinh, nhất là Cựu Ước. Do đó, khi đọc Thánh Kinh, nếu chúng ta có một bộ óc tưởng tượng phong phú, thì chúng ta có thể ngữi thấy mùi. Mùi gì? Ngoài mùi “hà hơi” còn có mùi máu tanh trong suốt cuốn Cựu Ước, át hẳn mùi “hà hơi” khó ngửi của Chúa Thánh Linh.

Thứ nhì, Mục sư Nguyễn Hữu Ninh viết rõ là “Ki Tô Giáo (Christianity) trong thế kỷ I thừa hưởng được bộ Kinh điển Cựu Ước đáng tin cậy của người Do Thái” Lẽ dĩ nhiên, vì những người Ki Tô Giáo đầu tiên là người Do Thái. Ai cũng biết Cựu Ước là lịch sử Do Thái, viết theo niềm tin của người Do Thái về một vị Thần của họ, giải thích những hiện tượng thiên nhiên mà trí tuệ của họ thời đó chưa hiểu nổi. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, người Việt Nam chúng ta thì có liên hệ gì tới lịch sử Do Thái và Thần của họ, do đó cái “kinh điển Cựu Ước đáng tin cậy của người Do Thái” rất có thể không đáng giá một xu đối với người Việt Nam chúng ta, khoan nói đến chuyện tin cậy. Lịch sử Việt Nam đã chứng tỏ rõ ràng như vậy. Cái liên hệ duy nhất có thể có giữa người Việt Nam và người Do Thái là do cùng một sinh thể ban khai tiến hóa trong khoảng thời gian hàng tỷ năm mà thành, theo thuyết Tiến Hóa mà ngày nay cả thế giới, trừ một số có đầu óc khuyết tật trong Ki Tô Giáo, nhất là Tin Lành, đều chấp nhận là một sự kiện không ai có thể phủ bác [Xin đọc bài Charles Darwin Và Thuyết Tiến Hóa trên trang nhà Giao Điểm]. Nền văn hóa hòa bình định cư của dân tộc Việt không có gì giống nền văn hóa du mục bạo tàn của dân tộc Do Thái, và hơn 90% người Việt Nam theo chủ nghĩa nhân bản và nhân chủ, vậy tại sao người Việt Nam phải tin vào những chuyện hoang đường trong Thánh Kinh của người Do Thái và tôn thờ một vị Thần của người Do Thái, chỉ có giá trị tâm linh đối với người Do Thái?

Thứ ba, theo mục sư Nguyễn Hữu Ninh thì: Chúa Thánh Linh hà hơi vào trước giả, Ngài cảm thúc, kiểm soát lời viết. Vậy mỗi khi trước giả viết xong một câu lại phải trình lên Chúa Thánh Linh để Ngài kiểm soát? Kiểm soát như thế nào? Cầm bút nguyên tử gạch bỏ những lời không ưng ý hay “hà hơi lại” vào các trước giả để cho họ viết lại? Nhưng rồi Mục sư Nguyễn Hữu Ninh lại viết: Thiên Chúa hà hơi vào mỗi từ ngữ, vì thế người đọc Lời Chúa được Ngài tác động trong tâm linh chinh phục họ trở lại đầu phục Ngài. Như vậy là những từ ngữ đã được viết ra, sau khi đã được Chúa Thánh Linh kiểm soát. Vậy Ngài hà hơi vào những từ ngữ đó để làm gì nữa? Để cho con người mỗi khi đọc đến những từ ngữ đó lại ngửi được mùi “hà hơi” của Ngài? Mặt khác, nếu như tôi, vừa đọc vừa bịt mũi thì Ngài tính sao đây? Còn nữa, sao tôi đọc những Lời Chúa, đọc đi đọc lại nhiều lần, mà lại chẳng thấy Chúa Thánh Linh tác động gì hết trong tâm linh tôi để tôi trở lại đầu phục Ngài? Trái lại tôi chỉ thấy ghê tởm Ngài như Thomas Paine đã ghê tởm Ngài qua những chuyện độc ác, vô luân trong đó. Một bài học sơ đẳng cho Mục sư Nguyễn Hữu Ninh: không nên viết kiểu “suy bụng ta ra bụng người” rồi “vơ đũa cả nắm”.

Thứ tư, Mục sư Nguyễn Hữu Ninh viết: “Chính Chúa Cứu thế đã chính thức công nhận Cựu Kinh”. Như vậy thì Chúa cứu thế, tức Giê-su, đã chính thức công nhận tất cả những chuyện hoang đường, phi lý, phản khoa học, sai lầm, ác độc, tàn bạo, loạn luân v..v.. trong Cựu Ước. Mục sư Ninh có dám phủ nhận là Cựu Ước không có những chuyện như trên không? Nếu Chúa cứu thế công nhận những chuyện như vậy, và tiếp nối công vụ để hoàn tất chúng trong Tân Ước, thì phải chăng những chuyện như trên chính là “khuôn vàng thước ngọc cho niềm tin và phẩm hạnh của Ki Tô hữu”? Chẳng trách lịch sử Ki Tô Giáo là một lịch sử ô nhục, đẫm máu nhất thế gian, với những giáo hoàng vô đạo đức, cuồng sát, loạn luân, với những cuộc thánh chiến, tòa hình án xử dị giáo, săn lùng giết hại “phù thủy”, đồng hành với chủ nghĩa thực dân v..v..., và ngày nay, chuyện một số không nhỏ linh mục, mục sư phạm tội loạn dâm phải chăng cũng là để hoàn tất những “khuôn vàng thước ngọc cho niềm tin và phẩm hạnh của Ki Tô hữu”? Ai có thể phủ nhận những điều này, xin lên tiếng.

Thứ năm, Lời phán của Chúa cứu thế là có giá trị tối hậu và là chìa khóa của kinh điển Cựu và Tân ước... Như vậy thì những lời phán ác độc của Chúa, những lời nguyền rủa của Chúa, những lời hỗn hào với mẹ của Chúa, nhưng lời “tiên tri” hoang đường của Chúa, những lời nói láo của Chúa như chúng ta sẽ thấy trong đoạn bàn về Ngũ Kinh sau đây v..v.., tất cả đều có giá trị tối hậu? Giá trị đối với ai? Mục sư Ninh chỉ có thể lừa dối được đám tín đồ ngu dốt, chưa hề đọc Thánh Kinh, qua những câu cường điệu bậy bạ như trên, chứ đối với giới hiểu biết thì vô tác dụng.

Và cuối cùng, Mục sư Nguyễn Hữu Ninh, cũng như Chúa Giê-su của ông ta (John 5:46; Luke 24:27; Luke 16:31), đều tin rằng Ngũ Kinh là do Môi-se viết. Cả hai đều sai lầm trầm trọng, vì chẳng có cái gì có thể gọi là “Ngũ Kinh – Môi-se”. Điều này chứng tỏ Chúa Giê-su cũng chỉ là một người thường như Mục sư Nguyễn Hữu Ninh, sự hiểu biết rất giới hạn. Chứng minh?

Trước hết, tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đều đồng thuận ở một điểm: Ngũ Kinh (5 sách đầu trong Cựu Ước) không phải là do Môi-se viết mà là do nhiều người khác nhau, thuộc nhiều môn phái khác nhau, viết trong khoảng thời gian 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 6 trước thời đại thông thường ngày nay (B.C.E = Before Common Era), hay Trước Tây Lịch (TTL) trong khi Môi-se sống trong khoảng thế kỷ 13 TTL. Các môn phái khác nhau đó là :

- Môn phái Yahwistic (viết tắt là J) vì gọi Chúa là Jehovah.

- Môn phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim.

- Môn phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết sách Deuteronomy.

- Môn phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày (sau 500 TTL).

Thứ nhì, Mục sư Rubem Alves đã đặt vấn đề trong cuốn Protestantism and Repression, trang 63:

Ai viết Ngũ Kinh? Câu trả lời của giáo hội Ki Tô lịch sử cho câu hỏi trên là khẳng định: "Moses viết". Nếu Moses không hề viết Ngũ Kinh (theo những kết quả nghiên cứu của các học giả. TCN) thì các tông đồ (Paul và John) đã sai lầm khi họ nói rằng Moses viết. Nếu họ sai lầm trong vấn đề này thì làm sao chúng ta có thể tin họ khi họ nói về những vấn đề như thiên đường và đời sau? Nếu Moses không viết Ngũ Kinh thì Giê-su đã nói láo hay sai lầm khi ông ta nói rằng Moses viết. (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31). Nếu Giê-su thực sự không biết ai viết, tuy rằng ông ta nói rằng ông ta biết, làm sao chúng ta có thể tin ông ta được khi ông ta nói những chuyện trên trời?

(Who wrote the Pentateuch? The response of the historical Christian Church to that question is definite: “Moses wrote them”. If Moses did not write the Pentateuch, then the apostles (e.g., Paul and John) made a mistake when they said that he did. If they erred on this matter, how can we believe them when they deal with truths concerning heaven and the future life? If Moses did not write the Pentateuch, then Jesus lied or erred when he said Moses did. If Jesus did not know this, though he said he did know, how can we believe him when he talks about the thing of heaven?

Tôi có thể tin chắc là Mục sư Nguyễn Hữu Ninh không hề biết đến những tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh Ki Tô Giáo, và chỉ viết theo những gì ông đã được dạy chứ chính mình chưa đọc kỹ Thánh Kinh, cho nên ông ta đã dập khuôn nói láo của Giê-su và viết là “Ngũ Kinh – Môi-se”. Nếu đọc kỹ, ông ta phải biết rằng trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 34: 5-7, Môi-se viết về cái chết của chính mình như sau: “Vậy Môi-se, tôi tớ Chúa qua đời trong đất Mô-Áp, như Chúa đã phán. Ngài (tức là Chúa) chôn ông ta (ngôi ba đấy nhé) tại một thung lũng đối ngang...Môi-se qua đời lúc ông ta (ngôi ba đấy) được 120 tuổi ...”

Vậy có phải là Môi-se viết ngũ kinh như Mục sư Nguyễn Hữu Ninh rao giảng cho tín đồ hay không? Nếu đúng là Môi-se viết thì ông không thể dùng ngôi ba “ông ta” để chỉ chính ông. Mặt khác, Môi-se sống trong thế kỷ 13 TTL và chỉ sống có 120 tuổi, trong khi Cựu Ước chỉ được viết từ thế kỷ 9 TTL, vậy bằng cách nào mà Môi-se viết Ngũ Kinh? Tôi đề nghị Mục sư Nguyễn Hữu Ninh hãy đọc ít nhất là cuốn Ai Viết Thánh Kinh? (Who wrote the Bible?, 1987) của Richard Elliott Friedman, và cuốn The Bible Unearthed: Archaelogy’s New Vision of Ancient Israel and The Origin of its Sacred Texts của Israel Filkelstein & Neil Asher Silberman, mới xuất bản năm 2002. Nhưng đề nghị này có vẻ như nước đổ đầu vịt, vì tôi hiểu những người Tin Lành hơn ai hết. Đối với họ thì tam đoạn luận sau đây là khuôn vàng thước ngọc cho mọi “lý luận”:

Tất cả những gì trong Thánh Kinh đều đúng (Everything in the Bible is true)

Thánh kinh viết Moses là tác giả của Ngũ Kinh (The Bible says that Moses is the author of the Pentateuch)

Vậy thì Moses phải là tác giả của Ngũ Kinh (Therefore Moses is the author of the Pentateuch)

Do đó, bài dịch này không có mục đích khai sáng Mục sư Nguyễn Hữu Ninh, những tín đồ Tin Lành (sic) tân tòng Việt Nam như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Huệ Nhật, Khuất Minh, Phan Như Ngọc v..v.. và tất cả những “tôi tớ, tỳ nữ của Chúa” trên Mucsu.net, và cũng không có mục đích giúp họ hiểu biết thêm về cuốn Thánh Kinh Ki Tô Giáo. Nó chỉ có tính cách thông tin xác thực cùng đại chúng mà thôi.

Những tín đồ thuộc loại “tôi tớ Chúa” này thường cho rằng những gì viết trong cái gọi là Thánh Kinh Ki Tô Giáo, gồm Cựu Ước và Tân Ước, đều là những chân lý. Họ cũng còn coi cuốn Thánh Kinh là khuôn vàng thước ngọc cho luân lý đạo đức. Điều hiển nhiên là họ chưa bao giờ đọc kỹ Thánh Kinh, khoan nói đến chuyện đọc với đầu óc suy luận. Cũng vì vậy họ thường hay trích dẫn những câu vặt vãnh lạc lõng trong Thánh Kinh, coi chúng như là những chân lý, để làm luận điểm đối thoại. “Lý luận” thuộc loại “tôi tớ” của họ trong mọi cuộc đối thoại là: “Thánh Kinh viết rằng..”, làm như tất cả những điều trong Thánh Kinh phải được chấp nhận trước khi đối thoại, không hề biết Thánh Kinh chỉ là một sản phẩm man rợ của thời bán khai. Lẽ dĩ nhiên, họ chưa bao biết ai là những người viết Thánh Kinh, chưa bao giờ đọc những tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh, phân tích Thánh Kinh từng câu từng chữ, và tuyệt đối không bao giờ để ý đến tính cách nhất quán, một tính cách không thể không có (sine qua non) trong một cuốn sách có thể gọi là có phần nào giá trị. Tính cách nhất quán này không hề có trong Thánh Kinh. Do đó, dù có được Thánh Linh hà hơi hay không, cuốn Thánh Kinh cũng chỉ là một sản phẩm hạ đẳng của thời bán khai vì chứa rất nhiều điều độc ác, vô đạo đức, phi luân lý, phản khoa học, phi lôgic, hoang đường v..v.. Chứng minh?

Chỉ cần mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:

“The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture” của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

“All The Obscenities in the Bible” của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

“The Bible Handbook” của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith et...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô ngĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

“The Born Again Skeptic’s Guide to the Bible” của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

“One Hundred Contradictions in the Bible” của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

“The Bible Unmasked” của Joseph Lewis: Lột mặt nạ Thánh Kinh, đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

“Christianity Cross-Examined” của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

“Christianity and Incest” của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

Những tín đồ Tin Lành Việt Nam như Mục sư Nguyễn Hữu Ninh, tân tòng như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Huệ Nhật, Khuất Minh, Phan Như Ngọc v..v.. và tất cả những “tôi tớ, tỳ nữ của Chúa” trên Mucsu.net không bao giờ biết rằng ngay từ đầu thế kỷ 20, giới lãnh đạo Tin Lành Mỹ đã hoang mang lo sợ vì phải đối diện với hai thực tế. Thứ nhất, “Các học giả Âu Châu đã phân tích Thánh Kinh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Thánh Kinh không phải là cuốn sách do Thần Cha mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã tin, do đó không thể sai lầm. Thật ra, đó là, một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.” (European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before. They had concluded that it (the Bible) was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true. It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries.). Thứ nhì, chính là những tư tưởng trong thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin. [Xin đọc bài Charles Darwin và Thuyết Tiến Hóa trên trang nhà Giao Điểm]

Cho nên ngày nay, những ai còn nói chuyện mạc khải, hà hơi, hay thẩm quyền của Thánh Kinh, thật ra chỉ là những người còn sống trong bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ. Bởi vì, thực tế là, Thánh Linh có hà hơi hay không, trong Thánh Kinh (sic) loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học v..v...

Để thay cho đoạn kết của chương này, tôi xin dịch bài "Những Lời Châu Ngọc về Thánh Kinh" (Gems Concerning the Holy Bible) của Robert G. Ingersoll trong cuốn "Ingersoll: Con Người Kỳ Diệu" (Ingersoll, the Magnificient), biên tập bởi Joseph Lewis, trg. 59-85. Qua bài này, chúng ta sẽ thấy thực chất cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo là như thế nào, và hi vọng Mục sư Nguyễn Hữu Ninh sẽ nhận thức được “chân giá trị” của một cuốn sách mà ông tin là Thiên Chúa của ông đã “hà hơi vào từng câu, từng chữ”. Xin quý độc giả ghi nhận, tất cả những gì Ingersoll viết đều dựa trên nội dung Thánh Kinh và lịch sử Ki Tô Giáo. Cũng như những bài tôi đã dịch về các chủ đề liên hệ đến Ki Tô Giáo, để tránh bài dịch quá dài, tôi đã lược bớt một số đoạn thuộc triết lý cá nhân của Ingersoll mà tôi cho là đã đi xa đầu đề của bài viết, tuy trong những đoạn này có những tư tưởng rất hay của Ingersoll về nhân chủ và nhân bản. Xin mời quý độc giả thưởng thức một bài viết ở cuối thế kỷ 19 của một danh nhân Hoa Kỳ: Đại Tá Robert G. Ingersoll, một chính trị gia, một diễn giả, một nhà hùng biện, và nhất là, một nhà tư tưởng tự do (Freethinker) lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ông có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử (CD-ROM, Grolier Electronic Publishing, 1997) và những tác phẩm của ông có trong mọi thư viện ở Hoa Kỳ.

"Một người nào đó phải nói lên sự thực về cuốn Thánh Kinh. Những nhà giảng đạo [trong nước Mỹ. TCN] không dám vì họ sẽ bị đuổi khỏi các bục giảng. Những giáo sư đại học không dám, vì họ sẽ mất đi đồng lương. Các chính trị gia không dám. Họ sẽ bị đánh bại. Các chủ biên không dám. Họ sẽ mất độc giả. Các thương gia không dám, vì họ có thể mất khách hàng. Ngay cả những công chức thường cũng không dám, vì họ có thể bị đuổi. Vậy thì tôi nghĩ chính tôi sẽ phải làm việc này. [Xin nhắc lại, Ingersoll viết bài này vào cuối thế kỷ 19]

Có nhiều triệu người tin rằng Thánh Kinh là lời mặc khải của Thiên Chúa - nhiều triệu người nghĩ rằng cuốn sách này là cây gậy dẫn đường, là nguồn cố vấn và an ủi; rằng nó chứa đầy hòa bình trong hiện tại, hi vọng trong tương lai - nhiều triệu người tin rằng đó là suối nguồn của luật pháp, công lý và tình thương, và nhờ có những giáo lý thông thái và lành tốt mà thế giới có được tự do, thịnh vượng, và văn minh - nhiều triệu người tưởng tượng rằng cuốn sách này là sự mặc khải từ trí tuệ và lòng thương yêu của Thiên Chúa đến với tâm thức con người - nhiều triệu người coi cuốn sách này như là ngọn đuốc chinh phục được sự tối tăm của chết chóc, và tỏa ánh sáng trên một thế giới khác - một thế giới không có nước mắt.

Họ quên đi cái sự ngu tối và man rợ, sự thù ghét tự do, sự tàn sát tôn giáo ở trong Thánh Kinh; họ nhớ tới Thiên đường, nhưng quên đi những ngục tù tăm tối và sự đau khổ vĩnh viễn ở dưới hỏa ngục.

Họ quên rằng cuốn sách này giam hãm đầu óc con người và làm cho lòng người đồi bại. Họ quên rằng cuốn sách này là kẻ thù của tự do trí thức.

Các linh mục, mục sư phân vân là làm sao tôi lại có thể tồi tệ đến độ công kích cuốn Thánh kinh.

Tôi sẽ nói cho họ biết:

Cuốn sách này, cuốn Thánh Kinh, đã truy tố cho đến chết những người thông thái nhất và tốt nhất. Cuốn sách này đã chặn đứng sự tiến bộ của loài người. Cuốn sách này đã đầu độc những nguồn kiến thức và lạc dẫn năng lực của con người.

Cuốn sách này là kẻ thù của tự do, là cột chống của chế độ nô lệ. Cuốn sách này đã gieo những hạt giống thù hận trong gia đình và quốc gia, nhúm ngọn lửa chiến tranh, và làm cho thế giới nghèo khổ. Cuốn sách này là công sự của hôn quân bạo chúa - là chủ nhân của các nô lệ phụ nữ và trẻ em. Cuốn sách này đã làm đồi bại nghị viện và triều chính. Cuốn sách này đã biến các trường đại học [Ki Tô Giáo] thành thầy dạy của sự sai trái và kẻ thù ghét khoa học. Cuốn sách này chất đầy những nước theo KiTô giáo với những tông phái thù hận, độc ác, ngu tối, chém giết lẫn nhau. Cuốn sách này dạy con người giết đồng loại vì tôn giáo. Cuốn sách này đã lập nên Tòa Hình Án xử dị giáo, phát minh ra những hình cụ tra tấn, thiết lập những ngục tù tối tăm trong đó người lương thiện và nhân từ mai một dần; rèn những chuỗi xích trở thành rỉ xét trong da thịt họ, dựng lên những đoạn đầu đài để chặt đầu họ. Cuốn sách này đã xếp những đống củi dưới chân của người lành. Cuốn sách này đã trục lý trí ra khỏi đầu óc của nhiều triệu người và đưa những kẻ khùng vào đầy nhà thương điên.

Cuốn sách này đã gây nên cảnh cha mẹ làm đổ máu những trẻ sơ sinh. Cuốn sách này đã là trường bán đấu giá trên đó người mẹ nô lệ đứng nhìn đứa con nhỏ phải bị chia lìa khi bà được bán đi. Cuốn sách này chứa đầy thuyền kẻ buôn nô lệ và làm da thịt con người thành món hàng hóa. Cuốn sách này đã nhúm lửa thiêu sống những "mụ phù thủy" và những "thầy pháp”. Cuốn sách này chứa đầy tối tăm với những quỷ và ma [Satan và Holy Ghost], và thân thể con người với những ác quỷ [demons]. Cuốn sách này đã làm ô nhiễm đầu óc con người với giáo điều ô nhục về hình phạt đầy đọa vĩnh viễn [của Giê-su]. Cuốn sách này coi sự cả tin như là đức tính cao nhất, và sự tìm tòi hiểu biết như là tội ác lớn nhất. Cuốn sách này đã đặt kẻ ngu dốt và những vị Thánh nhơ bẩn lên trên triết gia và người nhân đức. Cuốn sách này dạy con người coi thường những niềm vui của đời sống này, để có thể sung sướng ở đời sau - bỏ phí thế giới này vì thế giới sau.

Tôi công kích cuốn sách này vì nó là kẻ thù của sự tự do của con người - là sự cản trở lớn nhất của sự tiến bộ của con người.

Tôi xin hỏi các linh mục, mục sư một câu: làm sao mà các ông có thể tồi tệ đến mức bào chữa cho cuốn sách này.

Cuốn Thánh Kinh đã là thành trì chống đỡ của hầu hết các tội ác.

Ngang qua cuốn Thánh kinh mở là thanh gươm (để giết người) và bó củi (để thiêu sống người).

Chúng ta hãy thoát ra khỏi sự tàn bạo của một cuốn sách, ra khỏi sự nô lệ của sự ngu tối cùng cực, của cái không khí quý tộc thống trị [của các giáo sĩ].

Một trong những việc đầu tiên mà tôi (Ingersoll) muốn làm là giải phóng giới giáo sĩ. Tôi là bạn tốt của họ, và mặc dù tất cả những gì họ có thể nói về tôi, tôi sẽ giúp họ một đại sự lâu dài. Trên cổ họ là những vết hằn của cái cổ áo linh mục, và sau lưng họ là những vết roi. Họ không được phép đọc và tự mình suy nghĩ. Họ được dạy như những con vẹt, và những người giỏi nhất là những người có thể nhắc lại đúng những câu mà họ được dạy. Họ ngồi như những con cú vọ [Người Việt Nam dùng danh từ “quạ đen” (corbeau noir)] trên một cành cây khô của cái cây hiểu biết và phát ra những tiếng cú kêu giống y như những tiếng cú kêu đã kêu trong 1800 năm nay. (They sit like owls upon some dead limb of the tree of knowledge, and hoot the same old hoots that have been hooted for eighteen hundred years).

Có một ông bác sĩ giải phẫu đến thăm một người tàn tật đáng thương và đề nghị giúp anh ta trong khả năng của ông ta. Ông bác sĩ bắt đầu phân tích về bản chất và nguồn gốc chứng tật của người kia, về những loại thuốc có thể giúp anh ta, về sự lợi ích của tập luyện, của không khí trong lành và ánh sáng, và nhiều điều khác có thể giúp chữa lành được chứng tật của người kia. Tất cả những hành động này đều do thiện ý của một bác sĩ có những kiến thức chính xác. Nhưng người kia hoảng sợ và kêu lên, “Tôi xin ông, đừng lấy đi cặp nạng của tôi. Đó là cái tôi phải tựa vào, nếu không thì tôi sẽ khốn khổ.” Ông bác sĩ giải phẫu nói: “Tôi không có lấy đi cặp nạng của anh, tôi sẽ chữa lành cho anh, và rồi tự anh sẽ vứt bỏ cái cặp nạng ấy đi.” [Đây chính là chủ trương của Ingersoll đối với giới giáo sĩ Ki Tô Giáo vào cuối thế kỷ 19, và ngày nay, TCN cũng chỉ đi theo con đường này để giúp các đồng bào xấu số vứt đi những cặp nạng không cần thiết của họ].

Lấy cái gì để thay thế cho một sự trừng phạt vĩnh viễn? Chỉ cần chứng tỏ là sự trừng phạt đó không hề có. Một người có bệnh tật muốn gì? Sức khỏe.

Bất kể sự kiện là những người ngoại đạo trong mọi thời đại đã chiến đấu cho nhân quyền, và đã là những người ủng hộ tự do và công lý, nhưng chúng tôi thường xuyên bị giáo hội Ki Tô cáo buộc là chỉ biết phá đổ mà không biết xây dựng.

Tôi không chống con người. Tôi chống những giáo lý mà tôi cho là sai lầm. Không cần thiết phải chống con người – chúng ta hãy chống sự sai lầm.. Chúng ta hãy làm hết sức để cung cấp sự hiểu biết, giáo dục, vì sự lợi ích của đồng bào chúng ta.

Những người tin vào Thánh Kinh ồn ào tố cáo những cái mà họ gọi là văn phẩm phi luân của thế giới. Nhưng thật ra thì ít có cuốn sách nào đã được xuất bản mà chứa những sự dơ dáy về luân lý đạo đức nhiều hơn là những lời mạc khải của Thiên Chúa. Những chuyện trong Thánh Kinh không loé lên một điểm thông minh dí dỏm nào. Chúng không bao giờ lên quá được mức buồn tẻ về những chi tiết của những thói xấu ngu đần. Tôi là người không muốn làm nhơ những trang giấy của tôi với những câu trích dẫn từ Thánh Kinh. (I cannot afford to soil my pages with extracts from them); và tất cả những đoạn đó trong Thánh Kinh, tôi để cho giới giáo sĩ xem xét, bình luận và giải thích. Các ông giáo sĩ đó có thể kiếm ra cách nào đó để lấy mật ong ra từ những bông hoa đó.

Cuốn Thánh Kinh không phải là cuốn sách để cho già cũng như trẻ đáng đọc. Nó chứa những trang sách mà không một ông mục sư nào ở Mỹ dám đọc trước cộng đồng dân Chúa bất kể là phần thưởng dành cho ông ta là cái gì. Có những chương mà không một người cha nào muốn đọc cho con nghe. Có những câu chuyện không thể kể; và sẽ có ngày cả nhân loại sẽ phân vân là sao mà một cuốn sách như vậy lại có thể gọi là được Thiên Chúa mạc khải.

Chúng ta thường xuyên được bảo rằng Thánh Kinh là nền tảng của sự khiêm tốn và đạo đức; trong khi thật ra thì những trang sách trong đó chẳng có gì là khiêm tốn và đạo đức [Xin dọc những lời tự nhận rất huênh hoang và những lời vô đạo đức của Giê-su trong Tân Ước. TCN], mà nếu một mục sư đọc chúng trên bục giảng thì ngay lập tức ông ta sẽ bị tố cáo là đồ khốn nạn dơ dáy (unclean wretch). Mọi phụ nữ sẽ bước ngay ra khỏi nhà thờ, và nếu nam giới có ở lại thì chỉ với mục đích là nghiêm khắc trừng phạt ông mục sư đó (chastising that minister).

Có phải tốt hơn là hãy chấp nhận Thánh Kinh được viết bởi những người man rợ trong một thời đại man rợ, thô thiển không? Có phải đúng hơn là có những tên Do Thái ngu đần nào đó đã viết lên những lời tầm thường đó. Những Ki Tô hữu bảo tôi rằng chính Thiên Chúa là tác giả của những điều đê tiện và ngu xuẩn (vile and stupid) này. [Và ngày nay, Mục sư Nguyễn Hữu Ninh vẫn dạy các tín đồ Tin Lành rằng Thiên Chúa là tác giả của những điều đê tiện và ngu xuẩn này. TCN]

Sự kiện là, những điều hay trong một cuốn sách không chứng minh được là cuốn sách đó đã được Thiên Chúa mạc khải (hay “hà hơi” theo mục sư Nguyễn Hữu Ninh), nhưng những điều xấu xa và sai lầm trong đó đích thực đã chứng minh rằng đó không phải là một cuốn sách đã được mạc khải.

Vấn đề thực sự không phải là cuốn Thánh Kinh có được mạc khải hay không, mà là nó có đúng hay không. Nếu nó đúng, nó không cần phải được mạc khải. Nếu nó đúng thì không có gì khác biệt là nó đã được viết bởi một người hay một ông thần; và nếu nó không đúng thì không thể bảo nó là do sự mạc khải của thần mà viết lên. Một bản cửu chương (multiplication table) thì cũng có ích, cũng đúng như là một thần đã xếp đặt những con số trong đó. Nếu Thánh Kinh thực sự đúng, không cần phải đề cao nó là do sự mạc khải của thần.

Thật ra thì, chân lý không cần phải được mạc khải. Không có gì phải cần đến sự mạc khải trừ sự giả mạo hay sai lầm [nghĩa là muốn sự giả mạo trở thành chân thật, sự sai lầm trở thành đúng bằng cách khoác cho nó bộ áo “do Thiên Chúa mạc khải”. TCN]. Ở đâu mà sự thật chấm dứt, ở đâu mà xác suất (probability) ngưng lại, thì ở đó sự mạc khải (hay “hà hơi”) bắt đầu. Một sự kiện không bao giờ đi cùng với một phép lạ. Chân lý không bao giờ cần đến sự trợ giúp của phép lạ.

Sự mạc khải của cuốn Thánh Kinh tùy thuộc sự cả tin của người đọc. Đã có một thời, những điều viết trong đó về địa chất, về thiên văn, lịch sử thiên nhiên, đều được cho là do sự mạc khải của thần và do đó không thể sai lầm; thời đại đó đã qua. Đã có một thời, những quan niệm về luân lý đạo đức trong đó đã làm hài lòng những con người nắm quyền thống trị tư tưởng của nhân loại; thời đại đó đã qua.

Có một người thông minh nào trên thế giới ngày nay còn có thể tin được câu chuyện vườn Eden? Nếu bạn thấy người nào còn tin như vậy, hãy gõ lên trán anh ta, bạn sẽ nghe thấy một tiếng vang [vì đầu óc hắn ta rỗng tuếch. TCN]. Có một người thông minh nào mà ngày nay còn có thể tin là Thiên Chúa đã tạo ra người đàn ông từ đất sét, và người đàn bà từ một cái xương sườn, rồi đặt hai người vào trong một cái vườn, và đặt một cái cây ở giữa vườn? Không có chỗ nào ngoài cái vườn để đặt cái cây đó hay sao, nếu ông ta không muốn cho họ ăn trái cây trên cây đó? Có còn người nào ngày nay còn có thể tin vào chuyện con rắn (xúi Adam và Eve ăn trái cấm)? Tôi thật thương hại bất cứ ai, trong thế kỷ 19 này, còn tin vào những chuyện trẻ con như vậy.

Tại sao Adam và Eve bất tuân điều cấm của Thiên Chúa? Tại sao họ bị cám dỗ? Bởi ai? Bởi quỷ (hiện thân thành con rắn). Ai tạo ra quỷ? Thiên Chúa. Ông ta tạo ra quỷ để làm gì? Tại sao ông ta không nói cho Adam và Eve biết về con rắn? Tại sao ông ta không canh chừng con quỷ mà lại đi canh chừng Adam và Eve? Tại sao ông ta không gây ra nạn hồng thủy trước, và dìm chết con quỷ, trước khi ông ta tạo ra Adam và Eve?

Vậy mà, những người tự cho là mình thông minh – giáo sư đại học và viện trưởng các học viện [Ki Tô] danh tiếng – đã dạy trẻ con và lớp trẻ rằng chuyện vườn Eden là một sự kiện lịch sử tuyệt đối. Cái ông Thiên Chúa này của họ, đứng chờ xung quanh cái vườn Eden – biết rằng cái gì sẽ xảy ra – đã tạo nên Adam và Eve với mục đích duy nhất là điều xảy ra sẽ phải xảy ra, rồi sao nữa? Bắt tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm, và chúng ta không hề có mặt ở đó. Adam và Eve là đại diện của những người chưa được sinh ra. Trước khi tôi bị ràng buộc vào một đại diện, tôi muốn có cơ hội để bỏ phiếu chọn anh ta hay không? Và nếu tôi ở đó (vườn Eden), và biết mọi trường hợp đã xảy ra, tôi đã bỏ phiếu “không chấp nhận”. Tuy vậy, trách nhiệm vẫn về phần tôi.

Chúng ta được Thánh Kinh và Giáo hội dạy, vì sự “sa ngã” này của Adam và Eve, “tội lỗi và cái chết đã đi vào nhân loại”. Theo như vậy thì, ngay sau khi Adam và Eve ăn trái cấm, Thiên Chúa bắt đầu bày đặt ra những phương pháp để tiêu diệt sự sống của các con cái của ông ta. Ông ta đã “sáng tạo” ra mọi bệnh tật – nóng sốt, ho hắng và cảm cúm – tất cả những sự đau đớn cho thể xác và sự truyền nhiễm của bệnh dịch hạch, bệnh sốt rét và những vi khuẩn, để cho khi thở chúng ta hít vào những tên sát nhân mà chúng ta không thể nhìn thấy; và, sợ rằng có người sống thọ, Thiên Chúa phát minh ra động đất và núi lửa, bão tố và sấm sét; và các vi sinh vật tràn ngập vào tim óc, quá nhỏ đến nỗi mắt không nhìn thấy được.. Tất cả chỉ vì Adam và Eve không nghe lời ông ta.

Với lòng tốt vô tận (infinite goodness), Thiên Chúa phát minh ra bệnh nhức xương và đau khớp xương, chứng khó tiêu (dyspepsia), ung thư và chứng đau thần kinh, và vẫn còn tiếp tục phát minh ra những chứng bệnh mới. Như vậy cũng chưa đủ, ông ta còn làm cho các bà mẹ phải đau đớn (khi sinh đẻ), và qua lòng thương yêu của ông ta, sự chết sẽ đến với mọi người. Ông ta nguyền rủa cả thế giớ. (He cursed the world). Nhưng tất cả những cái này chỉ là bước mở đầu cho sự trả thù của một ông Thiên Chúa chí thiện (Good God). Quý vị có thể nói đến một cách không rõ ràng, nhưng không bao giờ có thể quan niệm nổi những sự khủng khiếp vô cùng tận của cái giáo lý gọi là “Sự sa ngã của con người”. (the infinite horrors of the doctrine called “The fall of man”).

Theo Thánh Kinh thì Thiên Chúa đã chọn lựa dân tộc Do Thái để loan báo một sự kiện vĩ đại: rằng ông ta là ông Thần duy nhất trên thế gian. Để đạt được mục đích này, ông ta hiện ra nhiều lần trước mặt Môi-se (Moses) – từ trên mây xuống núi Sinai, trong bụi cây bốc lửa, và làm hàng ngàn phép lạ để giáo dục và giữ dân Do Thái. Ông ta rẽ nước biển ngay trước mắt họ. Ông ta làm cho bánh rơi từ trên trời xuống để nuôi họ. Ông ta làm cho nước phọt ra từ tảng đá để cho họ uống cho đỡ khát. Những kẻ thù của ông ta đều bị tiêu diệt một cách rất lạ lùng; và trong 40 năm, cái ông Thiên Chúa này đích thân cai trị dân Do Thái. Tuy nhiên, sau tất cả những phép lạ này, một số người trong dân của ông ta lại vẫn cứ tin vào các Thần Cây, Thần Đá hơn là tin vào ông ta.

Cái ông Thiên Chúa này, với tất cả quyền năng và sự sáng suốt, lại không thể thuyết phục được một số dân du mục man rợ rằng ông ta thì mạnh hơn là các hình tượng của dân Ai Cập. Ông Thiên Chúa này không muốn cho dân Do Thái của ông ta có đầu óc suy tư và óc tìm hiểu. Đối với những người có đầu óc, sự trừng phạt là tử hình. Ở đâu mà ông Thiên Chúa này trị vì, sự tự do trí thức không được biết đến. Ông ta chỉ trông cậy vào bạo lực; đòi hỏi sự thờ phụng ông ta bằng gươm giáo và ngọn lửa thiêu đốt; ông ta xử sự như một điệp viên (spy), một phán quan của tòa án xử dị giáo (inquisitor), một quan tòa (judge), và một đao phủ (executioner).

Khi tôi đọc lịch sử của dân tộc Do Thái, từ nô lệ đến chết chóc, với những bạo chúa v..v.., tôi phải thú nhận là tôi thật thương xót họ. Họ bị gian lận, lừa dối và đối đãi rất tệ hại. Cái ông Thiên Chúa của họ rất dễ nổi nóng, vô lý, tàn ác, hận thù và bất lương. (Their God was quick-tempered, unreasonable, cruel, revengeful and dishonest). Ông ta luôn luôn hứa hẹn nhưng không bao giờ giữ lời. Ông ta phí thì giờ về những chi tiết nhỏ nhặt, trẻ con, và phóng đại những việc ông ta làm. Tôi không thể quan niệm được một cá tính nào đáng ghét hơn là cá tính của cái ông Thiên Chúa của người Do Thái. Ông ta long trọng hứa với dân Do Thái là mang họ ra khỏi Ai Cập đến một nơi tràn đầy sữa và mật ong.

Ông ta làm cho họ tin tưởng rằng trong tương lai gần, mọi khổ nạn của họ sẽ qua đi, và họ sẽ trở về vùng đất Canaan với vợ con, quên đi những sự cực khổ ở Ai Cập. Sau khi hứa hẹn đi, hứa hẹn lại (again and again) với đám dân du mục Do Thái khốn khổ là ông ta sẽ dẫn họ đến vùng đất hứa tràn đầy thực phẩm và vui sướng, cái ông Thiên Chúa này, quên hết mọi điều hứa hẹn của mình, và nói với đám dân khốn khổ đang ở dưới quyền ông ta: “Súc vật của các ngươi sẽ cùng các ngươi đi vào vùng sa mạc hoang dại và con cái các ngươi sẽ lang thang cho đến khi súc vật của các ngươi chết hết”. Lời nguyền rủa trên là kết luận của mọi vấn đề. Trong vùng sa mạc của thần chết và tối tăm, tất cả những lời hứa hẹn của Thiên Chúa đều phai nhạt. Trong sự cực khổ và thất vọng của đám dân du mục, tất cả những hi vọng về tự do và định cư đều biến mất [cho đến năm 1947. TCN]. Hàng triệu dân Chúa bỏ thây trong sa mạc, và mỗi xác chết là một nhân chứng của sự bất lương của Thiên Chúa (each corpse certified to the dishonesty of God). Những điều quá độc ác và vô tâm như vậy thật đã ra ngoài mọi ý niệm về công lý của tôi. [Theo ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng thì tất cả những khổ nạn của dân Do Thái đều nằm trong chương trình giáo dục của Thiên Chúa. TCN]

Khi chúng ta nghĩ tới những người Do Thái khốn nạn, sợ hãi, giết nhau, bị giết chóc, rắn cắn, bệnh truyền nhiễm, lừa dối, lột hết của cải...chúng ta phải cám ơn trời đất là chúng ta đã không phải là dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa (how thankful we should be that we are not the chosen people of God) [Việt Nam ta, trừ một số mất gốc, nhờ hồng phúc tổ tiên, cho nên không rơi vào số phận của những kẻ nô lệ tin tưởng và thờ phụng Thiên Chúa, một vị Thần độc ác ngoài sức tưởng tượng của con người tiến bộ ngày nay. TCN]. So sánh với Thiên Chúa (Jehovah), Pharaoh (vua Ai Cập) là kẻ nhân từ, và cách hành xử độc đoán của Ai Cập là sự giải thoát cho những người phải chịu đựng ý tưởng về tự do của Thiên Chúa.

Đọc Ngũ Kinh, tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ, ghê sợ và đầy sự thương hại. Không có gì đáng buồn thảm hơn là lịch sử của một dân tộc du mục thiếu ăn, lang thang trong sa mạc, làm mồi cho đói khát, bệnh tật. Cực kỳ ngu đần và mê tín, bị thống trị bởi sự lừa dối, đạo đức giả, họ là trò chơi của giới giáo sĩ. Thiên Chúa là kẻ thù lớn nhất của họ, và họ chỉ có một người bạn, đó là cái chết. Chúng ta không thể nào quan niệm nổi một sinh vật nào quá chừng đê tiện, đáng ghét, và kiêu căng hơn là vị Thần của người Do Thái. (It is impossible to conceive a more thoroughly despicable, hateful, and arrogant being, than the Jewish God) [Thảm thay, đây cũng lại là chính vị Thần mà những người Ki Tô Giáo Việt Nam, Ca Tô cũng như Tin Lành, gọi là Thiên Chúa và thờ phụng. TCN] Trong những huyền thoại của dân gian, không có Thần nào như hắn ta. Chỉ có hắn là chưa từng bị đau khổ cùng cực về thể xác cũng như tinh thần, chưa từng chảy nước mắt. Hắn chỉ thích thú với máu đổ và sự đau đớn của con người. Tình cảm con người không nghĩa lý gì đối với hắn. Hắn ta không biết gì là tình yêu thương, ca nhạc, hạnh phúc. Là một người bạn giả dối, một quan tòa bất công, một kẻ khoác lác (a braggart), đạo đức giả, độc đoán, hận thù, ghen tuông, ưa trả thù, hứa hão, ưa nguyền rủa, ngu đần, đồng bóng, đồi bại và ghê tởm (infamous and hideous) – đó là Thiên Chúa trong Ngũ Kinh. [Chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy trong Tân Ước, Thiên Chúa Con, alias Giê-su, cũng có không ít cùng những đặc tính được mô tả ở trên. Cũng giả dối, khoác lác, đạo đức giả, độc đoán, ác độc, hận thù, ưa trả thù, hứa hão, ưa nguyền rủa, ngu đần v..v.. Việc chứng minh rất dễ dàng. Chỉ cần mở cuốn Tân Ước ra là thấy ngay. Tôi sẽ trình bày chi tiết dẫn chứng từ Tân Ước trong một bài khác. TCN]

Trong nhiều năm, (trong thế giới Ki Tô) người ta đã cho rằng 10 điều răn trong Cựu Ước là nền tảng của mọi ý tưởng về công lý và luật pháp. Nhiều nhà luật học nổi danh đã phải cúi đầu trước thành kiến phổ thông, và đã méo mó nghề nghiệp đến độ cho rằng luật của Môi-se là suối nguồn của mọi ý tưởng về công chính. Không có gì sai lầm một cách ngu đần hơn. Hàng ngàn năm trước khi Môi-se sinh ra đời, dân Ai Cập đã có một bộ luật. Họ đã có những luật chống phỉ báng, giết người, ngoại tình, ăn trộm, ăn cướp, luật đòi nợ, tôn trọng hợp đồng, bồi thường, chuộc đồ, và hầu như về mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Họ thường bảo với tôi rằng, nếu không có cuốn Thánh Kinh thì không làm gì có nền văn minh nào. Người Do Thái có một Thánh Kinh. Người La Mã không có. Nhưng dân nào có một chính quyền tốt hơn? Chúng ta hãy lương thiện. La Mã không có Thánh Kinh, Thiên Chúa không quan tâm đến đế quốc La Mã. Ông ta không có thì giờ. Tất cả thì giờ ông ta để cho người Do Thái. Nhưng La Mã đã chinh phục thế giới, kể cả dân Thần lựa chọn. Dân tộc có Thánh Kinh bị dân tộc không có Thánh Kinh đánh bại. [Điều này cũng đúng trong thời hiện đại. Mỹ và Pháp đều có Thánh Kinh, Việt Nam không có Thánh Kinh, nhưng đã đánh bại cả hai]. Và chúng ta có thể nói gì về Hi Lạp? Không Thánh Kinh. Hãy so sánh Athens với Jerusalem. Athens là trung tâm nghệ thuật và trí thức của thế giới. [Có lẽ tác giả chỉ biết đến lịch sử Trung Đông và Tây Phương]. Hãy so sánh những huyền thoại của Hi Lạp với những huyền thoại của Do Thái. Huyền thoại Hi Lạp đẹp đẽ biết bao, còn huyền thoại Do Thái thì đầy những hận thù và bất công.

Do Thái đã trở thành thế nào vì có Thánh Kinh? Đền thờ Thần của họ bị phá hủy, thành thị bị chiếm cứ; và họ chưa bao giờ trở nên thịnh vượng cho đến khi họ bị Thần bỏ rơi.

Nền tảng văn minh của chúng ta đã khởi đầu từ nhiều thế kỷ trước khi Ki Tô Giáo xuất hiện. Tất cả những gì đóng góp cho nền văn minh: sự tiến bộ trí thức, lòng can đảm, tổ chức chính phủ, kỹ nghệ v..v.. không đến từ Ki Tô Giáo mà là do sự đóng góp của mọi quốc gia trên thế giới từ xưa.

Có nhiều người cho rằng chính phủ của chúng ta là một chính phủ Ki Tô, đặt nền tảng trên Thánh Kinh, và người nào coi Thánh Kinh như là sai lầm và điên rồ (false and foolish) là phá hủy nền tảng của đất nước. Sự thực là, chính phủ của chúng ta không đặt nền tảng trên quyền của Thiên Chúa mà là trên quyền của con người. Hiến pháp của chúng ta được đóng khung trên sự thiêng liêng của nhân loại chứ không tuyên bố và không ủng hộ tư cách thần thánh của Giê-su. Chính phủ của chúng ta là chính phủ đầu tiên do dân và vì dân. Đây là quốc gia duy nhất mà Thiên Chúa không có quyền gì trong đó. Tuy vậy mà cũng còn có một số người bất lương và hèn nhát đến độ (dishonest and cowardly enough) long trọng quyết định đây là một quốc gia Ki Tô, và định chế tự do của chúng ta được đặt căn bản trên những luật ô nhục của Thần Gia-vê (infamous laws of Jehovah).

Và ở đây, tôi xin nói dứt khoát, khi tôi nói đến Thiên Chúa có nghĩa là tôi muốn nói đến Thần mà Moses mô tả trong Thánh kinh, Thần Gia-vê của người Do Thái. Tôi muốn nói đến Thiên Chúa đã ngăn chận sự tiến bộ của con người; đã tăng gấp bội sự cực kỳ đau đớn về tinh thần cũng như thể xác của phái nữ; và trong cơn giận đã nhận chìm cả thế giới – Thiên Chúa mà trên bàn thờ hắn có đầy máu, Thiên Chúa đã phanh thây những trẻ sơ sinh, cưỡng hiếp gái trinh, nô lệ hóa con người và chất đầy thế giới với những tội ác và sự ác độc; Thiên Chúa đã lập lên thiên đường cho một số nhỏ và hỏa ngục cho tuyệt đại đa số nhân loại..

Sự thật là, Môi-se (Moses) coi bầu trời như là một vòm cứng, nơi Thiên Chúa trú ngụ, và nước được giữ ở trên đó. Đó là tại sao họ thường ngẩng mặt cầu nguyện cho trời mưa. Họ cho rằng có vài thiên thần nào ở trên đó mở ra những cánh cửa để cho lượng nước mà họ mong muốn rơi xuống.

Họ không có cách nào để biết thế nào là mưa. Nước từ đâu mà rơi xuống? Họ không biết gì về sự bốc hơi của nước. Họ không hề tưởng tượng ra được rằng, ánh sáng mặt trời đã âu yếm hôn (amorous kisses) những làn sóng biển, từ đó hơi nước bốc lên để gặp người yêu ở trên không, nhưng rồi thất vọng nên đã biến thành nước mắt rơi xuống thành mưa.

Tôi có thể bị đọa đầy xuống hỏa ngục, nhưng tôi không bao giờ tin là cây cỏ hoa lá trên trái đất lại có trước mặt trời [như đã được mạc khải trong Thánh Kinh] với những tia nắng lung linh, xua đi bóng tối của đêm trường.

Ngày nay, người ta thường cho rằng, trong khi Cựu Ước có nội dung man rợ của thời đại đó, Tân Ước thì hoàn toàn đạo đức, không có một tì vết nào trên những trang Tân Ước. Thật ra, Tân Ước còn ủng hộ chế độ nô lệ hơn là Cựu Ước. Về phần tôi, tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ có thể (I never will, I never can) thờ phụng một Thiên Chúa chấp thuận chế độ nô lệ. Một Thiên Chúa như vậy, tôi thật là ghét và không thèm đếm xỉa gì đến ông ta. Tôi chẳng muốn cái thiên đường của ông ta, cũng như chẳng sợ cái hỏa ngục của ông ta.

Chúng ta được bảo rằng, trong Ngũ Kinh, Thiên Chúa, vị Cha chung của chúng ta, đã trao hàng ngàn thiếu nữ còn trinh, sau khi đã giết cha mẹ anh em họ, để cho những con người man rợ thỏa mãn lòng dục của họ [Ingersoll quên rằng chính Thiên Chúa cũng có phần].

Đó là sự “tự do tôn giáo” (religious freedom) của Thiên Chúa; lòng khoan nhượng của Thần Gia-vê (Jehovah). Nếu tôi sống ở Palestine vào thời đại đó, và vợ tôi, mẹ của những con tôi, nói với tôi rằng: “Tôi chán cái ông thần Gia-vê này quá đi; ông ta luôn luôn đòi nợ máu; không bao giờ chán ghét sự giết chóc; luôn luôn nói về quyền năng của ông ta; luôn luôn khoe những việc ông ta làm cho người Do Thái; luôn luôn đòi hỏi sự hi sinh tế thần – chim cu và chiên non – máu, không có gì ngoài máu. Chúng ta hãy thờ Thần Mặt Trời. Thần Gia-vê đầy lòng hận thù, xảo quyệt và quá đòi hỏi. Chúng ta hãy thờ Thần Mặt Trời. Mặt trời soi sáng những vẻ đẹp của trái đất, giúp cho hoa tươi nở; nhờ có ánh sáng mặt trời mà em được thấy anh, thấy các con của chúng ta..”

Nếu tôi theo đúng lệnh của Thiên Chúa, tôi sẽ phải giết vợ tôi. Bàn tay của tôi là người đầu tiên, và rồi bàn tay của bao nhiêu người khác, sẽ phải ném đá vợ tôi cho đến chết. Về phần tôi, tôi không bao giờ giết vợ, ngay cả khi một ông Thiên Chúa thực sự của vũ trụ này ra lệnh.

Nếu Thần Gia-vê sống như những thần dân mà ông ta cai trị, và nếu ông ta theo đúng những luật mà ông ta đặt ra, thì ông ta sẽ là người nuôi nô lệ, là kẻ buôn bán trẻ con, đánh đập phụ nữ. Ông ta sẽ phát động những cuộc chiến tranh diệt chủng. Ông ta sẽ là người đa thê, và sẽ phanh thây (butchered) vợ ông ta nếu bà ta theo một tôn giáo khác với ông ta

Nếu Gia-vê thực sự là Thiên Chúa toàn trí, ông ta phải biết những gì sẽ xảy ra về sau. Ông ta phải biết Thánh Kinh của ông ta là một công sự mà sự đạo đức giả và độc đoán sẽ nằm trong đó, nó sẽ được dẫn chứng bởi những bạo chúa; được dùng để biện hộ cho những tên ăn cướp gọi là Vua, những kẻ đạo đức giả gọi là linh mục hay mục sư v..v..

Ông ta phải biết là ông ta không bao giờ thực hiện lời hứa của ông ta đối với dân Do Thái.. Ông ta hứa hẹn cho họ cả thế giới nhưng chỉ cho họ có sa mạc. Ông ta hứa hẹn cho họ sự tự do nhưng lại cho họ sự nô lệ.. Khi chúng ta đọc xong Cựu Ước, chúng ta bắt buộc phải nói rằng: “Không có một dân tộc nào khốn khổ như là dân tộc mà vua của họ là Thần Gia-vê.”

Nếu chúng ta muốn xét đến những gì đã là ảnh hưởng của Thánh Kinh, chúng ta phải xét đến tình trạng ở Âu Châu khi mà Thánh Kinh được coi là tuyệt đối đúng và có ảnh hưởng nhiều nhất. Ki Tô Giáo là tôn giáo đã chiếm ngự Âu Châu trong thời Trung Cổ. Trong thời đó, nó có quyền lực tuyệt đối.

Sự thật là, trong thời đó, con người vì đã nghiên cứu kỹ Thánh Kinh nên đã giết vợ, giết con. Họ đọc Thánh Kinh rồi dùng những kìm cặp nung đỏ để hành hạ xác thịt con người. Họ đặt Thánh Kinh xuống để có thì giờ đổ chì nóng vào tai đồng loại. Họ ngưng đọc cuốn Thánh Kinh thiêng liêng đó để có thì giờ xâu xé đồng loại, trói chặt họ trong xiềng xíxh, và rồi lại trở lại để đọc Thánh Kinh, để mặc cho nạn nhân của họ chết rục trong ngục tù tối tăm với sự thất vọng. Họ ngưng đọc Cựu Ước để có thì giờ đóng cọc xuống đất, đi kiếm những bó củi và thiêu sống người lành và người lương thiện. Ngay cả những linh mục cũng đã ngưng đọc Thánh Kinh đủ lâu để nói lên những lời giả dối xuyên tạc về đồng bào của họ. Không có một tội ác nào mà những người đọc Thánh Kinh, tin Thánh Kinh, thờ phụng Thánh Kinh không làm. Không có một điều ác ôn nào mà một số người đọc Thánh Kinh, tin Thánh Kinh, và bảo vệ Thánh Kinh không làm. Những người tin Thánh Kinh và bảo vệ Thánh Kinh đã chất đầy thế giới này với những sự vu khống (calumnies and slanders).

Tôi không nói rằng đọc Thánh Kinh nhất định phải làm cho người đọc trở thành bất lương, nhưng tôi phải nói rằng, đọc Thánh Kinh không có ngăn ngừa họ khỏi phạm tội [những giáo hoàng, linh mục, mục sư cuồng sát, loạn dâm, và phạm đủ thứ tội là những người đọc và giảng Thánh Kinh nhiều nhất. TCN]. Tôi không nói rằng tin ở Thánh Kinh sẽ khiến cho con người trở thành trộm cướp, nhưng tôi phải nói rằng, vì tin ở Thánh Kinh nên con người đã bạo hành, cầm tù và thiêu sống đồng loại.

Hàng ngàn, hàng ngàn các bà mẹ đã đưa Thánh Kinh cho con cái mà không hề biết trong đó có những gì. Họ chỉ theo truyền thống, và như là một quy luật, con cái họ tiếp tục tôn kính cuốn Thánh Kinh, không phải là họ biết gì về cuốn đó nhưng vì đó là món quà của người mẹ.

Sự kiện là các bà mẹ giới thiệu cuốn Thánh Kinh với con cái không chứng minh được rằng đó là cuốn sách được viết ra do sự mạc khải của Thiên Chúa. Sự kiện này chỉ có thể chứng minh một điều, đó là các bà mẹ đã tin rằng cuốn sách đó là do sự mạc khải của Thiên Chúa Ki Tô. Điều này cũng không chứng minh được những phép lạ trong đó là những sự thực. Dù tất cả các bà mẹ trên thế gian đều trao cho con cái cuốn Thánh Kinh cũng không chứng minh được là những chuyện giết mẹ, giết con, nô lệ hóa các bà mẹ, bán đi con cái, như được viết trong Thánh Kinh, là đúng.

Edmund About đã kể một câu chuyện minh họa niềm tin Chúa của một người Ý hiện đại. Một thanh niên ham mê đánh bạc và luôn luôn thua. Trong phòng hắn ta có một bức hình của bà đồng trinh bồng đứa con nhỏ. Quỳ trước tấm hình, anh ta đưa tay làm dấu cộng mà người ta thường gọi là làm dấu thánh giá, và cầu sự trợ giúp của đứa bé. Nhưng anh ta lại vẫn cứ thua. Trở lại trước tấm hình, anh ta nói với đứa bé là anh ta đã thua hết, chỉ còn lại đồng tiền cuối cùng, và cầu xin đứa bé hãy dùng quyền năng thần thánh giúp anh ta thắng trong canh bạc cuối cùng này. Nhưng rồi anh ta lại thua. Trở lại trước tấm hình, anh ta đưa nắm tay lên mặt đứa bé và hét: “Thằng bé khốn nạn, tao rất vui là mày đã bị người ta đóng đinh trên thập giá” (Miserable bambino, I am glad they crucified you).

Sự tin cậy vào một hình ảnh, một thánh tích, một cuốn sách, tất cả đều từ một nguồn gốc – thờ vật (fetishism) - Tin rằng một da con rắn, một hình ảnh, một cuốn sách có những thuộc tính siêu nhiên, về phương diện trí thức đều như nhau.

Đối với tôi, muốn thuyết phục những người có đầu óc là cuốn Thánh Kinh chỉ là sản phẩm của con người – những con người man rợ – là bảo họ hãy đọc nó. Hãy đọc nó như mọi cuốn sách khác, nghĩ tới nó như mọi cuốn sách khác, bỏ đi cái băng kính ngưỡng Thánh Kinh đang che mắt, dẹp bỏ mọi sự sợ hãi trong lòng, loại ra khỏi đầu óc sự mê tín, rồi hãy đọc cuốn Thánh Kinh, và các bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng là tại sao có một thời mình đã cho rằng một đấng siêu nhiên với trí tuệ siêu việt, lòng thiện vô tận, lại là tác giả của những điều ngu xuẩn và bạo tàn như vậy (the author of such ignorance and of such atrocity)? [Ingersoll đã nhận định rất đúng, xin đọc bài của Ruth Hermence Green kỳ tới. Lẽ dĩ nhiên, theo đúng những tiêu chuẩn đọc Thánh Kinh của Ingersoll không phải là dễ vì trước hết phải tẩy hết các độc tố Ki Tô ra khỏi đầu óc như Ingersoll đã đề nghị. TCN]

Trong hầu hết các nền thần học, các huyền thoại và tôn giáo độc thần, các con quỷ còn nhân đạo và nhân từ hơn các Thiên Chúa nhiều. Không có môt con quỷ nào đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình giết trẻ con và phanh thây người đàn bà co mang. Tất cả những điều man rợ này đều luôn luôn là lệnh của Thiên Chúa chí thiện. Bệnh dịch cũng do Thiên Chúa nhân từ tạo ra. Nạn đói đáng sợ, với những trẻ sơ sinh bờ môi nhợt nhạt bú người mẹ hấp hối không còn sữa, cũng là tác phẩm của Thiên Chúa đầy lòng thương yêu. Không có một con quỷ nào đã bị lên án là tác giả của những sự tàn bạo ác ôn như trên (such fiendish brutality).

Thiên Chúa, theo Thánh Kinh, đã nhận chìm cả thế giới trừ tám người. Già, trẻ, lớn, bé đều bị sóng nước vô bờ nuốt chửng. Cái thảm họa đáng sợ này, trong sự tưởng tượng của đám linh mục ngu đần (ignorant priests), là tác phẩm không phải của quỷ, mà là của cái mà người ta gọi là Thiên Chúa, và tiếp tục thờ phụng một cách ngu đần cho đến ngày nay. (ignorantly worship unto this day).

Không có một người thông minh nào, không có một người nào mà đầu óc chưa bị nhiễm độc bởi mê tín, tê liệt bởi sợ hãi, có thể đọc Cựu Ước mà không bắt buộc phải đi đến kết luận: Thiên Chúa của chúng ta là một con thú hoang dại (that our God was a wild beast).

Cho tới bao giờ, than ôi! Cho tới bao giờ con người còn thờ phụng một cuốn sách? Cho tới bao giờ con người còn quỳ phục xuống đất trước những truyền thuyết ngu đần của cái quá khứ man rợ? (Hoaw long will they grovel in the dust before the ignorant legends of the barbaric past). Cho tới bao giờ họ còn theo đuổi những hồn ma trong sự tăm tối sâu thẳm hơn là cái chết.

Cho tới bao giờ, than ôi! cho tới bao giờ con người còn nghe lời đe dọa của Thiên Chúa, nhắm mắt lại trước thiên nhiên huy hoàng ngoạn mục? Cho tới bao giờ con người còn là nô lệ, bám víu vào một giáo thuyết sai lầm và độc ác? (a false and cruel creed).

Ngày nay, cả thế giới nên biết rằng cuốn Thánh Kinh chân thật (the real Bible) chưa đã được viết ra mà còn đang viết, tiếp tục viết, và không bao giờ hoàn thành cho đến khi nhân loại không còn tồn tại nữa./.

Có thể có người, nhất là các tín đồ GiaTô giáo, không tin những tài liệu trên là đúng. Tôi khuyên họ hãy mở cuốn Thánh Kinh ra đọc từ dòng đầu tới dòng cuối, rồi đọc lại lịch sử CaTô LaMã giáo trên hoàn cầu đã được tóm lược trong chương II, họ sẽ thấy ngay sự tương quan giữa những điều dạy trong Thánh Kinh và hành động của giáo hội CaTô. Họ sẽ thấy ngay là những hành động của giáo hội CaTô trong suốt 20 thế kỷ nay là bắt nguồn từ những giáo lý trong Thánh kinh chứ không phải là do một vài giáo hoàng, như lời biện hộ gần đây của một đại trí thức CaTô Việt Nam, bị cái "chước cám dỗ làm điều thiện". Bản chất các giáo lý đã không thiện rồi và chính những giáo lý không thiện này đã đưa đến những hành động bất thiện. Khi đó họ có thể phối kiểm những điều mà những tác giả kể trên đã viết về Thánh kinh và sẽ thấy họ không viết sai sự thực, dù bản Thánh Kinh bằng tiếng Việt đã được lược bớt một số mâu thuẫn và những đoạn "không thể đọc được" so với bản tiếng Anh, King James.. Tôi cũng cần phải ghi ở đây là những tài liệu dẫn chứng trong bài viết này chẳng qua chỉ là một phần rất nhỏ của toàn bộ những tài liệu đã được xuất bản về lịch sử CaTô giáo và Thánh kinh CaTô, và trong phần tài liệu tham khảo ở cuối bài tôi cũng chỉ đưa ra một số tài liệu chọn lọc mà thôi.

Một câu hỏi được đặt ra: "Thế trong Thánh kinh không có đạo lý hay sao?" Câu trả lời là: "Hơn 90% cuốn Thánh Kinh là những chuyện thuộc vùng đất Do Thái, thuộc lịch sử Do Thái và là những chuyện chém giết, vô luân, độc ác v..v.. cùng những tín lý chứ không phải là đạo lý." Phần còn lại, như bài giảng trên núi, cũng không có gì đặc biệt, không có gì mới lạ, không có gì theo kịp, khoan nói đến chuyện vượt qua, được những tư tưởng, giáo lý của Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo. Tôi thách đố bất cứ ai có thể đưa ra bất cứ đạo lý nào, tôi xin nhấn mạnh: đạo lý chứ không phải là tín lý, trong Thánh Kinh mà ta không thể tìm thấy trong Nho, Thích, Lão, và có thể minh xác cho độc giả thấy cái đạo lý trong Thánh Kinh là cái đạo lý như thế nào, có nhất quán hay không, hay là mâu thuẫn với rất nhiều điều vô đạo ở trong cuốn Thánh Kinh?

Những tín đồ CaTô giáo thường không đọc Thánh Kinh, và thường là những người các linh mục "bảo sao nghe vậy", mà linh mục lại là những người Tòa Thánh "bảo sao nghe vậy", cho nên họ vẫn tin rằng Thánh Kinh là những lời mặc khải của Thượng đế, do đó không thể sai lầm và tất nhiên phải chứa những lời khuyên răn về tình thương, luân lý, đạo đức v...v...Ngoài ra, theo lời "Giáo hội dạy rằng", họ tin rằng CaTô giáo là cái đạo chân thật duy nhất, cao quý nhất trên hoàn cầu. Họ bị một cái guồng máy nhồi sọ tinh vi của Giáo hội đưa vào đầu óc họ từ lúc còn nhỏ tuổi những thông tin sai lầm thí dụ như: nền văn minh tiến bộ ở Âu Mỹ là nền văn minh KiTô giáo, và rằng giáo hội CaTô đứng đầu trong việc tôn trọng nhân quyền, bảo vệ tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, là bạn của dân nghèo, là quán quân trong các việc thiện, là tiền phong trong vấn đề giáo dục mở mang đầu óc con người. Các học giả nghiên cứu về Ca Tô Giáo Rô-ma đã coi những điều tuyên truyền trái ngược với sự thực của Giáo hội như trên là "Học Thuật Ca Tô" (Catholic scholarship).

Đây chính là chủ đề mà tôi muốn trình bày phần nào chi tiết trong chương tới.

CHƯƠNG VI

HỌC THUẬT GIA TÔ

(Catholic scholarship)

 

Tới đây tôi đã trình bày sơ lược những sự kiện lịch sử không thể phản bác về lịch sử giáo hội GiaTô từ ngày đầu cho tới ngày nay. Tôi cũng đã chứng minh rằng, sở dĩ Giáo hội Gia Tô La Mã có một lịch sử đen tối như vậy là vì giáo hội đã reo rắc một niềm tin sai lạc, dựa vào quyền năng của Thánh Kinh, trong đó có rất nhiều điều sai lầm, phi luân lý, phi đạo đức, của thời bán khai, vào trong đầu óc của các tín đồ. Giáo hội đã vận dụng tối đa "học thuật Gia Tô" để cho thế giới quên đi lịch sử đen tối, đẫm máu của Giáo hội, đồng thời đưa vào đầu óc tín đồ một hình ảnh trái ngược hẳn với hình ảnh thực sự của Giáo hội. Học thuật Gia Tô (Catholic scholarship) bao gồm những lý thuyết Thần học mơ hồ để bảo vệ đức tin Gia Tô, chủ yếu nhằm vào giới trí thức; những sách lược tuyên truyền về "những cái hay" nhưng sai tự thực của Giáo hội để thu hút và giữ tín đồ; những tín lý vô căn cứ của Giáo hội đưa ra để duy trì quyền lực tự phong của giới lãnh đạo Gia Tô. Ngoài ra, Giáo hội cũng còn dùng mồi "phong Thánh" cùng tạo ra những cái gọi là "phép lạ" để khai thác triệt để lòng mê tín dị đoan của đám đông tín đồ đầu óc vốn yếu kém, mù mịt. Đề tài này sẽ được bàn tới trong một chương riêng biệt. Học thuật Gia Tô thành công vì Giáo hội đã đào tạo được một lớp cán bộ truyền giáo trung kiên (linh mục), kiến thức thực sự không có là bao, nhưng rất hữu hiệu trong vấn đề uốn nắn đầu óc giáo dân ngay từ lúc sơ sinh vào một niềm tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu, và nhất là tuyệt đối theo lệnh của Vatican, vì tin rằng Giáo hoàng nắm giữ chìa khóa mở cửa Thiên đường. Giáo hội vẫn tự nhận là một Hội Thánh "thánh thiện", và tín đồ cũng tin như vậy. Chúng ta có thấy trên thế gian một tôn giáo "không thánh thiện" nào khác mà có một lịch sử truyền đạo một cách tàn ác, bất nhân đối với nhân loại như là Giáo hội "thánh thiện" Gia Tô La Mã không? Một luận cứ Giáo hội thường dùng ngày nay để bào chữa cho cái lịch sử đen tối của Giáo hội và lạc dẫn dư luận thế giới là: "Đó là những chuyện lịch sử xa xưa, nhắc lại làm chi. Ngày nay Giáo hội đã văn minh, không còn những cuộc Thánh Chiến, đã bãi bỏ những tòa hình án xử dị giáo, đâu có làm gì xấu ác. Trái lại Giáo hội đã tham gia vào bao nhiêu việc thiện trên thế giới, tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ v...v.." Tôi đồng ý là giáo hội ngày nay không còn giết người như trong các cuộc Thánh chiến và các tòa hình án xử dị giáo. Nhưng cái tinh thần Thánh chiến và tòa hình án vẫn không thay đổi bao nhiêu, trong chính giáo hội mẹ, và trong những giáo hội con với sự đồng ý của giáo hội mẹ. Thực ra thì qua bao thế kỷ nhân loại đã văn minh hóa GiaTô giáo nên giáo hội không còn quyền lực và khả năng để giết người bừa bãi như trước nữa. Nhưng những việc làm của giáo hội cho tới ngày nay vẫn không sáng sủa chút nào, vẫn trực tiếp hay gián tiếp dính líu vào những chính sách độc tài với tinh thần Thánh chiến và Tòa hình án xử dị giáo của những chế độ độc tài, phát xít ở các nơi trên thế giới như ở Nam Mỹ, Croatia, Nam Việt Nam, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Đức, Ý v..v... Những vụ dính líu này càng ngày càng được phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta hãy đọc vài sự kiện trong lịch sử thế giới cận đại (Joseph L. Daleiden, Ibid., trg. 61-62): "Cố gắng dập tắt mọi sự chống đối các giáo hoàng và cái điều ám ảnh họ về sự duy trì quyền thống trị của giáo hội GiaTô vẫn tiếp tục qua các thời đại. Tuy nhiên, trong thế kỷ này, nó có tính chất của một hành động bảo toàn lực lượng mà giáo hội dùng để bảo vệ cái quyền lực đang suy giảm của mình bằng cách liên minh với bất cứ ai mà có lợi. Sự hợp tác của các giáo hoàng với những chính quyền phát xít ở Âu Châu và Nam Mỹ cho thấy những biện pháp cực đoan ô nhục mà các giáo hoàng dùng để bảo tồn địa vị của họ. Giáo hội chống cuộc chiến đấu giành độc lập của Mễ Tây Cơ và tuyệt thông các lãnh tụ của họ. Sau đó giáo hội chống lại sự thành lập hệ thống cộng hòa liên bang và phản đối mạnh mẽ nguyên tắc tự do tín ngưỡng trong hiến pháp Mễ Tây Cơ. Năm 1930 chính quyền hợp hiến ở Á Căn Đình bị lật đổ và một chế độ độc tài phát xít được thiết lập với tình trạng thiết quân luật. Vì chế độ mới tuyên bố trung thành với GiaTô giáo, họ được giáo hội ủng hộ mau chóng. Năm 1936 giáo hoàng nồng nhiệt liên minh với nhà độc tài phát xít Francisco Franco ở Tây Ba Nha trong nỗ lực dẹp quân phiến loạn Tây Ban Nha. Franco thưởng lại bằng cách thiết lập giáo hội GiaTô làm quốc giáo (Quyền lợi này bị bãi bỏ khi nhà độc tài Franco chết và một hiến pháp dân chủ được chấp thuận năm 1978.) Tuy nhiên, sự liên minh với Franco chỉ là một chuyện ngoài lề qua vai trò mà giáo hội sẽ đóng trong sự khởi giậy và củng cố quyền lực của Hitler và Mussolini, một vai trò mà các giáo hoàng muốn chúng ta đều quên đi. Giáo hoàng Pius XI ký một thỏa ước và hiệp định Lateran với Mussolini năm 1929, và gọi Mussolini là "người Thượng Đế gửi xuống". Bốn năm sau, đại sứ của giáo hoàng là Pacelli, sau trở thành giáo hoàng Pius XII, thúc giục đảng GiaTô bỏ phiếu cho Hitler trong cuộc bầu cử sau cùng, trước khi đảng quốc xã lên cầm quyền. Đối với giáo hoàng thì bất cứ những sự tàn bạo nào của một chính quyền đối với nhân loại cũng không thành vấn đề chừng nào mà chính quyền đó đủ khôn ngoan để cho giáo hoàng giữ được quyền lực. Khi Ante Pavelich dựng lên một quốc gia GiaTô Croatia và giết hại trên 600.000 người, hầu hết là những người thuộc Chính Thống giáo chống đối sự thống trị của Pavelich thì Giáo hội GiaTô giữ yên lặng." (The effort to stamp out any opposition to the popes and their obsession with maintaining the rule of the Catholic Church has continued down through the ages. In this century, however, it has been more of a rear guard action, with the Church seeking to protect its dwindling authority by making alliances with whoever would serve its interests. The collaboration of the popes with fascist governments in Europe and South America shows the shameful extremes the popes have been willing to go to, to preserve their position. The Church opposed the Mexican war of independence and excommunicated its leaders. Later the Church fought the establishment of the federal republic system and vigorously protested the inclusion of the principle of religious freedom in the Mexican constitution. ln 1930 the constitutional government was toppled in Argentina and a fascist dictatorship established, complete with martial law. Since the new regime proclaimed its allegiance to Catholicism, it was quickly supported by the Church. In 1936 the pope was eager to ally himself with Spain's fascist dictator Francisco Franco in his effort to squash the Spanish rebellion. As its reward the Catholic Church was established as the state religion. (With the approval of a democratic constitution in 1978 after the dictator's death the Church lost this privilege.) The Franco deal, however, was merely an aside to the role the Church would play in the rise of consolidation of power of Hitler and Mussolini, a role the popes would like us all to forget. Pope Pius XI signed a concordat and the Lateran Treaty with Mussolini in 1929, and called him "the man sent by Providence." Four years later, Papal Nuncio Monsignor Pacelli, who was soon to become Pius XII, urged the Catholic Party to vote for Hitler in the last German election prior to the Nazi takeover. It made no difference what atrocities a government committed against humankind as long as it was shrewd enough to let the pope retain his titular authority. When Ante Palevich set up the Catholic state of Croatia and slaughtered 600,000 persons, primarily those belonging to the Orthodox Church who opposed his rule, the Catholic Church was mute.) Không những Giáo hội Gia Tô yên lặng trước hành động tàn bạo giết người như trên của một chính quyền Gia Tô đối với những người khác tín ngưỡng, mà gần đây, tháng 10, 1998, Giáo hoàng John Paul II còn tôn vinh, sửa soạn phong Thánh cho Hồng Y Aloysius Stepinac, người có liên hệ mật thiết với chính quyền Gia Tô độc tài ở Croatia trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Lý do tôn vinh? Ông Hồng Y này đã từng cộng tác chặt chẽ với phát xít Đức để chống Cộng sản. Sự tôn vinh đượm màu sắc chính trị này, cũng như cuộc viếng thăm Croatia trước đây của John Paul II, chứng tỏ Tòa Thánh đứng hẳn về phe Gia Tô Giáo trong cuộc nội chiến đang tiếp diễn ở Bosnia, đã khiến cho báo chí thế giới lên tiếng phê bình , chỉ trích. Trong báo Chicago Tribune ngày 17 tháng 10, 1998, dưới đầu đề Lính chiến, không phải là Thánh (Soldier, not Saint), Jim Mantice viết như sau: "Tôi bảo đảm với quý vị rằng có nhiều bằng chứng về sự hợp tác chặt chẽ giữa Stepinac và Đức Quốc xã, thí dụ như: - Do sự bổ nhiệm của Giáo hoàng Pius XII, Stepinac là Tuyên úy danh dự của đoàn quân Ustache, đoàn quân này được đặt dưới quyền chỉ huy của Đức quốc xã . - Stepinac được ban huân chương Đại Thánh Giá và Sao, một mề đay của Ustache mà ông thường hãnh diện đeo trong những cuộc tụ họp của Đức quốc xã. - Hàng trăm linh mục dòng Francis, nằm trong quyền hạn và xét xử của Stepinac, là nhân viên cao cấp trong nhiều trại tập trung ở Croatia." (I assure you that much more telling evidence tying Stepinac to the Nazis. For example: - By appointment of Pope Pius XII, Stepinac served as honorary chaplain of the Ustache army, which was under Nazi command. - Stepinac was awarded the Grand Cross and Star, a Ustashe medal he proudly displayed at Nazi rallies. - Hundreds of Franciscan priests, under Stepinac's juridiction, staffed many of Croatia's concentration camps.) Tưởng chúng ta cũng nên biết, Ustasha là một tổ chức khủng bố do một số trong hàng giáo phẩm Gia Tô ở Croatia cầm đầu, gồm có cả Hồng Y, Giám mục, Linh mục. Tổ chức này đã tàn sát hơn 600.000 dân Serb (theo Chính Thống Giáo), dân Do Thái và Gypsies, và Vatican có liên hệ mật thiết với tổ chức này. (Chicago Tribune, July 23, 1997, Associated Press: "Ustashas who controlled Croatia during the war exterminated hundreds of thousands of Serbs, Jews and Gypsies and historians have denounced the Vatican for maintaining ties to the regime led by Ante Palevich). Một nhân vật có "thành tích" như vậy mà được tôn vinh để sửa soạn phong Thánh thì chuyện phong 117 Thánh ở Việt Nam cũng chẳng lấy chi làm lạ. Quý độc giả nào muốn biết thêm vế nhân vật Stepinac xin đọc cuốn Lò Thiêu Sống Của Vatican (The Vatican's Holocaust) của Avro Manhattan, trong đó có hình ảnh Stepinac, khi đó còn là Tổng Giám Mục, ngồi cạnh những lãnh tụ Đức quốc xã, cùng hình ảnh linh mục cắt cổ dân Serb, hoặc dồn một đám đông dân Serb vào trong giáo đường của họ rồi thiêu sống tập thể... Sau đây, tôi xin trích dẫn thêm một tài liệu, nói về vai trò của giáo hội trong lịch sử Việt Nam cận đại (Daleiden, Ibid., trg. 62): "Spelllman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến sâu đậm ở Việt Nam. Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng "dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam." Mọi viện trợ nhân đạo cho miền Nam đêu đi qua các cơ sở của giáo hội Gia Tô và chỉ có những người Gia Tô là được Diệm bổ nhiệm vào trong chính phủ. Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải đạo hàng loạt, số tín đồ Gia Tô chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam. Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của Diệm. Tình trạng ngày càng suy kém, Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện. Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn. Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu. Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ GiaTô, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của Diệm từ một linh mục hay giám mục GiaTô nào. Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với Tổng Thống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ Diệm nữa. Ít lâu sau đó Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền. Qua cái diễn tiến kinh khủng này vai trò của giáo hội đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội." (Spellman was the papal point man to lead America into deeper involvement in Vietnam. According to a Vatican official letter, the pope "turned to Spellman to encourage American commitment to Vietnam." All US relief to the South was funneled through the Catholic Church's agencies and only Catholics were appointed to government positions by Diem. Although these policies resulted in a wave of conversions, Catholics still made up only about 12 to 13 percent of the South Vietnamese population. Not surprisingly, the resentment among the Buddhist majority soon resulted in their open resistance to Diem's policies. As the situation deteriorated, Diem resorted to mass arrests and suppression of the Buddhists, closing shrines and monateries. As the Church should have known from its own early experience, persecution can only strengthen a cause. As a horrified world watched, the Buddhists resorted to the ultimate act of passive resistance and several monks set themselves ablaze. During these terrible times, when I, too, was a Catholic, I don't recall one word of criticism of Diem's policies from a Catholic priest or bishop. However, it finally became too much for President John Kennedy, who withdrew US support for Diem. Diem was soon executed in a coup. Throughout this dreadful ordeal the role of the Church followed true to the course of its sordid history.) Qua những tài liệu lịch sử sơ lược kể trên, có thể nào chúng ta tin được lời tuyên truyền của Giáo hội về hình ảnh "Thánh thiện" của Giáo hội hay không? Lịch sử đã chứng minh rằng, những điều mà Giáo hội tuyên truyền là xuất phát từ Ki Tô Giáo như nền văn minh Tây phương, ý niệm về tự do, nhân quyền v..v.. lại chính là những điều mà giáo hội chống đối và giật giải quán quân về vi phạm. Sau đây tôi xin đi vào chi tiết của vài điểm tự nhận của Giáo hội và chứng minh rằng những điểm tự nhận này chỉ là những lời tuyên truyền hoàn toàn sai với sự thực của giáo hội trong sách lược lừa dối giáo dân. 6.1. Giáo hội và nền văn minh Âu Mỹ. Giáo hoàng và giáo hội luôn luôn nhập nhằng lấy cái nền văn minh Âu Mỹ làm nền văn minh KiTô. Giáo hoàng John Paul II phát biểu là "Một nền văn minh xứng đáng với con người phải là nền văn minh KiTô." Hồng Y Spellman khi sang Việt Nam ủy lạo binh sĩ Mỹ cũng khẳng định họ "đang chiến đấu để bảo vệ nền văn minh KiTô Tây phương." Chúng ta đã thấy những chính sách đốt sách vở của GiaTô giáo, chính sách tiêu diệt các nền văn hóa địa phương, giết người ngoại đạo, bách hại dân Do Thái, và đàn áp các khoa học gia vì những khám phá của họ ngược với Thánh Kinh v..v.. Vậy nền văn minh KiTô là nền văn minh nào, có phải là nền văn minh hiện thời không? Có bao nhiêu khoa học gia, tư tưởng gia, triết gia tuyệt đối tin vào KiTô giáo đã đóng góp cho nền văn minh hiện đại và đóng góp những gì? Hay là nền văn minh hiện đại bắt nguồn từ Galilei rồi phát triển qua những khoa học gia, tư tưởng gia mà giáo hội đã không còn quyền hành để thiêu sống hay bắt giam nữa. Chúng ta cũng đã biết, khi Giáo hội Gia Tô La Mã nắm quyền thống trị ở Âu Châu thì đã kéo bức màn "man rợ và đen tối trí thức" phủ lên Âu Châu trong 10 thế kỷ. Sau thời đại hắc ám này, chúng ta thấy xuất hiện ở Âu Châu những thời đại Phục sinh (Renaissance), thời đại Khai sáng (the age of Enlightenment), thời đại lý trí (the age of reason), thời đại cách mạng khoa học (the age of scientific revolution), thời đại phân tích (the age of analysis), thời đại kỹ nghệ (the industrial age) v...v... Tất cả những thới đại này lập thành nền văn minh hiện nay của Tây phương, và lịch sử đã chứng minh rằng, Giáo hội Gia Tô đã hết sức ngăn chặn sự phát triển trí thức của nhân loại này nhưng đã hoàn toàn thất bại. Các đại tư tưởng gia Tây phương như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Victor Hugo, Thomas Paine v...v.. là những người đi tiên phong trong vấn đề cải cách xã hội, đề xướng quyền tự do và nhân quyền của con người. Tác phẩm của họ đều bị Giáo hội giam chặt trong cái gọi là "danh sách những tác phẩm cấm tín đồ đọc" (Index of banned books). Những khoa học gia tiên phong của cuộc cách mạng khoa học như Copernicus, Kepler, Bruno, Galileo v...v... đều bị Giáo hội dùng "bạo quyền thắng sự thật" giam cầm hoặc thiêu sống. Vậy, có thể tin được chăng, nền văn minh Tây phương là nền văn minh Ki Tô? Có lẽ chúng ta nên duyệt qua vài tài liệu lịch sử để thấy thực chất của Gia Tô La Mã Giáo trong nền văn minh Tây phương như thế nào. Trước hết, chúng ta cần biết là nền văn minh Âu Mỹ được xây dựng trên những tư tưởng khai phóng về những quyền tự do căn bản của con người như tự do tín ngưỡng, tự do suy tư v..v.., những quyền mà giáo hội luôn luôn chống đối, và những thành quả khoa học với kết quả làm tăng mức sống thoải mái của con người. Giáo hội đã góp được những phần nào trong sự tiến bộ của con người qua các thời đại? Hàng giáo phẩm Gia Tô, với nhiệm vụ chăn dắt tín đồ, đã làm những gì để mở mang đầu óc của những tín đồ ngoài một số tác phẩm về Thần học mà mục đích chỉ để bảo vệ các tín lý giáo hội đưa ra, giữ tín đồ trong vòng mê tín, ngu muội. Điều này chúng ta có thể thấy rõ khi khảo sát về thực chất đào tạo những cán bộ lãnh đạo Gia Tô Giáo, các linh mục, giám mục, của Giáo hội Gia Tô, và từ đó suy ra sự đóng góp của họ trong nền văn minh Âu Mỹ. Linh Mục Joseph McCabe mô tả về sự đào tạo linh mục vào khoảng đầu thế kỷ 20 trong cuốn Sự Thực về Giáo Hội Gia Tô (The Truth About The Catholic Church, trang 89-90) như sau: "Các linh mục được tuyển mộ khi còn rất trẻ tuổi, và thường được tuyển trong giới ít học. Trong mọi quốc gia, hiện nay giáo hội gặp khó khăn trong việc tuyển mộ những người xứng đáng, và do đó phải hạ thấp nhiều tiêu chuẩn về khả năng. Như là một quy luật, được chọn vào làm nghề linh mục là những thanh niên trẻ, đối với họ việc tấn phong linh mục có nghĩa là được thăng lên một địa vị và uy tín mà với những khả năng của họ, họ không thể đạt được ở ngoài đời. Điều này đặt cái gánh nặng đào tạo họ hầu như hoàn toàn vào trong tay giáo hội, và sở học của họ thường rất nghèo nàn. Rất ít linh mục đọc được những tác phẩm của những tác giả viết bằng tiếng La Tinh (trừ Ceasar), hay là hiểu Horace, Tacitus, hay Juvenal. Về tiếng Hi Lạp, như là một quy luật, họ chỉ có một kiến thức sơ đẳng mà họ thường quên ngay. Về khoa học, lịch sử, và triết lý, theo cái nghĩa hiện đại, như là một quy luật, họ không có một kiến thức nào. Khoa học được dạy trong một số rất ít các trường huấn luyện Linh mục và cũng chỉ ở trình độ sơ đẳng và trong một thời gian ngắn. Sử học được trình bày trong vài bài về lịch sử Ca Tô, do các tác giả Ca Tô viết. Về khoa học và sử học, tôi không được học một bài nào trong suốt thời gian đào tạo, và, như tôi đã nói, cái "triết học" mà tôi học được chỉ liên hệ đến triết học hiện đại một cách ít ỏi như là sự liên hệ của khoa chiêm tinh học với thiên văn học. Cái nền giáo dục mà giáo hội ban cho tôi đã được chứng tỏ rõ ràng khi tôi "trở lại đời". Tôi không thể kiếm được một chân dạy học với đồng lương 10 đô la một tuần. Ông Forbes, bạn tôi, sau khi khảo sát kiến thức của tôi, rất tiếc mà bảo tôi rằng, sở học của tôi thật là vô dụng. 3 Linh mục đồng nghiệp của tôi lặng lẽ bỏ giáo hội ra kiếm sống ở ngoài đời. Cả 3 đều thất bại và phải quay trở lại giáo hội. Giáo hội chắc chắn là có nhiều linh mục như vậy." (Recruits are now sought at a very early age, and usually from the less educated class...The Church now, in all countries, has a difficulty in securing the proper type of recruits, and the theoretical qualifications have to be considerably lowered. As a rule, the priesthood is recruited by the adoption of young boys to whom ordination means promotion to a position and prestige which their personal merits would not otherwise obtain for them. This casts the burden of their training almost entirely upon the Church, and their education is generally very poor. Very few priests could read any Latin author (except Ceasar) at sight, or make much sense of Horace, Tacitus, or Juvenal. Of Greek they have, as a rule, received only an elementary knowledge, which they soon forget. Of science, history, and philosophy, in the modern sense, they, as a rule, know nothing. Science is taught in very few training-colleges for the clergy, and then only in the most elementary form and for a very short time. History is represented only by a few lessons, from Catholic writers, on Church history... In science and history I did not receive one single lesson in the whole course of my training; and, as I said, my "philosophy" had as little relation to modern philosophy as astrology has to astronomy. The value of the education given to me in the Church was made plain the moment I returned to "the world"...I could not get a position as a teacher at ten dollars a week. My friend Mr. Forbes, regretfully told me, after a short examination, that my "education" was quite useless...Three of my colleagues secretly left the Church and tried to earn their living. Each failed, and had to return..The Church must have a high proportion of such men.) Linh Mục James Kavanaugh, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Nhận Xét về Giáo Hội Lỗi Thời Của Ông (A Modern Priest Looks at His Outdated Church", trg. 20-21), có kể về sự huấn luyện các linh mục như sau: "Sau Trung học tôi theo học 4 năm cho đến khi tôi được nhận là có đủ khả năng làm Linh mục. Trong học trình của tôi, rất hiếm khi bàn đến những nghi vấn hay quan niệm mà thường là hoặc trắng hoặc đen. Thí dụ như, trong môn triết học, chúng tôi học qua Berkeley, Hume, và Kant chỉ trong vòng 1 tuần lễ..Chúng tôi phải học thuộc lòng từng mỗi đề luận và định nghĩa và chứng minh rằng "lý trí" chỉ có thể dẫn một người lương thiện đến niềm tin. Chúng tôi là những người chân thật duy nhất vì chúng tôi đã bênh vực bằng "lý trí" tất cả những giáo lý về đạo đức của giáo hội. Giáo hội Gia Tô chống ly dị và kiểm soát sinh đẻ, chống tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, chống sự giải thoát con người khỏi những cơn đau đớn, chống ngoại tình, tất cả đều là những kết luận hiển nhiên của một "lý trí" không bị che mờ bởi ham muốn và lòng kiêu hãnh. Sự hiện hữu của hàng triệu người "không có lý trí" có vẻ như là không quan trọng đối với giáo hội... Đó là một nền giáo dục không có sự đồng tình, một sự huấn luyện không có sự giúp đỡ. Tôi nghe những gì họ muốn tôi nghe, và nói những gì ban giám đốc mong muốn tôi nói như vậy. Người nào chống đối thì bị gạt ra ngoài. Chỉ có những người phục tùng luật lệ, hay những kẻ ngây thơ, tiêu cực mới tồn tại. Sáng kiến không được khuyến khích trừ phi đi theo đường lối đã được chấp nhận. "Tà đạo" là danh từ để chấm dứt mọi luận cứ, và "Giáo hội dạy rằng" là nghị trình nhỏ hẹp của mọi tranh luận. Tôi không được giáo dục mà được nặn thành. Tôi không được khuyến khích suy nghĩ mà chỉ được huấn luyện để bênh vực giáo hội. Người ta không muốn tôi suy tư mà chỉ muốn tôi học thuộc lòng. Chúa ơi! Tôi đã trở thành cái gì? Người đòi hỏi tôi dẫn dắt con chiên với sự yếu kém của xác thịt tôi, phục vụ những người đang vật lộn với tội lỗi, và tôi đã trở nên một người cứng rắn và thoải mái trong sự phục vụ chính mình. Tôi không phải là "một đấng Ki Tô khác", (Giáo lý Gia Tô nhét vào đầu những tín đồ có đầu mà không có óc cái giáo lý giáo hội bịa ra để ngự trị trên đám tín đồ là: "Cha cũng như Chúa". Chẳng thế mà gần đây ở trong nước, trước những lời than phiền của giáo dân về sự bê bối của các Cha thì có ông Giám mục răn rằng: "Các con đừng có nói hành các Cha mà mắc tội với Chúa." (xin đọc bức thư ngỏ của LM Nguyễn Hữu Trọng gửi Giáo Hoàng và Hồng Y Phan Đình Tụng, đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2; TCN)) và tôi cũng không hẳn là một con người. Tôi chỉ là một tù nhân, một mẫu mực được tổng hợp, một kẻ bênh vực cho một quá khứ mệt mỏi. Chúa ơi! Nếu tôi sẽ trở thành một linh mục thì trước hết hãy để cho tôi làm một con người đã. Đừng bắt tôi phải trốn đằng sau cái cô áo thày tu, chức tước, cái bề ngoài giả dối của tôi. Đừng bắt tôi phải đưa ra những câu trả lời mà chính tôi không còn tin, hoặc bắt tôi phải đúc nặn giáo dân thành những người không có nhân tính và những người đần độn chỉ biết tuân phục. Hãy để cho họ biết đến những nghi vấn do chính miệng tôi nói ra, và hãy để cho họ nói ra những nghi vấn của họ một cách thật thà. Đừng để cho tôi trói buộc họ vào giáo luật và địa ngục, hoặc làm họ sợ hãi với những câu chuyện về cái chết bất ngờ..." (I studied four years after college until I was declared ready to be a priest. My studies spoke seldom of doubts or opinions and most frequently of blacks and whites.. In philosophy, for example, we could handle Berkeley, Hume, and Kant in a single week... We memorized each thesis and definition and proved that "reason" could only lead an honest man to faith. We were the only honest men as we defended by "reason" all the moral teachings of the Church. Catholic opposition to divorce and birth control, to freedom of speech and thought, to mercy killing and adultery were all the obvious conclusions of a "reason" unclouded by passion and pride. It did not seem important that there were millions of "unreasonable" men...It was an education without sympathy, a training without recourse. I heard what I was supposed to hear, and said what the administration expected me to say. Rebels were weeded out. Only the strong and legal-minded, or the naive and passive, could last. Creativity was discouraged unless it pursued the accepted patterns wich cautious minds approved. "heresy" was a word which ended every argument, and "the Church teaches" was the narrow outline of every debate. I was not educated, I was formed. I was not encouraged to think, but trained to defend. I was not asked to reflect, but to memorize. ...My God! What have I become? You asked me to minister with the weakness of my flesh, to serve the struggling sinner, and I have grown rigid and comfortable in the service of myself. I am not "another Christ," I am not even a man, I am only a prisoner, a synthetic paragon, a defender of the tired past. O God! If I am to be a priest, first lat me be a man. Do not let me hide behind my collar, my titles, my false front. Do not make me give answers I do not believe, nor mold men into impersonal and uncomplaining dolts. Let them know my doubts from my own lips, and let them tell me honestly of theirs. Let me not bind them with law and hell, nor frigten them with tales of unexpected death...) Linh Mục Emmett McLoughlin mô tả thực chất giáo dục Gia Tô trong việc đào tạo Linh mục như sau, trong cuốn Văn Hóa Mỹ và các Trường Học Gia Tô (American Culture and Catholic Schools, trg. 36 -37): "Tôi không được học để suy nghĩ. Từ những năm của thời thơ ấu qua thời kỳ thiếu niên bối rối (trong nhà Dòng) cho đến khi thành người lớn, đầu óc tôi bị đúc trong một mô thức trí thức cũng như là được đúc trong bê tông. Sự tiếp cận khoa học của tôi trong 21 năm là một cua về vật lý sơ đẳng. Trong 12 năm, tôi chẳng học được gì về văn học nổi tiếng của hoàn cầu. Những ánh sáng trí thức này được giam chặt trong Danh Sách Những Cuốn Sách Cấm Đọc của Giáo hội. Nói ngắn gọn - tôi không được giáo dục - tôi chỉ bị tẩy não. Tôi đã đạt đến trình độ khô cứng của sự hiểu biết trí thức xoàng xĩnh. Tôi đã trở nên một người máy, một linh mục với những lễ nghi thiêng liêng không rõ ràng, vô nghĩa ở sự hiệu quả của chúng cũng như là những bài ca của các thầy Pháp Haiti. Tôi là một kỹ thuật viên của giáo hội được huấn luyện để đúc nặn những bộ óc trẻ, dễ uốn nắn... " (I did not learn to think. As the years of childhood slipped through a frustrated adolescence (in the seminary) into the days that were supposed to be those of manhood, my mind was molded in an intellectual pattern as effectively as though it had been cast in concrete. The closest approach to science that I experienced in those 21 years was that a non-laboratory course in elemental physics...Of the world's really great literature, in 12 years I learned practically nothing. Its greatest lights were locked in the prison of the Index of Forbidden Books. In short, I was not educated. I was merelyendoctrinated. I had achieved the level of the rigor mortis of intellectual mediocrity. I had become an automaton, a priest of sacred, half known rites as meaningless in the efficacy as the chants of a Puerto Rican woodoo priest. I was an ecclesiastical technician trained to mold other young, pliable minds...) Kiến thức của các giám mục, linh mục cũng được Linh Mục Trương Bá Cần nhận định như sau trong cuốn Nguyễn Trường Tộ: Con Người Và Di Thảo: "Về Tây học, thì ông (Nguyễn Trường Tộ) quả có được các linh mục thừa sai và, đặc biệt, Giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và truyền đạt một số kiến thức khoa học, chỉ có thể là, rất phổ thông...vì các thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài (MEP) tuyệt đại bộ phận chỉ học xong chương trình phổ thông, rồi vào các đại chủng viện học làm linh mục để gởi đến các nước truyền đạo". Từ những tài liệu trên, viết bởi các linh mục, chúng ta thấy rằng, mục đích đào tạo các linh mục là biến họ thành những cái loa phóng thanh của Tòa Thánh Vatican, chứ không phải để mở mang đầu óc con người, mà trái lại để tẩy não, gò bó đầu óc con người theo một chiều hướng nhất định và do đó, những linh mục sau khi tốt nghiệp cũng giống như những con ngựa bị che mắt, chỉ biết đi theo một hướng nhất định. Cái hướng nhất định này là dùng mọi thủ đoạn để thu nhặt tín đồ, vơ vét của cải thế gian, và bảo vệ những tín lý của Gia Tô Giáo qua những luận cứ Thần học mập mờ, ngoài khả năng phán đoán của đa số tín đồ ít họcư. Với phương cách giáo dục như vậy, các linh mục khó có thể rời bỏ giáo hội vì kiến thức của họ không thể dùng được ở ngoài đời. Địa vị, uy tín, và đời sống thoải mái về vật chất trong sự kính trọng, qụy lụy của giáo dân cũng là những yếu tố quan trọng để ngăn linh mục bỏ giáo hội. Phương cách huấn luyện và nắm giữ linh mục như trên đã tạo ra một mẫu người nô lệ giáo điều, giáo hoàng và tòa Thánh một cách hết sức mù quáng. Và chính giới linh mục này đã góp phần không nhỏ trong việc uốn nắn đầu óc tín đồ theo chủ trương của giáo hội, dù trong thâm tâm có thể có nhiều vị không tin ngay cả những điều mình rao truyền cho đám tín đồ kém hiểu biết. Tuy nhiên, không phải tất cả những linh mục được đào tạo như trên đều cam tâm tự nguyện làm nô lệ cho Tòa Thánh suốt đời. Nhiều vị, qua sự học hỏi cá nhân, vượt ra ngoài khuôn phép "Giáo hội dạy rằng", đã thấy rõ thực chất của tôn giáo và Giáo hội của mình, và đã dũng cảm thoát ra khỏi cái mà Tiến sĩ Barnado gọi là Bóng Tối Dày Đặc của Ý Thức Hệ La Mã (The Thick Darkness of Romanism), và cho ra những tác phẩm soi sáng sự thật cho nhân loại. Chính họ là những người biết rõ bản chất của Giáo hội và thực chất của những giáo điều, tín lý trong Gia Tô Giáo La Mã hơn ai hết, và nhờ những tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc, cộng với những suy tư trí thức của ho, mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ sự thực về mọi khía cạnh của đạo Gia Tô. Những tác phẩm của Tổng Giám Mục Peter de Rosa, của Giám Mục John Shelby Spong, của các Linh mục Jean Mesnier, Joseph McCabe, Emmett McLoughlin, James Kavanaugh, Andrew M. Greeley, David Rice, Leonardo Boff, Ernie Bringas, Georges Las Vergnas Charles Davis v...v... cũng đủ để cho chúng ta biết khá tường tận về đạo Gia Tô, khoan kể đến những tác phẩm nghiên cứu của các nhà Thần học Hans Kung, Edwards Schillebeeckx v...v..., và của hàng trăm học giả, giáo sư đại học, chuyên gia nghiên cứu về tôn giáo. Đã đành rằng, trong hàng giáo phẩm Gia Tô cũng có những vị đóng góp cho nền văn minh Âu Mỹ qua những công cuộc khảo cứu về khoa học và xã hội nhưng số này quả thật hiếm hoi, và Giáo hội đã hoặc khai trừ họ, hoặc thiêu sống họ (Bruno), vì những đóng góp của họ không phù hợp với những giáo điều Gia Tô, cho nên phải nói rằng, nền văn minh Âu Mỹ không phải là nền văn minh Ki Tô như Giáo hội thường nhập nhằng tự nhận. Vài tài liệu sau đây sẽ chứng tỏ điều trên. Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học ở Âu châu, khởi điểm cuả nền văn minh Âu Mỹ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa-học ở Tây phương phát khởi từ thế kỷ thứ 16, phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, mở đầu bằng những công trình khảo cứu và tư tưởng của NicolausCopernicus (1473-1543), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630) v...v...Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm 476 tới năm 1473. Thời gian này thường được gọi là thời Trung Cổ và cũng còn được gọi là thời kỳ đen tối hay thời kỳ hắc ám (Dark Ages). Chính trong khoảng thời gian này, Tây phương đã bị thống trị bởi một ý thức hệ tôn giáo độc tôn. Những giáo điều, tín lý của Gia Tô La Mã Giáo cộng với quyền hành của hàng giáo phẩm Gia Tô ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là 'tà đạo" (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng, như chúng ta đã biết, 8 cuộc Thánh Chiến (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại; hoặc bị treo cổ, hoặc bị thiêu sống v...v..., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng ngược với Thánh Kinh. Cuộc cách mạng khoa học đã gây nên hai ảnh hưởng to lớn trong giới khoa học và ngoài xã hội dân gian. Trong giới khoa học, đó là khởi điểm của của các tiến bộ khoa học về sau. Trong xã hội đại chúng, đó là khởi điểm của sự đạp đổ nền độc tài tôn giáo và những giáo điều lỗi thời, vì những khám phá khoa học mới đã có tác dụng mở mang dân trí, điển hình là cuộc cách mạng năm 1789 tại Pháp mà kết quả là tước bỏ quyền hành của giới lãnh đạo tôn giáo trong quần chúng. Muốn hiểu rõ những điều này, có lẽ chúng ta nên duyệt sơ sự diễn tiến của cuộc cách mạng khoa học, một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Tây phương được viết trong các sách giáo khoa mà bất cứ sinh viên đại học nào học về khoa học cũng phải biết. Trong thời Trung Cổ, tuy cũng có những tiến bộ về khoa học và toán học, nhưng về nhân chủng học và vũ trụ học, tất cả đều dựa trên Thánh Kinh, một cuốn sách tuy viết bởi nhiều người trong nhiều thế kỷ sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá, được coi chính là lời của Thượng Đế, do đó không thể sai lầm. Theo sự đoan quyết của các nhà thần học Thiên Chúa Giáo, dựa trên Thánh Kinh, thì trái đất là trung tâm của vũ trụ. Mặt trời và các hành tinh khác đều do các thiên thần quay xung quanh trái đất. Trên trái đất là một vòm trời cứng bằng đồng thau để giữ nước ở phía trên và có những cánh cửa mở để nước rơi xuống thành mưa theo hứng của Thượng Đế. Những sao trên trời là những ngọn đèn mà tối tối Thượng Đế mang ra treo. Vì là những lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh nên sự giải thích trên không thể sai lầm. Bất cứ quan niệm nào không phù hợp với quan niệm trên đều bị coi là "tà thuyết" và, theo Thánh Philastre, đương nhiên "sai lầm đối với tín ngưỡng Gia-Tô" (Any other view, St. Philastrius declared "false to the Catholic faith" ("Science and Theology" by Andrew Dickson White)). Nhưng vào đầu thế kỷ 16, Nicolaus Copernicus, một nhà thiên văn người Ba Lan, đã đưa ra một khám phá mới: đó là, không phải là mặt trời và các hành tinh quay xung quanh trái đất, mà chính là trái đất và các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Copernicus không dám phổ biến khám phá này như là một sự thực khoa học. Nhưng cuối cùng ông cũng xuất bản một cuốn sách là "Chuyển động quay của các thiên thể" (Revolutions of the Heavenly Bodies) trong đó có ghi những khám phá của ông. Cuốn sách vừa được xuất bản thì Copernicus qua đời. Trong phần đề Tựa của cuốn sách, bạn của Copernicus là Osiander đã khéo léo trình bày công trình khảo cứu của Copernicus như là một giả thuyết (hypothesis) hay là một nghịch lý (paradox). Do đó Tòa Thánh cũng làm ngơ và cho phép các nhà thần học thỉnh thoảng được bàn tới "giả thuyết" của Copernicus. Sự chống đối trong giới khoa học tuy có nhưng chỉ ngấm ngầm, không ai dám lên tiếng coi thuyết của Copernicus là một chân lý, vì sợ bị kết án là tà đạo. Tuy nhiên, có một triết gia thuộc loại "uy vũ bất năng khuất", đó là Giordano Bruno, một ông linh mục dòng Đa Minh người Ý. Bruno không những đồng ý với Copernicus mà còn táo bạo hơn, đưa ra quan niệm là ngoài thế giới chúng ta đang sống có thể còn có nhiều thế giới tương tự khác nữa. Điều này trái với lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh: "Trái đất là trung tâm của thế giới duy nhất mà chúng ta đang sống." "Do đó, Bruno bị bắt giam trong 6 năm. Sau cùng, vì không chịu thay đổi quan niệm để được tự do, ông bị đưa ra tòa án xử dị giáo, kết án là có tội, tuyệt thông và bị tuyên án thiêu sống. Ông bị các Linh mục, những người được dạy phải yêu kẻ thù, dẫn từ nhà tù ra nơi hành hình. Ông bị cột vào một cọc xung quanh có chất củi. Rồi các Linh mục, tín đồ của Chúa Ki-Tô, châm lửa và thiêu sống vị Thánh tử đạo vĩ đại nhất, hoàn hảo nhất từ xưa tới nay." (He believed in a plurality of worlds, in the rotation of this, in the heliocentric theory. For these crimes, and for these alone, he was imprisoned for six years. He was offered his liberty, if he would recant. Bruno refused to stain his soul by denying what he believed to be true. He was tried, condemned, excommunicated and sentenced to be burned. He was taken from his cell by the priests, by those who loved their enemies, led to the place of execution..He was chained to a stake and about his body the wood was piled. Then priests, followers of Christ, lighted the fagots and flames consumed the greatest, the most perfect martyr, that ever suffered death. ("Ingersoll The Magnificient" By Joseph Lewis)). Năm 1616, kính thiên văn đầu tiên của Galilei đã làm cho vòm trời trong Thánh Kinh rớt ra từng mảng. Công cuộc khảo cứu của Galileo Galilei dựa trên sự quan sát thiên văn qua hàng loạt những kính thiên văn ngày càng tân kỳ hơn, đã thực chứng quan niệm của Bruno và đồng thời khẳng định thuyết của Copernicus như là một chân lý khoa học. Chúng ta đã biết, năm 1633, dưới triều Giáo Hoàng Urban VIII, tòa án xử dị giáo đã buộc Galilei phải sửa đổi khám phá khoa học của ông cho phù hợp với Thánh Kinh, nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất, và biệt giam ông tại nhà cho đến khi ông chết vào năm 1642. Vì trường hợp của Galileo đã nói lên phần nào tinh thần tôn trọng sự thật và bất khuất của các khoa học gia, và vì Galileo được coi như là người đã mở một kỷ nguyên mới cho nền khoa-học tân tiến Tây phương, nên tôi nghĩ kể lại vài dòng về trường hợp của ông cũng không phải là vô ích (B. S. Rajneesh, Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests and Politicians: Mafia of the Soul, trg. 27): "Năm 1633, khi Galileo, dựa trên những dữ kiện khoa học không thể phủ nhận, đoan quyết trong một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông rằng: không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời, thì ông bị kéo ra trước tòa án dị giáo của giáo hoàng Urban VIII. Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo hoàng phán: "Trước khi chết, ngươì hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại với thánh kinh. Bất cứ điều nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là lời của Thượng Đế. Galileo là một khoa học gia vĩ đại, dù đã 80 tuổi, sắp chết, nhưng vẫn còn đầy đủ óc khôi hài tuyệt vời. Ông nói: Không thành vấn đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết, tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng như lời Thượng Đế đã viết trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất. Nhưng có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái đất lẫn mặt trời đều không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất sẽ tiếp tục quay xung quanh mặt trời. Nếu ngài nhất định muốn biết tại sao thì tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để nghiên cứu vấn đề này, và những người có đầu óc khoa học đều tuyệt đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước sau gì rồi ngài cũng phải đồng ý vì không ai có thể chống lại sự thực lâu dài." (Galileo was a great scientist who, even at the age of eighty, when he was dying, had such a beautiful sense of humor. He said: There is no problem. I will change it; I will write in my book exactly what God has written in the bible - that the sun goes around the earth. But one thing I must make clear to you: neither the sun reads my book nor the earth reads my book. As far as reality is concerned, the earth will continue going around the sun. And why should you insist? Because I have every proof; I have devoted my whole life to the search, and all those who have a scientific mind are in absolute agreement with me. Sooner or later you will have to agree because one cannot remain against truth for long.) Tuy vậy Galileo vẫn bị buộc phải sửa đổi sự thực khoa học ông đã viết trong sách, bị kết án là "lạc đạo" và bị biệt giam tại nhà cho đến khi ông chết, năm 1642. Nhưng lời tiên đoán của ông đã thành sự thực, tuy hơi chậm. 359 năm sau, ngày 29 tháng 10 năm 1992, giáo hoàng John Paul II, tuyên bố vụ án Galileo là một sai lầm và phục hồi danh dự cho Galileo, sau khi một ủy ban gồm những bộ óc thượng thặng của toà thánh nghiên cứu trong 13 năm về vấn đề Galileo. 13 năm dùng để nghiên cứu một vấn đề mà đối với toàn thế giới đã rõ như ban ngày từ mấy trăm năm nay, 13 năm tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của giáo dân đóng góp để kiếm ra một kẽ hở hòng biện hộ cho Giáo hội trong vụ án Galilei nhưng không thành công, để cuối cùng phải thú nhận sự sai lầm của Giáo hội. Ngoài ra, cùng thời với Galilei còn có nhà thiên văn và toán học người Đức là Johannes Kepler. Không những Kepler đồng ý với Copernicus và Galilei mà ông còn đưa ra 3 định luật về cơ học các thiên thể (celestial mechanics) để mô tả một cách vô cùng chính xác sự chuyển động của các hành tinh, trong đó có trái đất, xung quanh mặt trời. Kepler cũng bị Tòa Thánh bắt bớ giam cầm trong nhiều năm, nhưng các khoa học gia khác như Descartes, Fermat, Newton v...v...tiếp tục phát minh ra những khám phá mới. Rút cục, giáo hội Gia Tô chỉ còn biết đưa ra sắc lệnh lên án các kết quả khảo cứu của Copernicus và Galilei là sai lầm thí dụ như: "Điểm thứ nhất, nói rằng mặt trời là trung tâm và không quay xung quanh trái đất, là điên rồ, vô nghĩa, sai lầm theo thần học, và là tà thuyết vì trái ngược hẳn với Thánh Kinh; và điểm thứ hai, nói rằng trái đất không phải là trung tâm mà lại quay xung quanh mặt trời , là vô nghĩa, sai lầm theo triết lý, và ít nhất từ quan điểm thần học, đối nghịch với chân tín ngưỡng" (The first proposition, that the sun is the centre and does not revolve about the earth, is foolish, absurd, false in theology, and heretical, because expressely contrary to the Holy Scriptures; and the second proposition, that the earth is not the centre but revolves about the sun, is absurd, false in philosophy, and from a theological point of view at least, opposed to the true faith. ("The Scientific Revolution" Edited by Vern L. Bullough.)) và cấm các giáo sĩ và con chiên đọc sách của Copernicus và Galilei. Lệnh cấm này kéo dài suốt 278 năm cho tới năm 1821 mới được Giáo Hoàng Pius VII thu hồi. Nhưng cấm thì cứ cấm, giới trí thức cùng người dân đọc thì vẫn cứ đọc. Dần dần quyền hành tôn giáo ở Âu Châu không còn địa vị độc tôn và giữ quyền sinh sát như trước nữa, vì cuộc cách mạng khoa học và các phát triển khoa học về sau trong mọi ngành, nhất là về vũ trụ học, nhân chủng học và di truyền học, và phương pháp định tuổi của vật chất bằng phóng xạ đồng vị Carbon v...v... đã làm sụp đổ tận gốc rễ thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh, căn bản tín ngưỡng của Gia Tô giáo . Đó là ảnh hưởng trực tiếp to lớn của cuộc cách mạng khoa học trên xã hội Tây phương. Ngày nay, những người còn tin ở thuyết sáng tạo đều thuộc loại "tin là một cách sống, chết; không cần biết, không cần hiểu", hoặc thuộc loại, theo Linh mục Thiện Cẩm: "chỉ cần một bà lão Công giáo nhà quê, tin rằng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, chính Người đã tạo dựng nên thế giới muôn loài ...cũng có dư khả năng để trả lời những thắc mắc của nhà học giả ...". Và có lẽ, nền văn minh Ki Tô là nền văn minh phát xuất từ những đầu óc như trên. Qua những tài liệu dẫn chứng ở trên chúng ta thấy rằng không có một nền văn minh nào xứng đáng với danh từ văn minh mà có thể gọi là nền văn minh KiTô. Sự nhập nhằng vơ nền văn minh Tây phương vào làm nền văn minh KiTô là sách lược quen thuộc của GiaTô giáo để khuyên dụ những người kém hiểu biết trong những quốc gia nghèo khổ, những người không hề biết gì về lịch sử cũng như bản chất của GiaTô LaMã giáo. Để có một nhận định chính xác hơn về mối tương quan giữa nền văn minh Âu Mỹ và KiTô giáo, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của John E. Remsburg trong cuốn "Những lời tự nhận sai sự thực" ("False Claims", trg. 16-17 ): "KiTô giáo có liên quan gì tới nền văn minh của dân tộc này? Chắc chắn là không; và nếu không có đám mây thiên kiến trước mắt họ, những tín đồ KiTô sẽ thấy rõ rằng KiTô giáo không tạo nên nền văn minh của chúng ta. Họ sẽ thấy rằng thay vì giáo hội văn minh hóa thế giới, chính cái thế giới duy lý trong nhiều thế kỷ đã từ từ văn minh hóa giáo hội. Chính ngay cái bản chất của KiTô giáo đã loại bỏ cái khả năng tiến bộ như là một nguyên lý tự hữu của tôn giáo này; và bất cứ có sự tiến bộ nào, ở trong hay ở ngoài giáo hội, đều do những nguyên nhân mà giáo hội không kiểm soát được. Giáo hội tự cho là nắm giữ chân lý, chân lý toàn diện, chỉ là chân lý. Mọi đề nghị thay đổi, mọi khám phá mới, đối với giáo hội là sai sự thực, và, do đó, giáo hội chống đối. Giả thử giáo hội thành một đế quốc trên toàn thế giới, mọi tiến bộ sẽ phải ngưng ngay lập tức. Những Huxley và Haeckels của chúng ta sẽ bị diệt trừ thẳng cánh, ngọn đuốc Lý Trí sẽ bị tắt ngấm, và cái lòng tin mù quáng sẽ là sự chỉ đạo duy nhất của chúng ta. Giáo hội đã cho ta những bằng chứng quyết định về sự thực này. Trong nhiều thế kỷ, quyền lực của giáo hội ở Âu Châu là cao nhất, nhưng ngay cả những văn sĩ KiTô cũng phải gọi những thế kỷ đó là thời đại đen tối. Chỉ khi chủ thuyết duy lý khai sinh, khi khoa học bắt đầu phát triển, và KiTô giáo bắt đầu suy thoái, nền văn minh hiện đại mới ló dạng. Lecky nói rằng: "Trong hơn 3 thế kỷ, sự suy thoái của những ảnh hưởng thần học là một trong những dấu hiệu không thể chối cãi để đo sự tiến bộ của chúng ta." Carlyle nói rằng: "Kiến thức càng tăng, lòng tin càng giảm." Strauss nói rằng: "Thời Trung Cổ tín ngưỡng tôn giáo thì tỷ lệ thuận với sự ngu tối và man rợ. Tôn giáo và văn minh không ở cùng vị thế mà trái ngược đối với nhau, cho nên với sự văn minh tiến bộ, Ki Tô giáo phải lui." ( Now did Christianity have aught to do with the civilization of this people ? Certainly not; and were it not for the cloud of prejudice before his eyes, the Christians would clearly see that it did not produce our civilization. He wvould see that instead of the church having civilized the world, the Rationalistic world has for centuries been slowly civilizing the church. The very nature of Christianity--I mean orthodox Christianity - precludes the possibility of progression as an inherent principle of itself; and whatever progress has been made, either in the church or outside of it, must be attributed to causes over which she has had no control. The church claims to have the truth, the whole truth, and nothing but the truth. Every proposed change, every new discovery, is to her a perversion of truth, and, hence, she opposes it. Were the church to sweep to universal empire, all progress would at once cease. Our Huxleys and Haeckels would be summarily disposed of, the torch of Reason would be extinguished, and the ignis-fatuus of Faith would become our only guide. Of the truth of this she has herself given conclusive evidence. For centuries her power in Europe was supreme, and even Christian writers denommate these centuries the Dark Ages. Not until Rationalism was born, not until science commenced her career, and Christianity began to decay, did our modern civilization dawn. "For more than three centuries, " says Lecky, "the decadence of theological influence has been one of the most invariable signs and measures of our progress." Says Carlyle, "Just in the ratio that knowledge increases, faith diminishes." "The Middle Ages were more religious than ours," says Strauss, "in proportion to their ignorance and barbarism. Religion and civilization accordingly occupy, not an equal, but an inverted position regarding each other, so that with the progress of civilization, religion retreats.") Để rọi thêm một tia sáng vào cái gọi là văn minh KiTô, chúng ta hãy đọc tiếp đoạn sau đây của Lloyd M. Graham (Ibid., trg. 448-449) về trí tuệ của các Thánh Kitô trong việc "mở mang đầu óc" và "văn minh hóa" con người: "Bất cứ người nào bị thống trị bởi tư tưởng tôn giáo đều bị đặt dưới ảnh hưởng của cái năng lực lý luận sai lầm. Đó chính là những nhà lập giáo KiTô lầm lẫn. Ngày nay chúng ta vinh danh những kẻ không xứng đáng về lòng dũng cảm của họ mà không ý thức được cái tội ác mà họ đã phạm phải -- sự phá hủy hoàn toàn khoa học và triết lý cổ xưa. Điều này đưa đến 1500 năm đen tối, trong thời gian này dân KiTô không biết ngay cả quả đất tròn. Trong thời đại đen tối, sự tối tăm có tính cách toàn diện - một ảnh hưởng khó hiểu của cái gọi là "ánh sáng của thế giới." (GiaTô giáo vẫn tự cho là ánh sáng của thế giới; TCN) Bây giờ chúng ta hãy so sánh những khoa học gia Hi Lạp (Tác giả muốn nói đến Pythagoras (thuyết trái đất tròn và quay xung quanh mặt trời, thế kỷ - 6 (6 thế kỷ trước thời đại này)), Aristarchus (thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ, thế kỷ -3, mà 19 thế kỷ sau Copernicus khám phá ra), Eratosthenes (đo chu vi trái đất, thế kỷ -3), Hipparchus (kinh tuyến và vĩ tuyến, thế kỷ -2), Democritus và Leucippus (thuyết nguyên tử của vật chất, thế kỷ 5) với các Thánh KiTô. Đối với vài khoa học gia còn sống sót người ta nói như sau: "cái tên điên này muốn đảo ngược cả hệ thống thiên văn, nhưng Thánh kinh thiêng liêng dạy chúng ta rằng Joshua ra lệnh cho mặt trời đứng yên lại chứ không phải là trái đất." - và 1300 năm sau một giáo hoàng cũng ra sắc lệnh với cùng ý như vậy. Một luận cứ nổi tiếng khác là "trong ngày phán xét những người ở phía bên kia của trái đất không thể thấy được Chúa từ trên không xuống." Về sự chuyển động của trái đất, Thánh Augustine (cha đẻ của nền thần học GiaTô và được GiaTô giáo tôn sùng coi như là có trí tuệ siêu việt) nói như sau: "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất, vì Thánh kinh không ghi lại bất cứ một giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam" (Như vậy là Thánh kinh không biết tới dân Việt Nam và lẽ dĩ nhiên không làm gì có chuyện cứu rỗi dân Việt Nam. TCN) Và linh mục Incholer nói như sau: "Quan miệm về sự chuyển động của trái đất là quan niệm tồi tệ nhất, nguy hại nhất, xúc phạm nhất trong những quan niệm dị giáo; sự bất động của trái đất là điều thiêng liêng gấp ba lần." Và Lactantius kết luận: "Không thể có chuyện con người tin một cách vô lý đến độ cho rằng mùa màng và cây cỏ ở phía bên kia của trái đất lại mọc chổng đầu xuống và con người lại có chân cao hơn đầu." Làm sao chúng ta có thể áp dụng những lời trên vào con người đã thốt ra những lời đó. Ngày nay, chúng ta biết họ sai lầm về khoa học, nhưng chúng ta vẫn không biết họ sai lầm về thần học." (Anyone dominated by religious thought is under the influence of a reason-perverting power. Such were Christianity's Confounding Fathers. Today we honor these misbegotten for their courage without realizing the crime they committed--the complete destruction of ancient science and philosophy. This resulted in fifteen hundred years of darkness, in which the Christian people did not even know the earth is round. In the Dark Ages the 'blackout" was complete--a curious effect for "the light of the world." Now let us compare Greek scientists with Christian saints. Against some scientists still surviving one had this to say: " this fool wishes to reverse the entire system of astronomy; but sacred scripture tells us that Joshua commanded the sun to stand still and not the earth"--and some thirteen hundred years later a pope issued a bull to the same effect. Another famous argument was that "in the day of judgment men on the other side of a globe could not see the Lord descending through the air." Concerning the earth's motion, St. Augustine had this to say: "It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the descendants of Adam." And Father Inchofer: "The opinion of the earth's motion is of all heresies the most abominable, the most pernicious, the most scandalous; the immobility of the earth is thrice sacred." And Lactantius concluded, "It is impossible that men can be so absurd as to believe that the crops and trees on the other side of the earth hang downward and that men have their feet higher than their heads." How peculiarly applicable are these words to those who uttered them. We know now these men were wrong scientifically, but we still do not know they were wrong theologically.) Một trong những quyền căn bản của con người ở trong các xứ văn minh tiến bộ là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng v...v... Sau đây tôi sẽ luận về giáo hội và tự do của con người. Gần đây, ở các nước còn nghèo khổ, KiTô giáo nói chung (GiaTô & Tin Lành) đã khuyến dụ dân chúng theo đạo với luận cứ xuyên tạc sự thật: "Hãy nhìn vào các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, kinh tế mở mang, dân chúng sống sung sướng. Đó là những nước theo KiTô giáo và KiTô giáo là nguyên nhân chính của sự giàu sang và tự do dân chủ." Đây là một luận điệu nằm trong sách lược lừa dối những người kém hiểu biết. Sự thực là hiện nay hơn 70% dân GiaTô là thuộc các nước ở Nam Mỹ, Phi Châu, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân. Dưới sự chỉ đạo tinh thần và vật chất của GiaTô giáo, có nước nào giàu mạnh đâu. Phi Luật Tân là nước hầu như toàn tòng GiaTô giáo từ nhiều thế kỷ, nay Phi Luật Tân giàu sang như thế nào mà phải xuất cảng hơn 400 ngàn người đi làm đầy tớ ở nước ngoài, và tình trạng giáo dục, kinh tế có hơn gì Việt Nam ngày nay không? Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, mở mang tiến bộ như thế nào, nhưng đâu có phải là các nước theo KiTô giáo. Tại sao ở các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ tình trạng bỏ đạo càng ngày càng gia tăng. Thống kê mới nhất (ngày 20 tháng 7 năm 1996) của Vatican cho biết số người vào trường dòng học làm Linh Mục gia tăng trong các nước nghèo khổ (một nghề tương đối dễ sống trên sự ngu tối của con người) và kỹ nghệ kém mở mang trong khi giảm nhiều ở Âu Mỹ. (The statistics on seminary enrollment support a longtime trend: The demographic center of the faith is shifting to poorer and less industrialized nations.) Sự suy giảm ở Mỹ (nước giàu nhất, văn minh nhất, tự do nhất) rất trầm trọng: số tu sinh giảm từ 14,365 xuống còn có 5.692 (giảm hơn 60%) (The drop in North American was even greater: from 14,365 to 5,692). Một công cuộc nghiên cứu khác của Linh Mục dòng Dominic, David Rice, cho biết: Trong 20 năm qua có 100,000 linh mục rời bỏ giáo hội GiaTô LaMã - cứ 2 giờ đồng hồ lại có một linh mục bỏ giáo hội ra đi (100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last twenty years - more than one in every two hours). Một công cuộc nghiên cứu trong 6 năm của hai nhà xã hội học, giáo sư Richard Schoenherr và Lawrence Young, đại học Wisconsin - Madison đưa ra kết luận: "Cho tới năm 2005, số linh mục ở Mỹ sẽ giảm 40%, từ 35.000 xuống còn 21.000. Vậy chúng ta không lấy làm lạ khi giáo hội đã tập trung sự tuyển mộ linh mục và giáo dân ở trong các nước nghèo vì ở các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, dân trí đã mở mang, không còn tin vào những lời giả dối đánh lạc dư luận nữa. Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi bàn về tình trạng hiện thời của Ki Tô Giáo trong thế giới Âu, Mỹ. Và, cũng thật là dễ hiểu khi chúng ta thấy trong những nước nghèo khổ, người dân sống trong thiếu thốn rất dễ bị lường gạt bởi những bả vật chất nhỏ nhoi và những hứa hẹn tinh thần huyền hoặc. 6. 2. Giáo hội và tự do của con người. Lịch sử chứng tỏ rằng, cho đến ngày nay, chưa bao giờ giáo hội GiaTô cổ võ tự do tôn giáo. Theo truyền thống của giáo hội mẹ, các giáo hội con cũng đi vào con đường chuyên chế tôn giáo: Pavelich ở Croatia, Franco ở Tây Ba Nha, Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam, Marcos ở Phi Luật Tân v...v...tất cả đều chủ trương độc tôn và tìm cách tiêu diệt các tôn giáo khác. Hiện nay, GiaTô giáo và Chính Thống giáo còn đang giết nhau ở Bosnia, GiaTô Giáo và Tin Lành cũng đang giết nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan, GiaTô và Tin Lành đang tranh nhau ảnh hưởng ở các nước nghèo khổ. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi là giữa GiaTô và Tin Lành, tôn giáo nào hơn, Robert G. Ingersoll đã trả lời: "Tin Lành hơn vì ít Gia Tô hơn, nhưng sự khác biệt giữa Gia Tô và Tin Lành chỉ như sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một con cá sấu nhỏ" (Protestantism is better than Catholicism because there is less of it. But the difference between Catholicism and Protestantism is as much as between an alligator and a crocodile). Ở nơi nào GiaTô giáo ở thế yếu hoặc thiểu số thì giáo hội đòi cho được tự do tôn giáo, khi nào ở thế mạnh hoặc đa số thì không bao giờ tôn trọng tự do tôn giáo. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy, vào những thế kỷ 17, 18, 19, trong khi ở Âu Châu GiaTô giáo bắt giữ, tra tấn, và thiêu sống hàng trăm ngàn người mà họ kết tội là "dị giáo", nghĩa là những người không tin và không chấp nhận quyền lực của Giáo hoàng, thì ở Việt Nam họ lại đòi tự do tôn giáo cho những tín đồ GiaTô Việt Nam phản bội quốc gia qua sự liên kết với ngoại nhân để chống chính quyền, và lấy cớ bị đàn áp để thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm đất nước Việt Nam. Chắc họ nghĩ rằng theo đạo Chúa thì có quyền đi giết người không cùng tín ngưỡng, còn những người khác tín ngưỡng thì không có quyền đụng đến con của Chúa, dù rằng trong phần lớn các cuộc gọi là cấm đạo, nguyên nhân không phải là lý do tôn giáo. Hiện nay, ngay trong nội bộ, giáo hội GiaTô cũng không tôn trọng nhân quyền và tự do tư tưởng. Giáo hội dành quyền diễn giảng Thánh Kinh và không chấp nhận bất cứ sự bất đồng ý kiến nào, dù lịch sư đã chứng minh giáo hội đã nhiều lần sai lầm trong quá khứ. Các nhà Thần học nổi tiếng như Hans Kung, Leonardo Boff, Charles Curran v...v... vì không đồng ý với giáo điều của Vatican nên đều bị Vatican đưa ra những biện pháp trừng phạt tinh thần như cấm dạy học, cấm viết sách v...v... Lẽ dĩ nhiên Việt Nam không có nhà Thần học nào nổi danh và "trưởng nữ" của giáo hội mẹ (ngày xưa là Pháp) đã nổi tiếng là ngoan ngoãn dễ bảo, và không bao giờ cần đến quyền tự do của con người, cho nên vẫn cho rằng Giáo hội GiaTô là thành trì bảo vệ tự do. Có lẽ chúng ta cũng nên đọc đoạn sau đây của John Remsburg (Ibid., trg. 24), để có một hiểu biết tổng quát về cái gọi là quan niệm tự do của giáo hội GiaTô: "Giáo hội tự nhận là hội bảo vệ tự do tôn giáo và dân sự. Thực ra là tự do của con người chưa bao giờ có một kẻ thù nào ghê gớm hơn. Nơi nào mà KiTô là thiểu số thì họ đòi cho được tự do tôn giáo, nơi nào đa số thì họ không bao giờ chấp nhận tự do tôn giáo. Mười ngàn lời tán tụng đã tặng cho những nhà lập Thanh Giáo (Một tông phái KiTô) ở New England, như họ tự nhận, là đã thiết lập tự do tôn giáo ở nước này. Nhưng quan niệm về tự do của Thanh giáo là như thế nào? Họ ủng hộ loại tự do nào? Tự do chỉ được là một tín đồ Thanh giáo! Chỉ đơn giản như vậy thôi. Rồi nữa, những ông tòa xử dị giáo Tây Ba Nha cũng ủng hộ tự do tôn giáo - cái tự do chỉ được là một tín đồ GiaTô ngoan đạo... Sự thật là nếu anh thấy bất cứ ở đâu một tông phái của giáo hội KiTô, tôi không cần biết nó mang cái tên gì - GiaTô hay Tin Lành, Luther hay Tân giáo, Trưởng lão hay Giám Lý - anh sẽ thấy đó là một kẻ thù của tự do. Trái đất của chúng ta đã bị bao phủ bởi tro bụi của nhiều triệu người bị giết, giết bởi giáo hội, chỉ vì họ dám có những quan điểm không được chính thống. "Nhưng bây giờ giáo hội không còn giết nữa," hình như tôi nghe nhà bảo vệ tín lý KiTô nói. Không, một con hổ yếu sắp chết càng ngày càng bớt dữ đi. Bây giờ Giáo hội không giết được nữa vì không còn quyền lực để mà giết. Bó củi (để thiêu sống người) và thanh gươm (để giết người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội, và bây giờ giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí, thù hận và vu khống." (The Church claims to be the guardian of civil and religious liberty. Yet human liberty has never had a deadlier foe. If a Christian minority has pleaded for religious liberty, a Christian majority never failed to deny it. Ten thousand eulogies have been bestowed upon the Puritan Fathers of New England, for having, as it is claimed, established religious liberty in this country. But what was the Puritan conception of religious liberty? What liberty did they advocate? The liberty to be a Puritan! Simply this and nothing more. So, too, did the Spanish Inquisitors advocate religious liberty - the liberty to be a good Catholic. The fact is that wherever you find a fragment of the Christian Church, I care not what name it bears - Catholic, or Protestant, Lutheran or Episcopal, Presbyterian or Methodist - you find an enemy to liberty. Our earth is covered with the dust of murdered millions, murdered by the church, and for no other crime than having dared to entertain opinions that were not orthodox. "But the church does not kill now," methinks I hear the Christian apologist exclaim. No; a tiger weakened by the pangs of death grows less and less ferocious. The church does not kill now because it does not have the power to kill. The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the only weapons left her now.) Với chính sách hủy diệt văn hóa của các hệ thống tín ngưỡng khác, với những cuộc Thánh chiến, với những tòa hình án xử dị giáo, với sự bách hại người Do Thái, chúng ta có thể tin được chăng những lời tự nhận của Giáo hội Gia Tô là tôn trọng tự do và nhân quyền của con người. Tôi cho rằng chỉ có những tín đồ đầu óc mù mịt mới có thể tin được những lời tuyên truyền sai sự thực như vậy. 6.3. Quan Niệm về Thánh Nhân, Từ Thiện... Trong Gia Tô La Mã Giáo Trong Gia Tô La Mã Giáo, Thánh là những người có công với Giáo hội trong việc củng cố hoặc truyền bá đức tin Gia Tô, chứ hầu hết không phải là những người đạo đức, thánh thiện như chúng ta thường tưởng. Chúng ta đã biết, Giáo hoàng John Paul II tôn vinh và sửa soạn phong Thánh cho Hồng Y Stepinac, người đã hợp tác chặt chẽ với Đức Quốc Xã và chế độ Gia Tô độc tài Croatia giết hại trên 600.000 dân Serb, Do Thái, và Gypsies ở Bosnia trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, và đã bị kết án tù, coi như một tội phạm chiến tranh. Chúng ta cũng đã biết, trong số 117 người được phong Thánh ở Việt Nam, có một số giáo sĩ ngoại quốc thực dân phạm tội khích động hoặc dính líu vào những cuộc nội loạn ở Việt Nam, như sẽ được trình bày trong chương tới, và một số người bản địa làm Việt Gian, hợp tác với Thực Dân Pháp để đưa Việt Nam vào vòng nô lệ. Nhưng chúng ta không biết rằng, ngay Abraham, Thánh Tổ Phụ của Gia Tô Giáo, cũng là một người loạn luân, lấy em gái làm vợ, hai lần dâng vợ cho các Vua Ai Cập để đổi lấy của cải, tiền bạc, gia súc v...v..., định ra tay giết đúa con trai "duy nhất" để tế Thượng đế, tỏ lòng trung thành với Thượng đế (xin đọc bài viết về Thánh Abraham trong phần Phụ Lục). Chuyện phong Thánh là chuyện nội bộ của Giáo hội và chỉ có giá trị đối với các tín đồ Gia Tô không hiểu thế nào là Thánh cả, chứ đối với những người ngoại đạo thì đó chỉ là một thủ đoạn của Giáo hội để khai thác lòng mê tín của tín đồ. Tôi không muốn đi vào những chuyện thuộc nội bộ của Giáo hội, cho nên sau đây tôi chỉ đưa ra vài lời "Thánh phán" nổi danh trong Gia Tô La Mã Giáo để độc giả thấy rõ đầu óc của họ, những người giáo dân thường tôn thờ là Thánh . 1. Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536) (Người sáng lập dòng Tên: Xin đọc bài về Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e trong phần phụ lục): "Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội quyết định như vậy." (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides.) 2. Thánh Augustine (354-430) (cha đẻ của nền Thần học Gia Tô và được Gia Tô Giáo tôn sùng, coi như là có trí tuệ "siêu việt", tác giả cuốn Đô Thị Thiên Chúa (City of God)): a) "Nếu những đứa trẻ sơ sinh vô tội, không phải vì chúng thiếu ý chí làm hại mà chỉ vì chúng không đủ sức thôi." (If babies are innocent, it is not for lack of will to do harm but for lack of strength.) b) "Những kẻ thù như vậy (những người theo phái Tự Ngộ) , ta thật ghét chúng thậm tệ: Ôi, hãy giết chúng đi bằng gươm của ngươi." (The enemies thereof, I hate vehemently: O that thou wouldest slay them with thy two-edged sword.) c) "Không thể nào có chuyện có người ở phía bên kia của trái đất (không tin là trái đất có hình cầu), vì Thánh Kinh không ghi lại bất cứ giống người nào như vậy trong các hậu duệ của Adam." It is impossible there should be inhabitants on the opposite side of the earth, since no such race is recorded bt Scripture among the descendants of Adam.) d) "Nếu dẹp bỏ hết gái điếm đi, thế giới sẽ bị rối loạn bởi sự ham muốn" (Do away with harlots, and the world will be convulsed with lust.) e) "Người đàn bà, khi xét cùng với chồng, là hình ảnh của Thượng đế.., nhưng khi xét riêng là đàn bà...thì không phải là hình ảnh của Thượng đế, nhưng đối với người đàn ông xét riêng, thì đó là hình ảnh của Thượng đế." (The woman, together with her own husband, is the image of God..., but when she is referred to separately..the woman alone, then she is not the image of God, but as regards the man alone, he is the image of God.) 3. Thánh Bernard (1090-1153): "Những lính chiến Ki Tô "phải tiến hành cuộc chiến tranh của Chúa Ki Tô mà không sợ phạm tội giết kẻ thù hay sợ bị kẻ thù giết, vì khi họ giết hay bị giết, họ không phạm tội ác nào, vì tất cả là để cho sự vinh quang của họ. Nếu họ giết, đó là cho sự lợi lộc của Chúa; nếu họ chết, đó là cho sự lợi lộc của chính họ." (Christian soldiers "are to wage the war of Christ their master without fearing that they sin in killing their enemies or of being lost if they are themselves killed, since when they give or receive the death blow, they are guilty of no crime, but all is to their glory. If they kill, it is to the profit of Christ, if they die, it is to their own.") 4. Thánh Fulgentius (467-533): "Những bào thai chết trong lòng mẹ, hoặc những trẻ mới sinh rs đã chết mà chưa chịu phép bí tích rửa tội ...phải chịu hình phạt đau đớn trong ngọn lửa không bao giờ tắt." (Little children who have began to live in their mother's womb and have there died, or who, having just been born, have passed away from the world without the sacrament of holy baptism...must be punished by the eternal tortures of undying fire.) 5. Thánh John Chrysostom (347-407): "Trong những thú dữ, không có con nào gây hại như một người đàn bà" (Among savage beasts none is found so harmful as a woman) 6. Thánh Anthony (1195-1231): "Khi các ngươi thấy một người đàn bà, hãy coi như là các ngươi đối diện với, không phải là một con người mà chính là một con quỷ. Tiếng nói của người đàn bà là tiếng phun phì phì của con rắn." (When you see a woman, consider that you face not a human being, but the devil himself. The woman's voice is the hiss of the snake.) Trên đây là vài tư tưởng "vĩ đại" của vài vị Thánh "vĩ đại" trong Gia Tô La Mã Giáo. Có lẽ chúng ta cũng nên biết rằng việc phong Thánh bừa bãi của Giáo hoàng John Paul II đã gây nên nhiều phản ứng bất lợi cho chính Giáo hội, đến nỗi Hồng Y Silvio Oddi cũng phải than phiền là: "Vatican đã trở thành một "Xưởng chế tạo Thánh"" (The Vatican has become a saint factory.) Điều hiển nhiên là 117 vị được phong Thánh ở Việt Nam cũng không nằm ngoài kế hoạch chế tạo Thánh cho những mục đích chính trị của Vatican. Một trong những sách lược tuyên truyền, quảng cáo của Giáo hội là thổi phồng việc làm của vài cá nhân trong Giáo hội, đánh bóng hình ảnh của họ và đưa đến tâm cảnh tôn sùng cá nhân giữa đám tín đồ. Gần đây, điều mà giáo hội GiaTô quảng cáo nhiều nhất và ồn ào nhất là những công tác từ thiện của Giáo hội. Bất cứ có một cơ hội nào là Giáo hội và các con chiên ngoan đạo Việt Nam lại mang Mẹ Teresa, người mà Giáo hội tôn là Thánh Mẫu (Holy Mother), ra làm bình phong từ thiện, lạc dẫn dư luận, làm như Mẹ là con người rất mực thánh thiện, và tất cả tín đồ GiaTô đều như Mẹ Teresa cả. Nghiên cứu tường tận về các công việc từ thiện của Giáo hội từ xưa tới nay, chúng ta rất ít thấy ở đâu là thuần túy từ thiện, mà mục đích chính của các công việc từ thiện là dùng vật chất để truyền đạo, và chúng ta phải công nhận đây là nguyên nhân chính về sự thành công của GiaTô giáo trong những thế kỷ qua. Mở đầu là Đại Đế Constantine, người đã dùng mọi cách và đã bỏ của cải ra mua toàn thể các tỉnh, các thị trấn để cho dân chúng đi theo đạo mới (Malachi Martin: "The Rise and Fall of The Roman Church", trg. 36: "True, Contanstine had used every one of these means to propagate Christianity. He even bought up whole towns and cities to ensure they accepted the new belief." Và từ đó cho đến ngày nay, của cải vật chất với nhãn hiệu từ thiện đã là vũ khí hữu hiệu nhất của GiaTô giáo để thu nhặt tín đồ. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy từ thời các giáo sĩ thừa sai đầu tiên xâm nhập Việt Nam cho tới thời Ngô Đình Diệm ở miền Nam, bả vật chất đã là một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo và thu nhặt tín đồ của Gia Tô Giáo. Dưới thời Ngô Đình Diệm, các Cha Việt Nam được toàn quyền xử dụng viện trợ từ thiện của Mỹ và dùng nó như một vũ khí để ép người vào đạo, khoan kể đến chuyện bắn pháo binh vào những làng không theo đạo để ép buộc dân trong làng theo đạo để đổi lấy sự an toàn của làng xóm. Người Việt Nam đâu đã có ai quên cái câu bất hủ được truyền tụng trong dân gian: "Theo đạo có gạo mà ăn." Cảnh này cũng lại tiếp diễn trong các trại tị nạn mà các Cha được sự viện trợ của các cơ quan từ thiện KiTô giáo, họ giữ chặt của viện trợ cho giáo dân và chỉ cho người ngoài khi bằng lòng theo đạo. Tôi không nói là các việc từ thiện của GiaTô giáo không có ích lợi gì, chúng góp phần rất nhiều để làm vơi bớt sự khó khăn mà con người gặp phải. Nhưng cái động cơ đằng sau những công việc từ thiện này và phương cách xử dụng thì chẳng thiện chút nào. Trở lại trường hợp của Mẹ Teresa. Tại sao lại xảy ra phong trào bài Ki Tô Giáo mạnh mẽ ở Ấn Độ? Vì cả Tin Lành lẫn Ca Tô Giáo đều vẫn tiếp tục lợi dụng sự nghèo khổ của đám dân thấp kém trong xã hội, tiếp tục dùng những thủ đoạn phi tôn giáo như bài bác Ấn Độ giáo, dùng bả vật chất để truyền đạo, và nhất là xử dụng vũ khí hữu hiệu nhất của Ca Tô Giáo: bình phong “từ thiện” đi kèm với phương tiện truyền thông để tô hồng quảng cáo cho Ca Tô Giáo trong khi thực chất của việc từ thiện là để thu nhặt tín đồ và khai thác lòng nhân từ của quần chúng để vơ vét tiền bạc cho Vatican. Trường hợp điển hình là việc thành lập dòng “Thừa sai bác ái” của bà Teresa mà cái tên của nó đã nói lên thực chất sử dụng “bác ái” làm một vũ khí truyền đạo. Qua phương tiện truyền thông với những hình ảnh làm mủi lòng quần chúng, bà Teresa đã được thổi phồng lên như một thánh nhân, thực hiện chủ trương bác ái của giáo hội. Kết quả là tiền vào như nước nhưng chỉ có một phần nhỏ được chi dùng cho các hoạt động mang danh “từ thiện”. Những người đóng góp tin tưởng rằng tiền của mình đóng góp sẽ được dùng trong những công tác từ thiện vị tha của giáo hội. Nhưng sự thật đằng sau tổ chức “Thừa sai bác ái” để làm công việc “từ thiện” này ra sao, và thực chất con người của bà Teresa ra sao, ngày nay chúng ta đã biết rõ. Trong thế giới ngày nay, khó ai có thể che dấu được những việc mờ ám, nhất là khi người đó là một nhân vật nổi tiếng như bà Teresa. Muốn cho người khác không biết thì đừng có làm. Bà Teresa không ý thức được chân lý này nên kết quả là người ta đã phanh phui ra những chuyện động trời sau bức màn “Thừa sai bác ái” (sic) của bà Teresa. Một vài tài liệu nghiên cứu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề. Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách Lập Trường Thừa Sai: Mẹ Teresa Trong Lý Thuyết Và Thực Hành (The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and in Practice) của Christopher Hitchens viết về bà Teresa. Theo Hitchens thì "Mẹ Teresa là một kẻ "mị dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền mà hắn đã biếu cho Mẹ, và đề nghị Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý"; Mẹ đã không hề hồi âm. Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào "điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương." Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội." (Hitchens' Mother Teresa is an anti abortion "demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D.A. explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to "its rightful owners"; she never answered. ...Hitchens notes, she herself has "checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West." She does charitable work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself.") Ngoài ra, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát những "cơ sở từ thiện" của bà Teresa và tìm hiểu sự thực về những "công cuộc từ thiện" của bà Teresa. Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm được viết thành cuốn Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Được Tạo Nên (Mother Teresa: Beyond The Image), Doubleday, New york, 1997, trong đó tác giả đã dùng hơn nửa cuốn sách dày gần 300 trang để viết về một số những sự thực về cái gọi là "công cuộc từ thiện" của bà Teresa mà chính tác giả đã đích thân đến tận nơi quan sát, tìm hiểu cùng qua nhiều cuộc phỏng vấn những nhân vật có thẩm quyền như bác sĩ, nữ tu, những người đứng đầu các cơ quan từ thiện, những nhân viên thiện nguyện và cả những cựu nữ tu trong dòng "Thừa Sai Bác Ái" (Missionaries of Charity) của bà Teresa (I am full of questions and have put as many as I can to people qualified to answer them including doctors, nuns, heads of charities, volunteers and former Missionaries of Charity). Sau đây là vài điểm chính mà tác giả, Anne Sebba, đã khám phá ra: * Về tiểu sử, bà Teresa không có gì đặc biệt, chúng ta thấy cùng một niềm tin tôn giáo đã hướng dẫn bà trong mọi việc. * Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa và để truyền đạo. Ngay cái tên của dòng "Thừa Sai Bác Ái" cũng đã nói lên rõ ràng mục đích truyền đạo của các thừa sai trong những thế kỷ qua. Bà Teresa biết rõ về lịch sử truyền đạo ở Ấn Độ và toan tính KiTô hóa quốc gia này trong 400 năm qua. Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm "việc thiện", chứng tỏ "lòng nhân từ" của Bà. Bà không phải là cứu tinh của nhân loại, những việc bà làm chỉ có tính cách tượng trưng bề ngoài. (Trong cái niềm tin của Bà Teresa, bà cố ý lờ đi chuyện những đau khổ, bất hạnh của con người cũng là do Chúa tạo ra. Cũng như gần đây GH John Paul II tuyên bố: Mẹ Teresa là quà của Thượng đế cho những người nghèo khổ (gift of God for the poor) nhưng Ngài không hề nói tới những người nghèo khổ là quà của Thượng đế cho ai? Chắc là cho Bà Teresa để Bà có cơ hội làm việc thiện vinh danh Chúa. Một mặt Chúa tạo ra những đau khổ, một mặt khác Chúa nhờ bà Teresa, qua dòng "Thừa sai bác ái", quảng bá lòng thương của Chúa qua những việc từ thiện chỉ có tính cách tượng trưng. Ấy thế mà vẫn có nhiều người ca tụng lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại, và lòng "bác ái" của bà Teresa. TCN) Tác giả Anne Sebba còn đưa ra nhiều hình ảnh của bà Teresa, trái ngược hẳn với những hình ảnh đã được bộ máy tuyên truyền của giáo hội trên thế giới đưa ra, thí dụ như: "đạo đức giả, ve vãn giới truyền thông, thân cận với một số lãnh tụ độc tài trên thế giới, bất minh về vấn đề tiền bạc, nhận tiền thụt két nhà băng của một tên lừa đảo (Charles Keating) và khi Tòa án viết thơ khuyên Bà nên trả lại số tiền đó thì lờ đi không trả lời, dùng tiền của thiên hạ đổ vào các tu viện thay vì nhà thương và để cho các cơ sở từ thiện rất thiếu thốn, mù quáng theo lệnh của Vatican chống mọi kế hoạch hóa gia đình v..v.." Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của bà Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân. Ngày nay, đã có thêm nhiều tài liệu về bà Teresa do chính những người trước đây cộng tác với bà, như các sơ (soeur, sister), viết ra. Họ không phải là người ngoài mà là chứng nhân trong cái gọi là dòng tu "Thừa sai bác ái" của bà Teresa. Hình ảnh của bà Teresa mà họ đưa ra không thánh thiện như giáo hội đã cấy vào đầu óc các tín đồ mà thực ra là : đạo đức giả, lừa bịp, gian dối, tàn nhẫn, cuồng tín, lạc hậu v..v... như chúng ta sẽ thấy trong vài tài liệu sau đây. Để quảng cáo kiếm tiền, Giáo hội đưa ra hình ảnh bà Teresa đang bồng ru một em bé Ấn độ ốm yếu, làm mủi lòng nhiều người. Giáo hội cũng quảng cáo là dòng "Thừa sai bác ái" của bà Teresa đã thiết lập những "cơ sở từ thiện" trong hơn 25 quốc gia với những nhà thương, viện mồ côi, trường học v..v.. Việt Nam, có lẽ đã biết rõ thực chất những "hoạt động từ thiện" của bà Teresa nên đã từ chối, không chấp nhận đề nghị lập viện mồ côi tại Việt Nam của bà Teresa ngay khi Mỹ còn đang cấm vận. Đây là một quyết định khôn ngoan của chính quyền, không rơi vào cái bẫy "từ thiện để kiếm thêm linh hồn cho Chúa" của thế lực đen quốc tế. Ai cũng biết, công việc "từ thiện" của bà Teresa tập trung ở Calcutta, Ấn độ, và quảng cáo rầm rộ nhất cũng là những hoạt động của dòng "thừa sai bác ái" ở Ấn độ. Những tài liệu của Christopher Hitchens và Anne Sebba ở trên đã cho chúng ta thấy phần nào mặt trái của các cơ sở "từ thiện" đó. Sau khi bà Teresa chết thì có một số “sơ” trước đây đã cộng tác với bà trong tổ chức "Thừa sai bác ái" đã tiết lộ nhiều chi tiết thuộc loại động trời. Thí dụ, sơ Susan Shields đã viết trong tờ Free Inquiry, số mùa đông 1998, tiết lộ rằng: Một phần nhiệm vụ của sơ là giúp trong việc giữ sổ sách về số tiền, lên đến nhiều triệu đô la, do những người có từ tâm đóng góp để bà Teresa làm việc "từ thiện" vì tin ở những lời tuyên truyền quảng cáo của dòng tu "Thừa sai bác ái", nhưng hầu hết những số tiền đó lại để trong nhiều ngân hàng khác nhau mà không dùng gì đến, trong khi các sơ hàng ngày phải đi ăn mày (beg) thức ăn của các thương gia địa phương, vì bà Teresa chủ trương "nghèo khổ" là một đức tính. Ngày nào xin không đủ thì các em mồ côi hoặc các bệnh nhân dưới sự "săn sóc" của hội "thừa sai bác ái" phải ăn đói. Đó là từ thiện hay sao? Với hàng triệu đô la nằm ì trong các ngân hàng mà bà Teresa vẫn thường xuyên kêu gọi đóng góp thêm cho công cuộc từ thiện của bà, thật là hoàn toàn vô nghĩa. (Judith Hayes trong The Happy Heretic, p. 66-67) Trước những tiết lộ trên của sơ Shields, một ký giả viết cho Knight Ridder, Clark Morphew, đã viết bài biện bạch cho bà Teresa, nhưng chính những lý luận biện bạch này lại càng làm sáng tỏ thực chất công cuộc "từ thiện" của bà Teresa. Morphew viết rằng bà Teresa tin rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt, và ngừa thai bao giờ cũng sai. (..among Teresa's beliefs were the ideas that suffering is good and ..birth control is always wrong.); chủ tâm của bà Teresa không phải là xóa nghèo và nạn mù chữ. (wiping out poverty and illiteracy was not Teresa's focus). Morphew cũng còn viết là người ta sẽ tiếp tục chỉ trích bà Teresa cho đến khi có "một sự cải tiến sâu rộng" (criticism of Teresa will continue until "some serious reform comes about), và rằng sơ Nirmala, người thay thế bà Teresa điều hành dòng "thừa sai bác ái" có thể có những thay đổi rộng lớn. (Since Sister Nirmala had taken over the reigns as Teresa's successor, "grand changes could happen") Bình luận về những lời biện bạch trên của Clark Morphew, nữ học giả Judith Hayes đã đặt ra vài câu hỏi: Nếu những nhà thương của bà Teresa được tài trợ rộng rãi mà được điều hành một cách trôi chảy không có vấn đề gì, lương thiện và bác ái, thì tại sao lại cần phải có bất cứ sự cải tiến sâu rộng nào? và tại sao lại cần những thay đổi rộng lớn nếu không có sự sai lầm trong đó? Tác giả Judith Hayes còn phê phán: Tôi chưa từng nghe thấy một người nào có lòng bác ái mà nghĩ rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt. Bác ái là đức tính tối thiểu của một người mà chúng ta cho là xứng đáng được phong Thánh. Nếu những điều Morphew viết là đúng thì chúng ta phải đặt bà Teresa đâu đó giữa sự tàn ác và ngu đần, mà hay thay, trong tự điển từ Thánh (Saint) nằm giữa 2 từ Tàn Ác (Sadistic) và Ngu Đần (Stupid). Tác giả đã chơi chữ ở đây: (If all of that is true, it places Teresa somewhere between "sadistic" and "stupid" which, interestingly, is where "saint" appears in the dictionary) Để hiểu rõ hơn con người của bà Teresa, sau đây là một số chi tiết trong cuốn The Missionary Position của Christopher Hitchens. Chúng ta hãy duyệt qua một số tư tưởng, quan niệm vĩ đại của Thánh Teresa. Trong khi ngồi trên hàng triệu đô-la ở trong các ngân hàng, bà Teresa bày tỏ quan niệm như sau: "Tôi nghĩ rằng thật là quá đẹp cho những người nghèo chấp nhận số phận của họ.. thế giới đang được phục vụ nhiều bởi sự đau khổ của những người nghèo" (Hitchens, p.11: Mother Teresa said: I think it is very beautiful for the poor to accept their lot...the world is being much helped by the suffering of the poor people). Tôi nghĩ đây là một quan niệm thần học tệ hại cần phải lên án trong một thế giới mà tất cả nỗ lực tập trung vào việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Đây là quan niệm, đúng hơn là sách lược ru ngủ của các thừa sai, tuyên dương sự nghèo khổ bảo đó là ý của Chúa. Tài liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề. 1. Khi được hỏi là bà có đồng ý là ở Ấn Độ có quá nhiều trẻ con hay không, bà Teresa đã trả lời: "Tôi không đồng ý vì Thiên Chúa bao giờ cũng cung cấp đầy đủ" (Ibid., p. 30: I do not agree because God always provides). Câu trả lời là một câu mạ lỵ những người có đầu óc và có tình thương thực sự. Thật vậy sao? Nếu thực sự là có một Thiên Chúa có thể cung cấp đầy đủ cho tất cả thì thực trạng thế giới đã chứng tỏ là Thiên Chúa không muốn làm như vậy. Bà Teresa không hề biết là trên thế giới mỗi ngày có khoảng 40 ngàn trẻ con dưới 5 tuổi chết đói. Nếu Thiên Chúa cung cấp đầy đủ cho tất cả thì tại sao ngay trên đất Ấn Độ mà bà làm công việc "từ thiện" cũng có 423 triệu người sống trong sự tuyệt đối nghèo khổ (living in absolute poverty), 73 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng, và 350 triệu mù chữ? Lẽ dĩ nhiên, đối với bà thì Thiên Chúa quả là đã cung cấp đầy đủ, quá đầy đủ, vì bà ngồi trên đống tiền của thiên hạ đóng góp để bà làm việc "từ thiện". 2. Bà Teresa huấn luyện những sơ dưới quyền bà hỏi những bệnh nhân sắp chết là có muốn một "vé lên thiên đường" hay không? Nếu họ trả lời muốn thì sẽ có ngay một lễ rửa tội cấp bách để kéo họ vào trong Ca Tô Giáo. Nếu chúng ta biết đến lời tuyên bố của giáo hoàng John Paul II là không làm gì có thiên đường ở trên các tầng mây thì thiên đường của bà Teresa đúng là một thiên đường mù. Đó không phải là thiên đường của những người mù mắt mà là của những người mù quáng tin vào một điều mà ngày nay đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ. 3. Có một bệnh nhân bị bệnh ung thư đang ở thời kỳ cuối, đau quằn quại, sắp chết, nhưng bà Teresa lại nhất định không cho họ thuốc đủ mạnh (tại sao??). Bà đến an ủi họ: "Con nên nghĩ rằng con cũng đang đau đớn như Chúa Giê-su đang bị đóng đinh trên thập giá; Chúa hẳn là đang hôn con đó" Bệnh nhân đó trả lời: "Vậy xin mẹ nói với ông ta là đừng hôn con nữa." ("You are suffering like Christ on the cross. So Jesus must be kissing you." To which the patient replied, "Then please tell him to stop kissing me"). Đối với tôi, trong vụ này, không những bà Teresa là một con người cuồng tín mà còn là ngu đần, tàn nhẫn, và sống xa thực tế. Bà thừa biết rằng không một người nào trên thế gian này lại muốn chịu khổ hình đau đớn như Chúa Giê-su trên thập giá và dù Giê-su có đang hôn thật đi chăng nữa thì cũng không làm cho bệnh nhân bớt đau hay khỏi bệnh. Bởi vậy cho nên bệnh nhân đã từ chối cái hôn của Giê-su. Nhưng hành động như trên của bà thực ra chỉ là một thủ đoạn ru ngủ lừa dối và hết sức đạo đức giả. Vì khi chính bà đau ốm thì bà lại vào những nhà thương Tây phương đắt tiền nhất để chữa trị. Năm 1989 bà đã được gắn một máy để cho tim đập điều hòa (pacemaker). Năm 1993 bà đã được thông một mạch máu bị tắc. Tại sao bà không chịu đựng những sự bất thường đau đớn trong cơ thể bà như là Chúa Giê-su chịu đựng trên thập giá. Tại sao bà không nghĩ rằng những khi bà bị bệnh đó chính là Chúa đang hôn bà? Tại sao bà phải vào những nhà thương đắt tiền nhất, có nhiều phương tiện tối tân nhất, để chữa trị cho bà, trong khi bà không chịu chữa trị đúng mức cho những bệnh nhân trong những nhà thương "từ thiện" của chính bà? Nếu bà muốn thì bà sẽ có đủ phương tiện trong các nhà thương "từ thiện" của bà, vì nhiều triệu đô la do những người hảo tâm đóng góp để cho bà làm việc "từ thiện" còn nằm ì trong các ngân hàng. Chúng ta nên nhớ, theo định chế của Ca Tô Giáo Rô Ma thì những chương mục này thuộc tài sản của Vatican. Chúng ta cũng đừng quên là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã đệ đơn lên chính quyền Việt Nam đòi lại những cơ sở của Ca Tô Giáo ở Việt Nam (phần lớn là do toa rập với thực dân Pháp, chiếm đất Chùa trong thời đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có đất của nhà thờ lớn Hà Nội, đất của nhà thờ Đức Bà ở Saigon, và đất của nhà thờ La Vang v..v.., và do thực dân Pháp trước kia và chính quyền Ca Tô Ngô Đình Diệm sau này ở Nam Việt Nam lạm dụng cường quyền cấp cho) với luận cứ đó là tài sản thuộc Vatican, một luận cứ đần độn, vong bản, phi lý, phản ánh tâm cảnh nô lệ của HĐGM Việt Nam. Với tâm cảnh này thì khi người Ca Tô lên cầm quyền ở Việt Nam tất nhiên mọi đất đai tài sản quốc gia sẽ đều thuộc Vatican hết. 4. Một ác cảnh khác trong các nhà thương "từ thiện" của bà Teresa không thể chấp nhận được là những sơ và những người thiện nguyện làm việc cho bà phải dùng đi dùng lại những ống chích không được tẩy trùng để chích những thuốc vô hiệu lực và thuốc trụ sinh không đủ mạnh cho các bệnh nhân khiến cho họ càng đau đớn trong cơn hấp hối. (Judith Hayes, p. 68: Her employees and volunteers used and reused unsterelized syringes to administer ineffective drugs and mild antibiotics to terminally ill people, who suffered the resulting agonies) Trước những sự thực phũ phàng về bộ mặt "từ thiện" thật của bà Teresa ở trên, tác giả Judith Hayes, người đã từng nổi tiếng với tác phẩm Chúng Ta Tin Thiên Chúa! Nhưng Là Thiên Chúa Nào? (In God We Trust! But Which One?), và cũng là người mà qua những phương tiện truyền thông của Giáo hội đã một thời tin rằng bà Teresa là một vị Thánh sống, sau khi biết rõ sự thực đã vạch trần mặt trái của bà Teresa trong cuốn The Happy Heretic. Sau đây là một số đoạn trong chương 2, trang 62-69, mục Một Khoa Học Gia Và Một Thánh (A Scientist And A Saint), bình luận về giới truyền thông trước cái chết của Carl Sagan (1996) và Teresa (1997). Tôi xin bỏ qua những đoạn viết về khoa học gia Carl Sagan vì tôi cho rằng không thể so sánh Teresa với Carl Sagan: Bà Teresa chỉ nhìn về quá khứ, thời mà người ta cho rằng các phù thủy là có thực, và những chuyện đuổi quỷ ám ra khỏi con người là có nghĩa. Chúng ta không thể tự cho phép nhìn về phía sau. Cảnh xun xoe tán tụng Mẹ Teresa trên khắp thế giới là cơn ác mộng của một người theo chủ nghĩa nhân bản. Ký giả chen lấn nhau để giành lấy máy vi âm và tìm những danh từ quá mức để mô tả cái người gốc Macedonie (Teresa) không có gì nổi bật, đầu óc ở trên mây, với tâm cảnh thuộc thế kỷ thứ 9 này... Thật là một sự tôn sùng nồng nhiệt không nhằm chỗ. Chút ít điều tốt bà làm chẳng đáng gì so với những số tác hại không thể tính được mà bà đã làm. Tài nguyên trên trái đất thì hữu hạn, bất kể đến lập trường đà điểu của Giáo hội Ca-Tô, và chúng ta phải nhìn về tương lai, xử dụng mọi phương tiện khoa học mà chúng ta có, để tránh tai họa đang đe dọa. Điều này gồm có việc ngừa thai một cách khá dễ dàng. Sự đau khổ mà chúng ta có thể phòng ngừa qua phương pháp ngừa thai này thật là vô lượng. Do đó chúng ta không được nhìn về dĩ vãng, cúi đầu trong những lời cầu nguyện vô vọng, trong khi con cháu chúng ta chết. Bà ta thường xuyên rao giảng chống kiểm soát sinh đẻ ngay cả khi xung quanh có những trẻ em chết đói. Khi người ta phỏng đoán về việc phong Thánh cho bà Teresa, người ta đã bàn cãi nhiều về bằng chứng của những phép lạ, một điều kiện để được phong Thánh. Nhưng tôi nói rằng có một bằng chứng rõ ràng về một phép lạ của bà Teresa. Đó là bà đã xoay sở thuyết phục được hàng triệu người tin rằng bà ta là món quà tốt cho nhân loại. Những hoạt động thuộc thời Trung Cổ của bà được gói ghém lại và bán cho nhân loại như là một lợi ích thế gian, thay vì thực chất của chúng là cản trở, ngăn chận sự tiến bộ của con người. Đối với những người theo chủ nghĩa nhân bản, chức vị Thánh thật chẵng có nghĩa gì. Riêng tôi, tôi không tìm thấy bất cứ cái gì trong đời sống hoặc ký ức của bà Teresa để mà tôn kính, xét đến sự đau khổ mà bà ta đã tạo ra cho hàng triệu người. "Nhân danh Thiên Chúa" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông. "Nhân danh Thiên Chúa", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi... Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau. Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường. Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích, vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói. Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó. Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc. Để làm gì, ai muốn đoán sao thì đoán.. Thật là lạ lùng, không có ai vạch trần những hoạt động đáng nghi ngờ của bà Teresa sớm hơn. Mà chúng ta ai cũng biết chuyện các linh mục hiếp dâm các trẻ em trai, có phải không - vậy tại sao mà những chuyện về bà Tewresa để quá lâu mới bị phanh phui? Câu trả lời thật là đơn giản, Giáo hội Ca Tô Rô Ma có những quyền lực hăm dọa thật đáng sợ. Cho đến khi tác phẩm có tác dụng mở mắt con người của Christopher Hitchen xuất bản năm 1995, cuốn The Missionary Position, tôi không hề biết gì về những hoạt động trong những "nhà thương" của bà Teresa. Cũng như mọi người khác, tôi nghĩ rằng bà ta là một Thánh sống. Tôi đã lầm. Bất kể động cơ hành động của người đàn bà ở Calcutta kia (Teresa) là như thế nào, tôi đã thấy quá đủ những sự đau khổ trong những người đã phải khủng khiếp trùn lại với tư tưởng của bà Teresa: đau khổ là một điều tốt. Đau khổ không bao giờ là một điều tốt. Nhất là ngày nay, khi chúng ta có khả năng làm giảm đi khá nhiều sự đau đớn, hình ảnh tâm thần của những người bất hạnh bị vào một "nhà thương" của bà Teresa thật là đáng buồn và đáng giận. Bộ mặt thật của bà Teresa đã bị phơi bày qua những tài liệu trích dẫn ở trên. Tuy vậy, giáo hoàng vẫn ra Tông Huấn, mục 7, dạy các giáo hội Á Châu phải “tuyên dương Mẹ Têrêsa quá cố của thành phố Calcutta, người nổi tiếng trên khắp thế giới vì đã chăm sóc những người nghèo nhất với lòng yêu thương và vị tha". Điều này chứng tỏ Giáo hoàng bất chấp những sự thực đã được phơi bày về bộ mặt thực của bà Teresa, vẫn tiếp tục tô hồng đánh bóng bà Teresa không chút ngượng ngập và dạy các con chiên thường xuyên sống trong bóng tối của sự thiếu hiểu biết, do đó luôn luôn cúi đầu tuân phục những điều “đức thánh cha” dạy, phải tuyên dương ca tụng một nhân vật mà thực chất rất đáng khinh, không có gì đáng để ca tụng. Điều này cũng chứng tỏ là bất kể thực chất đạo đức của người Ca Tô như thế nào, chỉ cần người đó làm lợi cho giáo hội là giáo hội tuyên dương đánh bóng mà không cần đếm xỉa đến sự thật. Cũng vì vậy mà Vatican, xưởng sản xuất thánh, để đạt được những mục đích chính trị và mê tín tôn giáo, đã phong thánh bừa bãi cho các Hán gian, Việt gian v..v..dù rằng các thánh trong Ca Tô Giáo chẳng có ý nghĩa cao đẹp gì đối với tuyệt đại đa số nhân loại. Thực ra thì những hành động của bà Teresa được phanh phui ở trên cũng không lấy gì làm khó hiểu vì chúng nằm trong sách lược đi kiếm linh hồn cho Chúa của Giáo hội trên khắp thế giới. Nếu chúng ta theo rõi những vụ kiện các cơ sở từ thiện, viện mồ côi của Ca Tô Giáo ở Canada, Mỹ, Ireland,và Úc Châu v..v.. thì chúng ta sẽ không lấy gì làm lạ trước những hành động "bác ái" của bà Teresa ở Calcutta. B. S. Rajneesh, tác giả cuốn Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul), đã viết như sau, trang 25: Nếu con người nghèo đói, họ có thể dễ bị dụ vào Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo. Những trường học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua cũng chỉ là những xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Ca Tô (If people are poor and hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for converting people into Catholics). Rajneesh đã không nhắc đến sự kiện là với những sự trợ cấp của chính phủ và sự đóng góp của những người có từ tâm, nhiều cơ sở "từ thiện" đã là những nguồn kinh tài cho giáo hội, vơ vét tiền bạc trên sự đau khổ của các trẻ em mồ côi và những người xấu số. Sơ Lê Thị Tríu ở Phi Luật Tân cũng đã hốt được 2 triệu đô-la để thành lập “làng Việt Nam ma” ở Phi Luật Tân. Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican. Sách vở, báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả, thông hành giả, tài chánh v..v.. cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã ẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina). Nói tóm lại, những công cuộc “từ thiện” của Ki Tô Giáo, Ca Tô Giáo cũng như Tin Lành, chỉ là những sơn phết màu mè che dấu những âm mưu đen tối đàng sau. Tuy vậy, những lớp sơn phết này cũng đánh lừa được nhiều người, kể cả những chính quyền phi Ki-Tô không biết rõ bản chất “từ thiện” của Ki Tô Giáo. Trong vài bài báo người ta đã đặt ra nhiều nghi vấn về cái động cơ chính thúc đẩy bà làm việc thiện. Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách "The Missionary Mission" của Christopher Hitchens viết về Mẹ Teresa. Theo Hitchens thì: "Mẹ Teresa là một kẻ "mị dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền đểỵ biếu cho Mẹ, và đề nghi Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở hữu chủ với đầy đủ pháp lý; Mẹ đã không hề hồi âm." Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã vào "điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất ở Tây phương." Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội." (Hitchens' Mother Teresa is an anti-abortion "demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D.A. explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to "its rightful owners"; she never answered. ...Hitchens notes, she herself has "checked into some of the finest and costliest clinics and hospitals in the West." She does charitable work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself.") Đó là thực chất những công việc "từ thiện" của Mẹ Teresa, người mà các tín đồ Gia Tô được nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân. Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican. Báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn cước giả, thông hành giả cho nhiều tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã ẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ, phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina). Theo tài liệu trong cuốn Ba Ngôi Tội Lỗi (Unholy Trinity) của Mark Aarons và John Loftus, xuất bản năm 1990, thì trong số những tội phạm chiến tranh này chúng ta có thể kể Franz D. Paul Stangl, chỉ huy trưởng trại thủ tiêu tập thể Treblinka, trong đó tới 900000 người, phần lớn là Do Thái, bị giết bằng hơi độc; Gustav Wagner, chỉ huy trưởng trại diệt chủng khác, trại Sobibor ở Ba Lan; Aloi Brunner, một sĩ quan cao cấp tàn ác nhất trong chương trình "đem đi dầy và thủ tiêu" dân Do Thái; và nhất là Adolf Eichmann, người đứng đầu "một giải pháp cho dân Do Thái" (a solution for the Jews), nghĩa là, tận diệt dân Do Thái (extermination of Jews), cấp chỉ huy của Stangl, Wagner, và Brunner. Người đứng đầu tổ chức những đường "giây chuột" này mới đầu là Giám mục Alois Hudal ở Rô Ma (Rome), sau được tiếp nối bởi Linh mục Krunoslav Draganovic, có trụ sở ở Rome.. Franz Stangl bị Simon Wiesenthal săn lùng và cuối cùng bị bắt ở Ba Tây (Brazil) năm 1967. Ra tòa, Stangl khai rằng: "Trong thời gian chúng tôi ở trại tập trung (của quân đội đồng minh), chúng tôi đã biết là phải đi tới Rome...Những tín đồ Gia Tô phải liên lạc với Giám mục Hudal, người sẽ cho chúng tôi một thẻ căn cước của cơ quan Hồng Thập Tự quốc tế và rồi một giấy nhập cảnh. ... Sau nhiều tuần, Hudal gọi tôi tới và cho tôi một sổ thông hành mới - một sổ thông hành của cơ quan Hồng Thập Tự...ông kiếm cho tôi một giấy nhập cảnh vào Syria và một công việc trong một hãng dệt ở Damascus.." (During the time we were in the internment camps we knew that we should go to Rome... Catholics should go to Bishop Hudal who would give us an International Red Cross Identity card and then a visa.) ...After several weeks, Hudal called me in and gave me my new passport - a Red Cross Passport...he got me an entrance visa to Syria and a job in a textike mill in Damascus..) Wiesenthal tin rằng Eichmann được Hudal làm cho một căn cước giả, dẫn đi chui tới Genoa, ở trong một tu viện của Tổng Giám mục Siri, và rối trốn sang Nam Mỹ. Nhưng rồi Eichmann cũng bị tình báo Do Thái truy lùng và kiếm ra nơi ẩn náu. Hắn bị Do Thái bắt cóc ở Argentina, mang ra xử và bị hành quyết tại Jerusalem năm 1962. Điều làm cho Wiesenthal giận dữ là một cơ quan cứu trợ tù thiện Gia Tô, Caritas, "đã đài thọ mọi phí tổn để Eichmann đi chui tới Nam Mỹ." (What angers Wiesental is that a Catholic relief organization, Caritas, "paid all of the expenses for Eichmann" to reach South America.) Quý độc giả nào muốn biết thêm chi tiết về những cơ quan "từ thiện" của Gia Tô giáo xin đọc cuốn sách trên, một cuốn sách dày 372 trang mô tả chi tiết về những hoạt động của Vatican trong kế hoạch "từì thiện, bác ái" để "cứu" những phạm nhân chiến tranh Đức Quốc xã. Trong phần kết luận, hai tác giả Aarons và Loftus đã lên án Vatican phạm bốn tội đối với nhân loại, trg. 280-285: 1) Những tội ác chống hòa bình (Crimes Against Peace); 2) Ngăn Cản Sự Thực Thi Công Lý (Obstruction of Justice); 3) Thu nhận những đồ ăn cắp (Receiving Stolen Goods); và 4) Lạm dụng đặc quyền ngoại giao (Abuse of Diplomat privileges). Sau đây là một đoạn ngắn dưới đề mục 2): Ngăn Cản Sự Thực Thi Công Lý, trg. 282: "Những gì mà Giáo hoàng làm sau cuộc chiến còn tệ hơn là không làm gì cả. Thay vì đưa những người Do Thái vô gia cư sang Á Căn Đình, thì những đường giây chuột lại đưa lén Eichmann, Pavelic, Stangl và nhiều tội phạm khác sang đó. Thay vì tố cáo Giám mục Hudal thì Vatican lại thay thế ông bằng Linh mục Draganovic, một nhân vật ít bị người ta chú ý tới, nhưng lại hoạt động hữu hiệu hơn... Những gì mà Vatican làm sau Đệ Nhị Thế Chiến là một tội ác. Bằng chứng rõ rệt cho thấy: Tòa Thánh đã giúp những tội phạm chiến tranh trốn khỏi công lý quốc tế. Những đường giây chuột đã được cố ý tạo ra để giúp đỡ và tiếp tay cho những tội phạm chiến tranh Đức quốc xã đang bị truy lùng trốn thoát. Người ta đã biết từ lâu, trước năm 1945, là Hudal ủng hộ Đức Quốc xã, nhưng hắn vẫn ở tại vị thế có nhiều ảnh hưởng rất lâu sau khi bị công luận phanh phui. Người kế vị Hudal, Linh mục Draganovic, được nhiều cơ sở tôn giáo giúp đỡ, in những thẻ căn cước giả, dùng sổ thông hành của Hội Hồng Thập Tự với những lý do gian dối, và cung cấp phương tiện chuyên trở dưới những tên giả. Những việc trên không phải là những hoạt động từ thiện Ki Tô. Sự đưa lén những tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã đi trốn là sự lạm dụng vô luân những cơ quan từ thiện hợp pháp của Giáo hội." (What the Pope did after the war was worse than doing nothing. Instead of smuggling homeless Jews to Argentina, the Ratlines smuggled Eichmann, Pavelic, Stangl, among many others. Instead of denouncing Bishop Hudal, the Vatican replaced him with a less conspicuous, but far more efficient and effective operative in the form of Father Draganovic. What the Vatican did after World War II was a crime. The evidence is unequivocal: the Holy See aided the flight of fugitives from international justice. The Rat lines were intentionally created to aid and abet the escape of wanted Nazi war criminals. Hudal was known for his Nazi affinitieslong before 1945, yet retained his influential position long after he was publicly exposed. His successor, Father Draganovic, was assisted by several religious orders which printed false identity cards, procured Red Cross passports under false pretences, and provided transport under false names. These were not acts of Christian charity. The clandestine Nazi-smuggling immorally misused the Church's legitimate charitable organizations.) Tới đây, hẳn chúng ta đã thấy thực chất những công việc "từ thiện" cỡ quốc tế của Tòa Thánh Vatican. Điều hiển nhiên là ở trên trái đất này không phải chỉ có Gia Tô Giáo mới làm việc từ thiện. Bất cứ nơi nào có những cảnh khổ trong xã hội bất cứ vì lý do gì, thiên tai, lụt lội, đói kém, bệnh tật v..v.. lòng con người lại mở để góp phần làm vơi bớt những nỗi đau khổ của đồng loại. Trong hầu hết các xã hội khác, tôn giáo khác, việc từ thiện bao giờ cũng phát xuất từ những tấm lòng, thương người vị tha. Chỉ có Gia Tô giáo làm việc thiện cho những mục đích bất thiện: dùng bả vật chất để khuyên dụ người đi đạo, làm việc thiện để lấy tiếng, kiếm thêm tín đồ cho Chúa, hoặc với mục đích chính trị nhơ nhớp như vừa được trình bày ở trên. Ở đây tôi chỉ nói đến sách lược chung của Giáo hội chứ không nói đến cá nhân tín đồ Gia Tô trong đó chắc chắn có nhiều người có lòng bác ái thuần túy không thua gì những người trong các tôn giáo khác. Ai cũng biết Giáo hội Gia-Tô La Mã là một tổ chức giàu có nhất thế giới với đầy đủ các phương tiện truyền thông để tạo nên một hình ảnh theo ý Giáo hội về các công cuộc "từ thiện" mà giáo hội muốn cho quần chúng, và nhất là những tín đồ ở các nước kém mở mang, phải tin và tôn thờ. Nhưng ở thế giới văn minh Âu Mỹ này thì không gì có thể qua mắt được những chuyên gia đầy đủ khả năng về mọi vấn đề, những người có tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự thực và quyền tự do phát biểu ý kiến. Cho nên, thường thường trước sau gì rồi cái mặt trái của một chiếc mề đay cũng phải phơi bày. Cổ nhân đã dạy: muốn cho người khác không biết thì đừng có làm. Chân lý này không bao giờ thay đổi. 6.4. Chiêu Bài "Hòa Hợp Tôn Giáo" của Giáo Hội Gia Tô. Như chúng ta đã biết, sau Đệ Nhị Thế Chiến, với mặc cảm tội lỗi, và trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Gia Tô không còn chọn lựa nào khác, vì quyền lực thế tục đã mất, không còn khả năng bách hại những người ngoại đạo bằng những hành động bất nhân tàn ác, là phải đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo qua Công Đồng Vatican II. Thực ra, phong trào "hợp tác tôn giáo" đã do Giáo Hội Tin Lành đề xướng và phát triển từ lâu. Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn Tài Liệu Vatican II Với Những Ghi Chú, Bình Luận của Những Giới Chức Có Thẩm Quyền Gia Tô, Tin Lành và Chính Thống Giáo (The Documents of Vatican II: With Notes and Comments by Catholic, Protestant and Orthodox Authorities) , Walter M. Abbott làm Tổng Chủ Bút (General Editor): "Trong nhiều thập niên, mỗi năm vào tháng Giêng, Gia Tô La Mã để ra 8 ngày để cầu nguyện cho sự thống nhất giáo hội. Cho đến năm 1959, ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 18 đến 25 tháng Giêng, là hi vọng giáo dân Tin Lành sẽ "trở lại" giáo hội chân thật duy nhất (nghĩa là Gia Tô La Mã) và Chính Thống Giáo sẽ dẹp tiệm. Cũng trong những thập niên này, những tín đồ Tin Lành đã tham gia vào cái về sau đư/ợc gọi là "phong trào hợp tác tôn giáo". Sự phát triển thành hình Công Đồng Giáo Hội Toàn Cầu, sự gia tăng trong việc tập hợp các giáo hội Tin Lành địa phương trên hoàn cầu, sự kết hợp của các giáo hội, tất cả những hoạt động trên biểu thị một đư/ờng hư/ớng thống nhất. Giáo hội Gia Tô La Mã vẫn đứng ở ngoài xa. Ở Âu Châu có những trung tâm điều nghiên Gia Tô quan sát canh chừng những sự phát triển này, nhưng đại cương thì giáo hội chỉ canh chừng và cầu nguyện, chứ không tham gia cuộc đối thoại hay cầu nguyện của các giáo hội Tin Lành. Thế rồi Giáo Hoàng John XXIII lên ngôi và ngày 25 tháng 7 năm 1959 ngài loan báo ý định triệu tập một công đồng hợp tác tôn giáo." (Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for Church unity. Until 1959, the general idea behind those days of prayer, January 18-25, was the hope that the Protestants would "return" to the one true Church, and that the Orthodox schism would end. Throughout those same decades, Protestants became more and more involved in what had come to be called the "ecumenical movement." The development of the World Council of Churches, the growth of national and world-wide groupings of Protestant Churches, the merges of Churches - all these expressed the groping toward unity. The Roman Catholic Church remained aloof. There were Catholic centers of study in Europe that watched developments, but, in general, the Church watched and prayed without joining in the dialogue and prayer of the Protestant Churches. Then came Pope John XXIII and, on January 25, 1959, he announcement of his intention to call an Ecumenical Council.) Vậy, căn bản thì phong trào hợp tác tôn giáo là để thống nhất các giáo hội Thiên Chúa Giáo: Gia Tô, Tin Lành, và Chính Thống. Thật vậy, "bản dề nghị sắc lệnh hòa giải hòa hợp tôn giáo (conciliar Decree on Ecumenism) gồm có 5 chương. 3 chương đầu nói về nguyên tắc và cách thực hành hòa hợp tôn giáo và những giao hệ với các giáo hội Tinh lành và Chính Thống. Chương thứ tư nói về sự giao hệ với người Do Thái; chương thứ năm về tự do tôn giáo." (There were five chapters. The first three covered principles and practices of ecumenism and relations with Protestant and Orthodox Churches. The fourth chapter was on the relations with the Jews; the fifth was on religious freedom.) Ngày 21 tháng 11 năm 1964, sắc lệnh được chấp thuận với 2107 phiếu thuận và 11 phiếu chống. Giáo hội Gia Tô La Mã đã chính thức tham gia phong trào hợp tác tôn giáo Trong sắc lệnh này, chương thứ tư nói về Do Thái đã được Hồng Y Bea mở rộng để thêm vào đó một bản tuyên ngôn liên hệ đến các tôn giáo phi-Ki-Tô (non-Christian religions). Tuy nhiên, đọc toàn bộ văn kiện chúng ta không thấy một văn kiện nào nói về sự hợp tác tôn giáo với các tôn giáo phi-Ki-Tô mà chỉ có một "Bản Tuyên Ngôn về Mối Giao Hệ của Giáo Hội với các Tôn Giáo phi-Ki-Tô" (Declaration on the Relationship of the Church to non-Christian Religions). Và ngay trong bản tuyên ngôn này, tòa Thánh vẫn khẳng định là Thượng đế đã tạo dựng giống người và con người chỉ có thể có một đời sống tôn giáo đầy đủ nhất trong Chúa Ki-Tô v..v.. (For all people comprise a single community, and have a single origin, since God made the whole race of men dwell over the entire face of the earth... Indeed, she (the church) proclaims and must ever proclaims Christ, "the way, the truth, and the life", in whom men find the fullness of religious life, and in whom God has reconciled all things to Himself.) Một khi đã chấp chặt quan niệm chân lý chỉ có một thì mọi đối thoại để đi đến sư hòa giải và hợp tác tôn giáo trở nên vô ích, và bản chất của cái gọi là "hợp tác tôn giáo" chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Đầu môi chót lưỡi đã mở nhưng tâm thức vẫn còn khép kín trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của Ý Thức Hệ La Mã" (The thick darkness of Romanism). Muốn hiểu rõ hơn, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu thêm một chút về lý do tại sao tòa Thánh Vatican lại đột nhiên đưa ra chiêu bài "hợp tác tôn giáo" Lý do chính là, nhân loại càng ngày càng văn minh tiến bộ, nhất là ở các phương trời Âu Mỹ, cho nên con người không còn chấp nhận sự hẹp hòi của Gia Tô Giáo nữa, như Linh Mục dòng Tên Malachi Martin đã nhận định trong cuốn "The Keys of This Blood": "The sophisticated West can take Catholicism's narrowness no longer. The Pope realizes that.", và trước sự phát triển của Tin Lành và nhất là Hồi Giáo nên tòa Thánh bắt buộc phải dùng lá bài "hòa hợp tôn giáo" để chỉnh trang lại cái bộ mặt của mình trong cái cộng đồng thế giới đa nguyên này. Thực chất của những sách lược này ra sao, chúng ta phải nhìn kỹ vào những gi Giáo hội đã làm chứ không nên chỉ nghe những gì Giáo hội nói. Trước hết là vài nhận xét. Bản tuyên ngôn của Giáo hội về vấn đề hòa hợp tôn giáo thực tế chỉ có trên giấy tờ, vì cho tới ngày nay, hơn 30 năm sau, Giáo hội vẫn không có hành động hòa hợp tôn giáo nào cụ thể. Thực chất sách lược hòa hợp tôn giáo của Giáo hội Gia Tô La Mã ra sao? Vài tài liệu sau đây hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề. Avro Manhattan viết trong cuốn "The Vatican's Holocaust", xuất bản năm 1986, như sau: "Giáo hội Gia Tô đột nhiên tham gia hợp tác tôn giáo là một sách lược cổ điển để làm cho người ta quên đi cái bản chất bất khoan dung vẫn tồn tại trong giáo hội. Chúng ta phải nhớ rằng nếu các tòa án xử dị giáo đã được bãi bỏ từ giữa thế kỷ trước thì cái Văn Phòng Thánh, nguồn cảm hứng và công cụ của các tòa hình án mới chỉ được "dẹp bỏ" mới vài năm naỵ Thực ra, Văn phòng này còn đang hoạt động dưới một cái tên hoa mỹ ở giữa những bức tường kín đáo trong Vatican. (Cơ quan truyền bá đức tin (Congregation for the Propagation of Faith). TCN) Một trong những nhiệm vụ chính của văn phòng này là làm sao cho cái lò sát sinh ở Croatia và cái chế độ gia tô độc tài ở Việt Nam được quên đi, và trở thành một mẩu ghi chú của lịch sử xa xôi. Sách lược này đã thành công một phần...Không như những trại tập trung kinh khủng của Hitler và Stalin, các trại tập trung ở Croatia và cảnh Phật tử tự thiêu ở Việt Nam, một hình thức phản đối sự can thiệp khủng bố tôn giáo của Vatican, đã trở thành những cấm kỵ trong diễn đàn truyền thông thế giới. (Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao ở ngoại quốc có cả một chiến dịch phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm cũng như xuyên tạc và bôi nhọ các cuộc tự thiêu chống Diệm của Phật Giáo) Những đoan quyết căn bản của Gia Tô chưa bao giờ thay đổi tí nào. Cho đến nay cũng như tự bao giờ, sự chấp chặt của Giáo hội Gia Tô trên tính chất duy nhất của giáo hội vẫn còn chắc như đá hoa cương. Cũng chính vì những chấp chặt này mà đã xảy ra tòa án xử dị giáo, Croatia và chế độ độc tài Gia Tô ở Việt Nam. Nếu quá khứ là một dấu hiệu về những việc xảy ra trong tương lai thì, khi nắm được cơ hội và ở trong một bối cảnh chính trị thích nghi, những tòa án xử dị giáo mới, những Croatia mới và Việt Nam mới sẽ lại được tạo ra hoài hoài. Khi nào, ở đâu và như thế nào, chỉ có tương lai mới trả lời được." (The Catholic Church's sudden espousing of Ecumenism was a classic device to make people forget that her basic spirit of intolerance is still with her. It must be remembered that if the Inquisition was banned, against her will, only during the middle of the last century, the Holy Office, its inspirer and instrument was "abolished" only a few years ago. In fact, that it is operating, disguised under a specious name, in the silent walls of the Vatican of today. One of its main current tasks is to make sure that the Croatian Holocaust and the Catholic dictatorship of Vietnam are forgotten, and become a mere footnote of remote history. It has partially succeeded...Unlike Hitler's and Stalin's horrigic concentration camps, the Croatian ones and the Buddhist self-immolation in Vietnam, as a protest against the Vatican's religious terroristic interference, have already become taboos to the mass media of the World. ...The Basic Catholic claims have never changed one single iota. The Catholic Church's insistence about her own uniqueness has remained as granitically firm now, as it has always been. These are the same claims which produced the Inquisition, Croatia and the Catholic Dictatorship of Vietnam. If the past be an indication of the shape of things to come then, given the right opportunities and appropriate political climate, New Inquisition, New Croatias and New Vietnams will be created again and again. When, where and how, only the future will tell) Trong cuốn "Letters to an Ex-Priest", linh mục Emmet McLoughlin viết như sau: "Chủ nhân của sự chuyên chế tư tưởng con người" trong nhiều thế kỷ (nghĩa là, Giáo Hội Gia Tô) nay đã khoác cái áo huynh đệ hợp tác tôn giáo, được bảo vệ bởi cái khẩu hiệu "khoan dung" để quyến rũ những nhà cầm quyền cao cấp.." (The centuries-old mistress of "tyranny over the mind of man" (i.e., the Catholic Church) clothed now in the robe of Ecumenical Brotherhood, protected by the slogan of "tolerance", seduces the rulers in high places) Giáo sĩ (Rabbi) David Polish thì cho rằng: "Bản tuyên ngôn của Công Đồng Vatican có vẻ kênh kiệu và thiếu tinh thần hòa giải. Giáo sĩ cho đó là "một thông cáo đơn phương của một phe tin tưởng rằng có thể chỉnh trang bộ mặt theo ý mình về một sự sai lầm không được thú nhận"" (Rabbi David Polish finds the Vatican Council Declaration condescending and lacking the spirit of reconciliation. He refers to it as "a unilateral pronaoncement by one party which presumes to redress on its own terms a wrong which it does not admit.) Và, Giám Mục Emile de Smedt, phát ngôn viên của ủy ban soạn về đề mục tự do tôn giáo đã đưa ra nhận xét sau đây trước Công đồng linh mục ngày 19 tháng 11 năm 1963: "Nhiều người phi-Gia-Tô đã nuôi sự thù ghét đối với giáo hội, hay ít ra cũng nghi ngờ đó là một loại chủ thuyết Machiavelli (nghĩa là chỉ cần đạt được mục đích bất kể đạo đức. TCN), vì đối với họ chúng ta có vẻ như là khi ở thế thiểu số trong quốc gia nào thì chúng ta đòi hỏi phải được tự do tôn giáo nhưng cùng lúc lại từ chối hay tước bỏ cùng sự tự do tôn giáo đó của họ nếu chúng ta ở thế đa số. Tại sao lại nói đến đối thoại với các người Ki-Tô khác, với người Do Thái, với tất cả những người phi-Ki-Tô (non-Christians) khi thực ra về lý thuyết cũng như thực hành, giáo hội Gia Tô La Mã không tôn trọng cái tự do của những người phi-Gia-Tô. Bất cứ kế hoạch hòa hợp tôn giáo nào của giáo hội Gia Tô cũng sẽ hoàn toàn vô hiệu quả và hoàn toàn vô nghĩa trừ phi giáo hội tuyên bố rõ ràng và với thẩm quyền rằng giáo hội sẽ tôn trọng sự tự do của các tín ngưỡng khác, dù rằng giáo hội có quyền hành hay cơ hội có thể làm khác, và rằng giáo hội phải dựa trên căn bản tự do tôn giáo, lên án sự bất khoan dung, bách hại và kỳ thị ." (Many non-Catholics harbor an aversion against the Church, or at least suspect it of a kind of Machiacellianism, because we seem to them to demand free exercice of religion when Catholics are in a minority in any nation and at the same time refuse and deny the same religious freedom when Catholics are in the majority. Why speak about dialogue with other Christians, with Jews, with all non-Christians, if, in theory or in fact, the Roman Catholic Church does not respect the freedom of non-Catholic religions? Every ecumenical "move" of the Catholic Church will be completely fruitless and devoid of any real meaning unless the Church states clearly and authoritatively that it will respect the liberty of other believers, even if it has the power or the occasion to do otherwise, and that it condemns intolerance, persecution and discrimination on grounds of religious liberty.) Đó là thực chất của sự "hợp tác tôn giáo" mà Vatican phát động từ năm 1965. Bây giờ đến một vấn đề thực tế nhất là sau khi cho phổ biến bản tuyên ngôn về hòa hợp tôn giáo thì giáo hội đã đạt được những thành quả nào trong việc thực thi hòa giải hòa hợp tôn giáo? Chúng ta không mấy quan tâm đến những việc thuộc các tông phái Ki Tô Giáo nhưng có những sự kiện sau đây cần biết: Gia Tô La Mã, Chính Thống Giáo, và Hồi Giáo vẫn tiếp tục giết nhau ở Bosnia. Gia Tô và Tin Lành vẫn giết nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Đối với các tôn giáo phi-Ki-Tô thì, ở Thái Lan, lợi dụng tinh thần khoan dung tôn giáo của dân Thái, giáo hội Gia Tô ở Thái, tuy chỉ chiếm khoảng 1% dân số, đã có những hành động xâm nhập phá Phật Giáo và phổ biến những tài liệu có tính cách hạ thấp dân Thái và Phật Giáo. Theo tài liệu trong cuốn "Một Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo" của Viện Đại Học Mahakamut, Thái Lan ("A Plot to Undermine Buddhism", Mahakamut University, Thailand, 1987) thì ngày 10 tháng 5, 1984, Hiệp Hội Bảo Vệ Đạo Pháp Thái Lan đã gửi cho Giáo hoàng John Paul II một kháng thư nhân dịp ông tới Thái Lan. Sau khi phàn nàn về việc Giáo hội Gia Tô La Mã tại Thái Lan xâm nhập Phật Giáo với nhiều hành động sai trái, theo chỉ thị của Vatican, có bằng cớ dẫn chứng (The Roman Catholic Church in Thailand has intruded Buddhism with many injust actions as shown in the attached Protesting Memorandum), Hiệp Hội yêu cầu John Paul II ra lệnh cho các tín đồ Gia Tô hãy chấm dứt xuyên tạc và phá Phật Giáo (To stop the Catholics here in Thailand from distorting and subverting Buddhism). Ngoài ra, năm 1994, John Paul II đã viết cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" (Crossing the Threshold of Hope) trong đó Ngài đã xuyên tạc và hạ thấp một số tôn giáo phi Ki Tô, đặc biệt là Phật Giáo. Những sự kiện vừa nêu trên chứng tỏ bản chất của Gia Tô La Mã giáo không hề thay đổi, đúng như nhận định của Avro Manhattan. Điều này cũng làm cho các quốc gia nghèo khó, chậm tiến, phi Ki Tô luôn luôn phải đề phòng những âm mưu, hành động phi dân tộc và tất nhiên phản dân tộc của một số không nhỏ tín đồ Gia Tô nội trùng. Đó là khi ở thế yếu mà Gia Tô Giáo địa phương còn làm càn như vậy, nếu họ ở thế mạnh, nắm trong tay chính quyền, thì không biết họ còn lộng hành tới đâu. Những biện pháp bóp nghẹt tự do, tiêu diệt các tôn giáo khác của Palevich ở Croatia, của Franco ở Tây Ba Nha, và Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam là những sự kiện lịch sử tương đối mới mẻ, quốc gia nào mà không biết đến những sự kiện này và do đó không lưu tâm đề phòng thì những cảnh trên rất có thể lại tái diễn. Tại sao phải đề phòng? Vì những tín đồ Gia Tô ở các nước nghèo khổ, chậm tiến, vẫn còn tinh thần nô lệ Vatican cao độ và cuồng tín hơn những tín đồ Gia Tô ở bất cứ quốc gia văn minh tiến bộ nào trên thế giới. Cho nên, muốn giảm thiểu cái hiểm họa Gia Tô, cách tốt nhất là mở mang dân trí, cho người dân biết những sự thực về tôn giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng. Mở mang dân trí phải được coi như là một quốc sách, một sách lược mà các quốc gia tân tiến Âu Mỹ đã thi hành. Một khi dân trí đã mở mang như ở các nước văn minh tiến bộ thì sự cuồng tín của các tín đồ Gia Tô sẽ bớt đi và nguy cơ lộng hành của Gia Tô Giáo cũng bớt đi, và người dân nói chung không dễ bị lường gạt bởi những thông tin, hứa hẹn hão huyền, sai sự thực. Lịch sử cho thấy, Giáo hội rất sợ giáo dân biết tới những sự thực về Gia Tô Giáo. Điển hình là gần đây ở Việt Nam, Giáo hội đã cho tín đồ đi thu mua cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II", Giao Điểm xuất bản, để ngăn chặn sự phổ biến tác phẩm có giá trị này nơi quần chúng. Đây là chính sách ngu dân của Giáo hội đã được thi hành qua nhiều thế kỷí nhưng đã trở thành vô hiệu ở bên phương trời Âu, Mỹ kể từ đầu thế kỷ 20. Tại sao lại vô hiệu? Vì càng thu mua thì dân chúng càng tò mò muốn đọc, và các con buôn lợi dụng tình trạng này, lại càng in thêm ra nhiều nữa để kiếm lời. Rút cục, mục đích ngăn chặn không đạt được mà lại còn giúp cho sự phổ biến rộng rãi hơn. Vì vậy, ngày nay Giáo hội hoàn toàn làm ngơ trước những tác phẩm thuộc loại trên, vì càng lên tiếng thì càng có nhiều người biết, và điều này có ảnh hưởng đến các tín đồ không ít. Một mặt khác, việc thu mua và tiêu hủy những tác phẩm trong đó có những tài liệu vạch ra những sự sai trái của Giáo hoàng và Giáo hội đã có phản ứng ngược lại: đó là Giáo hội thú nhận và sợ những sự thực viết trong những tác phẩm kể trên, đồng thời chứng tỏ sự yếu kém và thiếu tự tin của Giáo hội về những giáo điều Giáo hội đưa ra, không còn có tính cách thuyết phục con người văn minh tiến bộ nữa. Cũng như không ai có thể lấy bàn tay che nổi mặt trời, Giáo hội Gia Tô không thể nào bưng bít sự thật bằng những hành động thu mua phản trí thức, phản tiến bộ. Với quyền lực về chính trị và tiền bạc như Giáo hội Gia Tô toàn cầu mà còn làm không nổi, thử hỏi Giáo hội Gia Tô nhỏ nhoi như ở Việt Nam làm sao có thể ngăn chặn được chiều hướng mở mang trí óc người dân, và ngăn chặn được đến bao giờ?

 CHƯƠNG VII

MARY VÀ NHỮNG VỤ “HIỆN THÂN”

 

Lời Nói Đầu

 

Người được gọi là Đức Mẹ Mary của Công Giáo, trong lịch sử Công Giáo, đã hiện thân ra rất nhiều nơi, tùy theo sự dàn dựng của Giáo hội Công Giáo Mẹ ở Vatican, thí dụ như ở Fatima, hay của các giáo hội Công Giáo địa phương, thí dụ như La Vang, Lộ Đức, Guadalupe v..v.., hoặc tùy theo sự tưởng tượng của con người, thí dụ như hình vết nước rỉ trên bức tường dưới gầm cầu ở Chicago, vết loang lổ trên một vựa chứa thóc, trên một chiếc bánh “Pancake” mà một thực khách đang ăn trong một tiệm ăn, và hàng trăm nơi khác trên thế giới. Có một câu hỏi là, Mary hiện ra để làm gì, có ích gì cho nhân loại, và đã thực hiện được những gì cụ thể những điều mà người ta cho là bà ta nói, và không nói, ở những nơi hiện ra? Câu hỏi như trên thường không được mấy người, kể cả giáo hội Công Giáo bàn đến. Giáo hội chỉ quan tâm đến sự kiện là, mỗi lần hiện ra ở những nơi như vậy lại có nhiều tín đồ đổ xô đến chiêm bái, cầu nguyện, mà không bao giờ quan tâm đến chuyện Mary hiện ra để làm gì? Người ngoại đạo và cũng không thiếu gì những người có đầu óc trong đạo thường cảm thấy sửng sốt và ngỡ ngàng khó hiểu trước những hoạt cảnh như vậy trong thời đại nguyên tử ngày nay.

Phân tích những vụ hiện ra, các học giả ngày nay đã cho rằng các trường hợp hiện ra của Mary không nằm ngoài chuyện làm công cụ cho giáo hội Công Giáo trong những mục đích chính trị hoặc nuôi dưỡng, đẩy mạnh thêm sự mê tín, sùng tín của các tín đồ, và lẽ dĩ nhiên, không thể tách rời mục đích kinh tế. Để chứng minh điều trên, trong loạt bài này, tôi sẽ viết về hai nơi hiện ra của Mary nổi tiếng nhất trên hoàn cầu là Lộ-Đức [Lourdes] ở Pháp vào năm 1858, và Fatima ở Bồ Đào Nha vào năm 1917, do Giáo hội dựng lên. Nhưng vì là người Việt Nam nên tôi không thể bỏ qua một nơi khác, không nổi tiếng như hai địa danh trên, nhưng người Công giáo Việt Nam đã coi như là một linh địa, linh địa La Vang ở gần Quảng Trị, một linh địa rất ít được thế giới biết đến và không có mấy ai đến hành hương ngoại trừ những tín đồ Công Giáo bản địa, và chỉ bắt đầu từ thời Phán Quan Tây Ban Nha Ngô Đình Diệm, ông Tổng Thống có tham vọng Công Giáo hóa miền Nam, đưa cả khối dân 93% Việt Nam không Công Giáo vào vòng mê tín dị đoan, nô lệ Vatican. Ngày nay, La Vang dược dùng làm nơi biểu dương lực lượng Công Giáo, một thách đố chính trị nấp sau chiêu bài tôn giáo đối với chính quyền, và rất có thể dùng làm bàn đạp để tiến tới những thách đố chính trị khác. Để có thể nhận rõ giá trị của các vụ hiện ra của bà Mary, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải biết rõ vài sự thật về nhân vật Mary là ai. Cho nên, trong phần sau đây, tôi sẽ viết về bà Mary trước.

 

Sự Thật Về Mary Là Ai?

Trước hết, phần nghiên cứu về Mary này không có mục đích phá đổ sự sùng tín Mary của các tín đồ Ki Tô Giáo, mà chỉ có mục đích giáo dục, mở mang kiến thức, qua sự tìm hiểu về nhân vật Mary trong Ki Tô Giáo thực sự là như thế nào, qua chính Kinh Thánh của Ki Tô Giáo và các tác phẩm nghiên cứu của chính những người trong Ki-Tô Giáo, từ các bậc lãnh đạo tôn giáo cho đến các nhà thần học, học giả, giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo trong các truyền thống Ki Tô Giáo. Vì như Friedrich Nietzche đã viết: “Những gì mà quần chúng được dạy để mà tin không cần đến lý lẽ, vậy thì ai là người có thể bác bỏ niềm tin đó bằng những lý lẽ.” (What the populace learned to believe without reasons, who could refute it then by neans of reasons?) Hơn nữa, tôi hiểu rõ rằng, theo H. L. Mencken thì “Đức Tin là một kiểu tin phi lô-gíc vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực” (Faith is an illogical belief in the occurence of the improbable), và theo tự điển thì “Đức tin là sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực” (Faith is the firm belief in something for which there is no proof). Đức tin trong Ki Tô Giáo là như vậy, do đó sự sùng tín Mary dựa trên những sự kiện lịch sử hay trên những huyền thoại, truyền thuyết, không phải là vấn đề đối với những người tin. Cái mà họ chọn để mà tin, hay đã được cấy vào đầu từ nhỏ để mà tin, thì không cần thiết phải dựa trên những bằng chứng lịch sử, bằng chứng khoa học. Không có một công thức nào, một lý luận trí thức nào, hay một bằng chứng khoa học nào có thể mang ra để xác định hay thử nghiệm một đức tin. Cũng vì vậy mà Giáo Hoàng John Paul II đã viết trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” : “Chúng ta chỉ có thể hoặc tin, hoặc không tin.” Và con chiên của ông ta, Giáo sư Đỗ Mạnh Tri, trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng cũng khẳng định: “Tin là một cách sống chết, không liên quan gì đến cái biết, cái hiểu.”

Nhưng do sự tiến hóa của nhân loại, con người không thể tự cho phép sống mãi trong bóng tối của sự vô minh. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các vấn đề rành rọt, nhìn sự việc như chúng đúng là như vậy, là nỗ lực của giới trí thức Tây Phương trong mấy trăm năm nay. Cũng vì vậy, trong vòng mấy trăm năm nay, các trí thức Tây phương đã thoát ra khỏi gọng kìm của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng. Họ đã gỡ bỏ được những ngón tay bóp chặt yết hầu họ, đã vứt bỏ được cái vòng kim cô đã xiết chặt đầu óc họ, và cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo mà trước đây đã được áp đặt trên đầu óc của tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo trên khắp thế giới, với sự độc quyền diễn giải Kinh Thánh và thêm thắt ngoài Kinh Thánh của các giáo hội Ki Tô Giáo, do đó họ chỉ có quyền nghe chứ không có quyền đặt nghi vấn, nay đã được mang ra nghiên cứu, mổ sẻ, phân tích chi tiết hơn bất cứ cuốn sách nào khác.

Theo đường hướng mở mang kiến thức này, vì Mary là mẹ của Giê-su trong Tân Ước, cho nên nguồn tài liệu đầu tiên mà chúng ta phải tìm đến chính là cuốn Tân Ước. Nhưng trong cuốn Tân Uớc, Mary được nhắc đến rất ít, và không có chỗ nào nói bà là “Mẹ Thiên Chúa” (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception) [Xin đứng nhầm là thụ thai Giê-su], “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Đồng Công Cứu chuộc” (Coredemptrix) v..v... Tất cả những danh hiệu này là do Giáo Hội Công Giáo cưỡng đặt ra về sau và bắt các tín đồ phải tin, không tin thì không được lên thiên đường, lẽ dĩ nhiên phải qua ngả Vatican, vì Vatican nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường. Trong Thánh Đường Phê-rô ở Vatican có bức tượng Phê-rô tay cầm chiếc chìa khóa mở của thiên đường, và các giáo hoàng đều là những người thừa kế Phê-rô.

Trong Tân Ước, ngoài huyền thoại về sự sinh ra của Giê-su, bà Mary chỉ xuất hiện có vài lần: cùng với chồng là Joseph đi kiếm ông con Giê-su 12 tuổi tưởng là bị lạc nhưng thực ra là trốn cha mẹ ở lại trong một giáo đường (Luke 2: 41-49); trong một bữa tiệc cưới có Giê-su dự và tại đây Giê-su đã trổ tài làm phép lạ biến nước thành rượu (John 2: 1-5); cùng với các con khác [4 con trai và ít nhất là 2 con gái] đến thăm Giê-su khi Giê-su đang giảng đạo nhưng Giê-su không tiếp và còn lên tiếng hỏi: “Ai là mẹ ta? Ai là các em ta”” (Matthew 12: 48); có mặt khi Giê-su bị đóng đinh chết trên thập giá (John 19:25-26); và cầu nguyện cùng những người theo Giê-su sau khi Giê-su thăng thiên (Acts 1:14). Và tất cả chỉ có vậy. Vì tất cả chỉ có vậy trong Tân ước, nên tất cả những gì Giáo hội Công Giáo nói về Mary và bắt các tín đồ Công Giáo phải tin chỉ là những sản phẩm thần học của Công Giáo để đưa tin đồ vào những niềm tin không cần biết không cần hiểu. Nền thần học về Mary (Mariology) của Công Giáo chỉ có mục đích dựng Mary lên thành một hình tượng để cho tín đồ sùng bái (Mariolatry) và từ đó khai thác sự mê tín của tín đồ để thu về những nguồn lợi vật chất khổng lồ về thương mại và kinh tế.

Tất cả những danh hiệu mà Giáo hội Công Giáo đưa ra về Mary qua nền thần học Công Giáo đều dẫn xuất từ huyền thoại Giêsu sinh ra từ “Mary đồng trinh” và rồi sau đó nâng Giê-su từ một người thường thành đấng Ki-Tô cứu chuộc, cho nên, trước hết chúng ta hãy đọc trong Tân Ước về huyền thoại Giê-su sinh ra đời. Trong Tân Ước chỉ có hai Phúc Âm Matthew và Luke là nói về chuyện này, hai Phúc Âm này viết sau khi Giê-su chết từ 50 tới 70 năm. Ngày nay, người ta đã kiếm được một số tài liệu nói về Giê-su còn sót lại, không bị thiêu hủy bởi Công Giáo, vì trong những tài liệu này có những chứng tích không phù hợp với nền thần học của Công giáo. Thí dụ như tài liệu mang tên Sepher Toldoth Jeshu, viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu, mà cuối thế kỷ 19 mới được dịch ra tiếng Anh là The Jewish Life of Jesus, có nghĩa là Cuộc Đời Do Thái Của Giê-su.

Muốn tìm hiểu về Mary, chúng ta không thể tách rời Mary ra khỏi vai trò của Giê-su trong Ki Tô Giáo, và không đâu rõ bằng chuyện Mary sinh ra Giê-su. Phúc Âm Matthew (Mã-Thi-Ơ) kể như sau, Matthew 1: 18-24, xin đặc biệt chú ý những đoạn chữ đậm:

Sự sinh ra của Giê-su Ki Tô như sau: Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.

Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.

Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.

Việc xảy ra đúng như lời Thiên Chúa [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri:

“Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.

Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.

Chúng ta hãy phân tích đoạn trên trong Tân Ước. Phân tích Kinh Thánh với đầu óc tỉnh táo, không mê mẩn, và với một chút lô-gíc, là một nghệ thuật. Thật vậy, chỉ bằng vào một đoạn ngắn như trên, chúng ta có thể khám phá ra nhiều điều kỳ thú để mà thưởng thức, nếu chúng ta có khả năng đọc giữa những giòng chữ để có thể thưởng thức những chuyện cấm đọc, cấm hiểu trong Công Giáo.

Thứ nhất, chuyện Joseph tốt bụng, không muốn làm lớn trước công chúng chuyện bụng Maria càng ngày càng to, và định kín đáo từ hôn không thể thực hiện được trong thời đó, theo luật của Do Thái. Randel Helms viết trong cuốn Những Chuyện Giả tưởng Trong Phúc Âm (Gospel Fictions), trang 48: “Có lẽ Matthew không biết là theo luật Do Thái, điều này (kín đáo từ hôn) không thể nào thực hiện được; việc từ hôn phải hợp pháp và công khai” (Matthew was perhaps unaware that this (the marriage contract set aside quietly) was not possible under Jewish law; the process had to be legal and public.) Câu Joseph là người tốt bụng, không muốn nàng bị nhục trước công chúng ... cũng chứng tỏ là Joseph biết rõ là cái thai trong bụng Mary không phải là của mình.

Nghiên cứu cổ sử Do Thái, các học giả đã khám phá ra rằng, ngay từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái đã cho rằng khuôn mặt thần thánh của Giê-su thật ra chỉ là một đứa con hoang. Họ dựa vào chính Tân Ước vì Tân Ước viết rằng Joseph là chồng của Mary nhưng lại không phải là cha của Giê-su. Và ngay trong thời đại này, có nhiều học giả nghiên cứu Tân Ước cũng nghĩ như vậy.

Thí dụ, Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus, xuất bản năm 1987, còn cho rằng “rất có thể Mary bị hiếp, và Matthew đã dựng lên một khung thần học tinh vi để biến đổi thực tế ô nhục trên thành một huyền thoại mà ông ta có thể xây dựng một truyền thống trên đó.” (Jane Schaberg, in her 1987 book The Illegitimacy of Jesus, argues that Mary was most likely raped, and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition).

Trong tuần báo Time, tờ báo có uy tín và phát hành vào bậc nhất trên thế giới, số ngày 6 tháng 12, 1999, có bài viết của Reynolds Price, một học giả chuyên gia về Thánh Kinh (biblical scholar), về Giê-su ở Nazareth: Xưa và Nay (Jesus of Nazareth: Then and Now). Tác giả viện dẫn Phúc Âm James và viết như sau:

Chuyện người ta cho rằng Giê-su là đứa con hoang có lẽ uẩn hàm trong câu hỏi của dân làng trong Mark 6, “Đây có phải là con bà Mary không?” Bị gọi là con của người mẹ, thay vì con của người cha, thường hàm ý đó là đứa con hoang, hay ít nhất là một dấu chỉ không biết cha là ai, bất kể người cha này là thần thánh hay là người thường. Nhiều người chống đối thuyết đồng trinh thời đó cũng cho rằng Mary có mang Giê-su với một người lính La Mã tên là Panthera. Chuyện sinh ra đời của Giê-su thật là mù mờ bởi những nghi vấn về người cha là ai.

(Reynolds Price, Time, Dec. 6, 1999: The suggestion that Jesus' childhood may have been dogged by the accusation of bastardy is perhaps implicit in his townspeople's question in Mark 6, "Isn't this Mary's son?" To be called one's mother son, as opposed to one's father's, was often an implication of bastardy, or at least a sign that one's paternity was unknown, whether divine or not. Early opponents likewise suggested that Mary had conceived Jesus with a Roman soldier, Panthera. His childhood may well be clouded by questions about his paternity.)

Và Giám Mục Spong, trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Giê-su Sinh Ra Đời (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, 1992) đã đưa ra nhận xét, trang 41:

Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những trái mìn chưa kiếm ra và chưa nổ .

(John Shelby Spong, Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, p. 41: He was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemmed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition.)

Như vậy, xưa cũng như nay, ngoài các tín đồ Công Giáo, không có mấy ai tin Thánh Linh là tác giả cái thai trong bụng Mary. Tôi xin nhắc lại là phần phân tích khảo cứu này có mục đích giáo dục, mở mang kiến thức, chứ không phải là để phỉ báng bà Mary, đối tượng sùng tín của các tín đồ Ki-Tô Giáo. Và những kết quả nghiên cứu phân tích đều là của các tác giả Tây phương trong các xã hội Ki Tô Giáo và trong chính Ki Tô Giáo chứ không phải là của tôi.

Một vấn đề được đặt ra là, tại sao lại có nhiều học giả ngày nay cũng nghĩ như những tác giả Do Thái khi xưa, cho rằng Giê-su chỉ là một đứa con hoang? Vấn đề thực sự không lấy gì là khó hiểu. Nếu chúng ta đọc kỹ đoạn trên trong Tân ước của Matthew (Mat.1: 18-24) thì chúng ta có thể thấy rằng dư luận Giê-su là đứa con hoang từ xưa cho tới ngày nay không phải là không có cơ sở.

Thật vậy, tại sao Matthew, một người tuy không phải là tông đồ của Giê-su nhưng rất tin Giê-su là một Messiah của Do Thái, lại viết ra chuyện “Joseph tốt bụng, không muốn làm lớn trước công chúng chuyện bụng Maria càng ngày càng to, và định kín đáo từ hôn..” Vì ông ta không thể bịt đi dư luận Mary “không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian sự thường” đã đồn đãi rộng rãi trong thời đó, và rồi ông ta giải thích bằng cách cho một thiên thần đến báo mộng cho Joseph biết là chính Thánh Linh đã làm cho bụng của Mary to, một chuyện mà ngày nay nếu người nào còn tin thì gõ vào đầu họ sẽ nghe thấy một tiếng vang. Nhưng Matthew không phải là người có trình độ nên đã để lộ ra nhiều sơ hở rất mâu thuẫn và vô lý trong đoạn trên. Chứng minh?

Matthew viết: “Sau khi mẹ Giê-su là Mary đính hôn với Joseph, trước khi họ giao hợp cùng nhau, người ta thấy bà có mang với Thánh Linh.” (King James Version, Mat.1: 18: After His mother Mary was betrothed to Joseph, before they came together, she was found with child of the Holy Spirit). Người ta ở đây là ai? Tất nhiên phải là những người ở quanh vùng Mary sống. Nhưng làm sao “người ta” lại có thể biết là Mary có mang với Thánh Linh, ngay cả trước khi thiên sứ báo mộng cho Joseph? Rồi câu tiếp theo: “Chồng nàng, Joseph, là người tốt bụng, và không muốn nàng bị nhục trước công chúng, định kín đáo từ hôn.” (Joseph her husband, being a just man, and not wanting to make her a public example, was mind to put her away secretly). Câu này cho thấy hiển nhiên là Joseph không biết là Mary có mang với Thánh Linh như “người ta”, cũng không biết là Mary có mang với ai, và tin rằng Mary đã lăng nhăng với người nào khác, nhưng không muốn làm to chuyện để tránh cái nhục cho cả mình lẫn Mary. Rồi đến câu tiếp theo: “Nhưng khi ông còn đang suy nghĩ về quyết định này, bỗng nhiên, một thiên sứ hiện ra trong một giấc mộng, nói rằng, “Joseph, con dòng David, đừng có sợ, cứ lấy Mary làm vợ, vì cái thai nàng mang trong bụng là của Thánh Linh. Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi.”

Chúng ta thấy đây rõ ràng là một khung thần học do Matthew dựng lên, đúng như nhận xét của Jane Schaberg trong cuốn The Illegitimacy of Jesus ở trên. Vì chuyện thiên sứ hiện ra trong giấc mộng của Joseph thì chỉ có mình Joseph biết, và trong Tân ước không hề có chỗ nào viết là Joseph kể chuyện này cho ai. Matthew viết phúc âm Matthew khoảng 60 năm sau khi Giê-su chết, có nghĩa là khoảng 90 năm sau khi Giê-su sinh ra đời. Lúc này, cả Joseph lẫn Mary có thể đã chết cả rồi. Matthew không thể là một nhân chứng trong giấc mộng của Joseph. Mặt khác, Matthew không phải là một tông đồ của Giê-su. Kết luận? Đây chỉ là một chuyện Matthew “bày đặt” ra với mục đích thần thánh hóa người mình sùng tín: Giê-su, theo niềm tin riêng của mình. Và câu của thiên sứ: Rồi nàng sẽ sinh ra một đứa con trai, ngươi hãy đặt tên cho nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó khỏi tội lỗi cho thấy mục đích của Thánh linh làm cho Mary mang thai để sinh ra Giê-su là Giê-su chỉ có nhiệm vụ cứu dân của nó, nghĩa là dân Do Thái mà thôi. Khi Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang ở trong vòng nô lệ của La Mã. Chúng ta thấy ngay, từ cứu dân [Do Thái] của nó trở thành đấng cứu thế cho cả nhân loại chẳng qua chỉ là mánh mưu thần học của Công Giáo để phát triển, kéo con người vào vòng mê tín, chứ không phải là theo đúng Tân Ước, những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa. Còn nữa, Công Giáo dựa vào câu trong Tân ước, Matthew 28: 19, cho là lời của Giê-su dạy để đi truyền đạo bằng bạo lực, cưỡng bách, và những thủ đoạn bất minh, trên khắp thế giới: “Hãy đi đến mọi quốc gia để làm cho họ thành tín đồ của ta, làm lễ rửa tội họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần... “ Nhưng câu này là câu mà Giê-su nói sau khi...đã chết. Thử hỏi ngày nay có còn ai tin được chuyện thân xác Giê-su sống lại? Các nhà thần học ngày nay cũng phải giải thích khác đi sự sống lại (resurrection) của Giê-su và coi đó chỉ là sự sống lại về tâm linh (spiritual resurrection). Câu trên cũng được Tin Lành tận dụng để đi truyền đạo trên khắp thế giới, vì đối với Tin Lành, họ tin rằng Kinh Thánh không thể sai lầm, do đó tuyệt đối tin theo từng câu từng chữ.

Chuyện Thánh Linh có thể làm cho Mary mang thai là chuyện của 20 thế kỷ trước, trong thời đại mà con người có thể tin vào bất cứ điều gì, dù hoang đường và vô lý đến đâu. Trong thời đó, người ta cho rằng sinh con đẻ cái là do hạt giống trong tinh khí của đàn ông, đàn bà chỉ là một miền đất để gieo hạt. Giáo sư thần học Công giáo Uta Rake-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công Giáo trong giáo hội, trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things), đã cho rằng chuyện Thánh Linh làm cho Mary mang thai trở thành vô nghĩa từ khi khoa học khám phá ra buồng trứng của phụ nữ.

Để hỗ trợ cho sự bịa đặt của mình, Matthew đã viện dẫn một câu trong Cựu Ước để chứng minh là sự sinh ra của Giê-su từ một nữ trinh phù hợp với một lời tiên tri trong Cựu ước. Ông viết tiếp: “Việc xảy ra đúng như lời God [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri: “Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.”

Nhưng chính cái chuyện Matthew định chứng minh sự sinh ra của Giê-su đúng với lời tiên tri trong Cựu Ước này lại chứng tỏ Matthew không được thông minh cho lắm, vì ông ta chỉ để hở ra cái đầu còn dấu đi cái đuôi. Ông ta lấy một câu trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14, để chứng minh rằng Giê-su sinh ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông ta biết rằng dân thường thời đó chẳng bao giờ đọc Cựu Ước, cũng như ngày nay, các linh mục lấy những đoạn trong Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), để giảng cho tín đồ vì biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh. Thật vậy, câu trong Isaiah 7:14, “Cho nên, chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” (Therefore the Lord Himself will give you a sign: Behold, the virgin shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.) chẳng phải là lời tiên tri chuyện Giê-su sinh ra đời mà là Isaiah nói ra trong một trường hợp khác hẳn. Đây là trường hợp vua Ahaz của xứ Judah (Nam Do Thái) đang bị hai kẻ thù, SyriaIsrael (Bắc Do Thái) tấn công. Nhà “tiên tri” Isaiah của xứ Judah thời đó trấn an nhà vua bằng một lời “tiên tri”, rằng hai kẻ thù kia sẽ bị đánh bại. Khi nào? Lời “tiên tri” của Isaiah đã nói lên rõ ràng, Isaiah 7: 14-16, nhưng Matthew đã chỉ viện dẫn Isaiah 7:14 và dấu đi hai câu sau, Isaiah 7: 15,16::

Isaiah 7: 14: Cho nên, chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một một người đàn bà trẻ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.

7:15: Đứa trẻ đó sẽ ăn bơ và mật cho đến khi biết bỏ điều ác chọn điều thiện.

7:16: Nhưng trước khi đứa trẻ ấy biết bỏ điều ác, chọn điều thiện, thì đất nước của hai vua mà ngài đang sợ hãi sẽ bị hoang vu.

Chúng ta thấy ngay chủ đích của Matthew trong việc trích dẫn chọn lọc trên từ Cựu Ước với mục đích truyền bá niềm tin riêng của mình. Truyền thống này kéo dài trong giáo hội Công Giáo cho tới ngày nay với những câu thêm thắt, ngụy tạo trong Tân Ước, cùng những lời diễn giảng cắt xén chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề. Thủ đoạn này cũng thấy xuất hiện đầy trong bản Tông Huấn cho các Giáo hội Á Châu của Giáo hoàng John Paul II. Mặt khác, Isaiah thường được coi như là một nhà đại tiên tri trong Cựu Ước. Nhưng thực ra, Isaiah chỉ “tiên tri” láo, vì lời “tiên tri” trong Isaiah 7: 14-16 ở trên hoàn toàn sai với sự thực nếu chúng ta đọc II Sử Ký 28 (2 Chronicles 28) kể chuyện Ahaz xứ Judah bị hai nước đánh bại thê thảm như sau:

Ahaz được 20 tuổi khi lên ngôi, trị vì 16 năm tại Jerusalem.. God phó mặc Ahaz trong tay của vua Syria. Quân đội Syria đánh bại Ahaz, bắt vô số tù binh giải về Damascus. God cũng phó mặc Ahaz trong tay của vua Israel. Quân đội Israel đánh bại Ahaz qua một cuộc tàn sát lớn. Vì Pekah, con của Remaliah, đã giết một trăm hai mươi ngàn (120000) người Judah trong một ngày, tuy họ đều là dũng sĩ.. Và quân đội Israel cũng bắt đi hai trăm ngàn (200000) tù binh gồm đàn bà, con trai, con gái, và cướp đi hầu hết của cải và mang về Samaria.

Còn nữa, trong văn bản gốc Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái, Isaiah nói trong Isaiah 7: 14 là “Này, một người đàn bà trẻ đang mang thai..” (a young woman is with child) chứ không phải là một trinh nữ sẽ mang thai. Isaiah dùng chữ “almah”, có nghĩa là “người đàn bà trẻ” (young woman), có chồng hoặc chưa có chồng. Còn trinh nữ, tiếng Do Thái là “betulah”. Nếu Asaiah muốn nói đến một trinh nữ thì phải dùng chữ “betulah”. Trong thời điểm mà người Do Thái càng ngày càng đông ở Hi Lạp, các dịch giả đã dịch chữ “almah” thành “parthenos” trong tiếng Hi Lạp. Parthenos có nhiều nghĩa, và một trong những nghĩa này là trinh nữ. Giáo hội đã dựa vào văn bản tiếng Hi Lạp, nhặt câu trên từ Cựu Ước ra và diễn giảng lệch lạc rằng đó là lời tiên tri về sự sinh ra của Giê-su tuy sự thực câu trên chẳng liên quan gì đến sự sinh ra của Giê-su, như tôi vừa chứng minh ở trên.

Cuối cùng, câu cuối của Matthew nói lên một sự kiện rõ ràng nhất: “Joseph tỉnh giậy, theo lệnh của thiên sứ, cưới Mary làm vợ, nhưng không giao hợp cùng vợ cho đến khi Mary sinh đứa con đầu lòng, đặt tên là Giê su.” Câu này hàm ý Giê-su chỉ là đứa con đầu lòng của Mary, con của ai không rõ, vì nếu thực sự Giê-su là đứa con duy nhất của Thánh Linh thì không thể gọi là con đầu lòng, và Mary còn nhiều đứa con khác nữa. Vì Joseph chỉ không giao hợp với Mary cho đến khi Mary sinh ra Giê-su. Sau đó thì Joseph tha hồ làm bổn phận người chồng. Do đó, một đoạn khác trong Thánh Kinh mới kể rằng Giê-su có 4 người em trai và ít nhất là 2 em gái (Mark 6: 3: “Đây có phải là anh thợ mộc (Giê-su), con bà Mary, anh của James, Joses, Judas, và Simon? Các em gái của hắn chẳng phải đang có mặt tại đây sao?” (Is this not the carpenter, the son of Mary, and brother of James, Joses, Judas, and Simon? And are not his sisters here with us?). Vậy mà màng trinh của Mary vẫn còn nguyên vẹn (perpetual virginity) cho tới bây giờ, đầu thế kỷ 21, và chắc chắn sẽ còn nguyên vẹn vĩnh viễn trên sách vở Công Giáo. Giáo hội tìm cách giải thích quanh co: đó là những em họ của Giê-su, hoặc là những con riêng của Joseph, để thuyết phục đám tín đồ thấp kém, nhưng thật ra chỉ làm trò cười trong giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Học thuật Công Giáo (Catholic scholarship) quả thật là tuyệt vời trong việc làm tê liệt đầu óc tín đồ. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong một “tác phẩm” của Tổng Giám Mục Nguyễn văn Thuận, trước khi ông ta được phong chức Hồng Y.

Áp dụng thủ đoạn diễn giải Thánh Kinh lắt léo điển hình trong giáo hội, trong cuốn Chứng Nhân Hy Vọng: Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Cho Đức Thánh Cha Và Giáo Triều Roma của TGM Nguyễn Văn Thuận, Công Đoàn Đức Mẹ xuất bản năm 2000, tác giả mở đầu cuốn sách bằng Bài Suy Niệm Dẫn Nhập: Gia Phả Đức Giêsu Kitô Đứng Trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa, trang 25-34. Tác giả Nguyễn Văn Thuận chỉ nhắc đến gia phả Giê-su trong Matthew mà thôi và đặc biệt là, để biện minh cho những sự kiện được viết trong Thánh Kinh là trong gia phả của Giê-su có nhiều người đàn bà vô đạo đức, phi luân, tác giả đã đưa ra một luận điệu thần học có tính cách ngụy biện để biện minh cho những sự kiện không mấy tốt đẹp này. Tác giả viết, trang 28:

Danh sách những người [đàn bà] tội lỗi mà Mathêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại, gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm Thiên Chúa

Những người tội lỗi đó là ai? Toàn là những phụ nữ mà ông Thuận gọi là “bất hợp lệ” như Tamar, chồng chết, ngủ với em chồng, em chồng chết, “làm gái ăn sương” ngồi bên đường chờ bố chồng rồi ngủ với bố chồng sinh con; Bathsheba, vợ của Uriah, gian dâm với David mà Giê-su thuộc giòng giõi v..v.. Theo Tổng Giám Mục Thuận thì tất cả những chuyện phi luân như trên đều là sự mầu nhiệm của Thiên Chúa cả. Mang cái bình phong “mầu nhiệm Thiên Chúa” ra để che đậy những điều có thể gây thắc mắc trong đầu óc tín đồ, TGM Thuận đã thể hiện sự bất lương trí thức của mình, đặc sản của những cấp lãnh đạo Công Giáo Việt Nam do Vatican đào tạo và phong chức. Phải chăng vì không đếm xỉa gì đến sự lương thiện trí thức, dùng lý luận thần học ngụy biện để lừa dối đám tín đồ thấp kém qua những điều giải thích hoang đường, phi lý trí v..v.. mà Tổng Giám Mục đã được thăng lên chức Hồng Y trước khi chết ít lâu?

Thật vậy, đoạn văn trong Matthew ở trên chẳng có gì là gương mù như ông Thuận đã nghĩ, và cũng chẳng có gì là “mầu nhiệm Thiên Chúa”. Vì ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã hiểu tại sao Matthew lại nêu tên những người phụ nữ tội lỗi trong gia phả của Giê-su. Sau đây là vài trích dẫn từ cuốn Sự Thực Phúc Âm của Russell Shorto:

Từ đầu thế kỷ 2, nhiều tác giả Do Thái, khi quan sát sự phát triển nhanh chóng của Ki Tô Giáo, đã ghi nhận rằng khuôn mặt thần thánh trong trọng điểm của Ki Tô Giáo (nghĩa là Giê-su. TCN) thực ra chỉ là một đứa con hoang. ..Về phương diện kỹ thuật, ngay cả khi đọc Phúc Âm theo truyền thống, điều trên đúng là sự thực, vì Joseph, chồng của Mary, không phải là cha thực của Giê-su. Đọc thật kỹ Matthew chúng ta có thể thấy điều trên rõ ràng...và Matthew đã đưa ra một kiến trúc thần học tinh vi để biến đổi một sự thật xấu xa thành một huyền thoại..

Một vấn đề trong gia phả của Giê-su đã làm bận tâm những nhà thần học không ít trong nhiều thế kỷ là tên của các phụ nữ trong gia phả của Giê-su. Tại sao chúng ta đọc thấy rằng: “Abraham là cha của Isaac, Isaac là cha của Jacob” v..v.. mà không thấy tên một phụ nữ nào xen vào, nhưng rồi chúng ta thấy “Judah là cha của Perez và Zerah, sinh ra bởi Tamar”, và “Salmon là cha của Boaz, sinh ra bởi Rahab,” và Boaz là cha của Obed, sinh ra bởi Ruth”, và David là cha của Solomon, sinh ra bởi “vợ của Uriah”?

Một nhóm học giả đã tìm hiểu trong 20 năm qua để tìm ra giải đáp cho điều thắc mắc này và họ đã khám phá ra rằng tất cả những phụ nữ được nêu tên trong gia phả của Giê-su đều là những người mang tai tiếng về vấn đề tình dục. Nói cách khác, Matthew đã cố ý làm nhẹ bớt vấn nạn Giê-su là đứa con hoang bằng cách vạch ra rằng trong nhiều đời tiền nhân của Giê-su, đây là điều cần thiết để tiếp nối dòng dõi các vua Do Thái qua những nhân vật khác thường.. Là đứa con hoang, điều này có thể là một biểu hiện của sự danh giá (badge of honor).

(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, N.Y., 1997, pp. 36-41: From the early second century, Jewish writers observing the rapidly spreading Christian religion noted with a sneer that the supposed divinely inspired figure at its center was in fact a bastard. Swirling around the gospel stories, according to some scholars, are whispered cries of “illegitimate”... Technically, even by the traditional reading, this charge is true, for according to the accepted interpretation, Joseph, Mary’s betrothed, is not the actual father of the child. But a careful reading of Matthew’s account may suggest a more mundane kind of illegitimacy..and that Matthew constructed an elaborate theological architecture to try to transform that nasty reality into a myth he could build a tradition on... One thing about the genealogy that has bothered theologians for centuries is the mention of several women among the men who, in the ancient view, carry the bloodline. Why we are told that “Abraham was the father of Isaac, and Isaac the father of Jacob”, and so on, with no mention of the women involved, but then learn that Judah was the father of Perez and Zerah “by Tamar”, and Salmon the father of Boaz b”by Rahab”, and Boaz the father of Obed “by Ruth”, and that David was the father of Solomon “by the wife od Uriah”..? A solution to the puzzle has been worked up over the two past decades by a group of scholars who realized that all of the women mentioned are associated with scandalous sexual behavior. In other word, Matthew is softening the blow of Jesus’ questionable legitimacy by indicating that in several previous instances it was necessary for the royal bloodline of Israel to be passed on via less-than-ordinary means. Bastardy, it may even be suggested, was a badge of honor...)

Trên đây là vài điều chúng ta biết về Mary như được viết trong Tân Ước, qua sự phân tích của một số học giả chuyên gia về Ki Tô Giáo. Còn các tín đồ Ki-tô Giáo muốn tin Mary như thế nào, đó không phải là chuyện đáng bàn cãi. Chúng ta biết rằng, qua thời gian, Mary đã được Giáo hội Công Giáo, qua rất nhiều thủ đoạn, từ những sắc lệnh của Giáo Hoàng cho đến những văn kiện ngụy tạo v..v.., dựng lên từ một người đàn bà Do Thái bình thường thành một biểu tượng sùng bái vô tiền khoáng hậu cho các tín đồ vốn lười suy nghĩ hay không có đầu óc thuộc loại có thể suy nghĩ. Sự sùng bái Mary được đẩy mạnh qua rất nhiều thủ đoạn mánh mưu của Giáo hội Công Giáo với sự góp sức của giới chăn chiên để bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và giới chăn chiên, và nhất là để vơ vét của cải. Một trong những thủ đoạn này là dựng lên những chuyện hiện thân của Mary, không phải là sự hiện thân của một người đàn bà Do Thái bình thường, sinh ra đứa con hoang Giê-su như chúng ta thấy trong phần phân tích ở trên, mà là dưới các danh hiệu do Giáo hội đặt ra như Mẹ Thiên Chúa (Mother of God), là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace), “Thiên Nữ Vương” (Queen of Heaven), “Thụ Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” (Immaculate Conception), “Còn trinh vĩnh viễn” (Perpetual Virginity), “Đồng Công Cứu chuộc” (Coredemptrix) v..v... Điều này thật là dễ hiểu. Vì Giáo hội Công Giáo đã nâng Giê-su lên từ một đứa con hoang, tầm thường, xấu tính lên làm Chúa thì tất nhiên Mẹ của Chúa cũng phải có một vai vế đặc biệt để hấp dẫn tín đồ. Thật vậy, Russell Shorto viết trong cuốn Sự Thật Phúc Âm, trang 14, như sau:

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

Và Giám Mục John Shelby Spong,, cũng viết trong cuốn Hãy Cứu Cuốn Kinh Thánh Ra khỏi Phái Ki-Tô Bảo Thủ (Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21) như sau:

Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.

Một người như Giê-su như trên, một anh thợ mộc con bà Mary [không phải là con của chồng là Joseph], mà được nâng lên làm Chúa của Ki-Tô Giáo thì một người như Mary, Mẹ của Giê-su, mà chúng ta vừa biết qua vài điều như trên được gán cho những danh hiệu thần thánh và hoang đường như trên đâu có phải là chuyện lạ. Đến đây, chúng ta hãy sang phần phân tích những vụ hiện thân của Mary.

Chúng ta đã biết, Giáo Hoàng John Paul II và đa số tín đồ Gia Tô rất sùng tín đức Mẹ Maria. Đó là quyền tự do tín ngưỡng cá nhân. Nhưng lợi dụng lòng sùng tín này cho những mục đích chính trị và kinh tế thì Giáo hội đã đi vào con đường thế tục, không phải con đường tâm linh tôn giáo. Chúng ta hãy tìm hiểu về thực chất những màn ảo thuật như đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, ở Lourdes, Pháp, và nhiều nơi khác trên thế giới. Trong cuốn sách này tôi chỉ bàn đến hai địa danh nổi tiếng nhất là Fatima và Lourdes, nơi đây tín đồ Gia Tô tin rằng đức Mẹ Maria đã hiện thân và phó thác những "thông điệp siêu nhiên" (supernatural messages) cho một vài trẻ em thất học. Còn chuyện Đức Mẹ hiện thân ở La Vang, gần Quảng Trị, chỉ là những lời truyền khẩu vô căn cứ, không hợp lý và chứa nhiều mâu thuẫn, cho nên tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề.

7.1. Huyền Thoại Fatima.

Chúng ta có thể đọc huyền thoại Fatima trong nhiều cuốn sách đã xuất bản. Sau đây là một đoạn trong cuốn Vietnam: Why Did We Go của Avro Manhattan, trg. 26-27:

" Năm 1917, cũng là năm của cuộc cách mạng Nga sô, Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, trước 3 em nhỏ chăn cừu mù chữ, (lên 10, 9, và 7 tuổi. TCN).

Đức Mẹ hiện ra kèm theo một hiện tượng lạ lùng: Mặt trời quay tít ba lượt, rồi nhảy ra khỏi quỹ đạo, tiến gần đến trái đất theo một đường gẫy khúc, ngưng lại, rồi trở về vị trí cũ.

Hiện tượng này được nhiều người đứng gần các em nhỏ trông thấy và kéo dài trong 12 phút. Thông điệp của Đức Mẹ trao cho mấy em nhỏ là: "Giáo hoàng phải hiến dâng thế giới cho trái tim vô nhiễm của mẹ," và rồi "phải hiến dâng Nga Sô cho Mẹ." Mẹ tiên đoán, "Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo," và Đức Thánh Cha sẽ "hiến dâng Nga sô cho Mẹ." Mẹ cảnh cáo, nếu những điều Mẹ rao truyền không thực hiện được thì "những sai lầm của Nga Sô sẽ lan ra khắp hoàn cầu, gây nên chiến tranh và bách hại giáo dân, và nhiều quốc gia sẽ bị tàn phá." Cuối cùng Mẹ an ủi rằng "Giáo hội Gia Tô sẽ thắng, sau đó Giáo hoàng sẽ hiến dâng Nga Sô cho Mẹ, Nga Sô sẽ cải đạo, và thế giới sẽ được hưởng một thời kỳ hòa bình."

Những lời trên đây là những thông điệp chân thực của Maria đồng trinh, như một em nhỏ kể lại và được giáo hội Gia Tô hoàn toàn chấp nhận như là điều mặc khải xác thực của "Mẹ Chúa"."

(Our Lady of Fatima had first appeared to three illiterate children in Fatima, a desolate locality in Portugal, during the fateful year of 1917, which was also the year of the Russian Revolution.

Her apparition had been accompanied by a somewhat strange miracle: "The sun turned speedily on itself three times..At the end of these convulsive revolutions it seemed to jump out of its orbit and come forward towards the people on a zig-zag course, stopped, and returned again to its normal position. This was seen by a large crowd near the children and lasted twelve minutes.

The Virgin's messages had been to induce the pope to bring about "the consecration of the World to her Immaculate Heart," to be followed by "the consecration of Russia". "Russia will be converted," she foretold. "The Holy Father will consecrate Russia to me." But, she warned, should this not be accomplisshed, "her (Russia's) errors will spread throughout the world, causing wars, and persecutions...different nations will be destroyed..." In the end however, the Virgin promised by way of consolation, that the Catholic Church would triumph, after which "the Holy Father will consecrate Russia to me. Thereupon she (Russia) shall be converted and a period of peace will be granted to the world."

These quotations are from the authenticated messages of the Virgin Mary herself, as related to one of the children and fully accepted by the Catholic Church as a genuine revelation by the "Mother of God".)

Nghiên cứu về hiện tượng Fatima ở trên, các học giả đã kiếm ra nhiều điều vô lý, không hợp với ngay cả một sự hiểu biết thông thường.

Thứ nhất, Đức Mẹ là mẹ của Chúa, mà Chúa thì "toàn năng", "sáng tạo" ra vũ trụ bao la và muôn loài, vậy thì tại sao Đức Mẹ lại cần đến một ông Giáo hoàng rất thế tục để dâng hiến thế giới vô cùng nhỏ nhoi của con người cho Mẹ? Mẹ có lẩm cẩm không?

Thứ nhì, Mẹ tự khoe là mình có trái tim vô nhiễm, như vậy là Mẹ đã cùng với những tín đồ vô học chỉ nhắc lại một tín lý của Giáo Hoàng Pius IX mới đưa ra năm 1854 và bắt mọi tín đồ phải tin. Vậy trước năm 1854, nghĩa là trước khi Giáo Hoàng Pius IX đưa ra tín lý "vô nhiễm" thì Mẹ có vô nhiễm không?

Thứ ba, những từ như "Giáo hoàng" hay "Đức Thánh Cha" là những từ Giáo hội đặt ra về sau để thần thánh hóa vai trò của Giáo chủ Gia Tô, chứ thời của Mẹ cách đây 2000 năm không làm gì có những từ này. Bảo rằng Mẹ có quyền phép vô biên, cái gì cũng biết, thì lại đưa đến một mâu thuẫn. Nếu đã quyền phép vô biên thì tại sao phải nhờ đến một ông Giáo hoàng chống Cộng cho Mẹ? Mẹ chỉ cần phù phép một cái là cả nước Nga bỏ Chính Thống Giáo đi theo Gia Tô Giáo, hay là giáng họa cho dân Nga chết hết là hết Cộng. Sau khi Mẹ đã khẳng định là "Đức Thánh Cha" sẽ dâng hiến Nga sô cho Mẹ và Nga sô sẽ cải đạo theo Gia Tô Giáo, Mẹ lại phải cảnh cáo: "Nếu không thực hiện những thông điệp của Mẹ thì....". Tại sao lại có vụ dọa dẫm này? Mẹ không tin ở quyền phép của Mẹ, hay là không tin ở khả năng của Giáo hoàng, cho nên Mẹ phải dọa như vậy để giáo dân sợ mà hồ hởi chống Cộng? Nói tóm lại, nội dung những "thông điệp siêu nhiên" của Mẹ chẳng qua chỉ là những lời bịa đặt của những người trong hàng Giáo phẩm không được thông minh cho lắm vì nghe rất rẻ tiền, vô lý và mâu thuẫn, nhưng lại có tác dụng khích động đám tín đồ đầu óc chắc chắn là kém thông minh hơn các vị trong hàng Giáo phẩm nhiều.

Thứ tư, thông điệp của Đức Mẹ rao truyền cho mấy em nhỏ thất học là một thông điệp, như đã nói ở trên, sặc mùi...chống Cộng. Trí tuệ của mấy em nhỏ mù chữ lên 10, 9, và 7 tuổi đã phát triển chưa, và các em đã hiểu gì về Cộng Sản? Trí nhớ của các em như thế nào? Phải chăng các thông điệp của Đức Mẹ thật ra là của Giáo hội đưa ra? Tại sao Đức Mẹ lại phải chống Cộng vì Cộng cũng là do con Mẹ sinh ra? Bảo rằng Mẹ chống vì CS tàn ác thì tại sao trước những hành động tàn bạo của Giáo hội Gia Tô đối với nhân loại như tiêu diệt các nền văn hóa khác, gây ra những cuộc Thánh Chiến, các tòa hình án xử dị giáo, làm chết hại bao nhiêu triệu người v...v.., Mẹ không hiện ra mà chống? Hay là Mẹ về phe Giáo hội đã vinh danh Mẹ qua những hành động tàn ác kể trên?

Thứ năm, những lời tiên đoán của Mẹ sai bét. Hai cuộc Thế Chiến không do Nga Sô gây ra mà do các con Mẹ ở Tây phương gây ra tàn sát lẫn nhau. Và ngày nay, tuy chế độ Cộng sản ở Nga đã sụp đổ, Nga sô cũng không cải đạo theo Gia Tô Giáo. Trái lại, cơ quan lập Pháp của Nga sô còn đưa ra nghị viện điều luật "đặt Gia Tô La Mã Giáo" ra ngoài vòng pháp luật (nhưng lại công nhận Phật Giáo là một trong những tôn giáo chính thức ở Nga) khiến cho John Paul II hoảng sợ, phải cầu cứu với Tổng Thống Nga là Yetsin để hoãn thông qua đạo luật này.

Thứ sáu, hiện tượng lạ lùng về mặt trời kể trên hoàn toàn phản khoa học. Mặt trời không thể nào nhảy ra ngoài quỹ đạo như vậy mà không làm nhiễu loạn cả Thái Dương Hê, và không ai có thể nhìn thẳng vào mặt trời trong 12 phút mà không bị hư hẳn đôi mắt, trường họp này đã xảy ra ở vài nơi trên thế giới khi tín đồ tin vào lời tiên đoán "Đức Mẹ hiện ra" tương tự như ở Fatima và nhìn thẳng lên mặt trời, của vài tên lái buôn tôn giáo, chưa kể là hơn hai tỷ người trên thế giới khi đó không hề nhìn thấy hiện tượng mà Giáo hội cho rằng đã xẩy ra. Chỉ có những người không biết gì về khoa học, nhất là về môn Cơ học các thiên thể (Celestial mechanics) mới dám bịa ra cái hiện tượng không thể nào xẩy ra này.

Nhưng những điểm vô lý kể trên cũng chẳng làm cho Giáo hội bận tâm, Giáo hội chỉ cần tín đồ tin là được rồi, như Monsignor Sheen đã tuyên bố năm 1947, sau một diễn văn chống Cộng (Blanshard, Ibid., trg. 228):

"Chúng tôi không quan tâm đến việc chứng minh tính cách xác thực của những hiện tượng xẩy ra ở Fatima, vì những ai tin ở cảnh giới tâm linh và Mẹ của Chúa thì không cần đến chứng minh, còn những ai bác bỏ Thánh Linh thì đằng nào cũng không chấp nhận rồi."

(We are not concerned about proving the authenticity of these phenomena at Fatima, for those who believe in the realm of the spirit and the Mother of God need no proof, and those who reject the Spirit would not accept it anyway.)

Tại sao con người lại có thể tin vào những chuyện vừa hoang đường, vừa phi lý, vừa phản khoa học một cách ấu trĩ như vậy? Chúng ta nên nhớ rằng, ở Việt Nam, sau hiệp định Geneva, 1954, thì khoảng 6, 7 trăm ngàn giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm v..v.., đã cho chúng ta thấy cảnh: "giám mục, linh mục chạy trước, con chiên chạy sau." Chạy đi đâu? Chạy vào Nam theo Đức Mẹ và Chúa Giê su, vì theo kế hoạch tuyên truyền của Lansdale, tin Đức Mẹ và Chúa Giê su đã di cư vào Nam trước rồi, được tung ra một cách rất ngoạn mục và thành công. Vậy thì đầu óc của những tín đồ Gia Tô, nhất là những tín đồ Gia Tô ở Việt Nam, thuộc loại có thể tin vào bất cứ điều nào mà Giáo hội nói, bất kể những điều này phi lý đến đâu. Giáo hội biết rõ như vậy cho nên mới có thể khai thác triệt để những đầu óc thuộc loại này. Về sự việc này, Linh mục Trần Tam Tĩnh có viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm, về cuộc di cư vào Nam của người Gia Tô miền Bắc như sau, trg. 103-104:

"Trước tiên, họ sử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường, qua việc thành lập Đạo Binh Đức mẹ, Đạo Binh Xanh, Hiệp Hội Chiến Sĩ Đức Mẹ. Tất nhiên Đức Mẹ được giao cho chức năng chính trị để giải thoát những kẻ tôn sùng Người. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Làng, Thanh Hóa, để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam, bởi vì Mẹ cũng bỏ miền Bắc Việt Nam. "Việc hiện ra" hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, một vài nhà "đạo đức" coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng (trước khi hiện ra ở La Vang rồi Ba Làng, Đức Mẹ người Do Thái đã đi học một cua tiếng Việt VSL (Vietnamese as a Second Language) ở trường thuộc địa Pháp tại Hà Nội; TCN), phải từ bỏ đất Cộng Sản bất cứ với giá nào, mà tìm lánh sang vùng đất tự do. Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới, hoặc những điềm gở tiên báo tai ương sắp đổ tới..

"Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin", "Chúa Ki Tô đã đi vào Nam", "Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt", những khẩu hiệu phi lý dó làm cho người Ki Tô hữu phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Ki Tô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một niềm tin đạo nói được là thới Trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là "Bí Mật của Đức Mẹ Fatima" đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí."

Nhảm nhí như thế nào? Nghiên cứu về sách lược của Giáo hội Gia Tô và những sự kiện xảy ra sau hiện tượng Fatima, các học giả đã tìm ra nhiều điều thậm phi lý, phản khoa học, không thể giải thích nổi, và hiện tượng Fatima đã được Giáo hội đưa ra, ngoài mục đích tôn giáo còn có những mục đích chính trị và kinh tế, . Thật vậy, trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, Avro Manhattan viết như sau, trg. 28...:

"Sự sùng bái ở Fatima, đặt nặng trên lời hứa của Maria đồng trinh là Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo, đã được Vatican thổi phồng đến tột đỉnh. Năm 1938, Giáo hoàng phái một sứ giả tới Fatima để loan báo cho gần một triệu tín đồ đang hành hương nơi đó là Maria đồng trinh đã phó thác cho ba đứa trẻ ở Fatima ba bí mật lớn. Và rồi, tháng 6 năm đó, đứa trẻ duy nhất còn sống, được ông linh mục nghe xưng tội cố vấn, linh mục này luôn luôn tiếp xúc với hệ thống quyền lực Gia Tô và do đó với Vatican, nên tiết lộ nội dung của hai trong ba điều bí mật trên.

Điều bí mật thứ nhất là cảnh tượng của hỏa ngục (cái mà thế giới hiện đại đã biết rõ)

Điều bí mật thứ hai đi thẳng vào trọng điểm: nhắc lại là Nga Sô sẽ cải đạo theo Gia Tô La Mã Giáo.

Điều bí mật thứ ba để trong một bao thư niêm kín và đặt dưới quyền xử dụng của hàng Giáo phẩm Gia Tô, không được tiết lộ cho tới năm 1960.

Sự lập lại điều bí mật mặc khải thứ hai về sự cải đạo của Nga Sô có một ý nghĩa chấn động tôn giáo và chính trị. Giáo hội đã chọn một thời điểm rất đúng lúc để tiết lộ bí mật này. Những lực lượng độc tài Phát xít cũng đang chủ trương tiêu diệt Nga Sô.

Năm sau, 1939, Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Năm 1940, Pháp bại trận. Toàn thể Âu Châu rơi vào quyền thống trị của Phát xít. Năm 1941, Hitler xâm lăng Nga Sô. Sau cùng, lời hứa của Maria đồng trinh hầu như sắp sửa thành tựu. Tại Vatican, mọi người đều hồ hởi, Pacelli đã trỏ thành Giáo hoàng Pius XII (1939)..

Pius XII khuyến khích tín đồ Gia Tô tình nguyện đi chiến đấu ở mặt trận Nga Sô. Tín đồ Gia Tô - hầu hết là những người sùng tín Maria đồng trinh - từ Ý, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Bỉ, Hòa Lan, Châu Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha, đầu quân vào những đoàn quân của Đức Quốc xã. Tây Ban Nha tham gia một sư đoàn có tên là Sư Đoàn Gia Tô Xanh Lơ .

Tháng 10, 1941, trong khi những đoàn quân Đức quốc xã tiến gần tới Moscow (thủ đô Nga Sô), Pius XII, trong một huấn thị ở Bồ Đào Nha, thúc đẩy tín đồ Gia Tô hãy cầu nguyện dể cho lời hứa của Maria ở Fatima mau thực hiện.

Năm sau, 1942, sau khi Hitler tuyên bố rằng Cộng Sản Nga Sô đã "dứt khoát" bị đánh bại, Pius XII, trong một thông điệp hồ hởi, theo huấn thị thứ nhất của Maria đồng trinh, "dâng hiến cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm của Maria"

...Đế quốc Phát xít tan biến với sự sụp đổ của Hitler. Năm 1945 Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Trước sự kinh ngạc và đau buồn của Pius XII, Nga Sô đã trở thành cường quốc thứ nhì trên trái đất."

(The cult of Fatima, with emphasis on the Virgin's promise to Russia's conversion, had been given immense prominence by the Vatican. In 1938, a papal nuncio was sent to Fatima, and almost half a million pilgrims were told that the Virgin had confided three great secrets to the children. Thereupon, in June of that year, the only surviving cvhild - advised by her confessor, always in touch with the hierarchy and hence with the Vatican - revealed the contents of two of the three great secrets.

The first was the vision of Hell (something well known to the modern world).

The second was more to the point: a reiteration that

Soviet Russia would be converted to the Catholic Church. The third was sealed in an evelope and put in custody of the ecclesiastical authority not to be revealed until 1960.

The dramatic reiteration of the revelation of the second secret about Soviet Russia immediately assumed a tremendous religious and political significance. The timing of the "disclosure" could not have been better chosen. The fascist dictatorship were talking the same language: the annihilation of Soviet Russia.

The following year, 1939, the Second World War broke out. In 1940, France was defeated. The whole Europe had become fascist. In 1941, Hitler invaded Russia. The Virgin's prophecy at long last was about to be fulfilled. At the Vatican there was rejoicing, since by now Pacelli had become pope under the name of Pius XII (1939).

Pius XII encouraged Catholics to volunteer for the Russian front. Catholics - most of them devotees of the Virgin of Fatima - joined the nazi armies, from Italy, France, Ireland, Belgium, Holland, Latin America, the US and Portugal. Spain sent a Catholic Blue Division.

In October 1941, while the nazi armies rolled near Moscow, Pius XII, addressing Portugal, urged Catholics to pray for a speedy realization of the Lady od Fatima's promise.

The following year, 1942, after Hitler had declared that communist Russia had been "definitely" defeated, Pius XII, in a Jubilee Message, fulfilled the first of the Virgin's injunction and "consecrated the whole world to her Immaculate Heart."

...The fascist empire vanished with the collapse of Hitler. In 1945, World War II ended. And Soviet Russia, to the chagrined surprise of Pope Pius XII, emerged the second greatest power on earth.)

Đó là thực chất hiện tượng Fatima, một "phép lạ" mà đại đa số tín đồ Gia Tô ít học trên toàn thế giới rất tin. Họ không hề để tâm suy nghĩ là lời hứa của Maria đồng trinh (thực ra là của Giáo hội) giao phó cho những em bé thất học, rút cục chỉ là những điều mơ ước không thành của Giáo hội. Nhưng đa số tín đồ Gia Tô hoàn toàn không biết gì về những mưu đồ chính trị đằng sau hiện tượng Fatima, cho nên họ vẫn tin rằng Đức Mẹ đã thực sự hiện ra ở Fatima, và tâm cảnh sùng tín Đức Mẹ ngày càng gia tăng. Khai thác sự "ngu dốt trong những ốc đảo khép kín đó của giáo dân", Giáo hoàng Pius XII bèn đi thêm một bước ngoạn mục khác.

Năm 1950, Giáo hoàng Pius XII tiết lộ rằng chính đức Mẹ đã đích thân đến thăm viếng ông tại Vatican. Năm sau, 1951, Ông tổ chức một cuộc hành hương vĩ đại tại Fatima gồm hơn 1 triệu tín đồ. Rồi ông phái một vị Hồng y thân cận nhất, Tedeschini, đến Fatima với nhiệm vụ loan báo cùng các tín đồ đi hành hương ở Fatima là đức Mẹ đã đến thăm ông. Avro Manhattan mô tả sự việc trên như sau (Ibid., trg. 39):

"Thế rồi một ngày trong tháng 10, 1951, Hồng Y Tedeschili, đứng trước đám đông tín đồ, với một giọng nói đầy xúc cảm, long trọng tiết lộ với những tín đồ đi hành hương Fatima rằng: "Một người khác đã chứng kiến cùng một phép lạ" (nghĩa là phép lạ khi Maria đồng trinh hiện thân trước ba đứa trẻ năm 1917, mặt trời đi theo đường gẫy khúc ở trên trời). Hồng Y nói tiếp: "Ông ta (Giáo hoàng Pius XII) đã nhìn thấy hiện tượng đó, không phải ở Fatima. Thật vậy, ông ta đã nhìn thấy hiện tượng đó nhiều năm sau, ở La Mã. Giáo hoàng, chính Pius XII, đã nhìn thấy thế." Rồi Hồng Y kể thêm vài chi tiết liên hệ đến phép lạ trên: "Một buổi chiều ngày 30 tháng 10, 1950, hồi 4 giờ, Đức Thánh Cha từ khu vườn trong Vatican nhìn lên mặt trời (chỉ có người không biết gì về mặt trời mới nhìn thẳng lên mặt trời; TCN) và thấy hiện tượng kỳ lạ ở thung lũng Fatima tái diễn. Hiện tượng kỳ lạ nào? Sau đây là nguyên văn lời của vị Hồng Y, người được Giáo hoàng Pius XII đặc phái tới Fatima để tiết lộ cho thế giới biết như sau:

"Giáo Hoàng Pius XII đã đích thân nhìn thấy đời sống của mặt trời (Tác giả xin nhắc độc giả rằng: Mặt trời là một khối cầu lửa vĩ đại, đường kính vào khoảng 1 triệu 3 trăm 85 ngàn cây số (866.000 miles)) trong tay của Maria. Mặt trời dao động, rối loạn và biến đổi thành một hình ảnh sống trong một chuyển động ngoạn mục trên trời.. trao truyền cho vị đại diện của Chúa những thông điệp thầm lặng nhưng hùng hồn.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra một lần, mà trong ba ngày liên tiếp, ngày 30, 31 tháng 10, và 1 tháng 11, 1950."

(And so it came to pass that one October day, Cardinal Tedeschili faced the massive crowd, and in a voice filled with emotion, solemnly disclosed to the astonished pilgrims that "another person has seen this same miracle..." (namely the miracle of the Virgin Mary appearing to the three children in 1917, when the sun zig-zagged in the sky). "He saw it outside Fatima," the Cardinal went on to say. "Yes, he saw it years later. He saw it at Rome. The pope, the same our pontiff, Pius XII...yet he saw it." The cardinal then gave a few relevant details concerning when and how the miracle occurred. "On the afternoon of October 30th, 1950, at 4 p.m.," said the cardinal, (that is three months after Catholic Mathews delivered this preventive atomic war speech), "the Holy father turned his gaze from the Vatican gardens to the sun, and there...was renewed for his eyes the prodigy of the Valley of Fatima." And what was the prodigy?

Here are the exact words of the cardinal, sent there specifically by Pope Pius XII himself to disclose the story to the world:

"Pope Pius XII was able to witness the life of the sun (author's reminder: a huge burning sphere 866,000 miles in diameter)..under the hand of Mary. The sun was agitated, all convulsed, transformed into a picture of life...in a spectacle of celestial movements...in transmission of mute but eloquent messages to the Vicar of Christ."

This did not occur once, but on three successive days: October 30 and 31 and November 1, 1950.)

Khi nghe tin trên, hầu như cả thế giới, trong đó có một số trí thức Gia Tô, mỉm cười lắc đầu, vì chuyện này cũng tương tự như chuyện trong Thánh Kinh: trăng sao là những ngọn đèn mà tối tối Chúa sai thiên thần mang ra treo trên vòm trời. Nhưng đám tín đồ "tin ở một vị Giáo hoàng, người tự nhận là không thể sai lầm, là nhất hạng, là tối cao", thì lại cảm thấy rất hồ hởi khi nghe tin trên, vì đó là dấu hiệu nhắc lại lời hứa của bà Maria khi xưa ở Fatima về Nga sô cải đạo thành Gia Tô La Mã,ỵ đã sắp sửa thành tựu. Tôi thì tôi cho rằng mấy ngày đó Đức Thánh Cha uống rượu lễ hơi nhiều, nếu thực sự ông nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ trên, trong khi mấy tỷ người trên thế giới không ai nhìn thấy. Thật ra, chuyện Giáo hoàng bày đặt ra chuyện hoang đường để dụ dỗ đám tín đồ đầu óc vốn mù mịt, và chuyện các tín đồ tin vào những chuyện phi lý như trên, là những chuyện thuộc về tín ngưỡng trong Gia Tô giáo. Đối với tôi, những tín đồ thuộc loại trên đáng thương chứ không đáng trách. Chúng ta không thể trách họ vì sự thiếu hiểu biết của họ. Đáng trách chăng là những thủ đoạn khai thác sự thiếu hiểu biết của quần chúng tín đồ mà Giáo hội dùng trong những mục đích chính trị nhơ bẩn, và trong những mục đích kinh tế để làm giầu cho Giáo hội trong khi quần chúng tín đồ vẫn nghèo khổ mà lại tiêu phí vào những việc không đâu, vì tin vào những lời tuyên truyền giả dối của Giáo hội. Thật vậy, chúng ta hãy đọc vài đoạn sau đây của học giả Paul Blanshard (Ibid., trg. 225-226):

Đức Ông John L. Belford, một trong những vị lãnh đạo Gia Tô nổi tiếng ở Brooklyn, phàn nàn về sự kiện là một vài đền thờ (ở những chỗ Giáo hội cho rằng Maria đã hiện ra) đã "gợi lòng tham, một trong những đặc tính điên rồ của con người" và lên án "tính cách thương mại xung quanh những đền thờ." Ông nói: "Thật là khó phân biệt giữa sùng đạo và mê tín, nhưng có những nơi trong quốc nội cũng như ở ngoại quốc mà sự sùng đạo được thực hành và quảng cáo như là một cách làm tiền... Những tín đồ Gia Tô lấy làm xấu hổ, và những người phi-GiaTô cảm thấy kinh tởm...Sự dùng những Thánh tích, lẽ dĩ nhiên, được giáo hội chấp thuận. Trong việc xử dụng những Thánh tích, chúng ta dạy về một đức tin hoàn toàn, nhưng chúng ta cũng ghê tởm, khinh miệt và lên án cách hành nghề kiểu một tay đưa ra Thánh tích, còn tay kia thì vơ tiền.."

Trong những năm gần đây, giáo hội đã đem mục dích chính trị thêm vào những sắc thái khác mà giáo hội quảng cáo về những đền thờ Maria. Trong hai đền thờ Maria lớn nhất trên thế giới ngày nay, đền thờ ở Lourdes trên nước Pháp và ở Fatima, Bồ Đào Nha, được dựng lên như là các nơi thiêng liêng vì Maria đồng tring đã viếng thăm trái đất tại các nơi này, đền thờ nổi tiếng hơn, Fatima, ngày nay được giáo hội xủ dụng chính yếu như là một biểu tượng xúc cảm trong cuộc chiến chống Cộng. Đền thờ nổi tiếng nhất ở Tây Bán Cầu, ở Guadalope, nay được dùng như là một vũ khí chống các trường học công cộng ở Mễ Tây Cơ (Giáo hội phản đối các trường công, muốn rằng nền giáo dục Mễ Tây Cơ phải do các trường Gia Tô chỉ đạo; TCN)

... Gần đây, những pho tượng "Đức Mẹ ở Fatima" đã được mang đi diễn hành ở Âu Châu và Mỹ châu, phô trương rầm rộ và được các báo Gia Tô tường thuật chi tiết. Mỗi pho tượng đi tới đâu đều có những "phép lạ" hiện ra tới đó.

Hầu như mọi thông tin quảng cáo về những pho tượng này đều kết hợp phép lạ ở Fatima với chiến dịch chống Cộng của Giáo hội. Giới trí thức Gia Tô cảm thấy hổ nhục vì sự khai thác chính trị này. Trí thức Gia Tô không bắt buộc phải tin những chuyện Maria hiện thân mà giáo hội đưa ra chừng nào mà họ không công khai bác bỏ những truyền thuyết có tính cách linh cảm này."

(Monsignor John L. Belford, one of Brooklyn's most noted Catholic leaders, deplored the fact that some shrines "have appealed to the greed which is one of the foul characteristics of human nature," and condemned the "commercialism which surrounds shrines." He said: "It is not easy to draw the line between devotion and superstition, but there are places at home and abroad where devotion are practiced and promoted as a mean to gather money...Catholics are ashamed and non-Catholics are horrified...The use of relics is, of course, approved by the Church. In that use we profess unqualified faith, but we do loathe, despise and comdemn the contemptible practice of applying the relic with one hand and collecting money with the other."

...In recent years the hierarchy has added political purpose to other features of its shrine promotion. Of the two greatest shrines in the world today, the French Lourdes and the Potuguese Fatima, made sacred by visits of the Virgin Mary to the earth, the more fmous one, Fatima, is now used by the Church chiefly as an emotional symbol in the war against communism. The most famous shrine in the Western hemisphere, Guadalope, is being used as a weapon against Mexican public schools.

...Recently "Fatima statues" have been circulated in Europe and America with enormous public fanfare and detailed report in the Catholic press. Each statue during its journey has had many "miracles reported along its path."

...Virtually all publicity about the statue has coupled the miracle of Fatima with the Church's drive against communism... Many Catholic intellectuals are shame-faced about this political exploitation of apparition...Catholic intellectuals are not bound by the rules of their Church to take the apparition stories seriously as long as they do not repudiate the inspiring legends publicity.)

7.2. Huyền Thoại Lourdes.

Sự thật về "phép la" ở Fatima là như vậy, thế cònì sự thật về "phép lạ" ở Lộ Đức (Lourdes) ra sao? Chúng ta có thể tìm thấy chi tiết trong cuốn Lộ Đức: Sự thật về những cái thấy của Bernadette. Tính cách thương mại của hang đá (Lourdes) (Lourdes: La Vérité sur les Visions de Bernadette. Le mercantilisme de la Grotte), của André Lorulot . Sau đây tôi xin trích dẫn những đoạn quan trọng về cái gọi là "phép lạ" ở Lourdes.

"Giáo hội có những phương tiện quyền thế để truyền bá những chuyện không tưởng. Giáo hội phát hành hàng triệu cuốn sách chứa đầy những lời dối trá trắng trợn và những sai lầm cố ý.

Thí dụ, cuốn sách nổi tiếng của Henri Lasserre viết về Đức Mẹ ở Lộ Đức đã được phát hành tới một triệu cuốn. Thực ra, văn phẩm thuộc loại đó chỉ nhằm những người trí tuệ thô thiển. Đó là tác phẩm của một tín đồ mù quáng và cuồng tín.

Một Linh mục dòng Tên, ông Cros, thú nhận rằng"cái mớ tài liệu đưa cho Henri Lasserre ngày trước " thực sự trống rỗng. "Không có gì trong đó có thể dùng để viết một cách xác thực về câu chuyện hiện thân của Đức Mẹ."

Larrerre giới thiệu Francois Soubirous (cha của Bernadette) như là một con người gương mẫu. Trái lại, Linh mục Cros biết rõ rằng, đó chỉ là một tên nghiện rượu, mang tiền của gia đình đi la cà tửu quán uống rượu, vào tháng 3, 1858, đã bị tù vì tội ăn cắp.

Em nhỏ Bernadette Soubirous, con gái tên nghiện rượu kể trên, cùng với vài đứa bạn đi kiếm củi.

Khi tới gần cái hang, em nhìn thấy một người đàn bà đẹp "không giống người nào trên trái đất" mỉm cười. Em quỳ xuống. Người đàn bà kia tay làm dấu Thánh giá.

Chủ nhật tới, em trở lại cái hang trên cùng mấy đứa bạn. Tất cả đều quỳ xuống cầu nguyện. Sau một hồi, mặt Bernadette rạng rỡ lên. Em lại thấy người đàn bà áo trắng kia xuất hiện. Các bạn em không ai thấy cả nhưng xúc động trước cảnh tượng ngây ngất xuất thần của em bé chăn cừu (Bernadette).

Người đàn bà mà Bernadette nhìn thấy trong hang cũng đọc riêng cho em ba điều bí mật. Người ta đã không tiết lộ ba điều bí mật này.

Làm sao mà Bernadette có thể nhớ được những điều trên (giả thử có người thực sự đọc cho em điều gì đó)? Trí nhớ của em nhỏ đáng thương kia rất kém cỏi đến độ em không thể nhắc lại cho đúng hai tiếng "Immaculée Conception" (Thụ thai vô nhiễm).

Bernadette đã mang tới một mảnh giấy và một cái bút chì để Đức Mẹ đồng trinh viết. Nhưng "Bà" đã lẩn tránh, không viết và thật là đáng tiếc. Chúng ta đã có thể có được một văn kiện tỉ mỉ, chắc chắn là đáng tin cậy hơn là những lời tả lại của em bé nhà quê. Nhưng Bernadette không biết viết, và đó là lý do, lý do duy nhất, bắt em phải trình lại mảnh giấy còn trinh nguyên.

"Hãy nói với những Linh mục là phải xây một nhà thờ ở đây và mọi người phải diễn hành đến đó."

Những lời trên, theo Bernadette, là của người đàn bà đã xuất hiện, không thể làm các ông Linh mục phật ý. Tới đây, âm mưu đã rõ rệt.

Khi người ta làm cho Đức Mẹ phát ngôn thì, do một sự trùng hợp khó xử, bao giờ cũng là để phục vụ quyền lợi của giới giáo sĩ.

Tất cả cái trò hề đó đã được Linh mục Peyramale ở Lourdes (Lộ đức) dàn dựng và sau đó được giám mục Laurence ở Tarbes khuyến khích và ủng hộ.

Bernadette đã được hai linh mục khác, LM Ader và LM Ponian chuẩn bị tư tưởng và mớm lời.

Người ta đã đem cô gái nhỏ bệnh hoạn tới một làng nhỏ, Bartrès, để săn sóc.

Thật là khá châm chọc khi ta nhận xét là Bà đồng trinh luôn luôn chọn những tâm hồn mộc mạc để giao phó riêng những bí mật.

Tại sao Bà đồng trinh lại chỉ xuất hiện trước em nhỏ bệnh hoạn đó?

Ngoài Bernadette ra còn có hàng trăm, hàng ngàn người. Bà đồng trinh có thể làm cho sự thổ lộ của mình có một giá trị nổi bật hơn nếu xuất hiện trước tất cả mọi người một cách không ai có thể nghi ngờ và để lại một vài văn kiện vô hiệu hóa mọi sự phản đối? Tại sao chỉ chọn những đứa trẻ mắc bệnh tâm thần?

Vậy thì, những ảnh tượng Bernadette nhìn thấy đã được sắp xếp một cách hoàn toàn từ trước bở Linh mục Ader, vì, ít lâu sau những việc làm vụng về đó (mang Bernadette đi xa để chuẩn bị; TCN), Bernadette trở lại Lourdes để phóng mình vào những cơn hoang tưởng cuồng loạn.

Thật ra, ngày 28 tháng 12, 1857 (45 ngày trước lần xuất hiện đầu tiên) bộ Tư Pháp đã biết trước chuyện gì sẽ xẩy ra. Quan Trưởng Tòa ở Pau, ông Falconnet, đã gửi cho ông Tòa ở Lourdes một văn thư báo trước chuyện này.

"Tôi được biết rằng có những biểu lộ về một nhân vật siêu nhiên và mang tính chất của phép lạ, đã được sửa soạn để đưa ra vào dịp cuối năm. Tôi yêu cầu ông hãy để ý canh chừng sự thực về những việc này.""

( L'Église possède des moyens puissants pour répandre ses récits fantastiques. C'est par million d'exemplaires qu'elle diffuse des publications remplies de mensonges flagrants et d'erreurs voulues.

Le fameux livre d'Henri Lasserre, par exemple, Notre Dame de Lourdes, a été répandu à un million d'exemplaires...Ce genre de littérature est, en effet, tout désigné pour des intellects rudimentaires...C'est l'oeuvre d'un partisan aveugle et fanatique.

Un Jésuite, le P. Cros, avoue que la "liasse des documents confiés autrefois à M. Henri Lasserre" était vide. "Rien n'y pouvait servir à une histoire vérédique des apparitions."

...Lasserre présente Francois Soubirous (le père de la voyante Bernadette) comme un homme modèle. Le P. Cros reconnait, au contraire, que c'était un alcoolique, qui buvait au cabaret l'argent de la famille et qui avait été emprisonné, en Mars 1857 pour vol.

...La petite Bernadette Soubirous, fille de l'alcoolique précité, s'en va ramasser du bois mort, avec quelques compagnes.

En arrivant auprès de la grotte, elle apercoit une belle et souriante dame "qui ne ressemblait à personne de la terre". Elle tombe à genoux. La dame fait le signe de la croix...

...Elle retourne, le dimanche suivant, à la Grotte, avec d'autres enfants. Tous s'agenouillent et se mettent à prier. Bernadette, au bout d'un moment, se transfigure. Elle apercoit de nouveau la dame blanche. Ses compagnes ne voient rien, mais sont émues au spectacle de la petite bergère en extase.

...La vision de la Grotte dicta aussi à Bernadette trois secrets confidentiels. On ne les a pas divulgués.

Comment Bernadette est-elle été capable de s'en souvenir, du reste? (en supposant qu'on lui eut vraiment dicté quelque chose) La pauvre gosse avait si peu de mémoire qu'elle ne parvenait même pas à répéter ces deux mots: Immaculée Conception.

...Bernadette avait apporté à la Vierge, pour qu'elle écrive, un crayon et du papier. Mais la "dame" se déroba et c'est dommage. Nous aurions possédé là un document curieux, plus original sans doute que les descriptions de la jeune paysanne. Mais...Bernadette ne savait pas écrire - et c'est la raison, la seule raison, qui la contraignait à rapporter son papier vierge (comme la "dame".)

"Allez dire aux prêtres qu'il doit se bâtir ici une chapelle et qu'on y doit venir en procession".

Ces paroles, attribuées par Bernadette à sa radieuse "apparition", ne pouvaient déplaire à ces messieurs prêtres, on les concoit. La trame est ici bien visible.

Lorsqu'on fait parler Madame la Vierge-Mère, c'est toujours, par une coincidence inquiétante, pour servir les intérêts du clergé.

...Toute cette farce a été combinée par l'abbe Peyramale, curé de Lourdes, encouragé et soutenu ensuite par l'évêque de Tarbes, M. Laurence.

Bernadette avait été savamment préparée et suggestionnée par deux autres prêtres, l'abbé Ader et l'abbé Ponian.

On avait envoyé la gamine, malade, se soigner dans un tout petit village de la montagne: Bartrès.

... Il est assez piquant de remarquer que la Vierge choisit toujours des simples d'esprit pour confidents. Cà aussi, c'est une indication précieuse.

...Pourquoi la Vierge ne voulait-elle se montrer qu'à cette petite malade?

Aux côtés de Bernadette il y avait des centaines, puis des milliers de personnes. La Vierge pouvait donner à sa manifestation une valeur plus éclatante en se montrant à tout le monde, d'une facon indiscutable - et laisser quelque document qui aurait réduit à néant toutes les objections. Pourquoi choisir toujours des petits enfants névropathes?

....Les visions de Bernadette étaient donc parfaitement combinées à l'avance par l'abbé Ader, car, peu de temps après qu'il eut tenu ces imprudents propos, l'enfant rentrait à Lourdes et se livrait à ses hallucinations hystériques.

En effet, le 28 Décembre 1857 (45 jours avant la première apparition), la justice était déjà au courant de ce qui allait se passer. Le Procureur Général de Pau, M. Falconnet, envoyait ce jour-là une note de service au Procureur de Lourdes, pour le prévenir.

"Je suis informé que les manifestations affectant un caractère surnaturel et prenant un aspect miraculeux, se préparent pour la fin de l'année. Je vous prie de veiller à ce que ces faits soient exactement surveillés...")

Đó là đại cương về hiện tượng Lourdes. Trong cuốn sách của Lorulot có đầy đủ chi tiết về những sự dàn dựng của giới Linh mục về hiện tượng Lourdes, dựa theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hiện tượng này cũng như những tài liệu của chính quyền địa phương. Nhưng tất cả những sự thực này đều không làm giáo hội lo ngại vì "giáo hội đã quá thông thạo phương cách bóp nghẹt những vụ gây tai tiếng" (...sans inconvénient de l'Église: elle est si experte à étouffer les scandales.)

Một mặt khác, ở Lourdes, "người ta" đã khai thác triệt để sự mê tín của quần chúng để thu vào những nguồn lợi khổng lồ. Giáo hội không làm gì để ngăn cản, trái lại còn khuyến khích.

Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của André Lorulot (Ibid., trg. 7):

" Cái xí nghiệp Lourdes cung cấp cho giáo hội những nguồn lợi vật chất mà giáo hội dùng trong chính trị nhơ bẩn và mờ ám.

Cái hang đá (Lourdes) không chỉ mang những lợi tức đến cho công đoàn. Nó còn là một phương tiện để duy trì và phát triển sự cuồng tín, gia tăng cường độ ngu xuẩn, đẩy sự tin vào siêu nhiên đến cực độ.

Chúng ta thấy ở đó mọi dạng khai thác. Mới đây giáo sư A. Chide chứng tỏ rằng đĩ điếm rất phát triển ở Lourdes. Và tôi không nói đến vô số thày dòng tới đây "như là một hỏa tiễn" với các cô "cháu gái" hay tệ hơn nữa.

Nếu các bạn có đi tới Lourdes thì hãy cẩn thận và đừng tin ở đám người cuồng tín đó, những người này thực sự là những con vật hung hăng, đầu óc ngu đần bị thống trị bởi giáo hội và không đủ khả năng để hiểu một lý lẽ có ý nghĩa.

Chúng ta phải đi tới Lourdes - và biết quan sát một cách bình tĩnh với óc phán đoán - mới nhận ra tầm rộng lớn của căn bệnh tôn giáo."

(L'entreprise de Lourdes fournit à l'église d'incalculables resources matérielles, qu'elle emploie à sa politique malsaine et obscure.

La Grotte ne fournit pas seulement des revenus à la congrégation. Elle constitue un moyen excellent d'entretenir et de développer le fanatisme, d'exacerber la bêtise, de pousser au paroxysme la croyance au surnaturel.

...Toutes les formes d'exploitation sont du reste représentées. Le professeur A. Chide a montré naguère que la prostitution était très developpée à Lourdes... Et je ne parle pas des innombrables curés qui viennent ici "en bombe" avec leur "nièce" ou pis encore..

...Si vous allez à Lourdes, soyez prudent et méfiez-vous de ces fanatiques, véritables bêtes furieuses, cerveaus inintelligents dominés par l'Église et incapables de comprendre un raisonnement sensé.

... Il faut aller à Lourdes - et savoir observer avec calme et discernement - pour saisir l'étendue du mal religieux.)

Và sau đây là một đoạn trong cuốn Cái nhìn của một linh mục hiện đại về giáo hội lỗi thời của ông ta (A Modern Priest Looks at his Outdated Church,trg.31,) tác giả là Linh Mục James Kavanaugh:

"Tôi đã đi tới Lourdes ở miền Nam nước Pháp. Tôi đứng trong cái công trường rộng lớn đằng trước thánh đường và quan sát những tín đồ GiaTô ở khắp nơi trên thế giới chờ đợi một ân sủng đặc biệt của cái đền thờ thiêng liêng này. Tôi bị các bà người Ý đầu đội khăn xô đẩy, những người Đông Âu to tiếng thì thầm những lời cầu nguyện làm cho tôi sao lãng. Tôi thấy những người bệnh hoạn nằm trên cáng, những nhà kinh doanh Mỹ với những chiếc sơ mi trắng. Tôi thấy những linh mục trong những bộ áo thầy tu của thế giới, những người Phi Châu hồ hởi trong các bộ quần áo sặc sỡ. Nhưng phần lớn là tôi thấy những bộ mặt nhăn nheo, nói lên một cách thành thực sự đau đón của họ. Họ đã tới để xin một ân huệ, giống như những đám người Hồi Giáo tại nơi hành hương, và để hưởng một sự tiếp xúc đặc biệt với Thần của họ. Họ uống nước ở đó, nổi tiếng về những tác dụng lạ lùng. Họ mua nước đựng trong những chai plastic để mang về nhà (và để biếu. TCN). Họ mua từng rổ tràng hạt và mề đay và nhờ những bàn tay mập mạp nhễ nhại mồ hôi của các linh mục ban phúc lành cho những thứ này. Họ đông như châu chấu, cúi xuống ngấu nghiến từng cọng ân sủng đặc biệt. Họ mi-mi chân các ngôi tượng và rên rỉ trong những đền thờ mốc mếch. Họ thú tội bằng đủ mọi thứ tiếng và nhai nhóp nhép phó mát của miền núi. Rồi, giống như một đàn cừu vĩ đại đã no nê hài lòng, họ về nhà đi ngủ. Và tôi cũng về nhà đi ngủ, cũng khó chịu và rối răm bởi sự mê tín như là tôi đã chứng kiến vào một ngày mùa thu đó khi đội banh Spartans thắng đội banh Rome. (Đội banh Rome, theo lời kể của Linh Mục Kavanaugh, trước khi ra quân, quỳ trước nhà thờ yêu cầu được Linh Mục ban phép lành và cho ăn bánh Thánh, hiệp thông với Thượng đế để Thượng đế phù hộ cho thắng trận đấu, nhưng rút cuộc bị thảm bại. TCN). Tôi không những chỉ khó chịu và rối răm mà tôi còn cảm thấy thật là xấu hổ. Đó là giáo hội của tôi, và họ là những tín đồ mà tôi góp phần đào tạo, những con số thống kê mà chúng tôi cộng vào khi chúng tôi đếm số người theo đạo. Đầu óc tôi đầy những tư tưởng làm tôi ngủ không được...Tôi nghĩ đến những con người GiaTô sợ sệt, lo lắng cầu nguyện trong mọi giáo xứ mà tôi đã phục vụ. Tôi nghĩ đến con người mà là tín đồ Gia-Tô và một lần nữa tôi lại nghĩ đến họ."

(I took a trip to Lourdes in southern France. I stood in the giant square in front of the Basilica and watched the Catholics of the world await the special blessing of this sacred shrinẹ I was jostled by the Italian ladies in their shawls, distracted by Eastern Europeans who whispered their prayers out loud. I watched the sick on their litters, the American businessmen in their clean white shirts. I saw priests wrapped in the cassocks of the world, excited Africans in their multi-colored native garb. But most of all I saw the wrinkled faces, speaking out the sincerity of their pain. They had come to ask a favor, like the Moslem hordes at Mecca, and to know a special contact with their God. They drank the water there, which is noted for its miraculous effects. They bought the plastic bottles to bring the water homẹ They bought rosaries and medals by the basketful and had them blessed by the pudgy hands of sweating priests. They covered the grounds like locusts, bent on devouring each shred of special grace. They kissed the feet of statues and groaned in mildewed shrines. They confessed in every language and munched their mountain cheese. Then, like a giant, content herd, they went home to bed. And so did I, as sick as confused by superstition as I had been on that autumn day when the Spartans conquered Rome.

Not only was I sick and confused, I was deeply ashamed as well. This was my Church and there were the Catholic men I had helped to form, the statistics we added up when we counted the catholicity of our Church. My mind was crowded with thoughts that refused to let me sleep. I thought of the frightened catholics who worried and prayed in every parish I had served. I thought of the man who is a Catholic and I think of him once again....)

Qua những tài liệu mà tôi trích dẫn ở trên, chúng ta đã thấy rõ thực chất những "phép lạ" Gia Tô ở Fatima, ở Lourdes ra sao. Nhưng đối với số tín đồ Gia Tô tin vào những phép lạ của Giáo hội thì có thể họ sẽ đưa ra câu hỏi: "Phép lạ Fatima? Phép lạ Lộ Đức? Tại sao không? Đã có nhiều bằng chứng cho thấy có người đi hành hương các nơi này rồi về khỏi bệnh v...v..."

Y khoa đã chứng minh rằng, nếu con người tin tưởng mãnh liệt vào bất cứ một cái gì, có khả năng chữa "bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ", thì có thể trong vài trường hợp cơ thể con người tiết ra những chất kháng độc và làm lui hay khỏi một số bệnh, và họ cho đó là những "phép lạ". Trong những công cuộc nghiên cứu y khoa, người ta đã cho nhiều bệnh nhân uống thuốc giả (placebo), nghĩa là không phải thuốc thật mà chỉ là bột thường chế tạo giống viên thuốc, mà một số bệnh nhân cũng khỏi bệnh như thường. Vậy thì tác dụng của nước ở Lộ Đức nhiều nhất là tương đương với "tàn hương, nước giải", đôi khi cũng làm cho nhẹ bớt hay khỏi bệnh. Trong Gia Tô Giáo cũng có chuyện sau đây: "Những mẩu xương của Thánh Rosalia, được gìn giữ ở Palermo (miền Nam nước Ý; TCN), đã "chữa khỏi" cho nhiều người, ngay cả sau khi người ta khám phá ra rằng đó chỉ là xương của một con dê" (The bones of St. Rosalia preserved at Palermo "cured" many people even after they were discovered to be the bones of a goat; Daleiden, Ibid., trg 113). Những sự kiện này chứng tỏ không có phép lạ nào dự phần trong đó.

Nhưng vấn đề ở đây không phải là phép lạ, vì phép lạ, nếu thực sự là phép lạ, có tính cách nhỏ giọt này có bao nhiêu giá trị cho nhân loại? Bảo rằng phải có lòng tin phép lạ mới ứng. Như vậy là cho rằng trong cả triệu người đến Lộ Đức mỗi năm, lâu lâu mới có một người tin. Vấn đề ở đây là giáo hội đã khai thác lòng mê tín của quần chúng để kiếm tiền cho những mục đích chính trị nhơ bẩn và tối tăm như André Lorulot đã viết ở trên.

7.3. Sự Thật Về Ngụy Tích La Vang:

Sau đây là chuyện Mary hiện ra ở La Vang, Việt Nam, được cho là vào cuối thế kỷ 18, năm 1798, theo truyền thuyết, nhưng thực ra không ai biết ngày nào, năm nào. Theo các tín đồ Công Giáo Việt Nam thì La Vang là nơi mà họ cho rằng Mary đã hiện ra đánh đuổi Phật Thần, chiếm đất giành dân, cướp Chùa để xây nhà thờ [Xin đọc vài câu thơ trong cuốn Linh Địa La Vang của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc mà tôi sẽ trích dẫn trong một đoạn sau]. Nhà thờ La Vang đã được Vatican nâng lên thành một Vương Cung Thánh Đường Thứ Yếu [hay ít quan trọng, hay hạng nhỏ] ở La Vang [a minor basilica in La Vang] ngày 22 tháng 4, 1961, trong thời của chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, tuy Vatican đã biết rõ là Mary không hề hiện ra ở La Vang như trong tờ Tuần-báo “L'Osservatore Romano”, tiếng nói chính-thức và có thẩm-quyền nhất của Tòa Thánh Vatican, trong số 32/33, tuần lễ 12-19/8/1998, đã xác định là: “Bất hạnh thay, không có một văn-bản tài-liệu nào về những lần hiện ra (ở La Vang) này” [Unfortunately, there is no written documentation of these apparitions [in La vang]].

Với sự thú nhận của Tòa Thánh như trên, và đối chiếu quá nhiều mâu thuẫn và phi lý trong những tài liệu về La Vang do các giám mục, linh mục, và giáo dân Công Giáo Việt Nam viết về La Vang, chúng ta có thể nói ngay rằng, vụ Mary hiện ra ở La Vang là một ngụy tích bịa đặt của Công Giáo Việt Nam với hai mục đích: phóng đại và bi thảm hóa cuộc cấm đạo ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, và nuôi dưỡng sự mê tín, đẩy mạnh lòng sùng tín Mary theo sách lược của Giáo hội. Phần khảo luận sau đây hi vọng có thể làm sáng tỏ vấn đề.

Điều đầu tiên chúng ta cần biết về hiện tượng bà Mary hiện ra ở La Vang là sự hiện thân này rất khác với sự hiện thân của Mary ở các nơi nổi tiếng khác như Fatima và Lộ-Đức. Ở Fatima và Lộ-Đức, sự hiện thân của Mary đều có nhân chứng, thiệt hay giả, chúng ta hãy khoan nói, nhưng là có nhân chứng bằng xương bằng thịt, có tên tuổi hẳn hoi, do giáo hội Công Giáo đưa ra. Ở Fatima, bà Mary hiện ra trước ba em bé chăn cừu mù chữ lên 10, 9, và 7 tuổi: Lucia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto. Ở Lộ-Đức, Mary hiện ra trước cô gái bệnh hoạn Bernadette Soubirous 14 tuổi [Có một chuyện thuộc loại khó hiểu: Nước thánh ở Lộ Đức, được giáo hội tuyên truyền là có thể chữa lành nhiều bệnh, do đó giáo dân đã đổ xô đến hành hương, biến miền Lourdes thành một trung tâm buôn bán mang lợi nhuận khổng lồ đến cho giáo hội. Ngoài ra, giáo dân trên khắp thế giới cũng có thể gửi mua “nước thánh Lộ-Đức” dưới hình thức “cúng dường” [donations], vì giáo hội không bán, nhưng chính Bernadette Soubirous, người mà bà Mary ưu ái chọn để hiện ra trước mặt, lại bị lao xương trong nhiều năm và chết khi mới có 35 tuổi (Dr. Joe Nickell in Examining Miracle Claims: Despite “multitudinous failures” over the intervening years (one such failure being Bernadette herself, who suffered for many years from tuberculosis of the bone and died at age thirty-five)]. Ở cả hai nơi, sự hiện ra đều có ghi rõ ngày tháng hẳn hoi. Còn ở La Vang thì không hề có một nhân chứng nào, tên tuổi ra sao, làm gì, và hiện ra ngày nào, hiện ra bao nhiêu lần, không ai biết, tất cả chỉ là nghe đồn, nghe nói lại, theo truyền thuyết v..v.., và chỉ ở trong nội bộ Công Giáo Việt Nam, và thường là rất mâu thuẫn với nhau và đượm nhiều chất hoang đường “không thể tin được”. Những chuyện thuộc loại nghe đồn, nghe nói lại, truyền khẩu, truyền thuyết, thường không chính xác và thường được đặt ra với một mục đích nào đó. Theo định nghĩa thì truyền thuyết là những chuyện được kể lại qua nhiều thế hệ nhưng không thể kiểm chứng được (An unverified popular story handed down from earlier times.) Do đó, đây là những chuyện ai muốn tin thì tin, không tin thì thôi. Nhưng những chuyện thuộc loại này trong Ki Tô Giáo thường được đưa ra với một mục đích. Chúng ta sẽ thấy rõ trong phần phân tích sau đây.

Vì hiếm có tài liệu ngoại quốc nào về biến cố La Vang đáng tin cậy, vì vài tài liệu của Vatican là dựa theo tài liệu của Việt Nam và có khi vô lý đến độ ngớ ngẩn, như sẽ được chứng minh về sau, sau đây là vài tài liệu Việt Nam về sự cố bà Mary hiện ra ở La Vang:

1. Báo Hiệp Nhất, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, số 28, tháng 4, 1995, đăng bài "Tài Liệu về La Vang", trích từ Hiệp Thông Mục Vụ số 3, Italia, trong đó có vài đoạn như sau:

"1798.- Truyền khẩu nói rằng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng hiện ra nhiều lần để an ủi các giáo dân trốn chạy những cuộc bách hại của Triều đình Tây Sơn vào trong rừng sâu Lá Vàng, thuộc địa hạt Dinh Cát, nay là Quảng Trị...

...1811.- Sau khi Gia Long thống nhất, người bên Lương cũng nghe biết có Bà Linh Thiêng hiện ra ở vùng Lá Vàng...

...1823.- Đầu đời Minh Mạng, 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ chung nhau làm một cái miếu trên nền đất cao nơi cây đa chỗ Đức mẹ hiện ra nhưng gặp nhiều dấu lạ (mộng mị, tượng bi lật đổ) họ đành thôi và truyền tụng nhau rằng "Bà ấy là Bà bên Lương mà bên Giáo đã giành đi đó". Ngày nay có người cho rằng dân bên Lương gọi Bà Linh Thiêng đó là Phật Bà Quan Âm cứu đời. Ba làng đồng lòng nhường đất và chùa lại cho bên công giáo. Cha bổn sở Dinh Cát đồng ý cho người công giáo biến chùa thành nhà thờ. Đó là nhà thờ đầu tiên tại La Vang.

...1830.- Một giai thoại kể rằng Đức Mẹ đã mua vải để trang hoàng bàn thờ..."

2. Sau đây là vài đoạn trong cuốn Rơi Mặt Nạ, Văn Sử Địa 1998 của Chu Văn Trình và Ban Tu Thư Tự Lực, trg. 205-112, dưới đề mục "Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Gia Tô Cướp Đổi Thành Nhà Thờ La Vang":

"La Vang tên gốc là làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến thời Gia Long đổi là phường Lá Vàng nằm phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi Vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, cách nam Quảng Trị 6 km, cách bắc Phú Xuân (Huế) 58 km.

...Ngày 17-8-1798, vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Gia Tô kể từ Phú Xuân (Huế) đến Bắc Hà, vì đây chỉ là "đạo dạy mê tín, dối gạt dân chúng và đảo lộn trật tự xã hội" [Tạ Chí Đại Trường: Lịch Sử Nội Chiến ở Việt Nam, 1991, trg. 309].

...Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, Chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Gia Tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang, Phật Bà Quan Âm đổi thành Maria đồng trinh.

Dữ kiện trên tương tự hành vi của Caesars nặn ra Tôn Giáo Giả (Religious Costumes) tức Gia Tô La Mã Giáo hiện nay.

"Chúng đơn giản gắn tên cho các tượng thần cũ bằng những tên mới...

- Tượng thần Jupiter trở thành Tông Đồ Peter

- Tượng thần Vệ Nữ (Venus) trở thành Maria đồng trinh...

[They simply gave their old Gods and Idols new names... Jupiter became the Apostle Peter and Venus became the Virgin Mary etc...]

(Chick Publications: The Big Betrayal, p. 15; Fifty Years in the "Church of Rome" by Chiniquy, p. 51, Chick Publications; The Godfathers, p. 7, by J. T. C.., Chick Publication)

...Gần đây có tác giả Hồng Phúc, một Linh mục Gia Tô Việt Gian cuồng tín, chủ ý lừa dối công luận, cố tình viết xuyên tạc sự thật lịch sử để chạy tội quá khứ cho cha ông chúng can tội phá hoại văn hóa bản địa như cuốn "Đức Mẹ La Vang", trg. 35:

"Trong những năm đầu 1820-1840, các người Phật Giáo và Công Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ Thành và Thạch Hãn có chung nhau xây một ngôi chùa ngay tại nơi Đức mẹ hiện ra , gọi là Chùa Ba Làng.

Nhưng sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng thuận rằng Đức Bà hiện ra là "bên Giáo", nên đã nhường ngôi chùa lại cho bên Công giáo và các gia đình Công giáo tu sửa "ngôi chùa thành nhà Chúa"

Nhưng lịch sử đã chứng minh không bao giờ có chuyện Phật Giáo và Gia Tô chung nhau xây một ngôi chùa. Lịch sử hình thành Công Giáo La Mã từ thời Jesus đã cho biết:

Công Giáo đi đến đâu thì ở đó chúng tìm mọi cách đập phá tất cả công trình kiến trúc có trước để xây trên nền đất cũ nhà thờ Gia Tô của chúng..

...Ngày 4-8-1885, cách mạng Văn Thân nổi giậy thiêu hủy nhà thờ La Vang đòi lại đất cho Chùa Lá Vàng. Cũng dịp ấy, Cố đạo gián điệp Caspar ở nhà thờ Kim Long (Huế) đã tiến cử Nguyễn Hữu Độ, Hoàng cao Khải, Phan Đình Bình...lên Thống Tướng thực dân De Courcy đem quân tàn sát Văn Thân, cướp lại đất Chùa Lá Vàng cho Gia Tô.

Năm 1886, cố Tây gián điệp Caspar xây lại nhà thờ La Vang lần thứ hai, đến 15 năm sau mới xong, ngày 8-8-1901, nhà thờ thứ hai có tên là Thánh Đường La Vang.

Năm 1923, cố Tây thực dân Allys xây lại nhà thờ lần thứ ba bằng gạch, ngói, 5 năm mới xong.

Năm 1959, thời Gia Tô phản quốc Ngô Đình Diệm ...nhà thờ La Vang được Diệm trùng tu, xây ba cột trụ xi măng cốt sắt, tới 1961 mới xong.

Năm 1972, nhà thờ La Vang bị bom Mỹ oanh tạc, chỉ còn lại ba cột xi măng.

Các ngày 13-15 tháng 8 -1998, đạo đồ Gia Tô kỷ niệm 200 năm cướp chùa Lá Vàng ngụy tích là hồn ma Mary hiện hình.

...Với những nguồn sử liệu kể trên, nhà thờ La Vang chỉ là một chứng tích đại nhục cho dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời kỳ nô lệ - Việt Nam làm nô lệ cho Gia Tô - Thực Dân Da Trắng. Giáo hội Gia Tô thuộc địa kế thừa hiện nay là Giáo hội Gia Tô Việt Gian bán nước."

3. Sau đây là vài đoạn trong cuốn Linh Địa La Vang của Linh Mục Xitanilaô Nguyễn văn Ngọc, ấn bản 1978, Hoa Kỳ. Đầu tiên là lời tuyên ngôn của tác giả: “Là một linh mục tuyệt đối phục tùng hội thánh [xin hiểu là Vatican], chúng tôi trân trọng tuyên bố không hề bao giờ muốn đi trước hội thánh, trong khi kể lại những sự tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và những sự kiện được gọi là phép lạ.” Tôi xin miễn phê bình về lời tuyên ngôn này. Nhưng chúng ta cần hiểu là nếu Vatican chưa đi thì các linh mục Công giáo Việt Nam không dám đi, vì truyền thống tùng phục Vatican là bao giờ cũng phải đi sau Vatican, và nếu Vatican chưa viết về La Vang thì các linh mục Việt Nam cũng không dám vượt quyền mà viết về La Vang. Chỉ có điều, Vatican đã khẳng định là không có một tài liệu nào viết về những lần hiện ra của Mary ở La Vang, nên linh mục Nguyễn Văn Ngọc có đi trước hay đi sau và viết về La Vang thì cũng vậy thôi, vì tất cả chẳng qua chỉ là những chuyện “phịa”. Linh mục Ngọc không hiểu như vậy nên vẫn phải ra tuyên ngôn sợ là mang tội đi trước hội thánh. Thật tội nghiệp.. Không sợ tội phịa mà chỉ sợ tội đi trước hội thánh. Ở trang 36, tác giả Nguyễn Văn Ngọc viết:

Một điều đáng tiếc là không ai biết Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang vào năm nào cho đích xác. Nhưng theo cổ truyền mà nhận xét thì Đức Mẹ đã hiện ra vào thời kỳ nước nhà đang quằn quại giữa cảnh: trăm họ lầm than, từ 1765-1802 như đã nói trên...Có người nói Đức Mẹ đã hiện ra năm 1798, năm Cảnh Thịnh bắt đạo, đó cũng là nói theo sự phỏng đoán mà thôi.

4. Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo thuộc một gia đình gốc nhiều đời, đã tỉnh ngộ, và với lương tâm của người trí thức chân chính Việt Nam, ông ta đã vạch rõ cho chúng ta thấy những bộ mặt thật của Công Giáo hoàn vũ cũng như Công giáo Việt Nam trong mấy cuốn sách quý: “Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác”, “Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm”, “Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa “. Đây là những tiếng nói trung thực của một trí thức Công Giáo, một người biết rõ hơn ai hết về thực chất của Công Giáo.

Trong cuốn “Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm”, Charlie Nguyễn có viết một chương về Trách Nhiệm Của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam với lời mở đầu như sau: “Để dẫn chứng về trách nhiệm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến sách "Linh Địa La Vang" của Linh Mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc, được xuất bản lần đầu tại Việt Nam với sự chuẩn y của Tổng Đại Diện Tòa Giám Mục Huế ngày 13.4.1970, và được tái bản năm 1978 tại Hoa Kỳ do Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, thuộc Dòng Đồng Công ở Missouri (P.O. Box 836 – Carthage MO. 64838). Sách LĐLV đã được viết ra một cách rất tự nhiên, bộc lộ nguyên vẹn tim gan sâu kín của giới tu sĩ Công Giáo Việt Nam. Cuốn sách này đã được giới chức có thẩm quyền theo giáo luật cho phép và đã được Dòng Đồng Công hải ngoại cho tái bản. Ngoài việc sách này cho biết thêm chi tiết về hội đồng san định các kinh nguyện, nó còn cho chúng ta biết rất nhiều điều đáng ghi nhận về trách nhiệm của Hội đồng Giám mục Việt Nam.”

Sau đây là vài đoạn liên hệ đến ngụy tích La Vang mà Charlie Nguyễn đã nêu ra:

Năm 1885, triều đình Huế thất thủ. Năm 1886, Giám mục Sohier ỷ vào thế lực thực dân Pháp trưng đất của dân làng Thanh Tấn và Ba Trục thuộc tỉnh Quảng Trị để mở mang linh địa La Vang (LĐLV trang 48). Tại đây có một ngôi chùa dưới gốc cây đa trong rừng Lá Vằng đã được dân làng xây dựng từ đầu đời vua Minh Mạng. Dân Công Giáo đến phá chùa để cướp đất và họ đã làm những bài vè khá dài kể về việc này. Có điều là họ cho rằng người phá chùa là Đức Mẹ linh thiêng chứ không phải người thường. Bài vè này đến nay vẫn được giáo dân La Vang truyền tụng,

Ngôi chùa đã được biến thành nhà thờ Công Giáo từ đó. Đây là thánh đường đầu tiên tại La Vang nơi chính Đức Mẹ đã hiện ra . [ Người ta phao tin như thế.]

(Tên cũ Lá Vằng được đổi thành La Vang có lẽ do các giáo sĩ người pháp viết như vậy trong các văn kiện nói về Lá Vằng – Ghi chú của Charlie Nguyễn). Từ khi ở linh địa La Vang có nhà thờ đầu tiên thì sự tích Đức Mẹ hiện ra được thông báo đi khắp nơi bằng giấy mực của giáo quyền và chính quyền thực dân.

Năm 1939, Đức Khâm Mạng Tòa Thánh Drapier gửi thông báo cho toàn thể Đông Dương chọn ngày 30 tháng 6 Dương lịch là ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô làm lễ cầu an khắp nơi và sẽ tổ chức một cuộc rước kiệu thật lớn tại đền thờ Đức Mẹ La Vang. Phủ Toàn Quyền cũng thông sức khắp nơi cho các công nhân (viên chức nhà nước) phải đi lễ vào ngày nói trên (LĐLV, tr. 81). Mọi cuộc lễ tại La Vang bị tạm ngưng do Thế chiến 1939-1945. Sau khi Pháp trở lại Việt Nam, ngày 12.9.1946, lễ kính Đức Mẹ La Vang lại được cử hành. Hôm đó có bà Vĩnh Thụy tức Nam Phương Hoàng Hậu đi xe hơi từ Huế ra tận La Vang để dự lễ cầu an (LĐLV, tr. 82)

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) được chính thức thành lập do Sắc chỉ ngày 24.11.1960 của Giáo Hoàng Gioan XXII. Ngày 18.12.1960, HĐGMVN tổ chức đại lễ tạ ơn Tòa Thánh tại nhà thờ lớn Saigon với sự tham dự của toàn bộ các giới chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Chính hôm ấy, HĐGMVN và chính phủ Diệm đã quyết định việc dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (mà đại diện độc quyền chính thức của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ trên trái đất này là Vatican – chú thích của Charlie Nguyễn) đồng thời khấn hứa sẽ xây dựng một đền thờ dâng kính Trái Tim Đức Mẹ tại La Vang. Nhà thờ La Vang sẽ được gọi là "Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và "Linh Địa" La Vang” sẽ được gọi là "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc". Ngày 8.8.1961, HĐGMVN họp tại Đà Lạt đã quyết định như sau:

Bàn thờ chính tại nhà thờ La vang sẽ được gọi là "Bàn thờ dâng hiến giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam, cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và 3 bàn thờ phụ để dâng kính Các Thành Tử Đạo của 3 miền Việt Nam.

Ngày 20.7.1961, TGM Ngô Đình Thục viết lời phi lộ trên tờ Nguyệt San Đức Mẹ La Vang số 1 nhấn mạnh: "La Vang là của chung toàn thể quốc dân Việt Nam, cả lương lẫn giáo". Ngày 1.6.1961, TGM Ngô Đình Thục thay mặt HĐGMVN gửi hiệu triệu đi toàn quốc như sau: "Ta vui mừng ban phép và dạy tổ chức Đại Hội kính Đức Mẹ La Vang năm 1961". Nha Chiến Tranh Tâm Lý của chính phủ VNCH được lệnh quyên tiền của đồng bào từ Nam chí Bắc không phân biệt lương giáo. Linh Địa La Vang, tr. 103-109).

Hơn một thế kỷ qua kể từ khi Đức Mẹ "hiện ra" tại La Vang, linh địa La Vang vẫn khiêm tốn nằm giữa cảnh rừng hoang núi vắng không mấy ai được biết. Trong thời gian lâu dài trên, đoàn con của Đức Mẹ sống quằn quại giữa những kỳ cấm đạo liên tiếp và bao biến cố chính trị xáo trộn. Vì thế, các Đức Giám mục Bề trên của địa phận Huế lúc bấy giờ như Đức Cha Labarlette, Đức Cha Tabert, Đức Cha Á Thánh Cuénot, Đức Cha Pellerin, Đức Cha Sohier và Đức Cha Ponviane phải im hơi lặng tiếng đối với Linh Địa La Vang.

Trái lại, trong thời gian việc đạo được bằng an phồn thịnh từ 1886 đến 1963, La Vang được lớn hơn, được đẹp hơn và được sùng mộ hơn. Trước tiên là do sự lo lắng của các Đức Cha Địa phận như Đức Cha Gaspar, Đức Cha Allys, Đức Cha Chobanon, Đức Cha Lemasle, Đức Cha Urritia và Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục... Các đấng vì lòng thành kính Đức Mẹ La Vang đã nỗ lực tô điểm La Vang bằng tinh thần và bằng vật chất để Linh địa La Vang trở thành giáo đô của một dân tộc. Các Đức Giám Mục gốc Bình Trị Thiên rất sùng kính Đức Mẹ La Vang như Đức Cha Đominico Hồ Ngọc Cẩn, Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục, Đức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, Đức Cha Simon Hòa Hiền và Đức Cha Phancixô Xavie Nguyễn Văn Thuận... (LĐLV 143-144 – xin lưu ý danh từ "Giáo Đô" Ch. N.)

Mấy trang sách nói trên cũng cho chúng ta nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của HĐGMVN đối với vận mệnh đất nước như thế nào. Vai trò của HĐGM lại càng trở nên quan yếu hơn nữa trong một quốc gia có chính quyền nằm trong tay người Công Giáo. Những trang sách này cũng là những bằng cớ lịch sử không thể chối cãi chứng tỏ HĐGMVN và chế độ Diệm đã có quyết tâm biến Công Giáo thành quốc giáo. Đó là ước mơ sâu kín và mãnh liệt nhất của hàng giáo phẩm và giáo dân cuồng tín Việt Nam. Ước mơ thấy được thể hiện thường xuyên trong các lời kinh cầu nguyện. Xin quý độc giả cứ lật mấy cuốn sách kinh nguyện Công Giáo Việt ngữ ra đọc sẽ thấy nhan nhản những bằng cớ cụ thể. Trong suốt thời gian Pháp thuộc, các giáo sĩ Tây Phương vẫn cố gieo vào đầu óc các tu sĩ và giáo dân Việt Nam một "châm ngôn nô lệ" nổi tiếng: "Nước Pháp là trưởng nữ Hội Thánh và là Mẹ Việt Nam" (France, fille ainée de l’Eglise, mère du Việt Nam). Nhiều tài liệu lịch sử đã chứng minh TGM Ngô Đình Thục rất trung thành với thực dân Pháp. Tổng giám mục Ngô Đình Thục và HĐGMVN đã cố gắng hết sức mình để thực hiện "châm ngôn nô lệ" nói trên trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

5. Ngoài ra chúng ta còn thấy một bài viết bằng tiếng Anh của Kim-Oanh Nguyen-Lam và một bài của Vatican nhưng nội dung không có gì mới, phần lớn là dựa theo cuốn Linh Địa La Vang của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc. Nhưng Linh mục Nguyễn Văn Ngọc cũng chỉ viết theo những lời đồn, nghe nói lại, truyền thuyết, truyền tụng v..v.. cộng với óc tưởng tượng phong phú của Linh mục với mục đích kết tội Văn Thân và đề cao đức tin của giáo dân mà thôi, chứ tuyệt đối không có điều gì đáng tin cậy. Cái nghề của mấy ông linh mục Công Giáo Việt Nam vốn vẫn là như vậy.

Qua tài liệu phân tích của Charlie Nguyễn ở trên, chúng ta thấy rõ bản chất của Công Giáo Việt Nam, một tổ chức tuyệt đối nô lệ tòa thánh Vatican. Theo đúng khuôn mẫu của Giáo hội Mẹ khi xưa, bất cứ khi nào mà Công Giáo có cơ hội lên cầm quyền thì họ sẽ không ngần ngại làm những việc thương luân bại lý để truyền đạo và cưỡng ép cả dân tộc phải theo Công Giáo. Trong thời dựa thế thực dân Pháp và dưới thời Ngô Đình Diệm, với 5-7% dân số Việt Nam theo Công Giáo mà họ đã huênh hoang áp đặt trên đất nước những điều trịch thượng, vô lối, ngu xuẩn dựa vào cường quyền nhất thời v..v.., khiến tuyệt đại đa số người Việt khinh ghét như : Linh Địa La Vang là “giáo đô” của Việt Nam, "La Vang là của chung toàn thể quốc dân Việt Nam, cả lương lẫn giáo", "La Vang là Bàn thờ dâng hiến giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ", “dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ, “La Vang là Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và "Linh Địa" La Vang là "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc" trong khi thực ra Đức Mẹ của họ chỉ là một người đàn bà nhà quê Do Thái có một tiểu sử bất minh, sinh ra một đứa con với một nguồn gốc bất minh như trong chính Tân ước và kết quả nghiên cứu của các học giả Ki Tô Giáo ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội đã vạch rõ. Chừng nào mà Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chưa lên tiếng chính thức vứt bỏ những danh xưng vô lối, đầy chia rẽ sâu đậm giữa lòng dân tộc trên, thì chừng đó Công Giáo cũng chỉ là một đứa con hoang của dân tộc với đặc tính “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc.”

Trở lại vấn đề Mary “hiện ra” ở La Vang. Thật ra thì bà Mary đã hiện ra ở đâu, nếu thực sự là bà ta đã hiện ra. Đọc thêm vài tài liệu chúng ta thấy Giám mục Hồ Ngọc Cẩn thì bảo nơi Mary hiện ra là La Vang, vì đêm nào dân vùng đó cũng la lối om xòm, đánh mõ, đánh thùng để đuổi thú dữ về phá khoai, sắn, lúa của làng (Linh mục Lê Văn Thành: Đức Mẹ La Vang, 1955, trang 15-16). Theo Linh mục Nguyễn Văn Ngọc: Linh Địa La Vang, trang 33, thì nơi đó gọi là phường Lá Vằng, vì có nhiều cây lá vằng, có hột đen ăn được và lá cây có thể dùng làm thuốc. Mãi về sau người ta đọc Lá Vằng thành La Vang và nay trở thành La Vang. Theo Chu Văn trình thì làng Cổ Vưu, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vàng. Và theo báo Hiệp Nhất thì nơi đó là rừng sâu Lá Vàng. Còn Kim-Oanh Nguyen-Lam thì giải thích La Vang là lời kêu cứu của giáo dân khi bị bạo hành (It was also said that its name came from the Vietnamese meaning of the word "Crying Out" to denote the cries for help of people being persecuted.). Vậy La Vang là để đuổi thú dữ (Hồ Ngọc Cẩn) hay là tiếng kêu cứu của giáo dân (Kim-Oanh Nguyen-Lam). Xin để quý độc giả thích món nào thì xài món đó.

Vậy thì bà Mary hiện ra ở đâu, nếu có? La Vang, Lá Vằng, hay Lá Vàng? Và tại sao lại chọn tên La Vang? Dập theo khuôn những nơi nổi tiếng trên thế giới như Fatima, Lourdes v..v.. mà bà Mary thường hiện ra, thì rất có thể ở Việt Nam, bà Mary đã hiện ra ở một nơi rất Lạ Vắng. Đây là một nơi rất Lạ và rất Vắng cho nên không có mấy người biết và cũng không có mấy người thấy. Tất cả chỉ là truyền khẩu, truyền tụng nhau, giai thoại, hay nghe biết. Cũng vì vậy mà năm 1998, Vatican đã thú nhận là: “Bất hạnh thay, không có một văn-bản tài-liệu nào về những lần hiện ra (ở La Vang) này” [Unfortunately, there is no written documentation of these apparitions [in La vang]].

Đúng vậy, những chuyện thuộc loại truyền khẩu, nghe biết, truyền tụng nhau, hay giai thoại thì không thể gọi là “tài liệu”. Nếu không phải là những tài liệu thành văn đã được kiểm chứng là xác thực, thì chuyện bà Mary hiện ra ở La Vang không phải là một sự kiện lịch sử và không có lý do gì để cho chúng ta tin đó là sự thực. Nói khác đi, chuyện bà Mary hiện ra ở La vang chỉ là một chuyện bịa đặt. Ai bịa đặt. Câu trả lời nằm trong câu hỏi.

Đọc vài tài liệu trên về biến cố La Vang chúng ta có thể tóm tắt sự việc trong hai điều mà người Công Giáo đề ra. Thứ nhất, Công Giáo bị đối xử khắc nghiệt và bị bạo hành, truy sát ở Việt Nam cho nên nhiều lần giáo dân phải trốn chạy, và một số giáo dân đã chạy đến vùng La Vang ẩn náu. Thứ nhì, Bà Mary đã hiện ra trước số giáo dân ở La Vang đó để an ủi họ và đến năm 1830, theo giai thoại, còn nói tiếng Việt đi mua vải để trang hoàng bàn thờ của chính bà [tuy bà chưa hề học cua VSL (Vietnamese as a Second Language) nào. TCN].

Bây giờ chúng ta hãy đi vào phần bình luận và phân tích. Trước hết, theo truyền thống văn hóa Việt Nam thì Việt Nam rất khoan nhượng với Công Giáo như lịch sử đã chứng minh. Truyền thống văn hóa tôn giáo của của Việt Nam có tính chiết trung, có nghĩa là không đặc biệt theo một tôn giáo duy nhất nào, mà là phối hợp những cái hay trong mỗi tôn giáo để áp dụng vào bản thân. Tư tưởng về một tôn giáo duy nhất, độc quyền, rất xa lạ với Việt Nam. Do đó Việt Nam chưa bao giờ cấm đạo vì lý do tôn giáo. Trong thời đại Lý, Trần, Phật Giáo cực thịnh: “Thiên hạ Lý Trần bán vi tăng”, từ Vua tới Quan đều theo Phật Giáo, nhưng triều đình đã mở khóa thi Tam Giáo và quảng bá tư tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên. Cho nên, việc cấm đạo hay bách hại giáo dân dưới thời Tây Sơn, hay đúng hơn, dưới thời Vua Cảnh Thịnh, thực ra không có gì là quá khắc nghiệt và là chuyện không dính dáng gì tới đạo mà là liên hệ đến vấn đề chính trị và quyền lực như ta thấy trong các tài liệu sau đây:

Theo Linh mục Nguyễn Văn Ngọc thì, Ibid., trang 36:

“Nhưng theo sử liệu, đối với giáo dân Thiên-Trị-Bình, vua Cảnh Thịnh và các quan Tây Sơn chỉ bắt bớ khuấy nhiễu họ trong một thời gian ngắn, vào những tháng cuối năm 1798, vì năm đó không có chiến tranh...”

Theo Đỗ Quang Hưng trong cuốn Một Số Vấn Đề Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, trg. 43, thì:

"Lúc đầu nhà Tây Sơn không ngăn cản truyền đạo. Nhưng rồi khi bắt được thư của Nguyễn Ánh nói rõ có Giám mục Bá Đa Lộc bên cạnh nên đã ra lệnh cấm. Thư nói rõ gửi cho thày Dương (chỉ giáo sĩ Pháp) ở Phú Xuân, thư cũng nói khả năng dùng lực lượng Thiên Chúa Giáo làm nội ứng cho Nguyễn Ánh."

Linh Mục Trần Tam Tĩnh cũng viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm, trang 31:

"Sự bách hại, vốn chưa hề dứt từ 30 năm qua, đã tái phát dữ dội hơn vào năm 1798. Thực ra, đây chẳng phải chỉ có vấn đề ngờ vực, mà là một điều chắc chắn. Vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn đã có lần chận bắt được một bức thư Nguyễn Ánh gửi cho Giám mục Laberlette, xin đức cha tổ chức một đạo quân gồm người tín đồ Ki Tô giáo tại chỗ, hầu hỗ trợ cho lực lượng quân Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào."

Qua vài tài liệu trên, chúng ta thấy rằng, việc "cấm đạo" hay "bách hại giáo dân" trong thời Tây Sơn không phải là vì lý do tôn giáo, mà vì giáo dân đã làm nội ứng cho Nguyễn Ánh và cho những tên lính đánh thuê Pháp do Giám mục Bá Đa Lộc cầm đầu. Chúng ta cũng biết rằng Giám mục Laberlette có mặt thường xuyên ở vùng Bình-Trị-Thiên trong 50 năm, từ 1773 đến 1823, (Nguyễn Văn Ngọc, Ibid., tr.37) và đặc biệt là ông ta không hề gửi về Vatican một tài liệu nào về vụ La Vang, một biến cố rất quan trọng cho đức tin Công Giáo mà ông ta, cũng như mọi giám mục linh mục ở hải ngoại, phải có bổn phận báo cáo thường xuyên về tình hình giáo dân trong địa phận của mình. Thật vậy, Linh mục Nguyễn Văn Ngọc viết trong cuốn Linh Địa La Vang trang 33:

“Trong bản phúc trình lên Thánh Bộ Truyền Giáo đề ngày 17-2-1791, Cha Lôsensô Long (lân), Linh mục quản xứ Tiên-khởi Dinh Cát (vùng La Vang. TCN) đã ghi như sau: “...Ngày 08-1-1791 trong cuộc viếng thăm các họ đạo vùng Dinh Cát, tôi đã tới thăm họ Cổ Vưu. Số giáo dân ở đây gồm có 120 người. Phần đông giáo hữu họ này đi làm rú, không có mấy người ở nhà...”

Chỉ một cuộc viếng thăm một họ đạo mà Linh mục cũng phải phúc trình về Vatican, huống chi là một biến cố tối quan trọng cho đức tin của giáo dân là vụ bà Mary hiện ra ở La Vang. Vậy tại sao, giám mục Labarlette lại không hề có một phúc trình nào về vụ này? Đơn giản là chẳng làm gì có chuyện bà Mary hiện ra ở La Vang, vì nếu có, Giám mục Labarlette không thể không biết, và không thể không phúc trình về Tòa Thánh. Vậy chúng ta có thể kết luận là: Ngụy tích La Vang đã được đặt ra sau năm 1823, nghĩa là sau năm đó Giám mục Labarlette không còn ở trong vùng Bình-Trị-Thiên nữa.

Nói tóm lại, ngụy tích Đức Mẹ hiện lên ở La Vang để an ủi những kẻ theo Tây phản bội quốc gia này là chuyện lẩm cẩm, vô lý, chứng tỏ rằng Mẹ chẳng biết gì về thực chất việc cấm đạo cả, một hành động có thể nói là đồng lõa với những tội đồ của Việt Nam. Hơn nữa lệnh cấm đạo không chỉ thu hẹp ở vùng La Vang, tại sao Bà Mary lại chọn La Vang làm nơi hiện thân? Còn nữa, Mẹ Thiên Chúa quyền phép vô biên mà chỉ có thể hiện lên an ủi suông mà không thể làm gì khác cho giáo dân hay sao, ngoài việc đích thân đi mua vải để trang hoàng bàn thờ của chính mình? Còn nữa, đây là một sự kiện không ai có thể phủ nhận: Năm 1972, nhà thờ La Vang bị bom Mỹ oanh tạc, chỉ còn lại ba cột xi măng. Phép lạ của bà Mary đâu, sao không mang ra thi thố, mà lại để cho nơi mình hiện ra, có nhà thờ thờ phụng mình bị phá hủy như vậy? Đây chỉ là vài nghi vấn trí thức có pha đôi chút khôi hài để cho các tín đồ Công Giáo suy nghĩ, nhưng không phải chỉ có vậy.

Chúng ta đã biết, ở bên Nhật, chính sách cấm đạo và bách hại giáo dân quyết liệt và tàn nhẫn hơn ở Việt Nam rất nhiều, với biện pháp đóng đinh ngược đầu xuống đất các thừa sai và giáo dân trên cây thập giá, đến nỗi không còn một mống thừa sai hay giáo dân nào, mọi nhà thờ Ki Tô giáo đều bị phá hủy, trong suốt thời gian 200 năm, sao không thấy Mẹ tới đó mà an ủi, mà lại hiện thân ra an ủi vài giáo dân chạy trốn tới vùng Lá Vàng?

Còn nữa, chỉ mới có vài năm trước năm 1798 mà người ta cho là bà Mary đã hiện ra ở La Vang, Pháp, Trưởng Nữ của Giáo Hội Công Giáo La Mã, trong cuộc cách mạng 1789, đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, tàn sát 47 Giám Mục, trên 17000 Linh Mục (Cha cũng như Chúa, Con cưng của Mary), và 30000 Nữ Tu, dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Công Giáo, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội Công Giáo Pháp v..v.. [Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church của Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, trang 196: “France, “eldest daughter of the Church”, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and 30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic schools, religious orders, burned churches and libraries...”], sao không thấy Mẹ hiện ra mà an ủi?

Năm 1954, 72% số Giám mục, linh mục ngoài Bắc chạy vào Nam với hơn 700 ngàn con chiên theo sau, sao không thấy Mẹ hiện ra an ủi mà Mẹ lại cùng Chúa phải chạy vào Nam trước theo lệnh của Lansdale để cho các con chiên phải chạy theo?

Chừng đó cũng đủ để thấy chuyện hiện ra của Mary ở La Vang hoàn toàn không có căn bản thuyết phục, vì sự bách hại một số giáo dân ở Việt Nam vào năm 1798 không có gì đáng kể và không phải vì lý do cấm đạo.

Còn chuyện dân ba làng ở Dinh Cát không lập được miếu vì Đức Mẹ đã giành miếng đất đó của bên Lương và phá không cho làm miếu (mộng mị, tượng bị lật đổ), do đó dân ba làng phải "đồng lòng nhường đất và chùa" cho bên công giáo làm nhà thờ.. là một chuyện lố bịch chưa từng thấy, không những mạ lỵ Đức Mẹ mà lại còn vô lý về phương diện lịch sử. Nếu thật như vậy thì Đức Mẹ quá hẹp hòi vì chơi cái trò giành dân chiếm đất của thực dân và tay sai. Người Công Giáo, mỗi khi cắm được cây thánh giá lên đất của tôn giáo khác, bất kể bằng thủ đoạn nào, thì rất lấy làm hồ hởi, hãnh diện, cho rằng đã làm "vinh danh Thiên Chúa trên trời". Họ không biết rằng như vậy là làm nhục Chúa, hạ thấp Chúa xuống hàng cướp cạn. Chúa dạy đi truyền bá "tin mừng" chứ đâu có dạy đi cướp đất chiếm dân? và nay, ở La Vang, họ cũng hạ Đức Mẹ của họ xuống hàng cướp cạn, cũng như họ đã từng làm với Chúa của họ. Chứng minh?

Đúng như Chu Văn Trình đã viết ở trên: Chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Gia Tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang, và như Charlie Nguyễn viết trong sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm: “Năm 1885, triều đình Huế thất thủ. Năm 1886, Giám mục Sohier ỷ vào thế lực thực dân Pháp trưng đất của dân làng Thanh Tấn và Ba Trục thuộc tỉnh Quảng Trị để mở mang linh địa La Vang (LĐLV trang 48). Tại đây có một ngôi chùa dưới gốc cây đa trong rừng Lá Vằng đã được dân làng xây dựng từ đầu đời vua Minh Mạng. Dân Công Giáo đến phá chùa để cướp đất và họ đã làm những bài vè khá dài kể về việc này”, chúng ta hãy đọc vài câu thơ có tính cách thú nhận của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc hãnh diện viết lại trong cuốn Linh Địa La Vang, trang 41:

Rằng Phật rằng Thần lao đao

Có bà bên đạo (chích. TCN) phép cao lạ lùng

Bà vào bà đánh tứ tung

Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài

Tiếng bà thật đã linh oai

Lư hương bát nước đền đài đều hư...

Thật là đẹp mặt bà Mary. Thật là đẹp mặt Công Giáo Việt Nam. Chỉ bằng vào mấy câu thơ này chúng ta cũng có thể quyết đoán là chính giáo dân Công Giáo đã đánh phá Chùa ở La Vang, phá hủy các bàn thờ, tượng thờ trong Chùa, theo đúng lời dạy của Chúa Jehovah trong Cựu Ước, nghĩa là cướp Chùa để xây nhà thờ La Vang trên đó, tương tự như đã cướp Chùa Báo Thiên ở Hà Nội để xây lên Nhà Thờ Lớn, hoặc đất Chùa ở Saigon để xây lên nhà thờ Đức Bà trước Ty Bưu Điện v..v.. Đất ăn cướp của Chùa đã trở thành Linh Địa của Công Giáo, giống như tiền nhơ bóc lột được của người Do Thái và Chính Thống đã được Vatican rửa thành tiền sạch để trong ngân hàng.

Mặt khác, lịch sử thế giới từ xưa tới nay chưa có trường hợp nào mà nhà Chùa "nhường" Chùa cho bên "Giáo" làm nhà thờ. Đây rõ ràng là một chuyện phi lý, được bày đặt ra để che dấu tội cướp cạn. Nhưng trường hợp bên Giáo, tuân theo những lời Chúa dạy trong Thánh Kinh, đi phá Chùa, cướp Chùa hay những nơi thờ tự của tôn giáo khác rồi cắm cây Thập Ác lên đó thì nhiều vô kể. Ở Việt Nam không thiếu những trường hợp này.

Trước những nguồn thông tin kể trên, chúng ta biết tin nguồn nào? Báo Hiệp Nhất, cơ quan ngôn luận chính thức của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, và sách của Linh mục Hồng Phúc chứa những thông tin mâu thuẫn nhau, phi lý, không hợp với giáo điều của Công Giáo, và không phù hợp với những sự kiện lịch sử trong xã hội Việt Nam. Hiệp Nhất thì nói rằng: vì Đức Mẹ phá, không cho dân địa phương lập miếu thờ Phật Bà Quan Âm nên dân ba làng đã "đồng lòng nhường đất và chùa lại cho bên Công Giáo." Linh mục Hồng Phúc thì bảo: hai bên Lương Giáo chung nhau xây một ngôi Chùa, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhưng rồi bên "Lương" đã nhường ngôi Chùa lại cho bên "Giáo" tu sửa chùa thành nhà thờ. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc thì cho rằng “Bà vào bà đánh tứ tung” để cướp Chùa. Vậy thì ai đúng, ai sai? Nếu chúng ta không có căn bản nào để quyết định ai dúng, ai sai thì chúng ta phải đi đến kết luận là loại bỏ tất cả, vì chuyện Đức Mẹ giành dân chiếm đất là chuyện hoang đường cũng như chuyện Đức Mẹ đã di cư vào Nam, và chuyện tín đồ hai bên Lương, Giáo chung nhau xây chùa vào đầu thế kỷ 19 cũng là chuyện hoang đường, khó tin, vì nếu sự thực là như vậy thì số tín đồ Công Giáo này đã bị Chúa Cha của họ vật chết tươi ngay, nếu chúng ta tin vào những lời mặc khải không thể sai lầm trong Cựu Ước. Thông tin trong Văn Sử Địa, tuy văn phong có vẻ hơi mạnh vì đi thẳng vào trọng điểm (to the point), nhưng có vẻ hợp lý hơn, nếu chúng ta xét đến sách lược truyền bá đạo Công Giáo trên thế giới. Chúng ta cũng nên biết rằng, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra đã càng ngày càng bị lạm phát trên khắp thế giới, lý do đơn giản là Công Giáo đang suy thoái trên khắp thế giới nên phải cho Đức Mẹ hiện ra để vớt vát phần nào đức tin trong đám giáo dân.. Theo truyền thống của Giáo hội mẹ, giáo hội con muốn bắt bà Mary hiện ra ở đâu thì bà ấy phải hiện ra ở đó. Chúng ta còn nhớ, năm 1975, một Linh mục Việt Nam cũng cho bà Mary hiện ra ở Bình Lợi, nhưng không ăn khách, nên sự vụ bị xẹp như quả bóng xì hơi.

Về sự hiện ra của bà Mary ở La Vang, có lẽ bài biên khảo “Sự Thật Về Đức Mẹ La Vang” của Đức Cố Lê là đầy đủ và chi tiết nhất. Chúng ta có thể đọc toàn bài này trên Internet. Tuy nhiên, có một tài liệu mà tác giả lấy từ tờ L’osservatore Romano, trong đó có một chi tiết rất khôi hài, chứng tỏ Vatican cũng mù mờ, chỉ dựa trên những tài liệu, báo cáo láo của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Đoạn của tác giả Đức Cố Lê nguyên văn như sau:

Báo “L'Osservatore Romano”, cơ-quan truyền-thông chính-thức của Tòa Thánh Vatican ở La Mã, số ra ngày 12/19-8-98, có đăng bài “Ky-Tô-Hữu Việt-Nam Sùng Kính Đức-Mẹ La-Vang: Sự-Tích Đức-Mẹ Hiện Đến Với Giáo-Dân Trong Rừng La-Vang Ở Việt-Nam”, trong đó có đoạn:

“Vào cuối thế-kỷ 18, lãnh-thổ Việt Nam bị chia thành 2 vương-quốc: Đàng Ngoài thuộc quyền chúa Trịnh đóng đô ở Hà Nội; và Đàng Trong thuộc quyền chúa Nguyễn đóng đô ở Huế. Các chúa trong Nam muốn đánh ra Bắc nên nhờ người Pháp giúp đỡ. Nhưng có một nhóm trí-thức, gọi là Văn Thân, chống lại sự can-thiệp của người Pháp và đã thành-công trong việc giúp vua Quang Trung lên ngôi. Ông này chiếm được miền Bắc, nhưng từ-trần sớm, để lại ngai vàng cho con là vua Cảnh-Thịnh, tuổi mới lên mười...”

Cái chuyện khôi hài và mù mờ của Vatican ở đây là viết về Văn Thân trong thời đại của Vua Quang Trung và giúp Vua Quang Trung lên ngôi. Đây là “giết sử” chứ không phải là “viết sử”. Bởi vì 82 năm sau khi Vua Quang Trung băng hà (1792) thì dưới triều Vua Tự Đức mới có phong trào Văn Thân (1874) đưa ra khẩu hiện “Bình Tây, Sát Tả”. Thời Vua Quang Trung đã làm gì có Tây mà Bình Tây? Mới chỉ có tên Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), việc đạo không lo, đi lo việc tuyển mộ lính đánh thuê (mercinaries) để giúp Nguyễn Ánh. Một sự kiện lịch sử rõ ràng như vậy mà các “cha cũng như Chúa’ ở Vatican còn viết sai bét sai be như vậy, huống chi là những chuyện hoang đường như bà Mary hiện ra ở nơi Lạ Vắng, không ai biết, không ai thấy. Thật ra thì chuyện Vatican phịa sử Việt Nam cũng đâu lấy gì làm lạ vì, thiên tài quân sự Nguyễn Trường Tộ cũng được Thần Khí Đức Ki Tô mạc khải (theo LM Thiện Cẩm) để phịa sử Việt Nam giống như Vatican vậy thôi. Nguyễn Trường Tộ viết trong những bài “Điều Trần” Hòa Từ (1861) và Thiên Hạ Đại Thế Luận (1863) là “...Nếu quân Pháp cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương...thì thủy binh của ta sẽ trở thành vô dụng.” trong khi hịch Cần Vương chống Pháp của Tôn Thất Thuyết được phát ra hơn 20 năm sau khi Nguyễn trường Tộ viết điều trần, vào năm 1885.

Chúng ta biết rằng, cái gọi là “Linh địa La Vang” chỉ khởi sắc từ năm 1955 khi ông Công Giáo Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống ở miền Nam và có người anh là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Tôi còn nhớ, năm 1955 tôi đang phục vụ tại Trung Đoàn 1, đóng tại Quảng Trị. Năm đó các quân nhân công chức hầu như đều bị bắt buộc phải tham gia cuộc lễ ở La Vang. Quân đội được huy động để cung cấp mọi phương tiện cho cuộc lễ này. Tôi là sĩ quan cấp nhỏ nên không tham dự cuộc lễ ở La Vang cũng chẳng có ai để ý. Nhưng những sĩ quan từ cấp tá trở lên ở hậu phương mà không tham dự thì cũng hơi phiền với Cần Lao Công Giáo. Đức Cố Lê dưa ra nhận xét:

“Sau khi ông Ngô Đình Diệm chấp chính (1955-1963), chính quyền họ Ngô nói chung và giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng đã nhắm ít nhất là hai chủ đích: giúp cho tổng giám mục Ngô Đình Thục (anh của ông Diệm) được phong hồng y bằng cách gia tăng tín đồ; và phát triển tầm quan trọng của La Vang, vì một cảnh trí Đức Mẹ hiện ra chắc hẳn sẽ làm cho quốc gia sở tại nổi tiếng khắp thế giới và lôi cuốn đông đảo tín hữu cũng như du khách từ xa đến hành hương.”

Nhận xét trên rất đúng, nhưng thiên bất dung gian, cả hai chủ đích trên đều không thực hiện được, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phải chịu một kết cục bi thảm, và người dân Việt Nam đã biết rõ bản chất của chính quyền Ngô Đình Diệm cũng như ngày nay, càng ngày càng biết đến bộ mặt thật của Công Giáo. Trong thời đại ngày nay, Công Giáo không còn quyền lực để mà ngăn chặn hay bịt đi những thông tin chính xác về Công Giáo, về mặt đạo cũng như mặt đời. Và chúng ta phải hi vọng rằng, sau cùng thì Sự Mê Tín Cuối Cùng (dịch theo tên cuốn The Final Superstition của học giả Công Giáo Joseph L. Daleiden) cũng không thể còn chỗ đứng trong sự tiến bộ trí thức của nhân loại.

Qua lô-gíc và sự phân tích và bình luận trí thức những tài liệu về sự hiện ra của bà Mary ở La Vang, chúng ta có thể kết luận là, và đây cũng là kết luận của Đức Cố Lê: Xin thưa: Thật ra không hề có việc Đức Mẹ (của Công Giáo) hiện ra tại La Vang. La Vang chỉ là một ngụy tích như hàng trăm các ngụy tích khác do các Giáo hội Công Giáo trên thế giới dựng ra chứ không phải là những sự kiện lịch sử, nhất là La Vang, vì tất cả về La Vang chỉ là nghe nói, truyền khẩu, nghe biết, truyền tụng nhau, hay giai thoại. Tuy nhiên tôi không phản đối bất cứ ai vẫn tiếp tục tin và cho rằng bà Mary thực sự đã hiện ra ở La Vang, vì như trên tôi đã viết: Cái mà con người chọn để mà tin, hay đã được cấy vào đầu từ nhỏ để mà tin, thì không cần thiết phải dựa trên những bằng chứng lịch sử, bằng chứng khoa học. Không có một công thức nào, một lý luận trí thức nào, hay một bằng chứng khoa học nào có thể mang ra để xác định hay thử nghiệm một đức tin..

Chúng ta cũng nên biết rằng, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra đã bị lạm phát, trên dưới 250 vụ trên khắp thế giới, nhưng Tòa Thánh chỉ "chấp thuận" có 6 vụ mà thôi, đặc biệt là không có vụ nào ở cái xứ Mỹ văn minh tiến bộ nhất này được chấp thuận.

Cho tới ngày nay, phần lớn tín đồ Gia Tô vẫn được dạy rằng các tôn giáo khác đều sai lầm và thuộc loại mê tín dị đoan. Luận điệu thời Trung Cổ này cũng được các chức sắc Gia Tô địa phương với đầu óc của những con cừu ngoan ngoãn, hoặc những con vẹt, phụ họa. Gia Tô Giáo thường cho rằng Phật Giáo, một tôn giáo mà điều căn bản Đức Phật dạy là không được tin vào bất cứ điều gì, dù điều đó do chính Đức Phật nói, hay từ một Thánh Thư, từ một vị Thầy nổi tiếng, từ những truyền thống lâu đời, nếu chưa chứng nghiệm vào chính bản thân điều đó thực sự thánh thiện, giúp ích cho mình, cho người v..v..(Kinh Kalama), là mê tín và thờ hình tượng. Các học giả nghiên cứu tôn giáo đã kết luận rằng Gia Tô La Mã Giáo mới chính là một tôn giáo mê tín và thờ hình tượng nhất thế gian. Họ thờ hình tượng Giê-su và Maria khắp nơi và họ có thể tin vào những điều vô lý, phản khoa học v..v.. mà không một người ngoại đạo nào có thể tin được: tin vào một vị Thần toàn năng sáng tạo ra muôn loài trong khi không có bất cứ một bằng chứng nào chứng minh sự hiện hữu của vị Thần đó; tin vào một người chết sống lại sau ba ngày và bay cả hồn lẫn xác lên trời sau 40 ngày (Giê-su), trái với tất cả những định luật khoa học và thiên nhiên; tin vào một người đàn bà Do Thái đã s_inh nhiều con mà vẫn còn đồng trinh; tin ở Đức Mẹ hiện ra ở nhiều nơi, nói đủ thứ tiếng để chống Cộng v...v... Vậy mà Giáo hội vẫn dạy con chiên đấy không phải là mê tín dị đoan, mà chỉ là "thiên khải", và con chiên rất lấy làm hãnh diện được làm tín đồ của một tôn giáo tự nhận là "văn minh, tiến bộ" nhất.

CHƯƠNG VIII

XUNG QUANH VẤN ĐỀ

THIÊN CHÚA GIÁO VÀO VIỆT NAM

 

Qua 7 chương trên, chúng ta đã thấy rõ bản chất thực sự của Gia Tô La Mã Giáo. Chúng ta đã biết sách lược truyền giáo dùng "cường quyền, bạo lực thắng công lý" của tôn giáo này trên hoàn cầu; chúng ta cũng đã biết tư cách, đạo đức, và thái độ của những giáo sĩ thừa sai đối với các dân tộc kém mở mang về văn minh vật chất; và thực chất những tín đồ tân tòng trong các quốc gia này. Do đó, chẳng cần phải nghiên cứu sâu xa gì, chúng ta cũng có thể đoán được bản sắc xâm nhập của Gia Tô La Mã Giáo vào Việt Nam ra sao, và tôn giáo này đã mang lại những gì cho dân tộc Việt Nam. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam là một ngoại lệ. Và như vậy, chúng ta có thể thấy tất cả những sắc thái nhơ nhớp, tàn bạo kể trên khi Gia Tô La Mã Giáo xâm nhập vào Việt Nam, cũng như chúng ta đã thấy những sắc thái này ở mọi nơi khác trên thế giới.

Trong cuốn Việt Nam Giáo Sử, Linh mục Phan Phát Huồn viết:

"Giáo hội (Gia Tô La Mã ở) Việt Nam cũng như bất cứ giáo hội (Gia Tô La Mã địa phương) nào, là một giáo hội xây đắp bằng xương máu. Xương máu ấy là lý do của sự sống dồi dào mãnh liệt của giáo hội.."

Linh mục Phan Phát Huồn có ý nói là giáo hội Gia Tô La Mã tại Việt Nam được xây đắp bằng xương máu của những tín đồ sẵn sàng "tử vì đạo". Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, những tín đồ này không phải là "tử vì đạo" mà bị tàn sát vì phạm tội chống lại nền văn hóa dân tộc, không tôn trọng luật pháp quốc gia, nổi loạn, làm tay sai cho giặc ngoại xâm, phản bội quê hương v...v.... Vậy nếu họ không phải là "tử vì đạo" thì xương máu nào đã xây đắp thành giáo hội? Qua những tài liệu về lịch sử Gia Tô La Mã Giáo toàn cầu, câu viết trên của Linh Mục Huồn có thể đúng nhưng theo một nghĩa khác, nếu chúng ta hiểu rằng xương máu trên là xương máu của những người ngoại đạo, của những người "dị giáo", những người không có cùng tín ngưỡng với Gia Tô La Mã giáo, những người bỏ mình trong những cuộc Thánh Chiến, trong các Tòa Hình Án xử Dị Giáo, trong những cuộc chiến tranh xâm lược của Thực Dân v...v... mà vai trò chủ chốt của Gia Tô La Mã giáo trong đó đã là những sự kiện lịch sử.

Riêng ở Việt Nam, chúng ta có thể nói rằng giáo hội Gia Tô tại Việt Nam đã được xây đắp bằng xương máu của những người Việt Nam yêu nước, những người không chịu từ bỏ truyền thống luân lý, đạo đức gia đình và dân tộc của mình, do đó đã phải hi sinh để bảo vệ, gìn giữ những truyền thống cao đẹp của đất nước, trước cuộc xâm lược song hành của thực dân và Gia Tô giáo, và trước chính sách kỳ thị tôn giáo tàn bạo của Ngô Đình Diệm và tay sai trong 9 năm trời cai trị ở miền Nam, riêng trong thời gian này số người ngoại đạo bị giết hại lên tới trên 300000 người. Đúng vậy, những núi xương, sông máu của những người ngoại đạo vô tội chết dưới cây "thập giá và lưỡi gươm" đã xây đắp đời sống dồi dào của các giáo hội Gia Tô, và người Gia Tô không có cách nào có thể cất bỏ được những đống xương máu đó trên bờ vai lương tâm của họ, dù Giáo hoàng John Paul II đã dạy con chiên của ông phải ăn năn thống hối về những tội ác Gia Tô La Mã Giáo đã mang đến cho nhân loại, và đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi của giáo hội Gia-tô toàn cầu đối với nhân loại..

Đây phải chăng là những lời lộng ngôn của tác giả? Những bằng chứng trong các chương trên và phần khảo luận sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ những lời phê phán trên hoàn toàn dựa vào tài liệu lịch sử chứ không phải là tác giả đã đặt điều một cách vô căn cứ, vô trách nhiệm.

Có lẽ luận án Tiến Sĩ Quốc Gia về "Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914” của Cao Huy Thuần ở Đại Học Paris là nguồn tài liệu phong phú và chính xác nhất về mối liên hệ giữa Gia Tô La Mã Giáo và chủ nghĩa thực dân, cùng thực chất vai trò của các giáo sĩ thừa sai Gia Tô cùng con chiên bản địa trong cuộc xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp. Độc giả nên tìm đọc thiên khảo cứu này cùng với hai cuốn sử rất có giá trị khác, cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh Mục Trần Tam Tĩnh, và cuốn Bước Mở Đầu của sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897) của Nguyễn Xuân Thọ, để thấy rõ những thảm họa do những giáo sĩ này mang tới đất nước Việt Nam. Qua ba tác phẩm này và nhiều tác phầm khác của các sử gia ngoại quốc, chúng ta có thể thấy rõ rằng, đạo Gia Tô La Mã đã mang tới Việt Nam bao bất hạnh xui xẻo chứ không phải là đã gặp bao bất hạnh xui xẻo khi tới Việt Nam như linh mục Kim Định đã viết. Điều này sẽ được chứng minh trong phần trình bày sau đây.

Vấn nạn Gia Tô ở Việt Nam là một vấn đề rộng lớn, cần có một công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về mọi khía cạnh. Trong cuốn sách này, tôi chỉ xin luận về hai điểm mà các "sử gia" Gia Tô Việt Nam thường đưa ra:

1. Các thừa sai Gia Tô tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam"; và 2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.

Các "sử gia" này không bao giờ nhắc đến những hành động phá hoại, gây chia rẽ v...v..., của các giáo sĩ thừa sai đối với dân tộc Việt Nam, và cũng không bao giờ nhắc tới những nguyên nhân của sự cấm đạo.

Đọc những cuốn sử viết về những hành động của các giáo sĩ và giáo dân tân tòng ở Việt Nam chúng ta thấy các tác giả thường chia làm hai khuynh hướng: khuynh hướng của các nhà viết sử thực dân, của các giáo sĩ và tay sai viết theo những quan điểm chủ quan, gian dối, đầy thiên kiến và sai lạc; và khuynh hướng của các sử gia, học giả vô tư, xét đoán sự việc dựa theo những tài liệu hiện hữu, sau khi cân nhắc, phân tích kỹ càng, cặn kẽ những tài liệu này.

Hai khuynh hướng trên đã được sử gia Mark W. McLeod, Giáo sư đại học, viết trong phần dẫn nhập của cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 như sau:

"Những tiểu luận sống động về lịch sử của Milton Osborne và Jean Chesneaux đã mô tả sự phát triển về một truyền thống học thuật Pháp mà đặc tính của nó là "quy-Pháp và thiên Pháp". Chúng ta có thể xét sự thiên vị này theo những giá trị đã gây cảm hứng và thấm nhập vào sự nghiên cứu lịch sử, sự chú trọng vào những chủ đề chính của tác phẩm, và sự chọn lựa những nguồn tài liệu. Giá trị của những tác giả Pháp, đặc biệt là những người viết về thế kỷ 19, đều bị ảnh hưởng bởi những thái độ thực dân thịnh hành, tự tôn, về nền văn hóa ưu việt Tây phương, và đi cùng với "nhiệm vụ văn minh hóa" của nước Pháp. Để ra ngoài những biệt lệ xuất sắc của Charles Maybon và Leopold Cadière, những binh sĩ Pháp, nhân viên hành chánh thuộc địa, và những giáo sĩ thừa sai, những người mở đầu cho cuộc nghiên cứu của Tây phương về lịch sử Việt Nam, thường thường đặt mình vào trọng tâm của những câu chuyện do chính mình viết ra.

...Cũng như ở trong những quốc gia đã được giải phóng khỏi ách thực dân gần đây, Việt Nam đã làm sống lại việc viết lịch sử sau khi lấy lại được nền độc lập chính trị. Tuy rằng sự phân chia chính trị sau thời kỳ thuộc địa đã tạo nên hai trường phái nhìn lịch sử đối ngược nhau mà chúng ta có thể gọi một cách thuận tiện là trường phái "Hà Nội" và "Sài Gòn", nhưng những sử gia Việt Nam mới này đều nhất trí bác bỏ những luận điệu "quy Pháp" đã chi phối và còn đang là những đặc tính của hầu hết các tác phẩm viết về sử Việt Nam.

Những sử gia này đã phát động một sự phân tích vấn đề những giá trị thuộc địa trong những tác phẩm của các tác giả Pháp trong thời xưa, họ nhấn mạnh vào cách tiếp cận "quy - Á Châu" khi xét về lịch sử Việt Nam, và họ dựa vào sự nghiên cứu những tài liệu bản xứ cũng như của Pháp. Một vài học giả Pháp và Tây phương đã theo những sử gia Việt Nam trên đường hướng mới này.

... Tác phẩm nghiên cứu này có mục đích sửa lại một phần vấn đề diễn giải lịch sử về một thời kỳ quyết định mà các tác giả Tây phương hiện đại thường không để ý tới. Trọng tâm của cuộc nghiên cứu này là Phản Ứng của Việt Nam Trước Sự Can Thiệp của Pháp trong những năm 1862-1874, nghĩa là, trong thời kỳ mà Pháp thiết lập địa vị của mình ở Nam Kỳ (1862, 1867), rồi tiến đến việc bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1873-1874).

Cuộc khảo cứu này phản bác lập trường "quy Pháp và thiên Pháp" của những thừa sai Pháp, những tác giả và giới chức thực dân, và của những tác giả Tây phương về sau, bằng cách đối chiếu sự diễn giải lịch sử của họ với những bằng chứng trong các tài liệu chính của Việt Nam, hầu hết những tài liệu này đều chưa được các nghiên cứu gia Tây phương sử dụng khi viết về giai đoạn lịch sử Việt Nam này. Những tác phẩm của hai tác giả Gia Tô Việt Nam - Phan Phát Huồn và Nicole Dominique Le, cũng sẽ được phê bình khi hiển nhiên là họ đã dựa vào nguồn tư liệu của giới thừa sai Pháp, và không cân nhắc tài liệu cẩn thận đến độ lập lại những sai lầm của những tác giả Pháp thời xưa; điều này rõ rệt nhất khi họ thảo luận về cách đối xử của triều đình Huế đối với các tín đồ Gia Tô sau khi ký hiệp ước 1862."

(Historiographical essays by Milton Osborne and Jean Chesneaux have described the growth of a tradition of French scholarship on Vietnam that is characterized by a "Franco-centric bias". This bias can be considered in terms of the values that inspire and permeate the historical study, the focus of primary subject of the work, and the selection of source material. The values of the French authors, especially those who treated the 19th century, were influenced by the prevalent, self-reinforcing colonial attitudes about European cultural superiority and the concomitant "civilizing mission" of France. Brilliant exceptions such as Charles Maybon and Leopold Cadière aside, the French soldiers, colonial administrators, and missionaries who initiated Western historical investigation of Vietnam generally made themselves the focus of their own histories.

...As in other recently decolonized countries, a renaissance of historical writing followed political independence in Vietnam. Although Vietnam's extended post-colonial political division produced two antagonistic historical schools, which may conveniently be termed those of "Hanoi" and "Saigon", the new Vietnamese historians are unanimous in rejecting the "Franco-centric bias" that had dominated and still characterizes much French historical writing on Vietnam. These Vietnamese historians initiated a critical questioning of the colonial values of the early French authors; they emphasized the "Asia-centric" approach to Vietnamese history; and they based their research on indigenous as well as French source. Some French and other Western scholars have followed the Vietnamese historians in this new orientation.

...The present study seeks to provide a partial corrective for the problems of historical interpretation resulting from the neglect by modern Western scholars of this decisive period in Vietnamese history. The focus is the official Vietnamese response to French intervention during the years 1862-1874, that is, the period during which the French established a foothold in Southern Vietnam (1862, 1867) and extended their protectorate over the North and Center (1873-1874). The study counters the "French-centric bias" of French missionaries, colonial officials and authors, and subsequent Western scholars by confronting their interpretation with evidence from primary Vietnamese documentation, most of which has yet to be utilized by Western researchers for a history of this period. The works of two Vietnamese Catholic authors - Phan Phat Huon and Nicole-Dominique Le - are likewise to be criticized when it is evident that their reliance on the French missionary source and/or their failure to critically evaluate them has led to a reiteration of the errors of the early French authors; this occurs most noticeably when they discuss the question of Hue's treatment of the Catholics after the signing of the 1862 treaty.)

Cùng một chiều hướng khảo cứu dựa trên những tài liệu chỉ mới xuất hiện sau khi chế độ thực dân ở Việt Nam cáo chung, Tiến sĩ Cao Huy Thuần cũng đã viết trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam, bản dịch đầu của luận án tiến sĩ "Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914”, trg. 502, như sau:

"Những người viết sử "thực dân" và những người viết sử của Phái Bộ Truyền Giáo đã cho xuất bản rất nhiều sách về điểm mà họ gọi là "sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam". Một tác giả Thiên Chúa Giáo Việt Nam cũng đã có viết một tập giáo khoa - được giải thưởng Hàn Lâm Viện Pháp - để dùng cho các học sinh trung học Pháp, trong đó y giải thích cho các độc giả trẻ rằng các Vua Việt Nam, vào thế kỷ thứ 19, đã "đàn áp" các tín đồ đạo cao quý của phương Tây như thế nào. Chúng tôi hi vọng rằng các tài liệu công bố trong thiên khảo cứu này cũng đủ khá hùng hồn để chấm dứt các ngụy tạo đó. Thật vậy, cái gọi là "đàn áp tôn giáo" đó sự thực chỉ là những biện pháp tự vệ mà mọi nước bị ngọai xâm và nội loạn đe dọa đều bị buộc phải dùng đến nếu không muốn nhận chịu nguy cơ sụp đổ. Nếu đạo Thiên Chúa Việt Nam bị bài xích, thì việc đó, chính yếu là do các người đại diện cho đạo. Những người này, bằng những hoạt động tai hại và ý muốn thống trị của họ, rút cục đã làm cho người Việt Nam thấy Chúa Christ là tay sai của xâm lăng thuộc địa và văn hóa".

Để đánh giá những nhận định như trên của Giáo sư McLeod và của Tiến sĩ Cao Huy Thuần, chúng ta cần trở lại lịch sử, bắt đầu từ khi các giáo sĩ thừa sai Gia Tô đầu tiên tới Việt Nam và rồi sau đó họ đã làm những gì cho xã hội và đất nước Việt Nam.

8.1. Vấn đề rao giảng "tin mừng Phúc Âm".

Có thể nói, những Giáo sĩ Gia-Tô-Giáo La-Mã đầu tiên đã tới Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ 16 (1533), nhưng thường chỉ ở lại một thời gian ngắn và những hoạt động của họ không có gì quan trọng đáng phải để ý. Những người ngoại quốc tới Việt Nam với tư cách là bạn luôn luôn được người Việt Nam đón tiếp niềm nở và coi như bạn. Thí dụ, năm 1618, một linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha tên là Christoforo Borri cùng với một số giáo sĩ khác tới Faifo, gần Đà Nẵng. Trong một văn kiện được lưu trữ ông đã viết như sau, tỏ lòng cảm phục tính tình hiền hòa và hiếu khách của người Việt Nam ( Helen B. Lamb, Ý Chí Sống Còn Của Việt Nam (Vietnam's Will To Live), trg. 10):

"Trong khi các dân tộc Đông Phương khác coi người Âu Châu như là đáng ghê tởm và lánh xa khi những người này tới gần họ, thì ở Đàng Trong lại ngược lại. Họ niềm nở bắt chuyện với chúng tôi. Họ rất tò mò và hỏi chúng tôi đủ chuyện. Rất lịch sự và văn minh, họ mời chúng tôi về nhà dùng bữa cùng họ. Vì sự hiền hòa và thoải mái trong vấn đề giao tiếp này nên chúng tôi có thể nói chuyện với họ, coi họ như là bà con trong nhà vậy, ngay cả trước khi biết rõ họ."

(Whereas other Oriental peoples hold the Europeans in abomination and flee from them when they come, in Cochinchina it is just the opposite. The people want to talk to us and are full of curiosity, asking us many questions. With great courtesy and civility they invite us to their me to dine with them. Because of this natural grace and customary ease of association, it is possible to communicate with these people as if they were one's own kith and kin. This is so even before knowing them well.)

Nhưng rồi sau đó các giáo sĩ thừa sai Gia Tô, vì đã bị đuổi không còn có thể hành nghề xúi dục và gián điệp ở Nhật Bản, như chúng ta đã biết, cho nên đã kéo tới Việt Nam, lợi dụng tính hiền hòa và hiếu khách của dân tộc Việt Nam, không phải để rao giảng tin mừng Phúc Âm, vì thật ra, theo nhận định của học giả David Voas, cũng như của Giáo sư Schwartz, người đã từng dạy Thánh Kinh trong 20 năm tại hai đại học lớn ở Hoa Kỳ, trong Phúc Âm không có chân lý mà cũng không có tin mừng, trái lại, các giáo sĩ thừa sai chỉ chỉ mang đến những tin xấu, những chuyện hoang đường để đưa con người vào vòng nô lệ tâm linh, mê tín dị đoan, tin vào một cái bánh vẽ huyền hoặc trên trời và trong một đời sau, của một tôn giáo ngoại lai mà lịch sử nhơ nhớp của nó là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần nhớ kỹ trong đầu: sách lược truyền giáo của Gia Tô La Mã Giáo là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để thu nhặt và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc đầu óc con người v...v..., như đã được trình bày trong những chương trên. Sách lược này đã được áp dụng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, như sẽ được chứng minh sau đây.

Trong những giáo sĩ thừa sai có tên tuổi trong lịch sử Gia Tô Giáo ở Việt Nam, trước hết chúng ta phải kể Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ). Ở đây, tôi sẽ không bàn tới vấn đề Rhodes có phải là người sáng lập ra chữ Quốc Ngữ hay không. Vấn đề này nay đã được giải quyết dứt khoát qua những tác phẩm như: "Ki-Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại", Nhiều Tác Giả, Văn Hóa, 1996; "A. De Rhodes: Người Đầu Tiên Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam Và Chữ Quốc Ngữ", Nhiều Tác Giả, Giao Điểm 1998; "Gián Điệp Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ", Chu Văn Trình, Văn Sử Địa, 1996.

Tuy nhiên, để độc giả có một khái niệm về chữ Quốc Ngữ mà giáo sĩ Rhodes dùng để viết cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", tôi xin trích nguyên văn một đoạn như sau:

"Ngày thứ nhít. Ta cầu cừ đức Chúa blời giúp fưc cho ta biét tó tuầng đạo Chúa là nhuầng nào vì bậy ta phải hay ở thế nầy chẳng có ai fòú lâu; vì chưng ké đến bảy tám mươi tuếi chảng có nhiềo. Vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được fòú lâu, thật là viẹc người cuên tử, khác phép thế gian nầy, dù mà làm cho người được phú quí; fâũ le chẳng làm được cho ta ngày fau... (Diễn Đàn số 8, 1992, Hoài Văn). "

Đó là chữ Quốc Ngữ của Alexandre de Rhodes, người được các tín đồ Gia Tô Việt Nam tôn vinh là có công với nền văn hóa Việt Nam.

Chúng ta biết rằng, trong cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", giáo sĩ Rhodes đã mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo. Ông gọi đức Phật và đức Khổng Phu Tử bằng những danh từ thiếu văn hóa, phản ánh tư cách của một con người vô giáo dục, vô đạo đức tôn giáo, và cuồng tín. Ngoài những hoạt động truyền giáo "thiếu văn hóa" để xâm lăng văn hóa như trên, và sự "đóng góp" cho nền văn hóa Việt Nam bằng một tác phẩm truyền đạo hạ cấp như cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", và một cuốn tự điển Việt-Bồ-La Tinh mà xuất xứ thuộc loại bất minh, Rhodes đã làm những gì cho dân tộc Việt Nam? Sau đây là vài tài liệu về những hoạt động của ông khi ông xâm nhập hợp pháp cũng như bất hợp pháp vào đất nước Việt Nam. Rhodes bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1630, trở lại Việt Nam bất hợp pháp năm 1640, và rồi lại bị trục xuất năm 1645.

Trong cuốn Vietnam's Will To Live, trg. 11, Helen B. Lamb viết như sau:

"Cha Alexandre de Rhodes, một thừa sai dòng Tên khác, cũng đã đã để lại cho hậu thế một bản ghi chép lời tường thuật về những kinh nghiệm của ông ở miền Bắc (người Tây phương gọi là Bắc Kỳ) cũng như ở Nam Kỳ trong thế kỷ 17. Là người có đầu óc thực tế, những ấn tượng tốt của ông về Việt Nam không phải là sự duyên dáng của người dân Việt mà là về những cái khác. Ông lấy làm kinh ngạc trước mức độ buôn bán trong những thị trấn ở Việt Nam, và giải thích như sau: "Họ rất giầu vì đất đai màu mỡ. Có 24 con sông chảy qua khắp nơi, rất thuận tiện cho việc di chuyển bằng đường thuỷ đi tới nhiều nơi, rất dề dàng cho việc buôn bán."

(Father Alexandre de Rhodes, another Jesuit missionary, has also left a record for posterity; his account tells of his experiences in the North (called Tonkin by Westerners) as well as in Cochinchina in the 17th century. Being of a seemingly practical turn of mind, he was impressed by other things than the grace of the people. He was amazed by the amount of trade carried on in Vietnamese towns, and gave the following explanations: "They are very rich because the land there is fertile. It is watered by twenty-four rivers, which are marvellously convenient for traveling by water to all places in the country, and this serves to facilitate trade and travel.)

Trong cuốn Catholic Imperialism Against The Asiatic Continent, trg. 352, Avro Manhattan đã viết về những hoạt động gián điệp của giáo sĩ Đắc Lộ như sau:

"Cha Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên, tới Đông Dương vào năm 1610, và chỉ 10 năm sau ông đã có thể gửi về một phúc trình mô tả chính xác những khả năng của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Những giáo sĩ thừa sai dòng Tên được tuyển mộ ngay và phái sang Việt Nam để giúp Alexandre de Rhodes trong hai nhiệm vu: cải đạo người dân ở hai miền vào tín ngưỡng Gia Tô và thăm dò những tiềm lực thương mại của các miền này cho vương quốc Pháp. Những sứ mạng này, theo quan điểm của La Mã và Ba Lê (Paris), không thể tách rời nhau được vì chúng là những bước đầu quan trọng nhất dẫn tới sự xâm chiếm chính trị vá quân sự những xứ này."

(Père Alexandre de Rhodes, a Jesuit, arrived in Indochina about 1610, and only a decade later he was able to send a very accurate description of the possibilities of Annam and Tonkin. French Jesuits were promptly recruited and were sent to help him in his double work of converting those nations to the Catholic faith and of exploring the commercial potentialities of these regions for the French crown. These tasks, in the eyes of both Rome and Paris, could not separated, being the two most important stepping-stones which would lead eventually to the political and military occupation of these countries.)

Cao Huy Thuần đã trích dẫn một tài liệu như sau trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam..., trg. 48, vạch rõ ý đồ thực dân của Rhodes:

"Tôi tin rằng nước Pháp," ông (Rhodes) viết, " vì là nước ngoan đạo nhất trên thế giới nên sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh lính để đi chinh phục toàn thể phương Đông, ở đó tôi sẽ kiếm ra cách để có những giám mục vốn là những Cha và Thầy của chúng ta trong những giáo hội đó. Tôi rời La Mã ngày 11 thàng 9, 1652 với ý định đó. "

(J'ai cru que la France, écrivait il, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l'Orient, que j'y trouverais moyen d'avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652.)

Câu văn trên phân biệt rõ ràng lính chiến, binh lính (soldats) với các giám mục (évêques) thế mà vẫn có người cho rằng "soldats" chỉ các thừa sai. Ngoài ra, nếu đã dùng các thừa sai để đi chinh phục toàn thể phương Đông thì thừa sai đã có sẵn đó rồi, việc gì phải nói là "tôi sẽ kiếm ra cách để có các giám mục thừa sai"? Dịch "soldat" là thừa sai một cách gượng gạo như trên để chạy tội cho một tên giáo sĩ chủ mưu xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực mà cũng có người viết ra được thì chúng ta phải hiểu cái di sản Đắc Lộ đã để lại cho một số người dân Việt Nam nó tệ hại như thế nào..

Và Yoshiharu Tsuboi viết trong cuốn Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes như sau:

"Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố rằng, người Việt Nam cải đạo theo Gia Tô giáo với nhịp độ 15000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vì họ chỉ thấy có độ 60000 thay vì 200000 tín đồ Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố."

(Alexandre de Rhodes annonce, vers 1650, que les Vietnamiens se convertissent au rythme de 15000 par an, chiffre que, quelque vingt années plus tard, les missionaires francais jugeront exagéré, ne comptant quant à eux qu'environ 60 000 chrétiens au lieu de 200 000 annoncés par les jésuites.

Qua bốn tài liệu vừa trích dẫn ở trên, chúng ta có thể rút tỉa những gì?

Thứ nhất, Alexandre de Rhodes đến Việt nam để làm công việc của một gián điệp: nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, địa thế, dân tình v...v... của Việt Nam để hoạch định kế hoạch xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực và sau đó dùng bạo lực để truyền bá đạo.

Thứ nhì, Rhodes, tối mắt bởi đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú của Việt Nam, là giáo sĩ Gia Tô đầu tiên tích cực vận động chính phủ Pháp đánh chiếm Việt Nam bằng hai cách: gợi lòng tham của Pháp và báo cáo sai sự thực, phóng đại về tình hình cải đạo của dân chúng Việt Nam.

Thứ ba, với một đầu óc cuồng tín của những sản phẩm xuất thân từ cái lò đào tạo dòng Tên, Rhodes đã xuyên tạc sự thật, cũng có thể là ngu đần không biết đến sự thật, nên đã viết cuốn Phép Giảng 8 Ngày.... trong đó ông mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, cũng như mạ lỵ những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Rhodes đã thành công trong ý định xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực của mình, nhưng thành công nhất là Rhodes đã để lại cho giáo dân Việt Nam một nền đạo lý mà giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang, trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, 1954-1963, (1998), gọi là nền đạo lý Thiên La - Đắc Lộ. Nền đạo lý Thiên (Chúa Giáo) La (Mã) - Đắc Lộ này, theo định nghĩa của Giáo sư Quang, là "sự tổng hợp của sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý, của giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc, cùng cách dùng ngôn từ hạ cấp của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)."

Thật là khó hiểu, một giáo sĩ ngoại quốc thuộc loại cuồng tín, đạo đức kém cỏi, đã hai lần bị trục xuất khỏi Việt Nam vì những hành động gián điệp, phá hoại, mạ lỵ tôn giáo và nền văn hóa Việt Nam như vậy mà ngày nay vẫn còn những người có đầu mà không có óc muốn tôn vinh ông, dựng bia đá tượng đồng thờ phụng, đặt tên ông trên đường phố cùng hàng với tên của các danh nhân lịch sử Việt Nam, những anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã bỏ mình vì nước. Với một tâm cảnh cuồng tín, vọng ngoại, nô lệ như vậy, thử hỏi những người này làm sao có thể tạo một chỗ đứng trong lòng đại khối dân tộc?

Nối nghiệp Alexandre de Rhodes là hai Giám mục Francois Pallu và Lambert de la Motte, được Giáo hoàng bổ nhiệm cai quản hai địa phận truyền giáo đàng ngoài và đàng trong tại Việt Nam, năm 1658. Theo tài liệu trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam của Cao Huy Thuần và cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh mục Trần Tam Tĩnh thì hai Giám mục Pallu và Lambert đã quan tâm nhiều đến việc thành lập các công ty buôn bán, ngụy trang giáo sĩ dưới dạng lái buôn, để xúc tiến việc rao giảng "tin mừng Phúc Âm" qua "tham vọng và óc xâm lăng của các nhà truyền giáo muốn bành trướng, xây dựng các hãng buôn khắp nơi, nhất là ở Bắc Kỳ để thiết lập các phái bộ truyền giáo của họ"; Cao Huy Thuần, Sđd., trg. 49.)

Trong cuốn Việt Nam: Một Lịch Sử Chính Trị (Vietnam: A Political History), Joseph Buttinger viết:

"Đặc biệt, Francois Pallu, một thừa sai, là một tên chủ mưu chính trị đã đi quá những huấn thị trao cho hắn. Người ta có thể gọi hắn là người sáng chế ra thủ đoạn thực dân tạo chính sách ở Paris bằng phương pháp "đặt chính quyền Pháp trước sự đã rồi."

(Francois Pallu, a missionary, in particular was a political schemer who went far beyond his instructions. He might be called the inventor of the colonial practice of shaping policy in Paris by the method of "fait accompli".)

Xét lịch sử, chúng ta có thể nói, Gia Tô La Mã Giáo chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam từ khi Giám Mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, và sau đó, các giáo sĩ thừa sai Pháp thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Sau đây, tôi sẽ trình bày phần nào chi tiết vai trò của các Giáo sĩ thừa sai xâm nhập Việt Nam để truyền đạo, thường được các giáo sĩ và đám nô lệ bản địa cho rằng để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" cùng khai sáng, văn minh hóa dân tộc Việt Nam, kể từ Giám mục Bá Đa Lộc trở về sau.

Trước hết, chúng ta hãy xét đến bản chất của Giám mục Bá Đa Lộc qua vài tài liệu sau đây:

1. Helen B. Lamb, Ibid., trg. 63:

"Bá đa Lộc biết rõ rằng người mà hắn bao che giúp đỡ (Nguyễn Ánh) không được sự ủng hộ của dân chúng. Năm 1791 Giám mục viết: "Hiện nay hắn (Nguyễn Ánh) đã chồng chất trên dân tộc hắn gánh nặng thuế má và cưỡng bức lao động, và có vẻ như đám dân nghèo khổ quá đau khổ bởi đói kém này mong muốn sự tiến tới của nhà Tây Sơn.

Giám mục đã góp những gì cho cuộc chiến thắng sau cùng của Nguyễn Ánh? Ông ta là một chiến thuật gia giỏi với một kiến thức sâu rộng về binh bị và một tinh thần kiên trì, và ông ta đã xin được tiền của các thương gia Viễn Đông để cung cấp cho Nguyễn Ánh những tàu chiến, vũ khí, và vài trăm lính đánh thuê Tây phương, hầu hết là dân Pháp."

(Pigneau de Béhaine became acutely aware that his protégé did not really command Vietnamese support. In 1791 the Bishop wrote: "He (Nguyen Anh) has overwhelmed his people at this moment with taxes and forced labors, and the poor people are so tormented by famine that they desire, it seems, the arrival of the Tay Son."

What did the Bishop contribute to the final victory of Nguyen Anh? He was a good strategist with an extensive knowledge of the military arts and an indomitable spirit, and he raised money from Far Eastern traders to provide Nguyen Anh with ships, arms, and a few hundred European mercenaries, mostly French.)

2. Harry Hass & Nguyen Bao Cong trong Vietnam: The Other Conflict, trg. 3:

"Năm 1787 Giám mục thừa sai (Bá Đa Lộc), nhân danh Nguyễn Ánh, ký một hiệp ước ở Versailles, theo đó Pháp hứa sẽ dùng những lợi thế thương mại để giúp (Nguyễn Ánh). Khi những lời hứa của triều đình Pháp chỉ là những lời hứa suông, Giám mục Bá Đa Lộc đã vận dộng những thương gia Pháp ở Mauritius và Pondicherry giúp đủ tiền để ông thành lập một đoàn quân lính đánh thuê nhỏ. Những tên lính đánh thuê và cố vấn này đã giúp Nguyễn Ánh rất nhiều trong việc đánh bại nhà Tây Sơn.

Một tác giả người Anh đã gọi cái xí nghiệp này là "bộ truyền giáo quân sự Tây phương đầu tiên, chỉ huy bởi một Giám mục Gia Tô."

..Cũng cần phải nói thêm rằng một loại trợ giúp quân sự khác của các nhà truyền giáo cho các phe đánh nhau ở Việt Nam là: súng ống và nghệ thuật chế tạo cùng sử dụng chúng."

(In 1787 the missionary Bishop (Behaine) signed a treaty in Versailles on behalf of his client (Nguyen Anh), which promised aid from the commercial advantages for France. When the Court's favor proved to be empty promises, Bishop Pigneau de Béhaine obtained help from French merchants at Mauritius and Pondicherry, enabling him to raise a small mercenary army. Mercenaries and advisers were of great help to Prince Nguyen Anh in defeating his adversary.

A British author called his enterprise the first Western military mission, commanded by a Catholic Bishop...

...Something has to be said here about another sort of military aid which was provided by Missionaries to warring Vietnamese dynasties: guns and the art of using and making them.)

3. Hal Dareff trong The Story of Vietnam, trg. 28:

"Điều đặc biệt là vị hoàng tử 16 tuổi, Nguyễn Ánh, đang chạy trốn nhà Tây Sơn và được Giám mục Gia Tô Bá Đa Lộc che trở, cung cấp cho chỗ ăn chỗ ở. Kể từ khi Giám mục có hành động ban ơn huệ này, đời sống của vị hoàng tử trẻ tuổi đã thay đổi và có một ý nghĩa mới. Đứng về một phe trong một cuộc nổi loạn là một hành động chính trị, và Bá Đa Lộc hiểu rõ như vậy. Ông đã chọn đứng về phe Nguyễn Ánh và bây giờ ông phải tiếp tục dù thắng hay bại. Có một khía cạnh cá nhân trong quyết định của Bá Đa Lộc, vì Giám mục, một người với nhiều tham vọng, có những kế hoạch riêng để chinh phục môt vương quốc. Suốt 20 năm còn lại của cuộc đời, ông đã theo đuổi hai mục tiêu chính: giúp cho Nguyễn Ánh lên làm vua, và chiếm Nam Kỳ cho nước Pháp.

Những thành quả của Bá Đa Lộc thật là đáng kể, nhưng ông đã thất bại trong mưu đồ thực hiện hai điều mà ông mong muốn nhất: thiết lập một vương quốc cho Pháp và làm cho Nguyễn Ánh cải đạo theo Ki Tô Giáo, do đó Nam kỳ sẽ đặt dưới quyền cai trị của một ông Vua theo đạo Gia Tô.

.. Thật là khôi hài khi chúng ta thấy rằng, dưới những triều Nguyễn xây dựng bởi Nguyễn Ánh khi ông thực sự lên làm Vua, những tín đồ Gia Tô lại bị bạo hành dữ dội như chưa bao giờ từng bị như vậy."

(...The one exception was the 16-year old Prince Nguyen Anh, who in that same year fled the avenging Tay Son and found sanctuary with the Catholic Bishop Pigneau de Béhaine. Pigneau took the young prince in and gave his shelter. From the very moment he performed this act of mercy, the life of the youthful prelate changed and took on new meaning. To take sides in a revolt is a political act, and Pigneau understood this very well. He had made his choices now he would have to stand or fall by it. There was a personal side as well to Pigneau de Béhaine's decision, for the Bishop, a man of large ambition, had plans for his own for conquest an empire. The remaining 20 years of his life would be spent in pursuit of two main goals - to make his young prince an emperor and to win Cochinchina for France.

...Pigneau's accomplishments had indeed been noteworthy, but he had failed at two things he wanted most to achieve - to carve out an empire for France and to convert Nguyen Anh to Christianity so that Cochinchina would be ruled by its first Catholic emperor.

It is therefore ironic to note that under the dynasty founded by Nguyen Anh when he did become emperor, Catholics were more violently persecuted than they had ever been before.)

Qua những tài liệu vừa trích dẫn, chúng ta không thể không tự hỏi: Cái thứ Giám mục Gia Tô như Bá Đa Lộc ở trên là thứ Giám mục gì vậy? Bá Đa Lộc là một Giám mục, nhưng bản chất của ông, cũng như của nhiều giáo sĩ thừa sai khác, là một tên lính đánh thuê chuyên nghiệp (professional mercenary). Ông biết Nguyễn Ánh không được lòng dân, và đám dân nghèo đang chịu đựng những cảnh bất công trong xã hội, nhưng ông lại gây quỹ, tuyển mộ lính đánh thuê để giúp Nguyễn Ánh, đi ngược lại lòng dân. Vậy ông đến Việt Nam để "giải thoát" người nghèo, như các "sử gia" Gia Tô thường ca tụng, hay là mưu đồ dựng lên một vị Vua theo Gia Tô Giáo để dễ dàng việc truyền đạo, dù vị vua đó không được lòng dân?

Sau Giám mục Bá Đa Lộc là những Linh mục, Giám mục tới Việt Nam với mục đích rõ rệt là phá hủy nền văn hóa Việt Nam, và vận động chính phủ Pháp xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Trong số này chúng ta phải kể đến những Giám mục Huc, Retord, Pellerin, Gauthier, Puginier v..v.. Tất cả đều có những hoạt động gián điệp với sự tiếp tay của một số không nhỏ tín đồ Gia Tô bản xứ. Hiện nay, những sử liệu về hoạt động gián điệp và gian ác thế tục của họ không thiếu. Sau đây tôi chỉ đưa ra vài tài liệu để cho chúng ta thấy bộ mặt thật của những người đi rao giảng "tin mừng Phúc Âm" .

Trong cuốn Vietnam's Will to Live, trg. 79, Helen B. Lamb viết châm biếm như sau:

"Những công tác của những giáo sĩ như là Cha Retord gồm có thu thập tin tức về vùng bờ biển, sông ngòi, và sự phòng vệ Huế. Ngoài việc là một nguồn tin tức chủ yếu cho hải quân Pháp, những giáo sĩ còn làm những xách-động viên, nhân danh 450,000 giáo dân mà họ tuyên nạp vào giữa thế kỷ thứ 19, sẵn sàng đưa một quốc gia 10 triệu người vào vòng chết chóc và tàn phá toàn diện - lẽ dĩ nhiên là để cứu quốc gia này."

(The labors of such missionaries as Father Retord had included intelligence on coastal areas, rivers, and the defense of Hue. Besides being a vital source of information for the French navy, the missionaries played the role of outside agitators who, in the name of 450,000 Vietnamese converts they claimed by the mid-19th century, were willing to plunge a country of 10 million people into wholesale death and destruction - in order, of course, to save it.)

Trong cuốn Việt Nam Pháp Thuộc Sử, Giáo sư Phan Khoang viết:

"Những người đề xướng cuộc chinh phục nước Nam là mấy sĩ quan hải quân của hạm đội Pháp ở biển Trung Quốc..nhưng hoạt động hăng hái hơn cả để làm cho chính phủ Pháp quyết định là các giáo sĩ, nhứt là giáo sĩ Huc, Giám mục Retord, Giáo sĩ Libois và Giám Mục Pellerin..

Vậy thì, những lời hoa mỹ như "rao giảng tin mừng Phúc Âm", "văn minh hóa" dân tộc mọi rợ Việt Nam v...v... của các giáo sĩ thừa sai chẳng qua chỉ là những lời tuyên truyền giả dối để che đậy thực chất nhơ bẩn, đồi bại của những kẻ cuồng tín mà lịch sử đã chứng minh rằng, một tay cầm cuốn Thánh Kinh, còn tay kia cầm gươm giáo hoặc súng ống để "thuyết phục" những người đần độn , thường thuộc giai cấp cùng đinh, đầu óc mù mịt, tin theo những điều hoang đường nhất trong những điều hoang đường, như những nhà nghiên cứu tôn giáo đã chứng minh.

Sau đây, tôi sẽ đi vào vấn đề cấm đạo và bách hại giáo dân mà các giáo sĩ thừa sai và những "tôi tớ hèn mọn" của họ thường xuyên tạc, phóng đại để thuyết phục chính phủ Pháp xâm chiếm Việt Nam.

8.2. Vấn Đề Cấm Đạo và Bách Hại Giáo Dân.

Không ai có thể phủ nhận sự kiện lịch sử là ở Việt Nam có hiện tượng cấm đạo và bách hại những người theo đạo Gia Tô, từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh cho tới hết triều Tự Đức, khi mà Pháp đã dùng vũ lực hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam.

Luận cứ của các giáo sĩ thừa sai Gia Tô và những tay sai bản địa là: sở dĩ có những cuộc bách hại giáo dân là vì, từ Vua tới quan cho tới hàng sĩ phu và dân thường ở Việt Nam đều thuộc loại ngu dốt, không chịu chấp nhận "tin mừng Phúc Âm", nghĩa là chấp nhận làm tôi tớ hèn mọn cho Chúa Giê-su, một người Do Thái đã khẳng định rằng: "Ta được sai đến đây để cứu giúp đàn chiên đi lạc của nhà Israel (nghĩa là dân Do Thái) mà thôi - chứ không phải để lo cho người nước ngoài" (Mã-Thi 15: 24, Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước, Nguồn Sống, 1994), nhưng thực ra chỉ làm tôi tớ hèn mọn cho Tòa Thánh Vatican, cho Giáo hoàng và các Giám mục, Linh mục, những kẻ tiếm vị Chúa trên trần, tự cho mình những thần quyền hoang đường phi lý như đại diện của Chúa trên trần, thay Chúa để tha tội cho con chiên... trong khi lịch sử đã chứng minh trong số những Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục này không thiếu gì những kẻ sát nhân, vô luân, vô đạo đức, trí tuệ đần độn, tư cách hèn hạ v...v... Luận cứ này phản ánh những tâm cảnh cuồng tín, trí tuệ kém cỏi, kiến thức hẹp hòi, xuyên tạc sự thật và không có gì xa sự thật hơn.

Chúng ta đã biết, trong phần nói về "phép lạ" La Vang, việc cấm đạo dưới thời Tây Sơn không phải vì lý do tôn giáo. Trước khi đi sâu vào vấn đề cấm đạo với nhiều chi tiết đầy đủ hơn, tôi muốn đưa ra dây hai nhận định điển hình.

Ông Lý Chánh Trung, một nhà trí thức Gia Tô, trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc nhận định rằng:

"Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng từ khi Giáo hội (La Mã) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "Tà Thần", đốt sách vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai.

...Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo dưới các Vua triều Nguyễn là một hành động bất nhân và sai lầm. Nhưng nếu chúng ta tự đặt mình vào địa vị các vị Vua ấy, và cái khung cảnh tâm lý thời đó, thì có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn" (Ông Lý Chánh Trung đã không xét đến những khung cảnh xã hội, chính trị đã tạo ra cái khung cảnh tâm lý đó. So với những hành động cấm đạo, diệt đạo rất quyết liệt và tàn nhẫn của Nhật Bản thì sự cấm đạo ở Việt Nam không thể gọi là bất nhân hay sai lầm. Đó là biện pháp cực chẳng đã để đối phó với những kẻ phản bội quốc gia và rất là nhân nhượng vì các triều Nguyễn luôn luôn chủ trương giáo dục trước khi dùng đến bạo hành như những tài liệu trong một phần sau chứng tỏ. TCN)

Và, Tiến sĩ Cao Huy Thuần cũng viết trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam, trg. 502, như sau:

"... cái gọi là "đàn áp tôn giáo" đó sự thực chỉ là những biện pháp tự vệ mà mọi nước bị ngọai xâm và nội loạn đe dọa đều bị buộc phải dùng đến nếu không muốn nhận chịu nguy cơ sụp đổ. Nếu đạo Thiên Chúa Việt Nam bị bài xích, thì việc đó, chính yếu là do các người đại diện cho đạo. Những người này, bằng những hoạt động tai hại và ý muốn thống trị của họ, rút cục đã làm cho người Việt Nam thấy Chúa Christ là tay sai của xâm lăng thuộc địa và văn hóa".

Nhận định của ông Lý Chánh Trung cho chúng ta biết sách lược truyền đạo man rợ của Gia Tô La Mã Giáo, và nhận định của Tiến sĩ Cao Huy Thuần cho chúng ta thấy những biện pháp tự vệ của Việt Nam trước sách lược truyền đạo trên. Xét theo bối cảnh lịch sử thế giới trong những thế kỷ 16-19 thì chúng ta phải nói rằng, căn bản căm phẫn của các giáo sĩ thừa sai ngoại quốc và tay sai bản địa về việc cấm đạo và bách hại giáo dân ở Việt Nam thật là yếu ớt một cách lố bịch: "Vì chính trong những khoảng thời gian này, Gia Tô Giáo đang tàn sát những tín đồ Tin Lành ở Netherlands, tra tấn hàng ngàn dân Huguenots ở Pháp, và Văn Phòng Thánh Vấn (Holy Office of the Inquisition = Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo) còn đang bận thiêu sống những kẻ dị giáo từ Granada tới Goa." (Dennis Bloodworth)

Như vậy, căn bản căm phẫn của họ thực ra là đặt trên cái lý lẽ đầy bất công và man rợ của kẻ mạnh, mạnh vì gươm giáo, súng ống, chứ không phải mạnh về tinh thần hay đạo đức: là con Chúa thì có quyền đi tra tấn, tàn sát, thiêu sống người ngoại đạo vì họ không có cùng một niềm tin như các con Chúa, còn người ngoại đạo thì không có quyền đụng tới con Chúa ngay cả khi những con Chúa này thuộc loại phản quốc.

Sau đây chúng ta hãy thử phân tích vấn đề cấm đạo và bách hại giáo dân ở Việt Nam qua một số tài liệu. Một trong những tài liệu có tính cách tổng hợp về sự du nhập của Gia Tô Giáo vào Việt Nam là của Helen B. Lamb, trong cuốn Vietnam's Will to Live. Sau đây là vài đoạn trong đó, xin độc giả để ý đến những lời văn châm biếm rất ý nhị của tác giả..

"Những sự giao tiếp giữa Pháp và Việt Nam từ thế kỷ 17 trở đi đều theo một mô thức cổ điển xâm nhập Á Châu của Tây phương. Mới đầu là các thừa sai và con buôn. Rồi các nhà ngoại giao đến can thiệp, nhân danh cả hai, và cuối cùng, quân lính tiến vào, áp đặt sự thống trị của ngoại quốc - lẽ dĩ nhiên là để làm tốt cho dân bản xứ.

Động cơ chính để một nước đi chiếm thuộc địa và những vùng ảnh hưởng là sự chiếm hữu một cái gì đó, quyền lực, uy tín, của cải, hay những thứ cưỡng đoạt được...Trong trường hợp nước Pháp, họ đặt nặng vấn đề tôn giáo. Là những người cầm đuốc soi sáng cho những người khác về chủ thuyết Gia Tô, người Pháp đã lao mình vào một cuộc Thánh chiến để mang tới cho dân Việt Nam món quà vô giá, cơ hội để sống đời đời, bất tử.

Chỉ khi nước Pháp trở thành thế tục hơn trong thế kỷ 19, họ mới đặt nặng chiêu bài "nhiệm vụ văn minh hóa" - trong những quốc gia mà niềm tự hào về nền văn minh cổ của họ rất là chính đáng.

...Dù các con buôn bị đối đãi lạnh nhạt đến đâu thì các thừa sai Tây phương còn bị nghi ngờ hơn nữa. Sau năm 1645, khi Alexandre de Rhodes bị bắt cầm tù và rồi bị trục xuất, theo những con buôn người Anh tới giao thương ở Việt Nam thì các thừa sai phải ngụy trang dưới dạng con buôn.

...Một triết gia Đông phương hiện đại, khi giải thích về sự đối kháng của Á Châu đối với những nhà rao bán Phúc Âm Ki Tô Giáo (truyền giáo), đã nhấn mạnh đến thái độ kiêu căng điển hình của thừa sai Ki Tô như sau:

"Cái óc Tây phương của các ông thường quá bị ám ảnh bởi ý tưởng chinh phục và chiếm hữu, cái thói quen dụ người khác vào đạo đã ăn sâu trong đầu óc các ông cũng là một hình thức chinh phục và chiếm hữu... Rao giảng về giáo thuyết của các ông chẳng phải là một sự hi sinh, mà là đắm mình trong một sự xa xỉ nguy hiểm hơn mọi xa xỉ vật chất rất nhiều. Nó nuôi dưỡng trong tâm các ông một ảo tưởng là các ông đang làm bổn phận - rằng các ông khôn ngoan hơn và giỏi hơn đồng loại của các ông.."

...Ngay cả khi chính quyền Việt Nam cho ra những đạo dụ chống sự truyền đạo Gia Tô, họ vẫn cho phép những Thánh nhân Phật giáo từ Trung Hoa vào truyền đạo ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ giới quan lại không chống đối bản thân sự truyền đạo.

Sự phỉ báng tất cả những gì của Á Châu được thấy rõ, ngay từ lúc đầu, trong thái độ của những thừa sai Pháp đối với những tôn giáo ở Việt Nam, như chúng ta đã thấy trong những thư từ liên lạc và tác phẩm của họ.

...Trước khi những người Ki Tô Giáo tới, Việt Nam có ba tôn giáo lớn: Phật Giáo, Lão Giáo, và Khổng Giáo. Ba tôn giáo của Việt Nam này sống chung hòa bình với nhau hầu như trong suốt giòng lịch sử. Theo một mức độ nào đó, các tôn giáo này hòa hợp làm một, một nơi thờ tự tôn giáo có thể được dựng lên để thờ cả ba vị giáo chủ của ba đạo sống khác nhau. Về vấn đề tôn giáo, Việt Nam là một xã hội đa tôn giáo, điều này có thể giải thích sự kiện các thừa sai Tây phương thành công ở Việt Nam hơn là ở những nơi khác tại Đông Nam Á.

...Bất kể là những sự khác biệt giữa các tôn giáo ở Việt Nam như thế nào, chúng thật không đáng kể so với cái vực thẳm ngăn cách những tôn giáo này với giáo hội hiếu chiến Gia Tô.. Các Vua Việt Nam coi chủ thuyết Gia Tô như là một sự đe dọa đến quyền hành của họ, và coi những người Việt Nam theo đạo như thuộc hạng chót trong một hệ thống quyền lực tôn giáo chặt chẽ dưới quyền những giám mục ngoại quốc. (Bị ngoại nhân hoàn toàn thống trị đến độ giáo hội Gia Tô Việt Nam không có một giám mục Việt Nam nào được bổ nhiệm cho tới thập niên 1930, 400 năm sau khi những giáo sĩ thừa sai Gia Tô đầu tiên tới Việt Nam) Ở trên những giám mục ngoại quốc là một giáo hoàng ngoại quốc ở tận La Mã xa xôi, và những tín đồ Việt Nam này trung thành và tuân lệnh giáo hoàng thay vì hoàng đế Việt Nam.

Những thừa sai thì hoàn toàn xa lạ với Việt Nam và với ý tưởng hòa hợp giữa các lý tưởng tôn giáo khác nhau. Đối với dân ngoan đạo Gia Tô thời đó thì chỉ có hai quan điểm đối ngược, hoặc đúng hoặc sai, không thể có một sự thỏa hiệp hay đối thoại nào giữa hai quan điểm trên. Các thừa sai coi thường tín ngưỡng và cách hành đạo địa phương, cho chúng là sai lầm...

Nhiều bản báo cáo thời đó mô tả sự việc các thừa sai đã mang vào Việt Nam một số lượng lớn Âu dược chữa bệnh cho dân chúng để "chiếm lòng họ." (Linh mục de Courtaulin, trích trong tác phẩm của Taboulet, trg. 42). Nhưng trong những hoạt động dụ người vào đạo, các thừa sai Gia Tô đã khai thác sự sợ hãi và hi vọng của đám dân ngu dốt và nhẹ dạ cả tin. Những kẻ tân tòng coi Ki Tô Giáo như là một hệ thống ma thuật mới. Nước thánh Gia Tô được dùng với hi vọng có thể đuổi được quỷ ám, cứu người chết sống lại, làm cho người mù sáng mắt trở lại v...v..

Tin vào sự không thể sai lầm của Gia Tô Giáo, những hội viên trong Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đã tấn công Phật Giáo, coi Phật Giáo như là vô thần và thờ hình tượng, và chỉ trích nặng nề Khổng giáo về tục lệ thờ cúng tổ tiên.

...Đối với những nhà lãnh đạo Việt Nam, toàn thể giáo thuyết Ki Tô bị coi là không thực. Theo quan điểm của Nho gia thì bản chất con người là tốt; chỉ cần được huấn luyện cho tốt để có thể sử dụng lý trí của mình mà phân biệt giữa tốt và xấu. Con người không cần phải được "cứu rỗi" bởi sự can thiệp của Chúa Ki Tô với Thượng-đế, và nếu cho rằng Chúa Ki Tô có khả năng như vậy thì đối với giới Nho sĩ, đó cũng không khác gì một sự mê tín.

Giáo điều Ki Tô, ngoài tính chất thô thiển và không hợp lý, còn bị coi như là thật sự nguy hiểm, vì nó làm cho con người xa cách với gia đình để tìm sự giải thoát cho riêng mình.

... Bằng sự đe dọa hỏa ngục và sự đày đọa đời đời, các giáo sĩ thừa sai bắt buộc những đàn chiên Việt Nam của họ phải theo đuổi ly rượu Thánh cho sự sống đời đời của mình trong một thế giới sau thay vì làm những bổn phận hiếu thảo trong đời này. Những nhà cấm quyền Việt Nam đặc biệt lo ngại về giáo điều xưng tội của Gia Tô Giáo, coi đó như là một cách áp đặt quyền lực trên giáo dân. (Không những thế, đây cũng là một cách lấy tin tức tình báo quân sự rất hữu hiệu. TCN).

...Như là một sự thách đố đối với thiên tài của Khổng giáo trong việc hòa hợp các tín ngưỡng khác nhau, Gia Tô Giáo đã chứng tỏ là một tôn giáo hoàn toàn không thể tiêu hóa nổi. Trong bốn thế kỷ, Gia Tô Giáo vẫn còn như là một lực lượng chia rẽ trong xã hội Việt Nam. Để tăng cường cái vực thẳm ý thức hệ giữa những tín dồ Gia Tô và đại khối dân tộc, những tín đồ Gia Tô thường sống trong những làng mạc riêng biệt, dưới quyền thống trị của các linh mục, y như những làng mạc trong thời Trung Cổ ở Âu Châu cách đây 500 năm. [Linh Mục Trần Tam Tĩnh đã gọi những làng mạc riêng biệt này là những “ốc đảo ngu dốt”]

Về mặt văn hóa cũng vậy, những người Việt Nam tân tòng Gia Tô trở thành cô lập với nền văn hóa chủ đạo. Để phổ biến giáo lý Gia Tô, các thừa sai đã nghĩ ra một dạng chữ mới theo mẫu tự La Mã gọi là Quốc Ngữ, một cách phiên âm tiếng Việt họ dùng để dạy những đàn chiên của họ. Họ dịch những sách cầu nguyện hay kinh sách Gia Tô khác ra loại chữ mới này, nhưng không dịch văn chương Việt Nam. Điều này có nghĩa là những tín đồ Gia Tô Việt Nam, vì không còn học ở các trường làng do các thầy Nho dạy, không thể đọc được tiếng Việt, gọi là chữ Nôm, hay chữ Hán được dùng trong mọi văn kiện công cộng. Chữ Quốc Ngữ là một trong vài đóng góp có ảnh hưởng lâu dài vào nền văn minh Việt Nam của Tây phương, nhưng ảnh hưởng tức thời của nó là chia rẽ quốc gia và đánh thẳng vào gốc rễ văn hóa của Việt Nam.

Đối với một quốc gia mà lý tưởng là sự hòa đồng trong cộng đồng và lối sống theo những qui định giao thiệp giữa con người với nhau, sự xâm nhập của Gia Tô Giáo biểu thị cho sự xáo trộn và bất hòa trong xã hội.

Ngay từ ngày đầu, những người xây dựng Gia Tô Giáo ở Việt Nam đã cố ý coi thường chính quyền Việt Nam và đã dùng đến phương cách hối lộ và gian lận để đạt được những mục đích của họ."

(Franco-Vietnamese relations from the 17th century on followed the classic pattern of Western penetration of Asia. First came the missionaries and traders. In time, diplomats arrived to intercede on behalf of both and, in the end, soldiers marched in to impose foreign rule - for the subject people's own good, of course.

A country's chief motive in acquiring colonies and spheres of influence would seem to be acquisition - to get something, be it power, prestige, wealth, or plunder...In the French case the chief emphasis was on religion. As the torchbearers of Catholicism, the French were engaged in a religious crusade to give the people of Vietnam that most priceless of gifts, the opportunity to achieve immortality. Only when France became more secular in the 19th century did it place emphasis on its "civilizing mission" - in countries justly proud of their ancient civilization.

...However unwelcome the traders were, Western missionaries were even more suspect. After 1645, when Alexandre de Rhodes was first imprisoned and then expelled, missionaries had to disguise themselves as traders, according to English merchants who came to Vietnam to open up trade channels.

...A modern Eastern philosopher, in attempting to explain Asia's antagonism toward Christian evangelists, stressed the arrogance of the typical Christian missionary:

"You Western mind is too much obsessed with the idea of conquest and possession, you inveterate habit of proselytism is another form of it.. Preaching your doctrine is no sacrifice at all - it is indulging in a luxury far more dangerous than all luxuries of material living. It breeds an illusion in your mind that you are doing your duty - that you are wiser and better than your fellow-beings..."

...Yet even while these Vietnamese authorities were passing edicts against Catholic proselytizing, they allowed Buddhist holy men to enter Vietnam from China and seek converts among the Vietnamese. This would suggest that the mandarins did not oppose evangelism per se.

A denigration of everything Asian is implicit in the attitudes of early French missionaries toward the religions they found in Vietnam, as can be seen in their correspondence and writings.

...There were three world-famous religions in Vietnam prior to the arrival of the Christians: Buddhism, Taism, and Confucianism...Vietnam's three religions coexisted, leaving peacefully side by side most of the time. The a certain extent they were even fused into one, with the same religious temple built to honor collectively the founders of all three ways of life under one roof...

Vietnam was, in religious terms, a pluralistic society, which may help account for the greater success of Christian missionaries in Vietnam than in other parts of Southeast Asia.

...Whatever the difference between Vietnam's various religions, they were minor compared with the gulf separating them from the militant Catholic Church.. Vietnamese emperors regarded Catholicism as a threat to their authority and the local Vietnamese converts as the bottom rung of a tight religious hierarchy under foreign bishops. (So completely dominated by foreigners was the Vietnamese Catholic Church that there were no Vietnamese bishops appointed until the 1930s, almost 400 years after the first Catholic missionaries arrived in Vietnam.) Above the foreign bishops was the foreign pope in far-off Rome, and they owned their loyalty and obedience to him rather than to the Vietnamese emperor.

The missionaries were totally alien to Vietnam and to the very idea of mutual accomodation between different religious viewpoints. To the Catholic faithful of this period there was truth and error, with no possibility of compromise or "dialogue" between the two. Missionaries looked down on local beliefs and practices, calling them false.

...Early reports describe how a large quantity of Western medicines was brought to Vietnam so that the missionaries could administer them "in order to win the hearts of these peoples" (Father de Courtaulin, quoted in Taboulet, p.42). But in their proselytizing activities many Catholic missionaries exploited the fears and hopes of the ignorant and the credulous. Christianity was regarded by those who adopted it as a new system of magic. Catholic holy water was used, hopefully, to exorcise devils, raise the dead, and restore sight to the blind...

True to their belief in Catholic infallibility, members of the Society of Foreign Mission attacked Buddhism as both atheistic and idolatrous and excoriated Confucianism because of its rites of ancestor worship.

...To Vietnam's rulers, the entire Christian doctrine was suspect. In the Confucian view, man is essentially good; all he needs is good training and the use of his reasoning powers to ascertain the difference between good and evil. He does not have to be "saved" by Christ's intercession with God, and the supposition that he did, struck the educated Confucian as just so much superstitious.

Besides being considered crude and implausible, Christian dogma was viewed as positively dangerous, since it alineated a person from his family by emphasizing individual salvation.

The missionaries enjoined their Vietnamese flocks, under the threat of hell fire and damnation, to pursue the Holy Grail of personal immortality in the next world instead of fulfilling the duties of filial piety in this one. The Vietnamese authorities were particularly alarmed over the Catholic confessional as a means of exercising power over people.

...As if challenging the Confucian genius for merging and tempering alien creeds, Catholic proved to be completely indigestible. For four centuries the Catholic faith has remained a divisive force in the society. Reinforcing the ideological gulf between Vietnamese Catholics and the rest of the population, Christian converts have tended to live apart in separate villages dominated by their priests, much as the villages of medieval Europe were dominated five hundred years ago.

In a cultural sense, too, Vietnamese converts to Catholicism became isolated from the mainstream. In order to dissiminate Christian teachings in Vietnam, the missionaries worked out a new form of Romanized script called Quoc Ngu, a phonetic rendering of Vietnamese which they taught their flocks. They translated prayer books and religious tracts into this new script, but no Vietnamese literature. This meant that Vietnamese Catholics, who no longer attended village schools run by Confucian scholars, could read neither the Vietnamese script, called "Nom", nor the Chinese characters used for all public documents. The Romanized script was one of the few lasting Western contributions to Vietnamese civilization, but its immediate effect was to divide the nation and strike at the roots of Vietnamese culture.

For a nation whose ideal was a harmonious community living according to well - defined human relationships, this Catholic intrusion represented disorder and dissension..

From the start the Church fathers in Vietnam had been willing to defy Vietnamese authority and resorted to bribery and fraud to gain their ends.)

Trên đây chỉ là một cái nhìn đại cương về một vài khía cạnh của vấn đề Gia Tô La Mã Giáo xâm nhập vào Việt Nam. Muốn biết rõ thực chất của sự xâm nhập này, chúng ta cần đi thêm vào một số chi tiết để tìm ra nguyên nhân của việc cấm đạo ở Việt Nam.

Các nhà khảo sử không ai phủ nhận việc cấm đạo và chính sách khắc nghiệt của các triều Nguyễn đối với Gia Tô Giáo, nhưng tất cả đều đồng ý ở một điểm: Việt Nam là một dân tộc hiền hòa, hiếu khách, dễ dãi, và có tinh thần khoan dung tôn giáo rất cao, do đó không có truyền thống cấm đạo hay bách hại giáo dân vì lý do tôn giáo. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong tài liệu của Helen Lamb vừa trích dẫn ỏ trên, và trong vài tài liệu sau đây.

Trong cuốn “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine", bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Đình Đầu, Yoshiharu Tsuboi viết như sau:

"...lập luận ấy đã cho biết sự thật lịch sử: tại Việt Nam, nơi mà tinh thần hòa đồng tôn giáo đã thấm sâu vào xã hội, không có lý do gì, nhất là khi vẫn có trật tự xã hội, lại đi bách hại đạo công giáo với tính cách là một đạo giáo."

Trong cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914. A Documentary Survey, Patrick J. N. Tuck nhận xét như sau, trg. 28:

"Động cơ của sự bách hại đạo Ki Tô ở Việt Nam chưa bao giờ vì những vấn đề siêu hình (tôn giáo). Truyền thống tôn giáo Việt Nam thường mang đặc tính chiết trung (không bị thu hẹp vào một nguồn tư tưởng nào; TCN) và chấp nhận rộng rãi các tín ngưỡng khác.

Xét về toàn bộ, truyền thống tôn giáo Việt Nam là một truyền thống dễ hấp thụ, pha trộn, để cho con người có thể theo nhiều con đường khác nhau đi đến chân lý."

(...The persecution of Christianity in Vietnam was never motivated by purely metaphysical issues. Vietnamese religious tradition was usually eclectic and broadly tolerant of other beliefs.

Overall, Vietnamese religious tradition was absorbant and syncretic, allowing for the pursuit of many paths to the Truth.)

Vậy tại sao lại xẩy ra chuyện cấm đạo và bách hại giáo dân? Tất nhiên những biện pháp khắc nghiệt, trái với truyền thống khoan nhượng tôn giáo của Việt Nam, phải có nguyên nhân. Những nguyên nhân này không bao giờ được các nhà viết sử thực dân hay tay sai Gia-Tô bản địa nhắc tới. Những nguyên nhân này là gì, hiện nay tài liệu có khá đầy đủ, tôi có thể tóm tắt những nguyên nhân đó trong ba điều sau đây:

i). Các giáo sĩ thừa sai Gia Tô Giáo khi tới Việt Nam truyền đạo đã không giữ đúng vai trò truyền giáo thuần túy của mình. Họ có những thái độ ngạo mạn, khinh rẻ chính quyền địa phương vì tự cho là văn minh tiến bộ trong khi bản chất của họ, ít ra là về phương diện tâm linh, luân lý, và đạo đức, thật là hẹp hòi và chậm tiến. Với tâm cảnh cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt và huênh hoang, cộng với sự kiêu căng lố bịch, cho rằng đạo của mình là đạo "thiên khải" chân thật duy nhất, họ đã dùng những phương pháp truyền đạo gian xảo, xuyên tạc sự thật để mạ lỵ, xâm phạm tới toàn bộ tín ngưỡng, đạo đức, và cấu trúc văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam. Họ đã trắng trợn can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam và trong nhiều trường hợp đã xúi dục nội loạn và gây nên sự chia rẽ, bất hòa, xáo trộn trong xã hội Việt Nam.

ii). Các giáo sĩ thừa sai Gia Tô đã giữ những vai trò then chốt trong việc thực hiện âm mưu phá hủy nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, vận động chính quyền Pháp xâm lược Việt Nam, tích cực đóng góp cho việc xâm lược Việt Nam, và đào tạo một đạo quân thứ 5 bản địa, biến những kẻ tân tòng đần độn trong tầng lớp cặn bã của xã hội Việt Nam thành một đám nô lệ cho Vatican, coi thường luật lệ quốc gia và không ngần ngại phản bội quê hương.

iii). Một số không nhỏ giáo dân Việt Nam đã hợp tác, tiếp tay với thực dân Pháp, đem nước ta vào vòng nô lệ Pháp để được hưởng những quyền lợi đặc biệt tôn giáo của một thiểu số cam phận làm thân trâu ngựa, phục tùng tuyệt đối các giáo sĩ ngoại quốc, bất kể đến sự đau thương của cả một dân tộc bị nô lệ ngoại bang.

Đó là những gì mà các thừa sai Gia Tô La Mã Giáo đã mang đến cho dân tộc Việt Nam với kết quả là, sau khi chế độ thực dân cáo chung, là để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản nghi kỵ nhức nhối giữa đại khối dân tộc và khoảng 7% dân số theo Gia Tô Giáo, trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, từ Công trường Phê-rô đến Bolsa ở Little Saigon, một di sản không biết tới bao giờ mới xóa sạch được, như linh mục Kim Dịnh đã nhận định.

Sau đây là phần chứng minh 3 nhận định nêu trên qua các tài liệu.

Chúng ta đã biết sách lược truyền đạo thiếu văn hóa của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, chúng ta đã biết việc dính vào chính trị nội bộ của Việt Nam cùng việc tuyển mộ, chỉ huy một đoàn quân lính đánh thuê để giúp Nguyễn Ánh của Giám mục Bá Đa Lộc, và chúng ta cũng đã biết những hoạt động gián điệp của các Giám mục Gauthier, Retord, Huc, Pellerin, Puginier v..v.. Những tài liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ thực chất những hoạt động "truyền giáo" của các thừa sai Gia Tô ngoại quốc, tâm cảnh và hoạt động tiếp tay cho giặc của những giáo dân Việt Nam, và từ đó chúng ta có thể suy ra những nguyên nhân cấm đạo hay bách hại giáo dân.

1. Trong cuốn “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine", bản dịch ra tiếng Việt, Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp và Trung Hoa, của Nguyễn Đình Đầu, Yoshiharu Tsuboi viết như sau:

"Linh mục Louvet gợi lại việc phái bộ Montigny đã tới Đà Nẵng năm 1847 để diệu võ dương oai rồi thảm bại rút lui để lại bao khó khăn cho thừa sai và tín hữu. Theo Louvet, phái bộ Montigny đã gây chuyển hướng trong tính cách của sự bách hại như sau: "...từ phạm vi tôn giáo chuyển sang phạm vi chính trị, người công giáo không chỉ nguyên thuần là một kẻ theo tà đạo, tự mình tách rời ra khỏi đời sống công dân và gia đình do chối từ việc thờ cúng tổ tiên, mà còn là bạn bè của người ngoại quốc, là kẻ phản bội và phản nghịch từng kêu gọi quân xâm lăng đến chiếm lĩnh nước mình." Sự thật Louvet chỉ nhắc lại một lập luận mà giám mục Pellerin đã quảng diễn từ trước...

Một lập luận như vậy đánh dấu thật rõ ràng sự thay đổi trong não trạng các thành viên hội Thừa Sai của Paris, vì lập luận ấy đã cho biết sự thật lịch sử: tại Việt Nam, nơi mà tinh thần hòa đồng tôn giáo đã thấm sâu vào xã hội, không có lý do gì, nhất là khi vẫn có trật tự xã hội, lại đi bách hại đạo công giáo với tính cách là một đạo giáo. Đã từ lâu, điều làm cho người ta e ngại là sự hiện diện và hoạt động của các thừa sai bị coi như là những điệp viên của Tây phương có nhiệm vụ phá hại nền đạo đức và chính trị của nước Việt Nam. Chúng tôi đã xem xét kỹ hoạt động của các thừa sai, bởi vì chúng tôi tin là hội thừa sai Paris và các giáo sĩ của hội này đã là những kẻ "dẫn đường" chính cho chính quyền Pháp tại Việt Nam"

2. Trong cuốn Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Sự Xâm Nhập của Pháp Vào Việt Nam (Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam), Nicole-Dominique Lê viết:

"Theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Việt Nam thì các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia. Từ bỏ những thờ phượng tôn giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội truyền thống. Nhưng nghiêm trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau."

(Les missionaires, selon l'optique des dirrigeants Vietnamiens, étaient coupables de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur pays. Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les faisaient vivre en marge de la société traditionnelle. Mais chose plus grave, on reprochait aux prêtres et aux chrétiens la scission du pays en deux clans religieux opposés.)

"Được thành lập một cách cuồng tín, những người Ki Tô Giáo Việt Nam đã có một ý thức giai cấp; họ tự cảm thấy tách biệt khỏi đại khối dân tộc, khác biệt và cao quý hơn, vì họ đã nhận được "ánh sáng của Thượng Đế." Họ khinh miệt những người phi-Ki Tô, những người đã theo những nghi lễ "mọi rợ và mê tín". Nhưng những người phi-Ki Tô cũng khinh miệt không kém những kẻ theo đạo, thường là xuất thân từ giai cấp hạ tiện, những người chẳng mất mát gì khi theo một tôn giáo khác, một tôn giáo từ chối gia tài của xứ sở. Nhất là giai cấp văn thân càng ghét họ hơn, vì, không những họ từ bỏ những truyền thống tổ tiên, mà tệ hơn nữa, kêu gọi ngoại nhân đến với họ, xin ngoại nhân che trở và cho họ việc làm, hầu hạ và phục tùng ngoại nhân như là các ông chủ duy nhất. Về phía Gia-Tô giáo, họ không làm gì để xóa bỏ hay ít ra là làm giảm bớt cái tiếng xấu của họ, trái lại, khi chắc rằng người Pháp sẽ ngự trị ở ngoài Bắc, và tin rằng thời cơ của họ đã tới, họ đã phạm nhiều sự lạm dụng không thể tha thứ được."

(Formés fanatiquement, les chrétiens Vietnamiens ont acquis une conscience de classes; ils se sentaient à part du reste de la nation, différents et supérieurs, car ils avaient recu la lumière du Dieu. Ils méprisaient les non-chrétiens, qui pratiquaient des rites barbares et superstitieux. Mais les non-catholiques ne méprisaient pas moins les convertis qui, le plus souvent de basse extraction, n'avaient rien à perdre en suivant une autre religion qui niait à elle seule l'héritage du pays. La classe lettrée surtout les détestait car, non seulement ils reniaient leurs traditions ancestrales, mais pire encore, ils appelaient à eux les étrangers, leur demandant protection et emploi, les servant et leur obéissant comme à des maitres incontestés. Du côté catholique, rien ne fut entrepris pour effacer ou tout au moins atténuer la mauvaise réputation qui leur était faite. Bien au contraire, lorsqu'ils furent certains que la France allait désormais s'installer au Nord, ils commirent d'impardonable abus, croyant leur heure est arrivée.)

3. Trong cuốn Trung Kỳ - Bắc Kỳ 1885-1896 (Annam-Tonkin 1885-1896), Charles Fourniaux viết:

"Căn bản của lực lượng này (với mục đích đồng hóa toàn phần dân chúng để tạo một "Đông Dương của Pháp", bằng cách phá hoại văn minh cổ truyền và những văn thân gìn giữ nền văn minh này) nằm trong 600,000 giáo dân Thiên Chúa Giáo mà các thừa sai là những ông chủ tuyệt đối. Họ sống trong các làng mạc hoặc phần làng mạc riêng biệt, vì các thừa sai nhất định bảo vệ họ để khỏi bị ảnh hưởng xấu của người "Lương" và người Âu châu. Nhưng nhất là vì niềm tin và tác phong của họ đã làm cho đồng bào của họ coi họ như là những kẻ bội giáo và phản bội quốc gia. Họ không còn trung thành với sự thờ cúng tổ tiên, không tôn trọng những lễ lạc cổ truyền và phong tục tập quán. Thật vậy, có phải là từ những năm 70 họ đã chẳng là những "nội ứng của Pháp", làm tình báo cho kẻ thù và giúp đỡ kẻ thù, và cung cấp đa số trợ quân cùng những kẻ phản bội quốc gia khát máu như tên Trần Bá Lộc?"

(La base de cette force (visant à l'assimilation complète de la population pour construire une "France Indochinoise", en détruisant la civilisation traditionnelle et ses gardiens que sont les Lettrés) réside dans les 600,000 chrétiens sur lesquels règnent en maitres absolus les missionnaires. Ils vivent en villages ou quartiers de villages séparées, car les missionnaires tiennent à les protéger des influences néfastes des "paiens" et des européens. Mais surtout leur foi et leur comportement les fait apparaitre à leurs compatriotes comme des rénégats et des traitres. Ils sont infidèles aux pratiques du culte des ancêtres, ne respectent ni les fêtes traditionnelles ni les coutumes. Enfin n'ont-ils pas été depuis le début des années 70 les "Francais de l'intérieur", renseignent et aident l'ennemi, fournissant le gros des recrues de forces supplétives et des traitres sanglants comme Trần Bá Lộc?)

(Trần Bá Lộc là tên tay sai Gia-Tô đắc lực nhất của Pháp trong sự đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, nổi tiếng là tàn bạo và tham lam. Leo từ lính cơ của Pháp lên tới tri phủ (1886) hắn đã "chặt nhiều đầu" kháng chiến quân, chính hắn viết như thế, và còn bắt bớ những người có liên hệ với kháng chiến để tống tiền dưới hình thức "bồi thường", được Pháp khen thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh hạng 3: theo tài liệu A30 (75), hộp 19, Thư Khố Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại.)

4. Trong cuốn Việt Nam Chiến Sử, tác giả Phạm Văn Sơn viết:

"Dưới mắt Vua Minh Mạng các tu sĩ Tây phương ngoài việc truyền giáo còn là những gián điệp lợi hại nhất của đế quốc và các tàu buôn cùng sứ thần của họ cũng có những công tác bí mật, vậy "kính nhi viễn chi" là hơn."

5. Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:

"Nguyên tắc của Vua Minh Mạng để đối phó với những người Gia Tô Việt Nam như sau: trước hãy giáo dục sau mới dùng đến hình phạt. Như vậy, các viên chức trước hết phải khuyên hóa những người Gia Tô để cho họ tỉnh ngộ và hối cải những tội ác của họ.."

(Minh Menh's principle for dealing with the Vietnamese Catholics was the following: "first we must educate; only afterward do we punish". Accordingly, officials were first to "advise and instruct" the Catholics so that they would "awaken" and repent their crimes.)

"Sau đó, những đạo dụ khắc nghiệt hơn được ban hành mỗi khi Vua Tự Đức phải đối diện với bằng chứng là các giáo sĩ Gia Tô và các giáo dân dính líu vào những cuộc nội loạn hay đứng về phía một quyền lực ngoại quốc."

(Subsequent, more severe edicts were issued whenever Tu Duc was confronted with evidence that the Catholic missionaries or the indigeneous Catholics were involved in internal rebellions or were in league with a foreign power.)

6. Trong cuốn La Place du Catholicisme dans les Relations Entre la France et le Vietnam, de 1851 à 1870, nhà trí thức Gia Tô Étienne Võ Đức Hạnh viết:

"Dưới triều Vua Tự Đức, một số lớn tín đồ Gia Tô Việt Nam làm tình báo cho Pháp...Dưới triều Tự Đức, do sự xúi dục của các giáo sĩ, người Ki Tô Giáo và phi-Ki Tô, âm thầm hoặc công khai, chống đối lại vị Vua tại vị hơn là nhà Nguyễn vì nhiều lý do...Chỉ có một điều khác biệt: người Ki Tô Giáo có cùng chung mục tiêu với nước Pháp, còn người phi- Ki Tô thì không."

(Sous Tu Duc, un grand nombre de catholiques Vietnamiens sont d'intelligence avec les Francais... Au jours de Tu Duc, Chrétiens et non-chrétiens, à l'instigation des missionnaires, résistent ici sourdement, là ouvertement au roi régnant mieux à la dynastie des Nguyen pour plusieurs motifs.. Une seule différence: les chrétiens font cause commune avec la France, les non-chrétiens les combattent)

7. Trong cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Patrick J. N. Tuck viết, trg. 28:

"Xét về toàn bộ, truyền thống tôn giáo Việt Nam là một truyền thống dễ hấp thụ, pha trộn, để cho con người có thể theo nhiều con đường khác nhau đi đến chân lý.

Đối ngược với điều trên, những điều tự nhận của Ki Tô Giáo về một tâm linh duy nhất thật là phi lý và kỳ cục đối với người Việt Nam. Ngoài ra, chiến thuật dụ người vào đạo của các thừa sai có tính cách xâm nhập độc chiếm. Ảnh hưởng xã hội và chính trị của sự truyền đạo này có tính cách phá hại cao độ. Chính điều này đã gây nên thái độ thù nghịch trong giới sĩ phu cũng như trong đại chúng"

(Overall, Vietnamese religious tradition was absorbant and syncretic, allowing for the pursuit of many paths to the Truth. In contrast with this, the exclusive spiritual claims of Christianity seemed irrational and eccentric to the Vietnamese. However, missionaries strategies of conversion were exceptionally intrusive. The social and political effects of their proselytism could be highly disruptive. It was this which aroused popular as well as elite hostility)

"Theo quan điểm của người Việt Nam, những sự tàn sát tín đồ Ki Tô Giáo không chỉ là một biểu thị của sự hoang mang chính trị. Nó có một mục đích thực tế là đánh thẳng vào một chiều kích đáng kể trong nỗ lực quân sự của Pháp. Về phần Pháp, sau những do dự ban đầu (Tài liệu 106), đã tận dụng những tín đồ Ki Tô Việt Nam như là các trợ quân trong cuộc chiến. Những tín đồ Ki Tô Việt Nam được sử dụng làm cu-li, thông ngôn và lính chiến đấu; và giáo dân Việt Nam đã góp tiền tổ chức những lực lượng riêng thí dụ như "đoàn quân Joseph" khoảng 7000 người.. Thật vậy, như Giám mục Puginier đã vạch rõ, Giáo dân rất hữu dụng trong việc lấy tin tức tình báo quân sự về những sửa soạn của kháng chiến quân Việt Nam và về sự chuyển quân của quân Trung Hoa (Tài liệu 116). Một đạo luật chống Ki Tô mà Thuyết (Tôn Thất) ban ra năm 1885 xác nhận là chính cái nhiệm vụ lấy tin tức tình báo này của những cộng đồng Ki Tô mới thật là đáng sợ (Tài liệu 113)."

(...From a Vietnamese point of view, the massacres of Christians were not merely an expression of political frustration. It served a practical purpose in striking at a significant dimension of French military effort. For the French, after initial hesitations (Doc. 106), were making considerable use of Vietnamese Christians as axiliaries in the war. Christian Vietnamese were employed as coolies, interpreters and miliciens; and Vietnamese Christians also financed and organized privates forces such as the "armée Joseph", a body of about 7000 irregulars.. Above all, as Bishop Puginier pointed out, Christians were useful in gathering field intelligence on Vietnamese resistance preparations and on Chinese force deployments (Doc. 116). A later anti-Christian decree of Thuyet, issued in 1885, confirms that it was the intelligence gathering function of the Christian communes that was particularly feared (Doc. 113).

Những tín đồ Gia Tô Việt Nam hợp tác và làm tay sai cho quân xâm lăng Pháp, ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối, nay đã là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ nhận. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn viết về giai đoạn lịch sử Việt Nam trên của Mark L. McLeod, Ibid., trg. 45-47:

"Vai trò của những tín đồ Gia Tô trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì?..Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Gia Tô Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương. Rigauld de Genouilly (tướng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng; TCN) đã họp họ lại thành hai chi đội và huấn luyện họ trong một doanh trại ở Tiên Trà. Một trong hai chi đội trên chiến đấu sát cánh với quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, còn chi đội kia di chuyển xuống miền Nam, dự phần chiếa đấu trong cuộc xâm lược "lục tỉnh" và họ đã dự trận Kỳ Hòa. Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Gia Tô Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo, trong những vùng chiếm được ở miền Nam. Vì những dịch vụ này, họ được Đô Dốc - Toàn Quyền de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn.

Trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha từ 1858 đến 1862, những biện pháp cấm đạo của Vua Tự Đức càng ngày càng khắc nghiệt và dễ hiểu. Đó chính là vì Triều đình Huế tin rằng những tín đồ Gia Tô Việt Nam đã hỗ trợ những đoàn quân xâm lăng. Những đạo Dụ trong thời chiến này thường nhằm mục đích ngăn cản những tín đồ Gia Tô Việt Nam liên lạc với những lực lượng Pháp - Tây Ban Nha. Thí dụ, một đạo Dụ ban hành vào tháng 5, 1859, nêu rõ rằng, khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Gia Tô Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Gia Tô) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "

.. Theo quan niệm của Vua Tự Đức thì sự khắc nghiệt của những đạo Dụ cấm đạo trong thời chiến rất là chính đáng, vì những tín đồ Gia Tô Việt Nam "đã mang người Tây Dương vào trong xứ sở."

...Với những tài liệu hiện hữu, chúng ta chỉ có thể kết luận là triều đình nhà Vua tin rằng những tín đồ Gia Tô đã giúp đỡ quân đội Pháp và Tây Ban Nha, và triều đình không hẳn là hoàn toàn sai lầm trong nhận thức này. Do đó, những đạo Dụ chống Gia Tô quá khắc nghiệt của Vua Tự Đức trong thời chiến chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa tín đồ Gia Tô bản xứ khỏi phối hợp cới những lực lượng xâm lược."

(What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact, French archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies. Rigauld de Genouilly formed the men into two indigenous detachments and trained them at a camp at Tien Cha. One of these detachments fought alongside the Franco-Spanish soldiers at Da-nang; the other went southward to participate in the invasion of the "luc tinh" and fought in the battle of Ky Hoa. After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides. They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.

During the Franco-Spanish invasion of 1858-1862, the Tu Duc Emperor's interdictions of Catholicism grew increasingly severe and comprehensive. This was primarily because the Hue court believed that the Vietnamese Catholics supported the invading armies. The wartime edicts were thus largely directed to the problem of preventing the Vietnamese Catholics from communicating with the Franco-Spanish forces. An edict of May 1859, for example, stated that, upon hearing of the fall of the Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the south were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is, non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners".

... The severity of the wartime edicts was justified, in the emperor's opinion, because the Catholics had "brought the Westerners into the country."

...With the existing documentation it can only be concluded that the imperial court believed that the Catholics were aiding the French and Spanish troops and that the court was not entirely wrong in this perception. Accordingly, the Tu Duc Emperor's wartime anti-Catholic edicts reached new extremes of severity primarily in order to keep the indigenous Catholics from linking with the invading forces.)

Đọc lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Francis Garnier chiếm thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Phủ Lý, Nam Định, Hải Dương v..v.. chúng ta sẽ thấy sự thực về vai trò cộng tác, tiếp tay, hỗ trợ của giáo dân Gia Tô Việt Nam cho những đoàn quân xâm lăng ngoại quốc như thế nào. Mark L. McLeod, Ibid., trg. 114-122:

"Bản chất và mức độ hỗ trợ những đoàn quân viễn chinh Pháp của những tín đồ Gia Tô là như thế nào?

Những thư từ liên lạc và phúc trình của Balny và Harmand. được Garnier phái đi chinh phục nhiều tỉnh lỵ và những điểm trọng yếu trong miền đồng bằng, cho chúng ta thấy một kiểu hỗ trợ đáng kể của những tín đồ Gia Tô bao gồm - nhưng không chỉ giới hạn ở - những nhiệm vụ hành chánh và quân sự. Những nguồn tài liệu này cũng cho chúng ta thấy một kiểu xoay sở lẫn nhau giữa các sĩ quan Pháp và các thừa sai Gia Tô với kết quả là những kẻ "tình nguyện" thường cũng được lợi bằng hay hơn những sĩ quan Pháp.

... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Gia Tô và các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Gia Tô Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Gia Tô dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Gia Tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Gia Tô bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Gia Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Gia Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."

(What was the nature and extent of the assistance that the Catholics brought to the French expedition?

The correspondence and reports of Balny and Harmand, who were dispatched by Garnier to obtain the submission of many of the provincial citadels and strongpoints of the delta, reveal pattern of significant Catholic assistance that included - but not limited to - formal administrative and military duty. These sources further reveal a pattern of mutual manipulation by French officers and Catholic missionaries in which the "volunteers" often had as much or more to gain from the relationship as did the French officers.

...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.)

Trong cuốn sách của Mark L. McLeod và trong nhiều cuốn khác, có rất nhiều chi tiết về sự cộng tác của những tín đồ Gia Tô Việt Nam với đầy đủ tài liệu. Tôi không thể đưa hết vào trong cuốn sách này vì nó quá chi tiết và dài, cho nên chỉ có thể đưa ra những nét đại cương. Tuy nhiên, chúng ta có thể nêu ra đây một thí dụ điển hình: nguyên nhân thất thủ trung tâm kháng chiến Ba Đình, do Linh Mục Trần Tam Tĩnh viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm:

"Cho tới khi chết ngày 25 tháng 4/1892, giám mục Puginier đã hoạt động không ngưng nghỉ ngày nào để củng cố địa vị của nước Pháp tại xứ ông đã nhận là quốc gia mới. Người ta còn giữ được mấy chục bản ghi chú và những tin tức tình báo có mang chữ ký của ông trong những Văn Khố của Bộ Thuộc Địa. Một phần nhờ vào các tin tức tình báo của giám mục mà quân Pháp có thể dẹp tan quân đội kháng chiến của Việt Nam. Trung tâm kháng chiến khốc liệt nhất là ở Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Đó là một làng được tăng cường bởi một vòng đai lũy tre, những ụ kháng chiến, những hầm trú ẩn, và một hệ thống hầm giao thông được xếp đặt một cách tinh vi. Để "bình định" làng này, quân đội Pháp đã kéo tới 2,250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger. Cuộc tấn công của Pháp ngày 18 tháng 12/1886 bị đẩy lui. Quân Pháp bao vây để tìm kiếm một chiến thuật mới. Sung sướng thay cho họ, một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này trở thành thống chế nổi tiếng của Pháp trong đệ nhất Thế Chiến), đã nghĩ đến việc cầu sự trợ giúp của Trần Lục, cha xứ Phát Diệm và là Phó Tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh. Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân Gia Tô đến giúp quân Pháp. Và Ba Đình bị thất thủ."

Từ những tài liệu dẫn chứng ở trên, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Gia Tô Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ ràng trong một văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:

"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

Trên đây chỉ là vài tài liệu trong kho tàng tài liệu rất phong phú hiện hữu. Từ những tài liệu trích dẫn trên chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân của việc cấm đạo trong thế kỷ thứ 19 tại Việt Nam, tuyệt đối không phải vì lý do tôn giáo, không phải vì những tín đồ Gia Tô Việt Nam theo một đạo mới, mà cũng chẳng phải vì Vua, Chúa cùng các sĩ phu ganh ghét hay đố kỵ những thừa sai Gia Tô ngoại quốc hay những kẻ tân tòng bản địa. Một số trí thức Gia Tô luôn luôn có luận điệu cho rằng những người ngoại đạo ganh ghét hay đố kỵ Gia Tô La Mã Giáo. Thí dụ, Linh mục Phan Phát Huồn, viết trong cuốn Việt Nam Giáo Sử với mục đích hạ thấp những bậc xuất gia trong Phật Giáo như sau, trg. 220:

"Người Công giáo lúc ấy lại được tự do hành đạo, nên nhiều người nghèo khó cũng như giàu sang theo đạo công giáo. Phong trào theo đạo ấy đã làm cho các thày Sư ghen tuông các linh mục, các thày xúi người lương ghét đạo."

Viết như vậy Linh mục Phan Phát Huồn đã để lộ một tâm cảnh cuồng tín, tổng hợp của đần độn và huênh hoang, phản ánh một kiến thức nghèo nàn về chính đạo của ông và lẽ dĩ nhiên, một sự hiểu biết rất hạn hẹp về Phật Giáo.

Thật vậy, nhận xét trên sẽ được chứng minh trong sự phân tích đại cương vấn đề để xem Linh mục Huồn dùng từ "ghen tuông" có khớp không? Ghen tuông hay đố kỵ có nghĩa là ghen ghét vì mình không bằng người ta, thèm muốn những cái người ta có mà mình không có được. Vậy thì, người Phật tử, Tăng cũng như tục nói riêng, Phật Giáo nói chung, đố kỵ người GiaTô hay GiaTô La Mã Giáo ở chỗ nào? Muốn xét về một tôn giáo thì người ta thường xét đến tư cách của Giáo Chủ, giáo lý, thành phần tín đồ, và những phúc lợi mà tôn giáo đó đã đem tới cho nhân loại.

Về tư cách của giáo chủ thì chúng ta hãy đọc lời sau đây của Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được giải thưởng Nobel năm 1950:

"Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô."

(I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history - I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.)

Nếu tôi đọc những chuyện trong Thánh Kinh về cách Đức KiTô đối xử với cha mẹ, anh chị em, về những lời nguyền rủa của Đức KiTô đối với những người không tin theo ngài là sinh ra từ đồ rắn độc, dạy đệ tử mang họ ra giết ngay trước mặt ngài, và ngay cả lời nguyền rủa một cây sung vô tri vô giác để cho nó chết héo queo chỉ vì cây không ra trái lúc trái mùa để cho ngài sơi cho đỡ khát, và gọi một người đàn bà không phải là dân Do Thái là chó khi bà này đến khẩn nài ngài chữa bệnh cho con gái v...v..., thì tôi bắt buộc phải đặt Đức KiTô dưới hàng triệu người khác về vấn đề đạo đức.

Vậy, về vấn đề giáo chủ, có gì để Phật Giáo phải đố kỵ với GiaTô Giáo?

Về phương diện giáo lý thì ai cũng biết giáo lý bắt nguồn từ kinh điển của mỗi tôn giáo. Ki-Tô Giáo thì có cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Phật Giáo thì có Thiên Kinh Vạn Quyển. Kinh điển Phật Giáo thì nhiều và rộng vô chừng nhưng tất cả đều nhất quán, dẫn dắt con người bằng những con đường khác nhau nhưng cùng đi tới mục đích tối hậu là giác ngộ qua sự tu tập bản thân bằng bi, trí, dũng. Đặc biệt là trong kinh điển Phật Giáo ta không hề thấy những chuyện tàn ác, giết chóc, dâm loạn v..v... Trái lại trong cuốn được gọi là Thánh Kinh thì đầy rẫy những chuyện ác độc, vô luân, chiến tranh, chém giết, tàn sát tập thể và những giáo lý mâu thuẫn cùng cực v..v.., như đã được trình bày trong Chương V, ngoài những chuyện hoang đường “không thể tin được” của thời bán khai.

Vậy về vấn đề giáo lý, có gì để Phật Giáo phải đố kỵ với GiaTô La Mã Giáo?

Về phương diện hành trì giáo lý thì chúng ta đã biết lịch sử của GiaTô LaMã Giáo đã mang tới bao nhiêu bất hạnh cho nhân loại qua 1000 năm của thời kỳ đen tối (Dark Ages) ở Âu Châu với 9 cuộc Thánh Chiến, 400 năm của các tòa án xử dị giáo, và mang tới cho các dân tộc ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ, Á Châu qua chính sách thực dân đế quốc, trong khi sự bành trướng của Phật Giáo trên thế giới từ 25 thế kỷ trước, qua phương pháp truyền đạo hòa bình và chuyển hóa, không hề làm đổ một giọt máu .

Vậy về phương diện hành trì có gì Phật Giáo phải đố kỵ với GiaTô LaMã Giáo?

Về phương diện tín đồ, theo nhận xét của Malachi Martin, nguyên giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, trong cuốn The Keys of This Blood thì:

"Tự bao giờ, Gia Tô Giáo chỉ nảy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học."

(Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality)

Cùng một ý tưởng, Adrian Pigott viết trong cuốn Freedom's Foe - The Vatican:

"Họ (giáo dân) được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã".. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Gia Tô La Mã Giáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nảy nở"

(They have been brought up in what Dr. Barnado called "The thick darkness of Romanism".. Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)

và Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, cách đây hơn 100 năm, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi Patrick J. N. Tuck, cũng đưa ra một nhận xét như sau:

"Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các Hội Truyền Giáo Gia Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương, có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới cầm quyền có học của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì lý do này hay lý do khác, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ."

(In fact during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula they have probably not converted more than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

Vậy về phương diện thành phần và khả năng hiểu biết của những tín đồ, Phật giáo có gì mà phải ghen tuông với Gia Tô La Mã Giáo?

Phải chăng những tín đồ Gia Tô chỉ nhắm mắt tin theo những lời tuyên truyền giả dối hoàn toàn sai sự thực của Giáo hội, và Gia Tô La Mã Giáo quả nhiên đã chỉ nảy nở nơi những người mà đầu óc không có bao nhiêu suy luận.

Chỉ còn một điểm là quyền lực chính trị và tài sản của GiaTô La Mã giáo vượt xa Phật Giáo. Nhưng đây chính lại là những sự phù du mà Phật Giáo không màng tới, không coi đó là khuôn vàng thước ngọc để đo đạo đức và trí tuệ của con người. Thời quân chủ, Vua có một địa vị tuyệt đối về quyền lực và của cải thế gian, nhưng Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đã coi ngai vàng như đôi giép rách, bỏ vào chùa đi tu. Quốc Sư Vạn Hạnh tham gia chánh sự nhưng không tham gia chánh quyền. Những chuyện như vậy đầy rẫy trong lịch sử Phật Giáo thế giới.

Vậy có gì để Phật Giáo phải đố kỵ Gia Tô La Mã Giáo về phương diện này. Ở đây, tôi không muốn nhắc đến chuyện GiaTô Giáo đã làm những gì đối với quốc gia dân tộc so với Phật Giáo.

Cho nên, viết rằng Phật Giáo ganh ghét, đố kỵ GiaTô La Mã Giáo là viết ngược chiều, vì những người được đào tạo từ cái lò Gia Tô Giáo có biết gì khác đâu ngoài những lời "giáo hội dạy rằng" mà thực chất chỉ là những lời tuyên truyền sai sự thực để gò ép những đầu óc kế thừa loại đầu óc Phê-rô phải nhắm mắt nhắm mũi mà tin, không cần biết, không cần hiểu. Những loại đầu óc như vậy thì có gì để mà tự hào? Cho nên, tôi nghĩ rằng các Thày Sư coi thường và tội nghiệp cho các linh mục thì đúng hơn là ghen tuông.

Không coi thường sao được khi mà ngay trong nước Pháp, một nước trước đây được coi như là trưởng nữ của Giáo hội Gia Tô La Mã, Léon Gambetta, một chính trị gia lỗi lạc của Pháp, trong cuộc hô hào đoàn kết quốc gia, đã phải hét lên một lời tuyên chiến: "Đặc quyền của giới giáo sĩ, đó chính là kẻ thù" (Un cri de guerre: Le Cléricalisme, voilà l'ennemi); và Émile Combes, một nghị sĩ đã phát biểu giữa nghị trường Pháp: "Không phải là chúng ta đả kích tôn giáo mà là những linh mục, những người muốn lợi dụng tôn giáo làm một công cụ thống trị" (Ce n'est pas à la religion que nous nous attaquons, c'est à ses ministres, qui veulent s'en faire un instrument de domination); và Jean Bossu, khi tranh đấu cho nền dân chủ của Pháp đã tuyên bố: "Chống đặc quyền của giới giáo sĩ là nền tảng căn bản của tinh thần dân chủ. Đối với chúng ta, đó chính là Giáo hội, chính là Gia Tô Giáo mà từ trước tới nay luôn luôn đối nghịch với mọi thứ tự do." (L'anti-cléricalisme est la base fondamentale de l'esprit démocratique. Pour nous, le cléricalisme, c'est l'église, c'est le Catholicisme, qui a toujours été l'adversaire de toute liberté); và nhà đại văn hào Victor Hugo đã nhận định: "Nền văn minh , ánh sáng này, có thể bị tắt đi bởi hai cách bị chìm đắm; hai sự xâm lăng làm phương hại đến nền văn minh này: sự xâm lăng của các quân lính và sự xâm lăng của các linh mục. Sự xâm lăng của quân lính đe dọa mẹ chúng ta: Tổ Quốc; sự xâm lăng của linh mục đe dọa con chúng ta: Tương Lai" (La civilisation, cette lunière, peut être éteinte par deux modes de submersion; deux invasions lui sont dangereuses, l'invasion des soldats et l'invasion des prêtres. L'une menace notre mère: La Patrie; l'autre menace nos enfants: l'Avenir.)

Chắc hẳn các thừa sai Gia Tô Pháp, trong việc đào tạo các linh mục Việt Nam, không bao giờ nhắc đến những câu nói thời danh đã đi vào lịch sử này, cho nên các linh mục bản xứ vẫn tin tưởng là cái hình ảnh linh mục của mình là cao quý, đẹp đẽ lắm, ai cũng phải hoặc kính trọng, hoặc ghen tuông, trong khi sự thật lại ngược hẳn. Victor Hugo viết rằng: "Chỉ có hai tội phạm: César và Phê-rô (Peter). César thì giết người (hủy diệt thân xác), Phê-rô thì nói láo (hủy diệt tinh thần). Người Linh mục bị, hoặc có thể bị thuyết phục và thành thật. Chúng ta có nên trách họ không? Không! Chúng ta có nên chống họ không? Nên!" (Il n'y a que deux coupables: César et Pierre. César qui tue, Pierre qui ment. Le prêtre est, ou peut être, convaincu et sincère. Doit-on le blâmer? Non! Doit-on le combattre? Oui!)

Trong cuốn sách này tôi sẽ không bàn tới vấn đề Gia Tô Giáo đã mang lại những bất hạnh như thế nào cho dân tộc sau khi Pháp đặt nền đô hộ ở Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trở lại Việt Nam, và trong hai nền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Quý độc giả quan tâm đến những chi tiềt liên hệ tới những giai đoạn lịch sử trên có thể tìm đọc những tác phẩm như Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến: 1945-1954 của Quang Toàn và Nguyễn Hoài, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh Mục Trần Tam Tĩnh, Việt Nam Máu Lừa Quê Hương Tôi của Đỗ Mậu, Việt Nam Dệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư: 1954-1963 của Nguyễn Mạnh Quang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm của Lê Trọng Văn, 9 Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia-Đình-Trị Ngô Đình Diệm của Nguyệt Đam & Thần Phong, Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh v..v...

Tuy nhiên, để cho cuốn sách tạm gọi là đầy đủ về nội dung, tôi xin trích dẫn sau đây hai tài liệu chứng tỏ đường lối tiếp tay và làm nội ứng cho giặc ngoại xâm cùng hại nước hại dân của Giáo hội Gia Tô Việt Nam không hề thay đổi cho tới khi nước nhà thống nhất năm 1975.

Theo Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Dieu et César thì:

"Cuối năm 1945, Việt Nam giành lại được độc lập từ tay người Pháp, lòng yêu nước của người Gia Tô VN bùng lóe lên với những cuộc biểu tình của hàng chục ngàn giáo dân mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu "Giáo Hoàng Muôn Năm", "Giáo Hội Việt Nam của Người Việt Nam", "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" (Vive le Pape, L'Église Vietnamienne aux Vietnamiens, Vive le Vietnam Indépendant.)

Nhưng rồi Linh mục Tĩnh viết:

"Vậy, với các giám mục và linh mục dẫn đầu, tín đồ Gia Tô muốn phá bỏ hình ảnh của một giáo hội đã cộng tác với quân xâm lăng, một giáo hội phục vụ nước Pháp, một giáo hội đã sống ngoài lề sự tranh đấu cho chủ quyền và tự do của dân tộc. Một trang sử đã lật qua nhưng khốn thay chẳng được bao lâu"

(Ainsi, avec les évêques et les prêtres en tête, les catholiques voulaient détruire l'image d'une église collaboratrice avec les agresseurs, d'une église au service de la France, d'une église qui avait vécu en marge d'un peuple en lutte pour sa souvenaineté et sa liberté. Une page est tournée. Mais, malheureusement pas pour longtemps.)

Tại sao? Vì theo một sắc lệnh của Giáo Hoàng Pie XII ban hành ngày 1 tháng 7 năm 1949, tuyên bố "tuyệt thông" bất cứ người nào cộng tác với Cộng sản, tuyên truyền cho CS, đọc sách báo CS v...v.. nên giáo hội Gia Tô Việt Nam lại hợp tác với quân đội Pháp, được Pháp trang bị vũ khí để lập những chiến khu "tự trị" như Bùi Chu, Phát Diệm..., lại đứng ngoài lề công cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập mới thu hồi của dân tộc Việt Nam.

Cùng một nhận xét, dựa trên những sự kiện lịch sử, Cao Huy Thuần viết trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, trg. 547-548:

"Sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập vào tháng 8-1945, những tín đồ Thiên Chúa, trong một tình yêu nước nồng nhiệt mới mẻ hoàn toàn, đã xác định rõ rệt và long trọng lòng tha thiết với độc lập và quyền lợi dân tộc.

"Các con chiên Việt Nam, tờ Kỷ Yếu các phái bộ viết, biết rằng tương lai của tôn giáo họ được nêu lên. Nếu họ chứng tỏ được lòng yêu nước ra dưới mắt của cả nước, chắc chắn họ sẽ lấp được cái hố còn ngăn cách họ với đồng bào phi-Thiên Chúa của họ. Nếu họ khước từ, họ làm cho cái hố đó không vượt qua được. Vì thế không còn gì phải nghi ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động. Đa số con chiên đã lựa chọn. Được các giám mục của giống nòi họ soi sáng và ủng hộ, họ không còn muốn phạm lỗi lầm của những người trước trong thế kỷ vừa qua. Họ cương quyết không chịu làm lại tín ngưỡng mình bằng cách dính líu với chính quốc. Họ muốn bảo vệ sự độc lập của đạo Thiên Chúa bằng cách cùng làm việc với đồng bào phi-Thiên Chúa của họ cho xứng nghĩa của nền độc lập của tổ quốc." (Giibal, Les Catholiques en Vietnam. Buổi diễn thuyết tại Trung Tâm Nghiên Cứu Á-Phi, Paris, 1953.)

Và vì thế bốn Giám mục Việt Nam lập tức lựa chọn lấy mấy lập trường vào ngày 23-9-1945, họ đã viết thư cho Giáo hoàng Piô XII nhân danh "dân tộc Việt Nam" để yêu cầu "sự ban phước lành, lòng đại lượng cùng các lời cầu nguyện để ủng hộ nền độc lập mà nó vừa mới thu hồi được và bảo vệ bằng mọi giá." (Ibid.)

Đó là lần đầu tiên mà đạo Thiên Chúa Việt Nam chịu hòa mình trong cộng đồng dân tộc và gắn liền quyền lợi của họ vào quyền lợi đất nước. Nhưng than ôi! Tia lửa yêu nước vụt tắt ngay mấy tháng sau, Pháp đổ quân vào Việt Nam, chiến tranh Đông Dương bùng nổ và tín đồ Thiên Chúa lại hợp tác với ngoại bang."

Đọc hai đoạn văn trên của Linh mục Trần Tam Tĩnh và Tiến sĩ Cao Huy Thuần, tôi cho rằng cả hai vị đều đánh giá quá cao "lòng yêu nước bùng lóe lên nhưng rồi lại tắt ngấm" của những tín đồ Gia Tô Việt Nam trong thời kỳ nước nhà mới thu hồi nền độc lập.

Thứ nhất, một người Việt Nam yêu nước thực sự thì không bao giờ cần đến sự ban phước lành của Giáo hoàng cho nền độc lập của nước nhà, bởi vì Giáo hoàng và Giáo hội Gia Tô La Mã đã đóng vai chủ chốt trong việc xâm chiếm nước Việt Nam, đặt Việt Nam dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, điều này đã được chứng minh rõ ràng trong những tài liệu đã trích dẫn ở trên. Chưa kể là phép lành của Giáo hoàng thì có giá trị gì đối với hơn 90% dân chúng Việt Nam phi-Gia Tô, đó chỉ là một thứ thần quyền tự nhận của Giáo hoàng để ngự trị đám tín đồ thấp kém ở dưới? Lịch sử Công Giáo ghi không thiếu gì những giáo hoàng vô đạo đức, là kẻ loạn dâm, sát nhân v...v...

Thứ nhì, bốn giám mục không thể nhân danh "dân tộc Việt Nam" để mà quỵ lụy trước Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican, xin xỏ ân huệ "ban phước lành" không cần thiết và vô giá trị cho nền độc lập của Việt Nam. Nền độc lập của Việt Nam là một thực thể tuyệt đối, được xây dựng bằng công ơn của tổ tiên và xương máu của những người dân Việt yêu nước, không dính dáng gì tới một tôn giáo mà thực chất "không thể tiêu hóa nổi" trong xã hội Việt Nam. Nếu các giám mục nhân danh con chiên của họ, vào khoảng 8% dân số Việt Nam thì đó là quyền của họ, nhưng họ không thể nhân danh "dân tộc Việt Nam" được. Dân tộc Việt Nam cương quyết từ khước "phép lành" của Giáo hoàng nếu thực sự ngài kém cỏi đến độ nghe theo lời cầu xin của bốn giám mục Việt Nam và cưỡng ban phép lành trên đầu dân tộc Việt Nam.

Qua những tài liệu trong chương này, chúng ta có thể thấy ngay rằng, ngay từ buổi đầu, Giáo hội Gia Tô Việt Nam đã tự tạo cho mình một hình ảnh không mấy tốt đẹp trong lòng đại khối dân tộc Việt Nam. Dù vậy, người Việt Nam luôn luôn chủ trương "dĩ hòa vi quý" và mong muốn có sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc. Nhưng sự hòa hợp này chỉ có thể thực hiện với một số điều kiện. Vài đề nghị, coi như là để gợi ý, trong phần kết luận, hi vọng sẽ đóng góp được phần nào trong mục đích tạo sự hòa hợp tôn giáo này.

THAY LỜI KẾT

 

Như đã được minh định ngay từ đầu, cuốn sách này là tác phẩm của một người bạn, không phải của kẻ thù. Nhưng rất có thể có những người chưa thoát ra khỏi được cái bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã (Dr. Barnado: The thick darkness of Romanism), nên vẫn coi những người viết ra những sự thật trái ngược với những lời "Giáo hội dạy rằng" là kẻ thù, và chụp lên đầu họ đủ thứ mũ, theo đúng sách lược của Giáo hội.

Cái mũ mà những người thuộc loại vô não này hay dùng nhất là cái mũ CS, nhưng nay đã trở thành phá sản, vì nó chỉ còn sót lại trong những đầu óc chậm tiến nhất, không biết gì đến thời cuộc quốc tế, đến tình hình chính trị thế giới và quốc nội. Giáo hội Gia Tô La Mã thù ghét CS vì ý thức hệ CS đã phá tan ý thức hệ La Mã ở Âu Châu, và riêng ở Á Châu thì có một điều chúng ta không thể phủ nhận, đó là, theo Avro Manhattan: " Chủ nghĩa Cộng Sản... đã góp phần cho một sự thức tỉnh nhanh chóng hơn của Á Châu, cho sự nổi giậy mau hơn của tinh thần quốc gia của Á Châu, và cho sự chống lại Ki Tô Giáo của Á Châu quyết liệt hơn."

Đối với phần lớn Á Châu, và ngay ở cà Đông Âu, cái nôi của Gia Tô Giáo, độc tài đỏ không đáng sợ bằng độc tài đen, vì đỏ đã thay đổi, đang thay đổi và sẽ còn tiếp tục thay đổi để phù hợp với sự khao khát của quần chúng cho hợp với những truyền thống dân tộc. Riêng ở Việt Nam, vì sự sống còn của chính mình nên CS không còn con đường nào khác, nếu không muốn đi đến hủy diệt. Con đường dân tộc là con đường duy nhất. Con đường vì vài lợi lộc vật chất phù du trước mắt mà liên kết với đen, để cho đen thao túng, là con đường của "Cô bé quàng khăn đỏ", là con đường "đánh đu với tinh", kết quả ra sao, chắc ai cũng có thể hiểu nổi.

Cái mũ thứ hai mà các tín đồ Gia Tô kém hiểu biết hay dùng là cái mũ "bôi nhọ tôn giáo". Vì là những người không có mấy đầu óc, không biết gì về lịch sử của tôn giáo mình, về thực chất của tôn giáo mình, nên họ quy tất cả những gì trái ngược với lời "giáo hội dạy rằng" là bôi nhọ tôn giáo. Họ chỉ nói mà không suy nghĩ. Thực tế là, cái gì đang trắng mà người ta bôi đen thì gọi là bôi nhọ. Nhưng nếu nó đã đen kịt rồi thì còn chỗ đâu để mà bôi nhọ được nữa.

Cái mũ thứ ba là "chống Gia Tô". Tôi xin hỏi lại, chống Gia Tô thì sao? Chúng ta có nên chống những gì xấu ác hay không? Chúng ta có nên chống các cuộc Thánh Chiến, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, sách lược phá hủy những nền văn hóa phi-Gia Tô, sách lược bạo hành bách hại dân Do Thái, sách lược liên kết với thực dân đi xâm lăng các nước kém mở mang, sách lược "ngu dân dễ trị" v...v... không?

Nhưng thế nào là chống và chống như thế nào? Tôi phân biệt rõ ràng giữa Giáo hội GiaTô và các tín đồ GiaTô. Nếu những sách lược của Giáo hội GiaTô đã tạo nên một lịch sử đen tối cho GiaTô giáo, điều này không có nghĩa là các tín đồ GiaTô đều đen tối. Tôi tin rằng trong GiaTô giáo có rất nhiều người đức hạnh không thua bất cứ người nào trong các tôn giáo khác. Tôi cũng quan niệm rằng, tự do tín ngưỡng là quyền thiêng liêng của con người, kể cả quyền mê tín dị đoan. Nhưng tôi không chấp nhận bất cứ ai dùng cái quyền tự do của mình, hay niềm tin của mình, để chà đạp hay tiêu diệt tự do và niềm tin của ngưới khác, bằng những thủ đoạn bất thiện, ác độc. Tôi viết ra đây những sự kiện lịch sử của Giáo hội Gia Tô La Mã toàn cầu cũng như của Giáo hội Gia Tô Việt Nam là để chúng ta thấy rõ sự thật lịch sử, nhờ đó mà chúng ta có thể tìm ra phương cách giải quyết những vấn đề còn nhức nhối trong lòng dân tộc. Tôi tin rằng đa số người dân Việt Nam không bao giờ quy trách cho thế hệ những người Gia Tô hiện nay về những việc làm của những thế hệ Gia Tô trong quá khứ. Chuyện tội của Cha Ông mà con cháu phải gánh chịu là chuyện của một số người có đầu óc của thời bán khai, man rợ, chuyện trong Thánh Kinh, không phải là chuyện của thời văn minh hiện đại.

Qua tám chương vừa trình bày ở trên, đến đây chắc quý độc giả đã thấy rõ phần nào thực chất của Gia Tô La Mã Giáo, một tôn giáo có nhiều tín đồ nhất trên hoàn cầu, thường được rao giảng là "thánh thiện", mang "tin mừng Phúc Âm" đến cho nhân loại, nhưng lịch sử cũng lại chứng tỏ rằng đó là một tôn giáo đẫm máu những người vô tội nhiều nhất trên thế gian. Đây là một sự kiện lịch sử mà không ai có thể phủ nhận. Làm sao chúng ta có thể giải thích được cái nghịch lý này, vì hai bộ mặt trái ngược nhau của Gia Tô La Mã Giáo, trên nguyên tắc, có tính loại trừ hỗ tương (mutual exclusive): có cái này thì không thể có cái kia.

Trong phần kết luận này, trước khi đưa ra vài đề nghị để tiến tới sự hòa hợp tôn giáo thực sự trong đại khối dân tộc, tôi muốn trình bày cùng quý độc giả một sự kiện lịch sử khác. Đó là hiện trạng Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, ở Âu Châu, một lục địa đã một thời có thể coi như toàn tòng Ki Tô Giáo, như là cái nôi của Ki Tô Giáo. Chúng ta vẫn cho rằng người Âu Châu tiến bộ hơn mình, vậy hiện trạng tôn giáo ở Âu Châu rất đáng để cho chúng ta suy nghĩ.

Sau đây là vài đoạn trích dẫn trong cuốn Missionaries về hiện trạng tôn giáo ở Âu Châu. Cuốn sách này là một tác phẩm nghiên cứu về những thành quả truyền giáo của Ki Tô Giáo nói chung trên khắp thế giới, đi kèm với một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC.

Trang 242:

"Âu Châu đã trở thành một nơi làm cho Ki Tô Giáo ngượng ngùng, bối rối, một lục địa mà nhà Thần học Đức Kierkegaard gọi là của những "người đã rửa tội theo Ki Tô Giáo nhưng lại theo tà giáo hoặc theo đa thần giáo ". Nói một cách ngắn gọn, Âu Châu, trong nhiều thế kỷ là cái nôi của Bộ Truyền Giáo (đi truyền giáo các nơi), nay đã trở thành một miền đất phải truyền giáo.

...Người ta sợ rằng nếu Âu Châu cứ tiết tục quay lưng lại Thượng đế, thì có thể đến lúc Thượng đế sẽ quay lưng lại Âu Châu.

... Những thừa sai truyền giáo tin rằng Âu Châu đang ở trong nguy cơ bị tràn ngập bởi một cao trào thế tục."

(Europe had become "an embarrassment to Christianity", a continent of what the German theologian Kierkegaard called "baptized pagans". In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field.

...There is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe

...The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tiadal wave of secularism.)

Trang 244:

"Một thống kê thường được kể tới trong giới những thừa sai truyền giáo là ở Pháp có nhiều người chữa bệnh duy linh hơn là các y sĩ. Các tôn giáo Đông phương cũng ngày càng được biết tới nhiều hơn khắp Âu Châu.

...Tuy trước đây có nhiều trường hợp ngoại lệ, giới trung lưu, nếu không phải là mang cái mặc cảm "sợ Chúa", thì cũng vẫn đi lễ nhà thờ. Một thế kỷ sau, tình hình đã khác hẳn. Cái chứng bệnh bỏ Chúa đã lan vào giới trung lưu và ngay cả những giáo xứ ở các vùng thôn quê, mạch sống của Giáo hội, cũng bị tiêm nhiễm bệnh chứng này. Năm 1851, vào khoảng 40% dân chúng đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Một thế kỷ sau (1950), số người đi lễ ngày chủ nhật chỉ còn vào khoảng 10%.

...Những nhà thống kê tránh né những con số nói về thực trạng những tín đồ Ki Tô ở Anh quốc. Một vài người cho rằng số người đi lễ nhà thờ chỉ vào khoảng 4%.

...Nhiều nhà thờ trong khắp nước Anh bị bỏ trống, vô thừa nhận. Đặc biệt ở Luân Đôn, biến cải nhà thờ thành một cơ sở khác là một thương vụ hái ra tiền. Những ánh đèn nhấp nháy để nhảy Disco đã soi sáng những tấm kính màu sắc sặc sỡ của một nhà thờ chính tại Luân Đôn và nay nhà thờ đó mang tên "Sân khấu hộp đêm".

Nhưng sự quan tâm về sự suy giảm đời sống tinh thần ở Anh, so với Pháp, thì chẳng là gì. Theo một thừa sai (Tin Lành; TCN) Hoa Kỳ, David Barnes, thì "tuy có một nền văn hóa phong phú, người Pháp cũng không biết đến Thượng-đế như là những dân mọi rợ ở trong một lục địa tăm tối nhất của thế giới." (Bản chất của các thừa sai Tin Lành cũng đần độn và cuồng tín không thua gì những thừa sai Gia Tô; TCN). Trong số 54 triệu dân Pháp, chỉ có 0.22% (vào khoảng 1 triệu 200 ngàn; TCN) người theo Tin Lành. Tuy 94% dân Pháp rửa tội theo Gia Tô La Mã Giáo, chỉ có 2% đi lễ nhà thờ đều. Dù ảnh hưởng của Gia Tô Giáo ở Pháp rất lớn, Hội Truyền Giáo Những Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm đã tuyên bố Pháp là nơi cần phải truyền giáo."

(A frequently quoted statistic in European missionary circles is that there are more spiritualist healers in France than medical doctors. Eastern religions are also growing in popularity throughout Europe.

...Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God-fearing, then at least church-going folks. A century later the picture had completely changed. The disease had spilled into middle-class surburbia and even the life-blood of the Church, the rural parishes, had been infected. On census Sunday in 1851, some 40 per cent of the population went to church. A century later it was nearer 10 per cent.

The statisticians quibble about just how low the figures are for practising Christians in Britain. Some argue that consistent church attendance is as low as 4 per cent. ...Churches all over Britain lie abandoned and derelict. In London particularly, church conversion has become big business. Disco lights illumate the stained glass windows of one of one central London church, renamed the Limelight Nightclub.

...But concern over Britain's spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richess of their culture, the French "are as ignorant of the things of God as the uncivilized natives of one of the world's darkest continents". A mere 0.22 per cent of France's 54 million population are evangelical Protestants.

Although 94 per cent are baptized Catholics, a mere 2 per cent regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelized Fields Mission have declared France a mission field.)

Trang 246:

"Robert Evans, sáng lập viên người Mỹ của Hội Mở Rộng Truyền Giáo ở Âu Châu, là một trong nhiều nhà rao bán Phúc Âm đã đề nghị một biện pháp chữa căn bệnh tôn giáo ở Pháp. Như là một thừa sai trong thế kỷ 19 nhận xét về Phi Châu, ông viết: "Vì hầu hết những gia đình ở Pháp không có quyển Thánh Kinh nên dân Pháp không có mấy ý niệm về tội lỗi. (Mấy ông Tin Lành không chấp nhận chế độ Giáo hoàng của Gia Tô nhưng tuyệt đối tin vào quyển Thánh Kinh, coi đó như là những lời mặc khải của Thượng Đế, là nguồn cảm hứng tuyệt vời về luân lý, đạo đức.. Theo triết gia nổi danh của Hoa Kỳ, George Santayana, thì "quyển Thánh Kinh đích thực là nguồn cảm hứng tuyệt vời..cho những ai không hiểu nó " (The Bible is a wonderful source of inspiration for those who do not understand it). TCN)

... Những thừa sai (Tin Lành) quy trách cho ai về tình trạng tôn giáo hiện thời ở Pháp, Anh và phần còn lại bị giam hãm trong vòng dốt nát của Âu Châu? Evans không còn nghi ngờ gì về những thủ phạm chính. Như hầu hết những nhà rao bán Phúc Âm Tin Lành, Evans không tin Gia Tô La Mã Giáo là thực sự Ki Tô . Vì La Mã đã thống trị rất hữu hiệu phần lớn Âu Châu, và vì cuộc Cải Cách Tin Lành chỉ có một ảnh hưởng giới hạn, những thừa sai Tin Lành cho rằng nhiều quốc gia ở Âu Châu chưa bao giờ có cơ hội được nghe Tin Mừng (Phúc Âm). Chủ thuyết vô thần của Marx cũng làm cho sự suy thoái của tôn giáo mau hơn, và cùng với chủ thuyết Gia Tô, đó là món quà độc hại nhất của lục địa Âu Châu mang tới cho thế giới".

(... Robert Evans, American founder of the Greater Europe Mission, is one of many evangelicals who have recommended a cure for these French ills....As a nineteenth-century missionary might have reflected on an African tribe, he wrote: "Since most of the homes of France do not have the Bible, her people show little sense of sin...

...Whom do the missionaries hold responsible for the present spiritual condition of France, Britain and the rest of benighted Europe? Evans has no doubts as to the chief culprits. Like most evangelical Protestants, Evans does not believe that the Roman Catholic Church is truly Christian. Since Rome so effectively dominated much of Europe, and since the impact of the Reformation was only partial, the missionaries argue that many countries of Europe have never had a chance to hear the Good News at all... Atheistic Marxism has also hastened Europe's spiritual decline, and along with Catholicism has been the continent's most destructive gift to the world.)

Trang 247:

"Trong cái bến tàu bên cạnh cái Giáo hội đã được củng cố vững chắc là những bậc trí thức Âu Châu, những người mới đầu phủ nhận tư cách Thần thánh của ông Ki Tô (Giê-su) và rồi sự hiện hữu của Thượng đế. Từ Voltaire và Rousseau trở về sau, những bậc trí thức Âu Châu bị lên án là đã truyền bá những chủ thuyết nhân bản, duy lý, hiện sinh, Mác-xít, mà nhà truyền giáo (Tin Lành) coi là những chủ thuyết lạc đạo.

Thống kê cho thấy Đệ Nhị Thế Chiến cũng là một nguyên nhân làm cho sự bác bỏ Ki Tô Giáo ở Âu Châu mau hơn. Bắt đầu cuộc chiến, số người đi lễ nhà thờ ở Mỹ và ở Anh thì tương đương. Khi chiến tranh chấm dứt, sáu triệu người Do Thái đã chết trong những trại tập trung. Tuy vậy, người ta không hề thấy một hành động nào của Thượng đế. Hitler và chủ thuyết Đức Quốc Xã hiển nhiên là xấu ác. Người ta có quyền hỏi, nếu Thượng đế hiện hữu thì tại sao ông ta lại để cho sự xấu ác như vậy nảy nở. (Chúng ta nên nhớ: các tín đồ Gia Tô đều tin rằng Thượng đế của họ toàn năng, nghĩa là quyền phép vô biên, làm gì cũng được. Mấy ông ngồi ở Vatican giải thích cho đám tín đồ Phi Châu, Á Châu rằng: đó là một bí nhiệm của Thượng đế mà đầu óc con người không sao hiểu nổi, và tín đồ ở các nơi đây vẫn hoan hỉ tin ở một Thượng đế toàn năng. TCN)

Đòi hỏi những người Âu Châu tin vào một thế giới của Thượng đế và Satan có vẻ như là đòi hỏi họ phải từ bỏ sự thông minh của chính mình. Quan trọng hơn nữa, những lợi khí của thương vụ thừa sai: củ cà rốt "cứu rỗi" và cây gậy "đày đọa đời đời" đã mất đi hiệu lực đe dọa rồi."

(In the dock alongside the established Church are the European intellectuals who first denied the deity of Christ and then the existence of God. From Voltaire and Rousseau onwards, they stand accused of passing on their humanism, rationalism, existentialism, Marxism, all of which the new missionaries regard as so many heresies.

...Statistics suggest that the Secon World War might also have accelerated Europe's rejection of Christianity. At the outbreak of war church attendance in the US and Great Britain was comparable. By the end of the war six million Jews had died in concentration camps. Yet God was not seen to act. Hitler and Nazism were manifestly evil. If God existed, then why, people were entitled to ask, had He permitted such evil to flourish?

...Asking Europeans to believe in a world of God and Satan, seems to be asking them to deny their own intelligence. More importantly, the tools of the missionaries' trade, the carrot and stick of salvation and damnation, have lost the power to frighten.)

Tôi trích dẫn vài tài liệu trên để cho chúng ta cùng nhau suy nghĩ. Tại sao Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, lại không còn hấp dẫn đối với Âu Châu, một lục địa mà chúng ta vẫn coi là văn minh tiến bộ nhất? Điều rõ ràng là ánh sáng văn minh tiến tới đâu thì bóng tối của các tôn giáo độc thần phải lùi đi bấy nhiêu.

Vấn đề là, chúng ta, những con người Việt Nam, có muốn tiến lên cùng với xã hội văn minh của loài người, hay là cam phận làm thân trâu ngựa, nô lệ cho những ý thức hệ đã, đang, và sẽ bị phế thải ở trong những xã hội văn minh tiến bộ. Điều khôi hài nhất đối với chúng ta là, khi xưa những nhà truyền giáo Âu Châu sang Á Đông gọi là để "rao giảng tin mừng của Chúa cho những dân tộc mọi rợ chậm tiến" nhưng tuyệt đại đa số những dân tộc Á Đông đã dứt khoát khước từ tin mừng này. Và ngày nay, sau bốn thế kỷ, chính Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo trong gần 20 thế kỷ, lại loại bỏ cái tin mừng này. Như vậy có phải là, ít ra là về vấn đề tâm linh tôn giáo, người Á Đông thông minh hơn người Âu Châu hay không? Điều khôi hài hơn nữa là ở Á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, vẫn còn một số người, phó sản của một ý thức hệ du nhập từ Âu Châu, lại bảo hoàng hơn Vua, khư khư giữ lấy những thứ mà các chính quốc đã đang phế thải, coi chúng như là báu vật của mình. Thật là tội nghiệp cho họ, cầu mong họ sớm mở mắt ra ngày nào hay ngày đó.

Ở Âu Châu thì tình trạng Ki Tô Giáo nói chung, Gia Tô Giáo nói riêng, như vậy. Ở Mỹ thì sao? Nếu chúng ta theo dõi những tin tức trên báo chí, TV v..v.. thì chúng ta sẽ thấy rằng tình trạng Gia Tô Giáo suy giảm rõ rệt. Nhiều trường học Gia Tô phải đóng cửa vì không có học trò. Nhiều nhà thờ phải rao bán vì không có tín đồ. Lớp sơn ngoài của Giáo hội Gia Tô trông vẫn còn hào nhoáng, nhưng bên trong đã bị mối mọt đục khoét rữa nát. Tình trạng bỏ đạo của số đông Linh mục và tín đồ đã làm cho giáo hội lo sợ. Vấn đề Linh mục cưỡng bách tình dục trẻ em và nữ tín đô, đồng giới tình dục, nghiện rượu, đã lên tới mức độ mà Giáo hội không có cách nào làm cho các tín đồ trong các nước văn minh tiến bộ tiêu hóa nổi những luận điệu tự phong để tạo quyền lực như "Cha cũng như Chúa" hay "Cha có quyền thay Chúa tha tội cho con". Gia Tô La Mã Giáo suy thoái đến độ gần đây, ngày 27-11-1998, Giáo Hoàng John Paul II phải bán rẻ Thiên đường để chiêu dụ đám tín đồ mù quáng bằng lời tuyên bố:

"Để chào mừng thiên niên kỷ thứ ba của Ki Tô Giáo, những giáo dân đã gây ra tội lỗi mà làm một việc từ thiện hay bỏ rượu hoặc thuốc lá trong một ngày thì sẽ được xá hết tội, triệt tiêu được mọi hình phạt trên thế gian cũng như ở dưới ngục luyện tội." (Theo báo Chuyển Luân ở bên Úc, số 13, điều này có nghĩa là tín đồ Gia Tô có thể phom phom lên Thiên đàng trên xa lộ không đèn. TCN)

(Pope John Paul II announced Friday that in celebration of entering the third millenium of Christianity, penitents who do a charitable deed or give up cigarettes or alcohol for a day can earn an "indulgence" to eliminate all punishment on earth or in purgatory)

Sau đây là vài nhận xét của tôi về Giáo hội Gia Tô Việt Nam. Theo tôi, tín ngưỡng Gia Tô ở Việt Nam bị vướng vào bốn thế kẹt.

Thế kẹt thứ nhất là lịch sử bành trướng của Giáo hội Gia Tô La Mã trong 2000 năm nay, và qua những chương trên, chúng ta đã biết lịch sử đó như thế nào rồi. Giáo hội đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Dù các tín đồ Gia Tô được đào tạo, khuyến khích trong một tâm cảnh ích kỷ: "Tôi chỉ cần tin Chúa là được Chúa cứu rỗi", không cần biết đến ai khác, nhưng họ không thể vứt bỏ được cái lịch sử đen tối của Giáo hội Gia Tô La Mã trong 2000 năm nay. Họ không thể nói, thí dụ như, Giáo hoàng không phải là Gia Tô Giáo, Giáo Hội không phải là Gia Tô Giáo, vì họ không thể phủ nhận sự lệ thuộc của họ váo Giáo hoàng, vào Giáo hội, và cấu trúc của Giáo hội. Trong Gia Tô Giáo, các con chiên chỉ có quyền độc nhất là quyền để cho giáo hội dẫn dắt, và tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của những kẻ chăn chiên. Cho nên, ngày nào mà các con chiên còn chưa phá bỏ được cái hàng rào quyền lực của Gia Tô Giáo thì ngày đó họ còn vướng vào cái lịch sử nhơ nhớp của Gia Tô Giáo, chỉ đạo bởi Giáo hội và Tòa Thánh Vatican.

Thế kẹt thứ hai là quyển Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước. Những tín đồ Gia Tô thường không đọc Thánh Kinh nên vẫn tin những lời "Giáo hội dạy rằng": Quyển Thánh Kinh là những lời mặc khải của Thượng đế đọc cho các Thánh tiên tri chép, do đó không thể sai lầm. Với trí tuệ của con người hiện nay thì quyển Thánh Kinh chứa rất nhiều điều sai lầm về khoa học cũng như về Thần học, chưa kể là trong đó còn có những chuyện tàn ác, dâm loạn, vô lý không thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn luân lý, đạo đức ngày nay.

Thế kẹt thứ ba là lịch sử thành lập Giáo hội Gia Tô Việt Nam bởi những thừa sai Gia Tô ngoại quốc mà thực chất là những gián điệp thực dân, và lịch sử hợp tác, làm tay sai cho những lực lượng xâm lăng ngoại quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại Việt Nam, và trong mưu đồ Công giáo hóa miền Nam của Ngô Đình Diệm với sự phụ giúp đắc lực của giáo hội và giáo dân.

Thế kẹt thứ tư là sự lệ thuộc hoàn toàn vào Tòa Thánh Vatican, và đây chính là yếu tố phi-dân tộc quan trọng nhất. Gần đây, có người trong giáo hội cho rằng người Công Giáo cũng có tinh thần dân tộc. Bằng chứng là, ngày nay nhiều người Công giáo cũng thờ cúng tổ tiên, cũng ăn giỗ ăn Tết, cũng lấy người ngoài đạo Gia Tô mà không có sự ép buộc người hôn phối phài theo đạo v...v.. Nhưng chính những điều này lại nói rõ hơn gì hết tinh thần nô lệ Tòa Thánh Vatican của Giáo hội Gia Tô Việt Nam.

Thật vậy, từ trước tới nay, giáo hội Gia Tô Việt Nam đã nổi tiếng là nhất cử nhất động đều tùy thuộc Vatican. Khi Giáo Hoàng cấm thờ cúng tổ tiên thì giáo hội dẹp bỏ hay xếp bàn thờ tổ tiên vào xó. Sau mấy trăm năm, khi Giáo Hoàng cho phép thờ cúng tổ tiên lại, thì giáo hội, tuy không khuyến khích vì gần đây vẫn còn có vị Linh mục gọi đó là "làm chay cúng ruồi", nhưng cũng không ngăn cấm việc thờ cúng tổ tiên nữa. Khi Giáo Hoàng bắt phải làm lễ bằng tiếng La Tinh thì giáo hội vẫn thản nhiên làm lễ bằng tiếng La-Tinh. Sau vài trăm năm, khi giáo hoàng cho phép làm lễ bằng tiếng địa phương thì các lễ mới được chuyển một phần sang tiếng Việt. Như vậy, đâu có phải là tinh thần dân tộc, vì tinh thần dân tộc thì đâu có cần phải chờ lệnh của Tòa Thánh. Giáo hội chỉ làm theo lệnh của Giáo hoàng chứ đâu có phải là thành tâm và đứng trên cương vị dân tộc, vì nếu thành tâm và đặt dân tộc trên hết thì những chuyện này đã phải làm từ lâu rồi đâu cần chờ lệnh của Giáo hoàng?

Chúng ta cũng đã biết Giáo Hoàng John Paul II đã khuyên các con chiên phải ăn năn thống hối về những bất hạnh mà Giáo hội Gia Tô đã mang đến cho nhân loại. Xét cho cùng, chuyện sám hối hay lãnh trách nhiệm về những lầm lỗi của giáo hội Gia Tô trong quá khứ là chuyện nội bộ của Giáo hội. Vả chăng, về phương diện lý luận, nếu Giáo hội hiện tại tự cho cái tư cách đại diện các Giáo hội trong quá khứ để sám hối và xin lỗi các quốc gia đã bị Giáo hội xâm lăng, tàn sát, và phá hủy các nền văn hóa và tôn giáo của những quốc gia

này, thì ai là những người có đủ tư cách để đại diện cho bao nhiêu triệu người chết, người bị tra tấn, thiêu sống, người bị cưỡng bách cải đạo v...v... trong những cuộc Thánh Chiến, trong 400 năm xử dị giáo với những tòa hình án, trong những chính sách thực dân diệt chủng diệt nền văn hóa địa phương v...v... để mà nhận lời sám hối hay tha tội cho Giáo hội?

Trong bốn thế kẹt ở trên, tôi cho rằng, dù với một nỗ lực phi thường, Giáo hội Gia Tô Việt Nam cũng chỉ có thể gỡ được nhiều nhất là hai: đó là cố gắng xóa bỏ cái hình ảnh không mấy tốt đẹp của Giáo hội từ thuở ban đầu cho tới ngày nay, và dứt khoát từ bỏ sự lệ thuộc vào Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican.

Rất có thể Giáo hội Gia Tô sẽ có một chỗ đứng trong lòng dân tộc nếu họ dứt khoát với quá khứ và thực sự đi vào con đường phục vụ dân tộc, bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói. Người Việt Nam vốn tính dễ dãi, không hay nuôi hận thù, nên dễ dàng quên quá khứ để đổi lấy sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu họ có một bảo đảm nào đó.

Cho nên vấn đề ngày nay không phải là ở chỗ ăn năn thống hối ngoài mặt về những sai lầm trong quá khứ, mà là đưa ra một đường lối bảo đảm không tái phạm những sai lầm quá khứ nữa. Sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra khi những người phi-Gia Tô được bảo đảm bằng những hành động cụ thể của Giáo hội Gia Tô Việt Nam về tính cách độc lập của Giáo hội trên thế giới và với điều tiên quyết là đặt tổ quốc lên trên hết.

Nếu Giáo hội Gia Tô Việt Nam thực sự muốn chứng tỏ là một giáo hội yêu nước, một giáo hội đặt quyền lợi Tổ Quốc trên hết, một Giáo hội của người Việt, thì việc trước tiên phải làm là họ phải dứt khoát từ bỏ tinh thần nô lệ Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican. Đây chính là truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, không chịu làm nô lệ cho ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào. Họ phải tuyên bố độc lập với Tòa Thánh Vatican, giành quyền tổ chức Giáo hội Việt Nam sao cho hợp với dân tộc tính, giành quyền bổ nhiệm linh mục, giám mục riêng v..v.. Mối liên hệ giữa Giáo hội Gia Tô Việt Nam và Tòa Thánh Vatican nhiều nhất là liên lạc trên căn bản bình đẳng với Tòa Thánh về những vấn đề liên hệ đến niềm tin tôn giáo.

Nếu Giáo hội Gia Tô Việt Nam ra thông cáo chính thức tuyên bố đặt quyền lợi quốc gia trên hết, nêu cao khẩu hiệu "Giáo hội Gia Tô Việt Nam của người Việt Nam", khẳng định sự độc lập của giáo hội, bình đẳng đối với mọi giáo hội Gia-Tô trên thế giới, kể cả đối với Tòa Thánh Vatican, và chính thức tuyên cáo rộng rãi trong khắp các giáo xứ, bỏ những đòi hỏi phi lý như bắt phải học đạo trong vấn đề hôn phối, bắt đứa con sinh ra phải rửa tội và theo đạo Gia Tô

v...v.., chấm dứt xuyên tạc lịch sử, chấm dứt những âm mưu xuyên tạc và phá ngầm Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam v...v...thì lo gì mà không có sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam. Người Việt Nam bản chất vốn hiền hòa và dễ tha thứ, trừ trường hợp phải đối phó với sự xâm lăng của ngoại bang và với những người theo gót ngoại bang, phản bội dân tộc. Lịch sử đã chứng minh như vậy.

Có như vậy, Giáo hội Gia Tô Việt Nam mới có thể gọi là một giáo hội yêu nước, có tinh thần dân tộc.

Để kết thúc, tôi nghĩ rằng có lẽ đoạn sau đây trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, trg. 548, thích hợp nhất:

"Đã biết bao lần người Việt Nam phi-Thiên Chúa đã cho đồng bào Thiên Chúa của họ hiểu rằng họ tôn trọng tôn giáo của Chúa Christ như tôn giáo họ (nếu tôn giáo của Chúa Christ trở thành một tôn giáo của Việt Nam, mang đặc tính Việt Nam, và không lệ thuộc bất cứ thế lực tôn giáo nào; TCN), rằng sự cuồng tín tôn giáo là điều tuyệt đối xa lạ với tinh thần Việt Nam và rằng đạo Thiên Chúa Việt Nam chỉ thật sự có tính cách dân tộc - điều mà mọi người hết lòng mong muốn - khi nào nó đóng góp phần mình cho độc lập và thịnh vượng đất nước - dù có phải vì thế mà chịu thiệt - chứ không làm cho đất nước nô lệ như trong dĩ vãng."

Như vậy, con đường trước mặt của Giáo Hội Gia Tô Việt Nam đã rõ ràng, "không còn gì phải do dự và nghi ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động."

Theo như thế nào? Tôi tin rằng Giáo hội Gia Tô Việt Nam có đủ khôn ngoan và trí tuệ để chọn cho mình một con đường dân tộc thích hợp, thay cho con đường nô lệ đã không còn thích hợp trong thế giới văn minh, hiện đại.

* * * * *

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỌN LỌC

(SELECTED READINGS)

 

Aarons, Mark $ Loftus, John, Unholy Trinity: How The Vatican's Nazi Networks Betrayed Western Intelligence to the Soviets, St. Martin's Press, New York, 1991.

Abbott, Walter M., The Documents of Vatican II, An Angelus Book, New York, 1966.

Akerley, Ben Edward, The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in The Scriptures, AA Press, Austin, Texas, 1989

Angeles, Peter A., Critiques of God: Making The Case Against Belief In God, Prometheus Book, New York, 1997.

Alves, Rubem, Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1979

Armstrong, Karen, 1. A History of God, Ballantine Books, New York, 1993; 2. In The Beginning: A New Interpretation of Genesis, Alfred A. Knoff, New York, 1996.

Aterin, Karl Otmar Von, The Papacy and the Modern World, Weidenfeld & Nicolson, London, 1970

Au, William A., The Cross, The Flag, and The Bomb, Praeger, New York, 1987.

Baigent, Michael & Leigh, Richard & Lincoln, Henry, 1. Holy Blood, Holy Grail, A Dell Book, New York, 1983; 2. The Dead Sea Scrolls Deception, Summit Books, New York, 1991. 3. The Messianic Legacy, A Dell Book, New York, 1986.

Bainton, Roland H., Christian Attitudes Toward War & Peace, Abingdon Press, Nashville, 1986.

Baldwin, Louis, The Pope and the Mavericks, Prometheus Books, New York, 1988.

Ball, W. P., Foote, G. W. et al..., The Bible Handbook, AA Press, Austin, Texas, 1986.

Batchelor, Stephen, The Awakening of the West: The Encounter of Buddhism and Western Culture, Parallax Press, Berkeley, CA., 1994

Bays, Jack, 1. The Gospel of Love, Truth Seeker, San Diego, CA., 1942; 2. The Gospel of Love Vs Crime, Truth Seeker, San Diego, CA., 1942; 3. The Shadow of the Deamon, Truth Seeker, San Diego, CA., 1943.

Beeson, Trevor & Pearce, Jenny, A Vision of Hope: The Churches and Change in Latin America, Fortress Press, Philadelphia, 1984

Bello, Nino Lo , The Vatican Empire, Triden Press, New York, 1968.

Berry, Jason, Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children, Doubleday, New York, 1992

Berryman, Phillip, Liberation Theology, Pantheon Books, New York, 1987

Bhushan, Shashi, Fundamentalism: A Weapon Against Human Aspiration, Pradeep Kumar, India, 1986

Binns, L. Elliott, The Decline and Fall of the Medieval Papacy, Barnes & Nobles Books, New York, 1995.

Blanshard, Paul, 1. American Freedom and Catholic Power, Beacon Press, Boston, 1950; 2. Communism, Democracy, and Catholic Power, Beacon Press, Boston, 1951

Bloodworth, Dennis, The Chinese Looking Glass, A Delta Book, New York, 1968.

Boff, Leonardo, 1. Church: Charism & Power, Crossroad, New York, 1986; 2. Faith on the Edge, Orbis Books,

New York, 1989

Bringas, Ernie, Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub. Co., VA., 1996

Brown, Michael L., Our Hands Are Stained With Blood: The Tragic Story of the "Church" and the Jewish People, Destiny Image Pub., 1992.

Burkett, Elinor & Bruni, Frank, A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the Catholic Church, Viking, New York, 1993

Bussmann, Clauss, Who Do You Say? Jesus Christ in Latin American Theology, Orbis Book, New York, 1985.

Cairns, D. S., The Faith That Rebels: A Re-Examination of the Miracles of Jesus, Doubleday, New York 1928.

Chamberlin, E. R., The Bad Popes, A Signrt Book, New York, 1969.

Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao, NXB Mẹ Việt Nam, CA., 1993.

Chu Văn Trình, 1. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, Florida, 1990; 2. Sách Lược GiaTô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, Florida, 1990; 3. GiaTô Thực Dân Chính Sử, Florida, 1993; 4. Gián Điệp Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ, Florida, 1996.

Cao Huy Thuần, Les Missionaires et la Politique Coloniale Francaise au Vietnam (1857-1914), Yale Southeast Asia Studies, 1990. (Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, Hương Quê, Cali., 1988)

Carmichael, Joel, "The Birth of Christianity: Reality and Myth", Dorset Press, New York, 1989.

Cavendish, Richard, Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Barnes & Nobles Books, New York, 1993

Cowie, Leonard W., The March of the Cross, McGraw-Hill Book Co., Inc., 1962.

Cox, Harvey, 1."The Silencing of Leonardo Boff: The Vatican and the Future of World Christianity", Meyer-Stone Books, Oak-Park, IL., 1988; 2. "Many Mansions: A Christian's Encounter With Other Faiths", Collins, London, 1988; 3. Military Chaplains: From a Religious Military to a Military Religion, Abingdon Press, 1971.

Cross, Colin, Who Was Jesus, Barnes & Nobles Books, New York, 1993.

Crossan, John Dominic, Who Killed Jesus?, Harper, San Francisco, 1996.

Croucher, Paul, Buddhism in Australia, 1848-1988, New South Vales University Press, AU., 1989

Daleiden, Joseph L., The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994

Dalian, Robert, Dieu Contre Dieu, Édité par l'Homme Lucide, France, 1974

Dareff, Hal, The Story of Vietnam, Avon Books, New York, 1966.

Davies, A. Powell, The Meaning of the Dead Sea Scrolls, A Mentor Book, New York, 1956.

Davies, J. G., The Early Christian Church, Barnes & Nobles Books, New York, 1995.

DeBlassie, Paul, Toxic Christianity, Crossroad, New York, 1992.

Đỗ Mạnh Tri, Ngón Tay và Mặt Trăng, Đường Sống xuất bản, Cali., 1997

Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Văn Nghệ Publishing Co., CA., 1993.

Đỗ Quang Hưng, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, Đại Học Tổng Hợp Hà-Nội, 1991.

Ducey, Michael H., Outgrowing Catholicism, The Windhover Press, Madison, WI 1990

Dunn, Joseph, The Rest of Us Catholics: The Loyal Opposition, Templegate Publishers, Illinois, 1994.

Durant, Will & Ariel, The Age of Voltaire, MJF Books, New York, 1992

Eaton, Frederick Heese, Scandalous Saints, Own Pub., CA, 1994

Ellul, Jacques, The Subversion of Christianity, William B. Eerdmans Publishing Company, Michigan, 1986.

Ferm, Deane William, Third World Liberation Theologies, Orbis Book, New York, 1987

Flamini, Roland, Pope, Premier, President, McMilland Pub., New York, 1980.

Floyd, William, Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941.

Foner, Philip S., The Life and Major Writings of Thomas Paine, A Citadel Press Book, New York, 1993

Foote, G.W., Bible Romances, The Pioneer Press, London, 1922

Forest, Alain & Tsuboi, Yoshiharu, Catholicism et Sociétés Asiatiques, L'Harmattan, Tokyo, 1988

Fricke, Weddig., The Court-Martial of Jesus: A Christian Defends The Jews Against The Charge of Deicide, Grove Weidenfeld, New York, 1990.

Friedman, Richard Elliott, 1. Who Wrote The Bible?, Harper & Row, Publishers, New York, 1989; 2. The Disappearance of God, Little, Brown & Co., New York, 1995

Funk, Robert W. & Hoover, Roy W. & The Jesus Seminar, The Five Gospels: What Did Jesus Say?, Scribner, New York, 1996

Gaylor, Annie Laurie, Betrayal of Trust, Clergy Abuse of Children, Freedom from Religion Foundation, WI, 1988.

Gauvin, Marshall J., One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922

Gibbon, Edward, The Decline and Fall of the Roman Empire, Hartcourt, Brace and Company, New York 1960.

Graham, Lloyd M., Deceptions & Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995.

Granfield, Patrick, The Limits of the Papacy, Crossroad, New York, 1990.

Greeley, Andrew M., 1. The Jesus Myth, Doubleday, New York, 1971; 2. The Catholic Myth, Charles Scribner's Sons, New York, 1990.

Green, Ruth Hurmence, 1. The Book of Ruth, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1982; 2. The Born Again Skeptic's Guide to the Bible", Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979.

Greenleaf, Richard E., The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Alfred A. Knopf, New York, 1971

Guillemin, Henri, Malheureuse Église, Éditions Du Seuil, Paris, 1992

Hammer, Richard, The Vatican Connection, Chanter Books,New York, 1983.

Hadden, Jeffrey K., Prophetic Religions & Politics, Paragon House, New York, 1986.

Thích Nhất Hạnh, Living Buddha, Living Christ, Riverhead Books, New York, 1995

Hanson, Eric O., The Catholic Church in World Politics, Princeton University Press, New Jersey, 1987

Harris, Michael, Unholy Orders, Tragedy at Mount Cashel, Penguin Books Ltd., Middlesex, England, 1990

Harwood, William, Mythology's Last Gods, Yahweh and Jesus, Prometheus Books, New York, 1992

Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People With The Courage To Doubt, Prometheus Books, New York, 1996.

Hayward, F. H., Questions for Catholics: A Brief Inquiry Into The Catholic Argument, Watts & Co., London, 1928

Hebblethwaite, Peter, In The Vatican: How The Church is Run - Its Personalities, Traditions and Conflicts, Adler & Adler, Maryland, 1986.

Helms, Randel McCraw, Who Wrote The Gospels?, Millennium Press, CA, 1997.

Hitchcock, James, Catholicism & Modernity, Servant Books, Michigan, 1979.

Hobley, Leonard F., Christians and Christianity, Wayland Publishers, England, 1979.

Hoffer, Eric., The True Believer, Harper & Row, New York, 1966.

Hofmann, Paul, O Vatican! A Slightly Wicked View of the Holy See, Congdon & Weed, Inc., New York, 1984.

Humphreys, Christmas, Zen Comes West, Allen & Unwin, London, 1960

Huxley, Julian, Religion Without Revelation, A Mentor Book, New York, 1957.

Hyers, Conrad, The Comic Vision and the Christian Faith, The Pilgrim Press, New York, 1981.

Ide, Arthur Frederick, Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, AA Press, TX, 1987.

Imbens, Annie & Jonker, Ineke, Christianity & Incest, Fortrss Press, MN, 1992.

Ingersoll, Robert G., 1. Some Mistakes of Moses, Freethought Press Association, New York, 1967; 2. Sixty Five Press Interviews, AAP, Austin, Texas, 1983

John Paul II, Crossing the Threshold of Hope, Alfred A. Knof, New York, 1994.

Jones, Cheslynn & Wainwright, Geoffrey & Yarnold, Edward, The Study of Lithurgy, Oxford University Press, New York, 1978.

Kasmar, Gene, All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995.

Kasper, Walter, The God of Jesus Christ, Crossroad, New York, 1986.

Kavanaugh, James, 1. A Modern Priest Looks at his Outdated Church, Pocket Books, New York, 1968; 2. God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom, Steven J. Nash Pub., IL., 1993; 3. The Birth of God, Pocket Book, New York, 1970

Kersten, Holger, Jesus Lived in India: His Unknown Life Before & After the Crucifixion, Element Books Limited, Rockport, MA., 1994.

Kersten, Holger & Gruber, Elmar R., 1. The Jesus Conspiracy: The Turin & The Truth About The Resurrection, Barnes & Nobles Books, New York, 1995; 2. The Original Jesus: The Buddhist Sources of Christianity, Element Books, Inc., Rockport, MA, 1995.

Kirvan, John J., The Infallibility Debate, The Missionary Society, New York, 1971.

Konakis, Gregory, Elaborations, A Self-Published Book, 1995

Kraft, Charles F., Genesis: Beginnings of the Biblical Drama, Board of Missions, New York, 1964.

Kung, Hans, 1. On Being A Christian, Wallaby, New York, 1978; 2. Infallible? An Inquiry, Doubleday, New York, 1971.

Lamb, Helen B., Vietnam's Will To Live, Monthly Review Press, New York, 1972

Las Vergnas, Georges, Pourquoi J'ai Quitté L'Église Romaine, Imprimerie Les Comtois, Besancon, France 1956

Lê, Nicole-Dominique, Les Missions-Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam, Mouton & Co., France, 1975.

Lê Trọng Văn, 1. Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm, NXB Mẹ Việt Nam, CA., 1989; 2. Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng, San Diego, CA., 1996; 3. Pétrus Trương Vĩnh Ký: Tuyển Tập, San Diego, CA., 1996.

Lea, Henry Charles, The Inquisition of the Middle Ages, Barnes & Nobles Books, New York, 1993.

Leclercq, Jacques, Christianity and Money, Hawthorn Books, New York, 1960.

Lernoux, Penny, 1.Cry of the People, Penguin Books, New York, 1991; 2. People of God, Penguin Books, New York, 1989

Lewis, Joseph, 1. Ingersoll: The Magnificent, AA Press, Texas, 1983; 2. The Bible Unmasked, The Freethought Press Association, New York, 1941.

Lewis, Norman, The Missionaries: God Against The Indians, Penguin Books, New York, 1988.

Lorulot, André, 1. Les Secrets des Jésuites, Herblay, France, 1933; 2. Lourdes: La Vérité sur les Visions de Brenadette. Le Mercantilisme de la Grotte, Herblay (Seine-et-Oie), France, 1933.

Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc, Lửa Thiêng, Saigon, 1973

Lý Chân, Thầy Là Ai? Tài Liệu Nghiên Cứu Phúc Âm, Canada, 1997

Lynch, Christopher Owen, Selling Catholicism: Bishop Sheen and the Power of Television, The University Press of Kentucky, 1998.

Maccoby, Hyam, The Mythmaker: Paul and The Invention of Christianity, Barnes & Nobles, New York, 1986.

Manhattan, Avro, 1. The Vatican's Holocaust, Ozark Books, Springfield, MO., 1986; 2. The Vatican Billions, Paravision Books, London, 1972; 3. Catholic Imperialism and World Freedom, Watts & Co., London, 1952; 4. Vietnam: Why Did We Go?, Chick Publications, CA., 1984

Martin, Malachi, 1. The Keys to this Blood, A Touchtone Book, New York, 1990; 2. Rich Church, Poor Church, G.P. Putnam's Sons, New Yok, 1984.; 3. The Decline and Fall of the Roman Church, Bantam Books, New York, 1983; 4. The Jesuits, The Society of Jesus, and The Betrayal of the Roman Catholic Church, Simon & Schuster, New York, 1987.

Martin, Michael, The Case Against Christianity, Temple University Press, Philadelphia, 1991

Martin, Ralph, A Crisis of Truth: The Attack on Faith, Morality, and Mission in the Catholic Church, Servant Books, Michigan, 1982.

McCabe, Joseph, 1. The Vatican's Last Crime: How The Black International Joined the World-Plot Against Freedom, Liberalism, and Democracy, Haldeman-Julius Co., Kansas, 1941; 2. Rome Puts the Blight on Culture: The Roman Church the Poorest in Cutlure and Richest in Crime, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942; 3. The Church: The Enemy of the Workers. Rome is the Natural Ally of All Exploiters, Haldeman-Julius Publications, Kansas 1942; 4. The Truth About The Catholic Church, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1926; 5. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1942

McLeod, Mark W., The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874, Praeger, New York, 1991

McLoughlin, Emmet, 1. American Culture and Catholic Schools, Lyle Stuart, Inc., New York, 1960; 2. People's Padre, Beacon Press, Boston, 1961; 3. Crime and Immorality in the Catholic Church, Lyle Stuart, Inc., New York, 1962; 4. Letters to an Ex-Priest, Lyle Stuart, Inc., New York, 1965

Minerbi, Sergio I., The Vatican & Zionism, Oxford University Press, New York, 1990.

Monk, Maria, The Awful Disclosures of Maria Monk: The Hidden Secrets Of Convent Life, Random House, London, 1997

Morlat, Patrice, La Répression Coloniale au Vietnam (1908-1940), L'Harmattan, Tokyo, 1990.

Mott, George F. & Dee, Harold M., Middle Ages, Barnes & Nobles, New York, 1967.

Muggeridge, Malcom., The End of Christendom, W. B. Eerdmans Pub., Michigan, 1980.

Murphy, Paul I., La Popessa: The Controversal Biography of Sister Pascalina, The Most Powerful Woman in Vatican, Warner Books, New York, 1993.

Nguyễn Kha & Trần Chung Ngọc, Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người và Di Thảo, Giao Điểm, Cali., 1998

Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư: 1954-1963, Tác giả Tự xuất bản, Seattle, 1998.

Nguyễn Xuân Thọ, Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam (1858-1897), Trung Tâm Văn Hóa Linh Sơn, HI., 1993

Nguyệt Đam & Thần Phong, Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm, Tác Giả Xuất Bản, Saigon, 1964.

Nichols, Peter, The Politics of the Vatican, Frederick A. Praeger, Publishers, New York, 1968

Nickell, Joe, 1. The Shroud of Turin, Prometheus Books, New York, 1983; 2. Inquest on the Shroud of Turin, Prometheus Books, New York, 1987.

Obianyido, Anene, Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Delto Publications Limited, 1988

O'Brien, George Dennis, God and the New Haven Railway, and why Neither One is Doing Very Well, Beacon Press, Boston, 1986

O'Brien, John A., The White Harvest: A Symposium on Methods of Convert Making, The Newman Press, Maryland, 1952.

O'Connor, John., The People Versus Rome, Random House, New York, 1969.

O'Hair, Madalyn & John Murray, All The Questions You Ever Wanted To Ask American Atheists, AA Press, Austin, Texas, 1986.

Padchi, The Holy Humbugs, Arivagam, Sri Lanka.

Pagels, Elaine, The Gnostic Gospels, Random House, New York, 1979

Paris, Edmond, Genocide in Satellite Croatia: 1941-1945, The American Institute for Balkan Affairs, Chicago, 1961

Peters, Edward, Inquisition, The Free Press, New York, 1988.

Petersen, Norman R., Literary Criticism for New Testament Critics, Fortress Press, PA, 1978

Pettifer, Julian & Bradley, Richard, Missionaries, BBC Books, London, 1990.

Picknett, Lynn & Prince, Clive, Turin Shroud, In Whose Image? The Shocking Truth Unweiled, Bloomsbury, London, 1994.

Pigott, Adrian, Freedom's Foe - The Vatican, The Pioneer Press, 1965

Plaidy, Jean, The Spanish Inquisition, Barnes & Nobles Books, New York, 1994

Rajneesh, B.S., Priests & Politicians: The Mafia of the Soul, The Rebel Publishing House, Cologne, Germany, 1987

Ranke-Heinemann, Uta, Eunuchs For The Kingdom of Heaven, Penguin Books,New York, 1991.

------- , Putting Away Childish Things, Harper-Collins Pub., San Francisco, 1995

Rappoport, Angelo S., The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of The Popes, Barnes & Nobles Books, New York, 1995

Rausch, David A., A Legacy of Hatred: Why Christians Must Not Forget the Holocaust, Moody Press, Chicago, 1984

Reese, Thomas J., In The Vatican: The Politics and Organization of the Roman Catholic Church, Harvard University Press, MA., 1996

Remsburg, John E., False Claims, The Truth Seeker Company, New York, 1928

Rice, David, Shattered Vows, Priests Who Leave, William Morrow & Co., Inc., New York, 1990

Robinson, John J., Dungeon, Fire and Sword, M. Evans & Company, Inc., New York, 1991.

Peter de Rosa, Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Crown Publishers, New York, 1988

Ruethe, Rosemary, Liberation Theology, Paulist Press, New York, 1972.

Russell, Bertrand, Why I Am Not A Christian, A Touchtone Book, New York, 1957

Russer, Maximilian F., Authority in the Roman Catholic Church, Vantage Press, New York, 1991

Sangharakshita, Buddhism & the West: The Integration of Buddhism Into Western Society, Windhorse Publications, Glasgow, Australia, 1992

Schoenherr, Richard & Young, Lawrence, Full Pews and Empty Altars, The University of Wisconsin Press, WI., 1993

Schweitzer, Albert., The Psychiatric Study of Jesus, Beacon Press, Boston, 1948

Scott, Nathan A., The Tragic Vision and the Christian Faith, Asssociations Press, New York, 1957

Sebba, Anne, Mother Teresa: Beyond The Image, Doubleday, New York, 1997.

Seldes, George, The Vatican Crisis, Julian Messner, Inc., New York, 1945

Schmitt, Karl M., The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Alfred A. Knoff, New York, 1972.

Schonfield, Hugh J., The Passover Plot, Bantam Books, New York, 1966

Schweitzer, Albert, The Psychiatric Study of Jesus, The Beacon Press, Boston, MA., 1948.

Sipe, A.W. Richard, Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis, Brunner/Mazel Publishers, New York, 1995

Smith, Charles M., How To Become a Bishop Without Being Religious, Doubleday, New York, 1965.

Smith, Wilfred Cantwell, The Faith of Other Men, A Mentor Book, New York, 1965.

Solignac, Pierre, The Christian Neurosis, Crossroad, New York, 1982.

Spinoza, Benedict de, A Theologico-Political Treatise, Dover Pub., New York, 1951.

Spong, John Shelby, 1. Rescuing The Bible From Fundamentalism: A Bishop Rethinks The Meaning of Scripture, Harper, San Francisco, 1991; 2. Resurrection: Myth or Reality? A Bishop's Search For The Origins of Christianity, Harper Collins Pub., New York, 1994; 3. Born of a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, Harper, San Francisco, 1992; 4. Why Christianity Must Change or Die: A Bishop Speaks To Believers in Exile, Harper, San Francisco, 1998.

Steinhauser, Gerhard R., Jesus Christ - Heir To The Astronauts, Abelard-Schuman Ltd., New York, 1975

Thiering, Barbara, Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls, Harper, San Francisco, 1988.

Thomas, Gordon & Witts, Max Morgan, Pontiff, A Signet Book, New York, 1983.

Trần Văn Kha, 1. Thời Đại Mới, Văn Nghệ, CA., 1992; 2. Phá Ngục Tù (Viết cùng Trần Thiên Thanh), Văn Nghệ, CA., 1997.

Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy, Đồng Thanh, CA., 1996

Trần Tam Tĩnh, Dieu et César: Les Catholiques dans L'Histoire du Vietnam, Sudestasie, Paris, France, 1978 (Bản tiếng Việt: Thập Giá và Lưỡi Gươm, nxb Trẻ)

Treece, Henry, The Crusades, A Mentor Book, New York, 1964.

Tuck, Patrick J.N., French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914: A Documentary Survey, Liverpool University Press, G.B., 1987.

Voas, David, The Bad News Bible: The New Testament, Prometheus Bo\oks, New York, 1995.

Wallace-Hadrill, J. M., The Barbarian West: The Early Middle Ages, Harper TorchBooks, New York, 1960.

Walsh, William Thomas, Characters of the Inquisition, Kennedy & Sons, New York, 1940.

Watts, Alan W., Myth and Ritual in Christianity, Beacon Press, Boston, 1971

White, Andrew D., A History of the Warfare of Science With Theology in Christendom, Prometheus Books, New York, 1993.

Williams, Paul L., Everything You Always Wanted To Know About The Catholic Church But Were Afraid To Ask For Fear of Excommunication, Doubleday, New York, 1989.

Wolf, James G., Gay Priests, Harper & Row, San Francisco, 1989

Woodward, Kenneth L., Making Saints, A Touchtone Book, New York, 1990.

Yamamoto, Kosho, Buddhism in Europe, Karinbunko, 1967

Zindler, Frank R., Greatest Hits From Ohio, AA Press, TX, 1991.

Ziolkowski, Theodore, Fictional Transfiguration of Jesus, Princeton University Press, NJ, 1972.

- Le Cléricalisme: Voilà l'Ennemi! Les Meilleures Pensées Anticléricales de Ferdinand Buisson, Léon Gambetta, Émile Combes, Victor Hugo [..et al], Herblay (Seine et Oise), Éditions de l'Idée Libre, 1937

- Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II, Nhiều Tác Giả, Giao Điểm, CA., 1995.

- Holy Bible, The New King James Version, American Bible Society, New York 1982

- The Holy Bible, New International Version, International Bible Society, CO., 1984.

- Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại, Nhiều Tác Giả, NXB Văn Hóa, USA, 1996.

- A. De Rhodes: Người Đầu Tiên Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm, CA., 1998

- Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập I, 1994; Tuyển Tập II, 1998, Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, Texas

- Tây Dương Gia Tô Bí Lục, Lê Trọng Văn xuất bản, San Diego, CA., 1992

- Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước (Bản Diễn Ý), Văn Phẩm Nguồn Sống Phát Hành, 1994.

- Tin Tức Trên Báo Chí và TV.

 

* * * * *

 

Để giúp cho các trí thức Gia Tô và độc giả nào muốn tìm hiểu thêm về Gia Tô La Mã Giáo, sau đây là những cuốn tài liệu đã được xếp theo từng chủ đề, để cho việc tham khảo của quý vị được dễ dàng:

 

1. Lịch sử phát triển Gia Tô La Mã Giáo :

1. The Cross, The Flag, and the Bomb, William A. Au; 2. Holy Blood, Holy Grail, Michael Baigent, Richard Leigh & Henry Lincoln; 3. Our Hands Are Stained With Blood: The Tragic Story of the "Church" and the Jewish People, Michael L. Brown; 4. The Birth of Christianity: Reality and Myth, Joel Carmichael; 5. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 6. The Early Christian Church, J.G. Davies; 7. The Court-Martial of Jesus: A Christian Defends The Jews Against the Charge of Deicide, Weddig Fricke; 8. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 9. The Inquisition of the Middle Ages, Henry Charles Lea; 10. The Mythmaker: Paul and the Invention of Christianity, Hyam Maccoby; 11. The Truth About The Catholic Church, Joseph McCabe; 12. The Vatican & Zionism, Sergio I. Minerbi; 13. Middle Ages, George F. Mott & Harold M. Dee; 14. The Spanish Inquisition, Jean Plaidy; 15. A Legacy of Hatred: Why Christians Must Not Forget The Holocaust, David A. Raush; 16. Dungeon, Fire, and Sword, John J. Robinson; 17. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa; 18. The Crusades, Henry Treece; 19. The Barbarian West: The Early Middle Ages, Wallace-Hadrill; 20. Characters of the Inquisition, William Thomas Walsh.

2. Sách Lược Truyền Đạo và Chính Trị Gia Tô La Mã Giáo:

1. Unholy Trinity: How The Vatican's Nazi Networks Betrayed Western Intelligence to the Soviets, Mark Aarons & John Loftus; 2. The Vatican Empire, Nino Lo Bello; 3. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 4. a. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, b. Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, c. Gia Tô Thực Dân Chính Sử, Chu Văn Trình; 5. Pope, Premier, President, Roland Flamini; 6. Catholicisme et Sociétés Asiatiques, Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi; 7. The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Richard E. Greenleaf; 8. The Catholic Church in World Politics, Eric O. Hanson; 9. Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam, Nicole-Dominique Lê; 10. The Missionaries: God Against the Indians, Norman Lewis; 11. a. Catholic Imperialism and World Freedom, b. Vietnam: Why Did We Go?, c. The Vatican's Holocaust, Avro Manhattan; 12. The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874, Mark W. McLeod; 13. The Politics of the Vatican, Peter Nichols; 14. Christ or Evil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Anene Obianyido; 15. The Holy Humbugs, Padchi; 16. Missionaries, Julian Pettifer & Clive Prince; 17. The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Karl M. Schmit; 18. Histoire de la Pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897), Nguyễn Xuân Thọ; 19. Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt-Nam, Cao Huy Thuần; 20. Dieu et César: Les Catholiques dans L'histoire du Vietnam, Trần Tam Tĩnh; 21. French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Patrick J.N. Tuck.

3. Phân tích và phê bình Thánh Kinh:

1. The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in the Scriptures, Ben Edward Akerley; 2. A History of God, Karen Armstrong; 3. The Bible Handbook, W.P.Ball, G.W. Foote et al..; 4. a. The Gospel of Love Versus Crime, b. The Shadow of the Deamon, Jack Bays; 5. Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Ernie Bringa; 6. Dieu Contre Dieu, Robert Dalian; 7. Christianity Cross-Examined, William Floyd; 8. Bible Romances, G.W. Foote; 9. Who Wrote the Bible?, Richard Elliott Friedman; 10. One Hundred Contradictions in the Bible, Marshall J. Gauvin; 11. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 12. a. The Book of Ruth, b. The Born Again Skeptic's Guide to the Bible, Ruth Hermence Green; 13. Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, William Harwood; 14. Some Mistakes of Moses, Robert G. Ingersoll; 15. All the Obscenities in the Bible, Gene Kasmar; 16. The Bible Unmasked, Joseph Lewis; 17. The Case Against Christianity, Michael Martin; 18. a. Resurrection: Myth or Reality, b. Born a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, John Shelby Spong; 19. Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls, Barbara Thiering; 20. The Bad News Bible: The New Testament, David Voas; 21. Fictional Transfiguration of Jesus, Theodore Ziolkowski; 22. The Five Gospels: What Did Jesus Say?, The Jesus Seminar.

4. Cấu trúc độc tài toàn trị của chế độ giáo hoàng:

1. The Papacy and the Modern World, Karl Otmar Von Aterin; 2. The Pope and the Mavericks, Louis Baldwin; 3. The Decline and Fall of the Medieval Papacy, L. Elliot Binns; 4. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 5. Church: Charism & Power, Leonardo Boff; 6. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 7. The Rest of Us Catholics: The Loyal Opposition, Joseph Dunn; 8. The Limits of the Papacy, Patrick Granfield; 9. A Modern Priest Looks at his Outdated Church, James Kavanaugh; 10. The Infallibility Debate, John J. Kirvan; 11. Infallible? An Inquiry, Hans Kung; 12. The Keys to this Blood, Malachi Martin; 13. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box , Joseph McCabe; 14. Freedom's Foe - The Vatican, Adrian Pigott; 15. Authority in the Roman Catholic Church, Maximilian F. Russer; 16. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa.

5. Linh mục bỏ đạo:

1. Pourquoi J'ai Quitté L'Église Romaine, Georges Las Vergnas; 2. Why I Left The Roman Catholic Church, Charles Davis; 3. Letters To An Ex-Priest, Emmett McLoughlin; 4. Shattered Vows, Priests Who Leave, David Rice; 5. Full Pews and Empty Altars, Richard Schonherr & Lawrence Young.

6. Linh Mục cưỡng bách tình dục trẻ em và nữ tín đồ, đồng giới tình dục :

1. Lead Us Not To Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Childrenư, Jason Berry; 2. A Gospel of Shame: Children, Sexual Abuse, and the Catholic Church, Elinor Burkett & Frank Bruni; 3. Betrayal of Trust: Clergy Abuse of Children, Annie Laurie Gaylor; 4. Unholy Orders: Tragedy at Mount Cashel, Michael Harris; 5. Sex, Priests, and Power: An Anatomy of a Crisis, A.W. Richard Sipe; 6. Gay Priests, James G. Wolf.

7. Những triều đại dâm loạn của một số Giáo Hoàng:

1. The Bad Popes, E.R. Chamberlin; Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican, Arthur Frederick Ide; 2. Christianity & Incest, Annie Imbens & Ineke Jonker; 3. The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes, Angelo S. Rappoport; 4. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa.

Phụ Lục

 

ABRAHAM:

THÁNH TỔ PHỤ CỦA CÁC ĐẠO CHÚA

Trang nhà giaodiemonline vừa cho đăng bài Abraham: Ông Tổ Của Các Đạo Chúa. Bài này của Charlie Nguyễn, alias Bùi Văn Chấn, đăng trong tờ Đông Dương Thời Báo, số 70, tháng 8, 1998, và sau đó có trên Home Page của Charlie Nguyễn. Với bài này, Charlie Nguyễn đã cho độc giả một bài viết giá trị về lịch sử Thánh Abraham, Tổ Phụ của các đạo Chúa. Trong bài của Charlie Nguyễn, chúng ta cũng biết thêm về lịch sử Do Thái, vùng Lưỡng Hà v..v.., nhưng còn chính nhân vật Abraham thì sao? Ông Nguyễn không nói đến nhiều, mục đích nghiên cứu của ông là đưa đến kết luận: xuất xứ của những tôn giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo là từ cùng một đạo: đạo thờ bò. Để tìm hiểu thêm về Abraham và để bổ túc cho bài của ông Charlie Nguyễn, tôi xin viết chút ít về Thánh Abraham, hoàn toàn dựa trên Thánh Kinh, bản The New King James Version.

Tôi vốn rất thích đọc Thánh Kinh, vì trong đó có nhiều thứ chuyện có thể đáp ứng được sở thích của mọi người. Bạn thích chuyện dâm ô? Có trong đó. Bạn thích chuyện tàn bạo giết người tập thể, kể cả nam phụ lão ấu? Có trong đó. Bạn thích những chuyện hoang đường? Có trong đó. Bạn thích những chuyện mâu thuẫn? Có trong đó. Bạn thích những chuyện thuộc về trí tuệ của thời bán khai? Có trong đó, v..v... và v..v..

Riêng tôi, tôi đọc Thánh Kinh để tu Thiền, định tâm, vì người nào có đầu óc, khi đọc Thánh Kinh mà không nổi giận và quẳng nó đi vì những chuyện dâm ô, tàn bạo, hoang đường v...v... trong đó thì có thể nói là trình độ định tâm đã đến mức khá. Tôi còn khá hơn vì đã đọc Thánh Kinh rất kỹ với một đầu óc mà Giáo hội Ca Tô ghét nhất, óc phân tích phán đoán theo tinh thần khoa học của một Phật tử, một người, theo Kinh đức Phật nói cho dân Kalama, không tin vào bất cứ một điều nào dù những điều đó phán bởi chính đức Phật, Chúa, Thánh Nhân hay Kinh điển, nếu những điều đó mình không được chứng nghiệm vào chính bản thân. Bài viết này kể lại vài chuyện vui và rất hấp dẫn về Thánh Abraham trong Thánh Kinh. Vì là chuyện vui nên lời văn có đôi phần phóng túng, tôi xin tạ lỗi trước cùng quý độc giả nào khó tính cho rằng chuyện các Thánh trong Thánh Kinh tất nhiên phải là chuyện đứng đắn, không phải là chuyện đùa.

Trong Thánh Kinh, thông tin đầu tiên chúng ta biết về Thánh Abraham là ở chương Sáng Thế Kỷ, câu 11: 27,29 (Gen. 11:27,29):

"Đây là dòng dõi Tê-Ra: Tê-Ra sinh ra Áp-ram, Na-ho, và Ha-ran. Ha-ran sinh ra Lot.... Rồi Áp-ram và Na-ho lấy vợ. Vợ Áp-ram tên là Sa-ra (Sarah) (hay Sa-rai: Sarai)..."

( This is the genealogy of Terah: Terah begot Abram (hay Abraham), Nahor, and Haran. Haran begot Lot... Then Abraham and Nahor took wives: the name of Abraham's wife was Sarah...)

Đến đây, chúng ta không biết Sarah là ai, cho tới 9 chương sau, Gen. 20:12, Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết:

"Thật ra, nàng chính là em gái tôi. Nàng là con cùng cha khác mẹ với tôi, và tôi đã lấy nàng làm vợ."

(But indeed she is truly my sister. She is the daughter of my father, but not the daughter of my mother, and she became my wife.)

Thánh Abraham lấy vợ, đó là một chuyện vui mừng. Mà lại lấy em làm vợ, đó là một chuyện vui mừng thứ hai, theo tiêu chuẩn đạo đức của Thánh Kinh, vì trong đó chúng ta được Thượng đế dạy rằng, Thánh Abraham là một con người ngay thẳng, đạo đức (righteous), là một mẫu mực theo luật Chúa mà chúng ta phải noi gương (Gen. 26:5 : Abraham obeyed My voice and kept My charge, My commandments, My statutes, and My laws: Abraham đã tuân theo lời Ta, đã vâng giữ những điều răn, luật lệ của Ta) . Có lẽ vì vậy chăng mà ngày nay chúng ta có từ "song hỷ". Thời Thánh Abraham, đó có thể là song hỷ. Thời nay, chúng ta gọi đó là "loạn luân".

Thế rối, Thánh Kinh kể rằng, Gen. 12: 1-3:

"Nay, Thiên Chúa bảo Abraham: Hãy bỏ quê cha đất tổ, lìa bỏ họ hàng thân thuộc, đi đến xứ ta chỉ định. Ta sẽ làm cho con trở thánh tổ phụ của một dân tộc lớn. Ta sẽ ban phúc cho ngươi, làm rạng danh ngươi, và ngươi sẽ là cái phúc của mọi người. Ta sẽ ban phúc cho kẻ nào chúc phúc ngươi, và Ta sẽ nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa ngươi"

(Now the Lord had said to Abraham: "Get out of your country, From your kindred and from your father's house, to a land that I will show you. I will make you a great nation, I will bless you, and make your name great; and you shall be a blessing. I will bless those who bless you, and I will curse those who curse you...)

và Abraham tuân theo lời Thiên Chúa, cùng Sarah và Lot, mang theo hết của cải, gia súc, người làm v...v... bỏ xứ đi tới vùng Canaan.

Chỉ có điều, nếu chúng ta đọc kỹ Thánh Kinh, thì Thiên Chúa toàn trí toàn năng khi đó đã hơi lẫn cẫn, quên khuấy đi mất rằng, trước đó nhiều năm, Abraham đã được ông bố Terah mang cả gia đình con cái đi tới vùng Canaan rồi (Gen. 11: 31: "Và Terah mang con, Abraham, cùng cháu Lot, con của Haran, và nàng dâu Sarah ( con gái hay nàng dâu?? TCN), vợ của Abraham, rời xứ U-rơ của dân Can-đê đi tới vùng Canaan " (And Terah took his son Abraham and his grandson Lot, the son of Haran, and his daughter-in-law Sarah, his son Abraham's wife, and they went out with them from Ur of the Chaldeans to go to the land of Canaan.) Hơn nữa, ở đây Thiên Chúa có vẻ lèm bèm đanh đá: "đứa nào khen con ta, ta sẽ cưng nó; còn đứa nào chê con ta, ta sẽ nguyền rủa, chửi nó nát nước.", y như là một “bà lão Công Giáo nhà quê” của Linh mục Thiện Cẩm vén váy bên con ở Bùi Chu, Phát Diệm [Theo Linh mục Thiện Cẩm thì đối với một bà lão Công Giáo nhà quê, Chúa đã sáng tạo ra thế giới, vậy thì làm gì chẳng được, vậy chẳng có chuyện gì phải thắc mắc].

Nhưng vấn đề ở đây không phải là chuyện Chúa Cha ra lệnh cho Abraham rời bỏ xứ sở khi Abraham đã rời bỏ xứ sở từ lâu rồi. Vấn đề ở đây là có độc giả nào cho rằng Do Thái là một dân tộc lớn không? Về dân số, đất đai và quyền lực, so với nước của anh Ba Tàu, của anh Cà Ri Cay, và nhiều nước khác trên thế giới, Do Thái có thể nói là không đáng kể. Vậy thì lời tiên tri của Chúa Cha trở thành lời hứa hão. Có người cãi rằng, Abraham là Thánh Tổ Phụ của các dân Chúa. Dân Chúa họp lại chẳng thành một dân tộc lớn là gì? Thứ nhất, họ không biết thế nào là định nghĩa của một dân tộc. Định nghĩa của dân tộc tuyệt đối không phải là một tập hợp những người có tiếng nói khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, và chỉ biết gật trước mọi điều Tòa Thánh ra lệnh, hay "Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm" (Nguyễn Văn Trung). Thứ nhì, họ quên rằng Chúa Cha trong Thánh Kinh không biết đến cả một nửa thế giới, vì không biết là quả đất tròn, và Cựu Ước chỉ là lịch sử Do Thái. Nation là một quốc gia, một dân tộc, chứ không phải là Vương quốc (Kingdom) của Chúa. Cãi như vậy chúng ta gọi là "cãi chầy cãi cối", hay là "cãi lấy được."

Thế rồi, Thánh Kinh kể rằng: Khi Abraham tới gần đất Ai Cập, Thánh bảo vợ như sau, (Gen. 12: 11-13 ):

"Cưng à! Qua biết cưng rất đẹp. Nếu người Ai Cập nhìn thấy cưng, và biết cưng là vợ qua, có thể họ sẽ giết qua để cướp cưng. Vậy cưng hãy làm ơn làm phúc nói với họ cưng là em gái của qua nhé. Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để qua sống."

(Indeed I know that you are a woman of beautiful countenance. Therefore it will happen, when the Egyptians see you, that they will say, "This is his wife"; and they will kill me, but they will let you live. Please say you are my sister, that it may be well with me for your sake, and that I may live because of you.)

Thánh Abraham quả thật đúng là Thánh Abraham. Là Thánh Tổ Phụ nên Ngài khôn hơn các con chiên chỉ biết nhắm mắt nhắm mũi nghe lời Giáo hội, tuyệt đối tin vào Chúa Cha. Ngài đã được Chúa Cha hứa làm cho Ngài rạng danh và là Tổ Phụ của một dân tộc lớn, nhưng Ngài chẳng mấy tin lời hứa của Chúa Cha nên chưa tới Ai Cập Ngài đã lo phòng thân, bảo vợ nói dối là em, sợ người ta giết Ngài để cướp vợ thì hết rạng danh và hết làm Thánh Tổ Phụ.

Có người cãi rằng: Sarah chẳng là em của Abraham là gì, vậy đâu có phải là nói dối. Cãi như vậy là cãi ẩu, mù tịt về Thánh Kinh. Đây là chuyện trong chương 12, tới đây chưa ai biết Sarah là em Abraham. Như trên đã viết, mãi tới chương 20 Abraham mới "bật mí" cho chúng ta biết Sarah là em cùng cha khác mẹ. Một mặt khác, vấn đề ở đây không phải là Sarah là em hay là vợ, hay cả hai, mà là Thánh Abraham sợ chết, ham sống, ham của cải, và sẵn sàng hiến dâng vợ, hay em, hay cả hai, cho dân Ai Cập. Thật vậy, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen. 12: 14-16:

"Và đúng như vậy, khi Abraham vào Ai Cập, dân Ai Cập nhìn thấy Sarah rất đẹp. Các ông Hoàng của Vua Pharaoh cũng thấy nàng và tiến cử nàng với Pharaoh. Và nàng được đưa vào cung Vua. Nhờ nàng mà Pharaoh hậu đãi Abraham, cung cấp cho ông chiên, bò, lừa, gia nhân và lạc đà."

(So it was, when Abraham came into Egypt, that the Egyptians saw the woman, that she was very beautiful. The princes of Pharaoh also saw her and commended her to Pharaoh. And the woman was taken to Pharaoh's house. He treated Abraham well for her sake. He had sheep, oxen, male donkeys, male and female servants, female donkeys, and camels.)

Phân tích Thánh Kinh là một nghệ thuật và là chuyện rất thú vị. Độc giả đọc đoạn trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên thấy sao? Tư cách của ông Thánh Tổ Phụ Abraham phải chăng là tư cách của một người "ngay thẳng, đạo đức"? Và Pharaoh đưa Sarah vào cung để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì, và tôi cũng biết. Chắc chắn không phải để mời nàng nhâm nhi ly Coca Cola để giải khát hay để đàm luận văn thơ.. Có thể là đánh cờ người "à la Hồ Xuân Hương" . Nếu chúng ta biết chút chút về phong tục, khí hậu Ai Cập thì lại có vài vấn đề khó hiểu. Ai Cập là xứ nóng, rất nóng, và các phụ nữ luôn luôn mang một tấm mạng che mặt. Vậy làm sao mà dân Ai Cập lại nhìn thấy bộ mặt đẹp của Sarah nếu nàng không muốn cho ai nhìn thấy. Abraham biết vậy và Sarah cũng biết vậy. Phải chăng Abraham, với sự đồng ý của Sarah, cố ý trình diễn bộ mặt đẹp của Sarah cho mọi người thấy? Nhưng để làm gì? Thánh Abraham đã nói rõ: "Nhờ cưng mà họ sẽ hậu đãi qua và để cho qua sống" và Thánh Kinh đã chẳng nói rõ hơn: "để đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà và cả gia nhân nữa" hay sao? Một nàng Sarah đổi lấy từng ấy thứ, kể ra là quá lời rồi. Frederick Heese Eaton viết, (Scandalous Saints, p.12):

"Kế hoạch của Abraham để giữ Pharaoh bận bịu trên giường với Sarah trong khi gia súc của Abraham gặm cỏ trên những cánh đồng cỏ của Pharaoh đã được đền đáp rộng rãi. Như Thánh Kinh của Moses đã chỉ rõ, làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền. Ngay cả làm nghề ma cô."

(Abraham's scheme of keeping Pharaoh busy in bed with Sarah while his cattle grazed off all of Pharaoh's pasture paid off bountifully. Anything to make a shekel, as Moses' Bible indicates. Even pimping.)

[Vài lời ngoài lề: Giáo hội Công Giáo đã theo đúng sách lược của Abraham: làm bất cứ điều gì để có được đồng tiền, vì vậy tài sản của Vatican đã lên đến cả ngàn tỷ đô-la].

Nhưng chưa hết, chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh, Gen.: 17-19:

"Nhưng vì Sarah, vợ của Abraham, mà Chúa Cha giáng nhiều tai họa lớn cho Pharaoh và hoàng cung của vua. Vua gọi Abraham vào trách: "Ngươi coi ngươi đã gây hại cho ta. Tại sao ngươi không nói nàng là vợ của ngươi. Sao ngươi lại nói "Nàng là em tôi" để ta lấy nàng làm vợ.. Đây này, vợ ngươi đây, ngươi hãy mang nàng đi. Và vua ra lệnh đuổi Abraham cùng vợ, gia nhân, mang tài sản ra khỏi Ai Cập."

(But the Lord plagued Pharaoh and his house with great plagues because of Sarah, Abraham's wife. And Pharaoh called Abraham and said: "What is it you have done to me? Why did you not tell me she was your wife? Why did you say, "She is my sister?" I might have taken her as my wife. Now therefore, here is your wife, take her and go your way" So Pharaoh commanded his men concerning him; and they sent him away, with his wife and all that he had.)

Thánh Kinh không nói rõ họa mà Chúa Cha giáng xuống Pharaoh và hoàng cung là họa gì, và tại sao Pharaoh lại biết những họa đó là tác phẩm của Chúa Cha? Và phải chăng trước khi giáng họa, Chúa Cha đã cho Pharaoh biết Sarah chính là vợ Abraham chứ không phải là em. Nhưng đọc Thánh Kinh thì đừng có thắc mắc, thắc mắc những lời mạc khải của Chúa là có tội với Chúa. Nhưng các học giả ngày nay không sợ tội với Chúa, mà chỉ sợ sự thật, y như các tín đồ Ki Tô Giáo, cho nên đã để tâm nghiên cứu để giải đáp những thắc mắc khi đọc Thánh Kinh. Và, các học giả phân tích Thánh Kinh về sau đã đoán ra đó là họa gì, nhưng vẫn không hiểu tại sao Pharaoh lại cho rằng đó là hình phạt của Chúa vì Pharaoh "have fun" với Sarah. Thật vậy, tại sao Chúa Cha lại giáng họa xuống Pharaoh thay vì xuống Abraham, vì lỗi đâu có phải là ở Pharaoh. Pharaoh thấy Sarah đẹp mà lại chưa có chồng nên mời vào cung đánh cờ người với ông cho vui, với sự O.K "chăm phần chăm" của Sarah và của "ông anh" Abraham chứ đâu có làm điều gì sai quấy. Đâu có thể kết tội Pharaoh là cướp vợ của Abraham. Trước đây thì Chúa lẫn cẫn, nay lại trở thành lẩm cẩm, phạt người có tội không phạt, lại đi phạt người vô tội. Các học giả phân tích Thánh Kinh, không tin chuyện Chúa Cha xía vào những chuyện của con người. Khi xưa, bất cứ điều gì mà trí tuệ thời đó chưa cho phép hiểu, thì đều được coi như là tác phẩm của Thượng đế. Sấm được coi như là tiếng nói trong cơn thịnh nộ của Thượng đế, sét là những lưởi gươm của Thượng đế giáng xuống để trừng phạt con người, cả bệnh truyền nhiễm như dịch hạch do chuột gây ra cũng được coi là tai họa do Thượng đế giáng xuống v...v.... Cho nên các học giả coi một số chuyện trong Thánh Kinh là những chuyện dân gian đồn đại, có thể đúng với lịch sử nên phân tích vấn đề như sau.

Nếu thực sự Pharaoh và hoàng cung của nhà vua bị họa theo như sự đồn đại của dân gian, thì chỉ có thể có một giải thích, đó là:

"Pharaoh bị lây bệnh hoa liễu, có thể là bệnh lậu, do Sarah truyền sang, và rồi nhà vua truyền sang cho vợ và các cung tần mỹ nữ trong cung."

(Eaton Ibid., p. 11: "In plain, modern-day language stripped from superstitious nonsense, Pharaoh caught a venereal disease, probably gonorrhea, from Sarah, and transmitted this venereal disease to his wife and all his mistress").

Đây là một cách giải thích, nghe ra cũng có vẻ hợp lý, vì phù hợp với một đoạn sau trong Thánh Kinh, và vì trong một trường hợp tương tự như sẽ được trình bày sau, họa mà Thượng đế giáng xuống là làm cho hoàng hậu và các cung nữ không có con. Có điều chắc là nhờ sự "hi sinh" chăm phần chăm của Sarah mà Abraham trở thành giầu có như Thánh Kinh kể, Gen. 13: 1-2:

"Rồi Abraham rời Ai Cập đi xuống phía Nam, mang theo vợ và tài sản. Abraham rất giầu có về gia súc, vàng bạc."

(Then Abraham went up from Egypt, he and his wife and all that he had...to the South. Abraham was very rich in livestock, in silver, and in gold.)

Giầu có như vậy là phúc hay họa? Chúa Cha thì bảo là phúc vì đó là của Chúa ban cho. Chúa Con [Jesus] không chịu, dùng quyền phủ quyết giáng phúc của Chúa Cha ban cho Abraham xuống thành họa. Thật vậy, trong Tân Ước, Luke 6: 24, Chúa Con phán: "Nhưng khốn cho những kẻ giầu có, vì đã nhận được sự an ủi rồi" (But woe to you who are rich, For you have received your consolation). Câu này có nghĩa là, những kẻ giầu có đừng có hòng bén mảng đến Thiên đường, Thiên đường chỉ để cho những người nghèo khổ. Vì vậy đạo Chúa phần lớn là dân nghèo. Chỉ có điều, ở trên thế gian này chẳng có ai thích nghèo cả, kể cả Giáo hội. Tài sản của Giáo hội mẹ lên đến hàng tỷ đô la, và các giáo hội con ở các nước nghèo khổ, kể cả Việt Nam, lại là những địa chủ bự nhất, tài sản đất đai phần lớn là do những chính quyền thực dân đô hộ cưỡng chiếm của Chúa chiền, của dân gian, và tặng cho giáo hội để cắm cây Thánh Giá trên đó, và ngày nay cũng có màn “mục vụ xin tiền” ở hải ngoại..

Chúng ta hãy đọc tiếp Thánh Kinh.

Khi đó Sarah không có con. Nàng có một con sen (dân VN bây giờ văn minh không gọi là con sen nữa mà gọi bằng những danh từ hoa mỹ như "ma-ri-sến" hoặc "chuyên viên giúp việc nhà cửa". TCN) người Ai Cập, tên là Hagar. Và Sarah nói với Abraham:

"Cưng à! Vì Chúa không cho em có con, vậy Cưng làm ơn hãy "đi vào" con sến của em. Nếu nó có con thì đó là con của em. (Mở cờ trong bụng) Abraham tuân theo lời vợ và "đi vào" Agar, và Agar có mang."

(Gen. 16:1-4: Now Sarah, Abraham's wife, had borne him no children. And she had an Egyptian maidservant whose name was Hagar. So Sarah said to Abraham, "See now, the Lord has restrained me from bearing children. Please, go in to my maid, perhaps I shall obtain children by her." And Abraham heeded to voice of Sarah...So he went in to Hagar, and she conceived.)

"Đi vào" là tôi dịch một cách máy móc từng chữ một của "go in to" chứ thực ra người Việt Nam ý nhị nên chỉ nói "Abraham ngủ với cô sến Hagar", còn dân Mỹ thì tả chân hơn, gọi đó là "phắc".

Nếu đoạn văn tả chân trên mà ở trong cuốn sách nào khác, không phải là Thánh Kinh, thì các Cha hướng dẫn đạo đức các tín đồ lại kêu ầm lên là "văn chương khiêu dâm, cần phải dẹp bỏ".

Chúng ta hãy đọc tiếp chuyện Thánh Abraham.

Khi biết mình đã mang bầu, Hagar bèn lên mặt hỗn xược với Sarah, làm cho Sarah nổi khùng trách Abraham:

"Lỗi tại ông mọi đàng. Tôi đã cho ông ngủ với nó, bây giờ nó có mang nó lại lên mặt với tôi. Xin Chúa hãy xét xử giữa tôi và ông."

(Gen. 16: 4,5: And when she saw that she had conceived, her mistress became despised in her eyes. The Sarah said to Abraham, "My wrong be upon you! I gave my maid into your embrace, and when she saw that she had conceived, I became despised in her eyes. The Lord judge between you and me".)

Khi đó Abraham không biết đến một triết lý của Đông phương: "Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả", vả chăng có vẻ như trong người có chút máu của Thúc Sinh, cho nên vội nói: "Nó là sến của bà, vậy bà muốn làm gì nó thì làm." Và khi Sarah đối xử khắc nghiệt với Hagar thì Hagar phải "cao chạy xa bay". (Gen. 16:6: So Abraham said to Sarah, "Indeed your maid is in your hand, do to her as you please". And when Sarah dealt harshly with her, she fled from her presence.)

Thánh Kinh kể tiếp: Chúa Cha sai Thiên sứ xuống bảo Hagar phải quay về phục vụ cho chủ là Sarah. Hagar tuân lời Chúa và rồi sinh một đứa con trai. Abraham đặt tên con là Ishmael. Khi đó Abraham "mới có" 86 tuổi.

Chúng ta hãy bỏ qua đoạn mô tả giao ước giữa Chúa Cha và Abraham khi Abraham "mới có" 99 tuổi, theo đó thì Abraham và các hậu duệ phái nam của ông phải cắt da qui đầu, danh từ văn hoa gọi là "lễ cắt bì", để làm gì, không thấy Thánh Kinh giải thích, và ai không tuân theo luật này thì bị khước từ, không được làm dân Chúa. Tôi tò mò muốn biết, trong những nam tín đồ Ca Tô ở Việt Nam, có bao nhiêu người cắt bì theo Thánh Tổ Phụ của mình? Không kiếm ra tài liệu nên đành chịu thôi.

Sau đó Thánh Abraham cùng bầu đoàn nhị thê, nhất tử đi xuống phía Nam, vùng Gerar, địa phương của Vua Abimelech. Chiến thuật mang vợ là Sarah đổi lấy của cải trước đây đã thành công rực rỡ đối với Vua Ai Cập Pharaoh, nay Thánh Abraham lại mang ra dùng lại. Câu chuyện lập lại y hệt như trong trường hợp đến Ai Cập. Ông lại bảo Sarah nói dối là em, và kết quả là Sarah lại được Vua Abimelech vời vào cung. Để làm gì? Các bạn đều biết để làm gì và tôi cũng biết. Vua Abimelech hơi khùng, vì khi đó nàng Sarah trẻ đẹp mới có trên 70 tuổi. Có thể trước khi tới vùng Gerar, Abraham đã đưa bà vợ Sarah đến "thăm xã giao" thẩm mỹ viện Bích Ngọc. Nhưng rồi Thượng đế lại giáng họa xuống người vô tội là Vua Abimelech. Lần này Thánh Kinh nói rõ là Chúa Cha làm cho hoàng hậu, cung nữ và cả người hầu trong cung không có con. (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.) Rồi Abimelech lại gọi Abraham vào trách vì tội nói dối, và trao trả Sarah cho Abraham, tặng gia súc, gia nhân, và 1000 đồng tiền bằng bạc v..v.. cho Abraham và mời Abraham đi chỗ khác chơi. Chuyện lập đi lập lại một cách nhạt phèo nên tôi không bình luận về vụ này nữa.

Chuyện Thánh Abraham còn dài dài, với nhiều chi tiết hoang đường và phi đạo đức, nhưng tôi đã cảm thấy không còn hứng thú viết về những chuyện tầm bậy suốt từ trên xuống dưới nữa, nên sau đây tôi chỉ chép vài đoạn từ trong cuốn Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước do Hội Quốc Tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sống phát hành, 1994, để quý bạn đọc thưởng lãm, tuy bản dịch này là "tác phẩm" của những người vừa không biết tiếng Việt, vừa không biết tiếng Anh, vì nó vừa sai, vừa không đúng tiếng Việt, so với bản King James. Những đoạn trong dấu ngoặc đơn là tôi ghi thêm cho rõ nghĩa và để cho đúng với bản King James hơn.

(Rồi) Áp-ra-ham cầu xin Chúa (và Chúa) chữa lành (Abimelech) cho vua, hoàng hậu, và (các ma-ri-sến) toàn thể phụ nữ trong (cung) hoàng tộc để họ có thể sinh sản. (Thế rồi họ có con), vì Chúa đã phạt A-bi-mê-léc, không cho hoàng hậu và các cung nữ có con, sau khi A-bi-mê-léc bắt vợ của Áp-ra-ham (bắt bao giờ, và có biết Sarah là vợ của Abraham không? Thánh Kinh chỉ viết rằng: vì Sarah, vợ của Abraham) (Gen. 20:18: For the Lord had closed up all the wombs of the house of Abimelech because of Sarah, Abraham's wife.)

Chúa chữa lành cho Vua, vậy Abimelech mắc bệnh gì? Chúa làm cho giới phụ nữ trong cung của Abimelech không có con và bây giờ Chúa chữa lành cho họ để họ có con, nhưng còn Abimelech mắc bệnh gì mà Chúa phải chữa lành cho Abimelech? Giải đoán của một số học giả cho rằng Abimelech bị Sarah truyền cho bệnh lậu không phải là không có căn cứ. Chúa toàn năng, có sẵn trong tay antibiotic nên chữa lành cho Abimelech và các cung nữ có khó khăn gì, có phải không, Linh mục Thiện Cẩm?

Tiếp theo, Thánh Kinh viết đại khái như sau:

Trước đó Chúa đã hứa cùng Sarah là sẽ làm cho nàng có con. Bây giờ, Chúa giữ lời hứa, và Sarah mang bầu, sinh cho Abraham một đứa con đặt tên là Isaac. Khi đó Abraham vừa đúng 100 tuổi và Sarah ít ra cũng phải ngoài 80. Một hôm, Sarah thấy con của cô sến Hagar, Ishmael, trêu chọc con mình, Isaac, bèn bảo ông chồng Abraham: "Ông phải tống cổ mẹ con nó đi. Tôi không cho thằng bé đó hưởng gia tài với con tôi đâu!". Lệnh Bà đã truyền, Abraham hơi buồn nhưng không thể không theo. Chúa (có thể cũng sợ Sarah luôn) bèn khuyên giải Abraham: "Bất cứ Sarah nói gì với con, con hãy nghe theo, vì hậu tự của con sẽ do Isaac mà ra." (Whatever Sarah has said to you, listen to her voice, for in Isaac your seed shall be called.) Do đó, sáng sớm hôm sau Abraham cấp cho hai mẹ con một ổ bánh mì (Ba Lẹ), một bình nước và tống cổ hai mẹ con Hagar đi.

Thế rồi một hôm (có lẽ sau khi hít vài điếu hasheesh, một loại ma túy rất thông dụng khi đó ở vùng Ai Cập, làm bằng cây Cannabis Indica, có tác dụng làm con người sinh ra ảo tưởng) Abraham nghe tiếng Chúa từ trên trời vọng xuống gọi: "Abraham". Ông bèn thưa: "Dạ có con đây". Chúa phán: "Hãy bắt Isaac, đứa con một mà con yêu quí (Take now your son, your only son Isaac, whom you love...: Chúa bị bệnh mất trí nặng (Alzheimer) nên không còn nhớ là Abraham còn có đứa con trai khác với cô ma-ri-sến Hagar tên là Ishmael) , đem đến vùng Moriah và dâng nó làm vật tế Thần trên một ngọn núi mà ta sẽ chỉ định cho con." Abraham vâng lời và dẫn con đi đến địa điểm Chúa chỉ định.

"Áp-ra-ham lấy bó củi để dâng tế lễ thiên chất lên vai I-sac, con mình và cầm theo mồi lửa và một con dao. Rồi hai cha con cùng đi. I-sac nói: "Cha ơi!" Áp-ra-ham đáp: "Có cha đây, con" I-sac hỏi: "Củi lửa có sẵn rồi, nhưng chiên con ở đâu mà dâng tế lễ thiên?" Ap-ra-ham đáp: "Con ơi, Thượng đế sẽ cung ứng chiên con làm tế lễ thiên." (Nói láo để đánh lừa con)

Đến chỗ Thượng đế đã chỉ định, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ, sắp củi lên, rồi trói I-sac, con mình, và đem đặt lên lớp củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Nhưng Thiên sứ từ trên trời gọi xuống: "Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả. Vì bây giờ, Ta biết ngươi kính sợ Thượng đế và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi" (lại con một, Thiên Chúa và Thiên sứ cùng bị bệnh Alzheimer nặng).

Trích dẫn xong đoạn này, tôi muốn hỏi các tín đồ Gia Tô Việt Nam một câu: Tôi biết bạn tuyệt đối tin và rất sợ Thượng đế, nhưng giả thử bạn có đứa con trai duy nhất và bạn nghe tiếng Thượng đế gọi từ trên trời xuống, bảo bạn phải đem giết đứa con mà bạn yêu quí, làm vật tế Thượng đế để chứng tỏ lòng tin và kính sợ Thượng đế của bạn thì bạn có tuân lời Thượng đế hay không? Bạn hãy thành thực trả lời. Bạn cho đó là lời của Satan hay là lời của Thượng đế? Đọc xong chuyện về Thánh Abraham viết trong Thánh Kinh bạn có những nhận xét như thế nào về Thượng đế, Abraham và Sarah? Tôi xin nhắc lại lại, theo niềm tin của các bạn thì Thượng đế là bậc sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, toàn trí, toàn năng, toàn thiện, toàn nhân, và Thánh Abraham là Thánh Tổ Phụ của đạo mà bạn đang theo. Ngoài lòng sợ Thượng đế một cách tuyệt đối và mù quáng, Abraham có những tư cách gì để chứng tỏ ông là một vị Thánh? mà lại là Thánh Tổ Phụ của các đạo Chúa. Phải chăng các đạo Chúa chỉ cần những tín đồ thuộc loại sợ Chúa như trên mà không đếm xỉa gì tới đạo đức cá nhân?

Vài lời tóm tắt sau đây để thay kết luận.

Đọc những chuyện liên quan đến Thánh Abraham như viết trong Thánh Kinh, chúng ta thấy đủ cả mọi mặt của ông Thánh Tổ Phụ này: loạn luân (lấy em gái làm vợ), ham sống, ham tiền bạc, sợ chết, gian dối, bán vợ (tạo điều kiện để Pharaoh và Abimetech đưa vợ vào cung, đổi lấy chiên, bò, lừa, lạc đà, gia nhân và tiền bạc), sợ vợ và tàn nhẫn (đuổi vợ con đi), nói dối (với con là Isacc), mù quáng, ác độc (định giết cả đứa con yêu quí để tế Thượng đế). Và đây chỉ là một trong nhiều chuyện tương tự khác trong Thánh Kinh.

Ấy thế mà có người, ông cựu Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Chức, niềm hãnh diện của giới trí thức Ca Tô Việt Nam, lại cho rằng: "Quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam". Nếu ông Chức và tập đoàn Ca Tô có cơ hội lên nắm quyền ở Việt Nam và thực thi điều trên thì con người Việt Nam sẽ biến thành những kẻ hèn nhát, tham sống, sợ chết ; và đạo lý ở Việt Nam sẽ là nền đạo lý loạn luân, hèn nhát, bán vợ, ham của cải, gian dối, tàn nhẫn v..v.. với đầu óc mù mịt chỉ biết hết mực sợ một ông Thượng đế do chính con người tạo ra để hù dọa những người yếu bóng vía và không có mấy hiểu biết.

Trước những chuyện “không thể đọc được” trong Cựu Ước (và trong cả Tân ước), dân Ca-Tô mít ngày nay đưa ra luận điệu chống đỡ: “Công Giáo ngày nay không dùng Cựu Ước, chỉ dùng Tân Ước mà thôi.” Nói láo, không có Cựu Ước thì làm gì có Tân ước? Không có Cựu ước thì Jesus sinh ra đời để làm gì? Để “have fun” với Mary Magdalene chứ không phải để chuộc cái tội của Adam và Eve, gọi láo là tội tổ tông, trong Cựu ước hay sao??

 

                                                     Chấm Hết.